I. SỰ CẦn thiết phảI ĐIỀu chỉnh quy hoạCH



tải về 3.51 Mb.
trang15/23
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2017
Kích3.51 Mb.
#32820
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   23

Ghi chú: Trong bảng trên không thống kê giao thông đối ngoại.

6.1.3 Giao thông nông thôn :

- Hệ thống đường giao thông nông thôn gồm các loại đường liên thôn, liên xã, liên huyện được tổ chức phù hợp với hệ thống đường đô thị, đảm bảo kết nối giữa đường đô thị và đường nông thôn được thuận tiện, đồng thời liên hệ thuận tiện giữa các thôn, các xã với nhau.



- Các tuyến đường liên thôn được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp V miền núi rộng. Các tuyến đường liên xã được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi. Các tuyến đường liên huyện và các tuyến đường nông thôn đối ngoại được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp III miền núi.

Bảng 22: Bảng thống kê mạng lưới đường giao thông nông thôn

STT

TÊN ĐƯỜNG

CHIỀU DÀI (M)

LỘ GIỚI(M)

DIỆN TÍCH(HA)

TỔNG

MẶT

ĐƯỜNG

LỀ

D.P. CÁCH

TỔNG

MẶT

ĐƯỜNG

LỀ ĐƯỜNG

D.P. CÁCH




ĐƯỜNG NÔNG THÔN

144866,30













135.55










1

ĐƯỜNG NT3

7008,90

12.00

7.00

5

0

8.41

4.91

3.50

0.00

2

ĐƯỜNG NT5

10150,51

9.00

6.00

3

0

9.14

6.09

3.05

0.00

3

ĐƯỜNG NT6

29658,13

9.00

6.00

3

0

26.69

17.79

8.90

0.00

4

ĐƯỜNG NT7

8718,49

9.00

6.00

3

0

7.85

5.23

2.62

0.00

5

ĐƯỜNG NT8

5128,34

12.00

7.00

5

0

6.15

3.59

2.56

0.00

6

ĐƯỜNG NT9

2114,72

6.50

3.50

3

0

1.37

0.74

0.63

0.00

7

ĐƯỜNG T10

14018,46

12.00

7.00

5

0

16.82

9.81

7.01

0.00

8

ĐƯỜNG T11

13801,22

12.00

7.00

5

0

16.56

9.66

6.90

0.00

9

ĐƯỜNG T13

8550,32

12.00

7.00

5

0

10.26

5.99

4.28

0.00

10

ĐƯỜNG T14

4680,11

12.00

7.00

5

0

5.62

3.28

2.34

0.00

11

ĐƯỜNG T16

7567,06

6.50

3.50

3

0

4.92

2.65

2.27

0.00

12

ĐƯỜNG T18

3855,99

6.50

3.50

3

0

2.51

1.35

1.16

0.00

13

ĐƯỜNG T19

6197,90

6.50

3.50

3

0

4.03

2.17

1.86

0.00

14

ĐƯỜNG T20

7464,85

6.50

3.50

3

0

4.85

2.61

2.24

0.00

15

ĐƯỜNG T21

8118,71

6.50

3.50

3

0

5.28

2.84

2.44

0.00

16

ĐƯỜNG T22

1309,26

6.50

3.50

3

0

0.85

0.46

0.39

0.00

17

ĐƯỜNG T23

6523,33

6.50

3.50

3

0

4.24

2.28

1.96

0.00

6.1.4. Các công trình giao thông:

- Bến xe đối ngoại: Dự kiến tổ chức 1 bến xe tổng hợp trung tâm có diện tích 31,74 ha và 4 bến xe đối ngoại tổng hợp tại bốn khu vực cửa ngõ của khu kinh tế, có diện tích mỗi bến khoảng 19,08 - 24,38 ha. Ngoài ra, còn có 2 bến xe tải chuyên dụng cho đô thị Bắc là 17,02 ha và đô thị Nam là 52,69 ha. Các bến xe này vừa là bến xe vận chuyển hành khách vừa là bến xe và điểm đỗ hàng hoá, khi thiết kế được kết hợp với hệ thống kho vận khác.

- Cầu cống: Các cầu cống qua đường được xây dựng phù hợp với tải trọng từng tuyến. Có 2 cây cầu lớn sẽ được cải tạo: Cầu Đắk Mốt (qua sông Pô Kô), cầu Đắk Long (qua suối Đắk Long). Ngoài ra, còn một số cầu dự kiến sau 2025 qua sông Pô Kô sang huyện Đắk Tô và một số cầu nhỏ khác qua các suối. Hầu hết các tuyến đường qua suối có giải pháp làm cống tràn, ngầm tràn.

- Bãi đỗ xe: Tổng diện tích các bãi đỗ xe chính là 180 ha chiếm khoảng 0.15 % diện tích xây dựng đô thị. Các bãi đỗ xe tập trung tại các cửa ngõ đô thị và khu trung tâm khu kinh tế.

- Nút giao thông khác cốt: Dự kiến tổ chức nút giao khác cốt tại nút giao thông N8 - giao giữa đường HCM và đường D1 là trục chính đô thị phía Bắc, hướng ưu tiên là đường HCM. Hình thức nút giao này là nút giao kiểu hoa thị hoàn chỉnh, quy mô diện tích khoảng 20 ha. Tại khu vực đô thị phía Nam dự kiến tổ chức nút giao thông khác cốt tại nút N41, đây là nút giao của đường trục chính đô thị phía Nam (N1) với đường HCM, hướng ưu tiên là đường HCM. Hình thức nút giao này dự kiến là kỉểu hoa thị không hoàn chỉnh, quy mô diện tích khoảng 15 ha.

6.1.5. Các chỉ tiêu KTKT của mạng lưới giao thông:

- Giao thông đô thị:



  • Diện tích giao thông 783,2 ha (trong đó giao thông đối ngoại 524,7 ha).

  • Tỷ lệ đất giao thông: 9,4%.

  • Tổng chiều dài các loại đường 229,781 km.

  • Mật độ đường 1,6 km/km2 (bao gồm cả mạng lưới đường của các khu đã quy hoạch).

  • Diện tích bến xe đối ngoại (tổng hợp): 121,32 ha.

  • Diện tích bến xe tải chuyên dụng, kết hợp kho bãi khác: 69,71 ha

  • Bãi xe trong đô thị: 106 ha.

  • Quảng trường: 80 ha.

  • Nút giao khác cốt: 35 ha.

- Giao thông nông thôn: Diện tích xây dựng vùng nông thôn là: 51.565,3 ha

  • Diện tích giao thông: 229,8 ha, trong đó giao thông đối ngoại: 94,3 ha.

  • Tỷ lệ đất giao thông trong các khu dân cư nông thôn: 5,5%.

  • Tổng chiều dài các loại đường: 144,866 km.

  • Mật độ đường giao thông: 0,28 km/km2.

6.1.6. Tổ chức mạng lưới giao thông, mạng lưới kho vận và trạm đầu mối HTKT.

6.1.6.1 Mục tiêu và nguyên tắc thiết kế:

- Mục tiêu: Tổ chức mạng lưới giao thông đảm bảo sự lưu thông liên hoàn giữa các tuyến và các loại phương tiện giao thông trong và ngoài đô thị, đảm bảo thỏa mãn nhu cầu vận chuyển cho các khu vực đặc biệt, nhưng không ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường xã hội.

- Nguyên tắc thiết kế: Trong khu vực quy hoạch chỉ có phương tiện giao thông đường bộ như: Xe tải, xe khách, xe buýt, xe con, xe đạp và xe máy. Các loại này khi tham gia giao thông phải tuân thủ nguyên tắc sau:


  • Xe tải có tải trọng trục > 12 tấn (HK80), các loại xe chuyên dụng như xe bánh xích, các cần cẩu...v.v hoàn toàn không được vào đô thị (trừ đường 14 và đường 40). Nếu được vào đô thị để phục vụ cục bộ thì phải vận chuyển bằng cách thông qua các phương tiện giao thông khác.

  • Các xe tải trọng trục <= 12 tấn (H30) được vào đô thị và chỉ được chạy các tuyến vành đai và một số tuyến đối ngoại của đô thị.

  • Các loại xe tải nhỏ từ 2,5 đến 5 tấn được vào đô thị đến các đường khu vực theo giờ quy định trong ngày để phục vụ các khu dân dụng (chủ yếu là vận chuyển hàng tiêu dùng và vật liệu xây dựng).

  • Các loại xe vệ sinh môi trường, xe cửu hoả và các loại xe chuyên dụng khác được ưu tiên trong các loại đường trừ khu trung tâm đô thị.

  • Riêng các khu vực đặc biệt như: Khu công nghiệp tập trung, khu thương mại công nghiệp được thiết kế riêng cho đường xe tải.

  • Hệ thống giao thông phục vụ người và hàng hoá tiêu dùng được tổ chức trên cơ cơ sở phân luồng: Từ các bến xe đối ngoại ---- các bến trung gian ---- các bến lẻ và ngược lại bằng hệ thống xe bus và taxi.

  • Vận tải hàng hoá công nghiệp và nguyên vật liệu được tổ chức theo luồng từ các kho bãi cấp khu kinh tế đến các kho bãi trung chuyển, đến các đối tượng tiếp nhận và ngược lại.

  • Trong quá trình thi công xây dựng đô thị và trong các trường hợp đặc biệt, các loại phương tiện có tải trọng quá lớn nêu trên có thể được vào đô thị theo yêu cầu cụ thể của nhà quản lí.

6.1.6.2. Phân luồng giao thông:

- Các loại xe có tải trọng trục xe >12 tấn (HK80) và loại 5 - 12 tấn (H30) được bố trí trên các đường: quốc lộ 14 (đường Hồ Chí Minh), đường 14C, quốc lộ 40, D4- vành đai phía Tây bắc ra cửa khẩu, NT15, D11 - vành đai phía Tây nam và Đông nam, đường Pô Kô (giáp sông Pô Kô).

- Các loại xe tải đặc biệt (xe containne, xe tải chuyên dụng, xe tải mui kín ... và tương tự) được chạy trên các tuyến đường N1, N2, D19 cho các khu công nghiệp và thương mại quốc tế.

- Xe tải nhỏ 2,5 đến 5 tấn được chạy trên tất cả các tuyến đường, nhưng phải quy định theo giờ.

- Xe khách được chạy trên các tuyến giao thông đối ngoại và các tuyến xe tải, không được vào các tuyến giao thông khu vực.

- Xe bus được chạy trên các tuyến giao thông trục chính và đối ngoại theo hệ thống điểm đỗ dừng được quy hoạch trong đồ án này. Riêng vùng nông thôn chỉ bố trí xe bus đến các trung tâm xã.

- Xe taxi được chạy trên tất cả hệ thống đường giao thông trong khu vực đô thị và nông thôn, không hạn chế tuyến, có thể đi tới mọi điểm trên địa bàn khu kinh tế trừ các điểm cấm hoạt động theo quy định của nhà quản lý khi đô thị đi vào hoạt động.

- Các loại xe chuyên dụng khác:



  • Xe rác và xe vệ sinh môi trường khác được chạy trên mọi tuyến trừ giờ cao điểm trong đô thị.

  • Xe quân sự, xe cứu thương, xe đặc biệt và xe khách được vào mọi tuyến trong đô thị và nông thôn.

6.1.6.3. Các bến, trạm kho vận & đầu mối HTKT giao thông:

- Tại các bến xe đã được bố trí trong đồ án quy hoạch có đủ diện tích để bố trí tập trung các chức năng cơ bản là: bãi xe, bến đón khách, hàng hoá và phân phối luồng giao thông cho các phương tiện, kiểm tra đăng kiểm, cân xe. Các xe chuyên dụng như: xe rác và xe tải cũng được bố trí tại đây.

- Các bến xe bus được bố trí đảm bảo đi bộ không quá 15 phút từ chỗ xa nhất của các khu khoảng các bến chính là 1,5 - 2km, khoảng cách các bến lẻ là 800 - 1000 m, riêng với vùng nông thôn bố trí các bến tại trung tâm các điểm dân cư nằm trên đường liên xã đến các đô thị và được thiết kế lùi vào so với đường đỏ bằng 3 lần độ rộng của làn xe để đảm bảo an toàn giao thông.

- Đối với xe bus: Trước mắt, đối tượng phục vụ chính là khối học sinh, sinh viên và công nhân. Trong tương lai khi xã hội phát triển các khối dân khác sẽ tham gia mạnh hơn. Tuy nhiên, đồ án vẫn định hướng: các khu vực trung tâm giáo dục, các khu trung tâm công cộng, các khu công nghiệp sẽ là các điểm cuối tuyến.

- Ngoài ra, có rất nhiều các bãi đỗ xe dân sinh trong các khu dân dụng sẽ được bố trí trong phần đất giao thông tĩnh của các đồ án quy hoạch chi tiết. Định hướng mỗi khu ở khoảng 2.000 dân có một bãi đỗ 300 xe, diện tích khoảng 1,5 ha/công trình. Toàn khu vực đô thị có khoảng trên 100 bãi xe kiểu này.

- Các điểm phục vụ của hệ thống vận tải hàng hoá bao gồm các khu công nghiệp, các kho ngoại quan, kho trung chuyển và các loại kho khác. Các trạm đầu mối hạ tầng kỹ thuật, các khu vực dân cư. Các khu vực này khi thiết kế quy hoạch chi tiết và thiết kế công trình cần đảm bảo diện tích đất cho các mục đích trên.

- Tại các khu vực cửa ngõ của các khu dân dụng, đặc biệt là các trung tâm đô thị bố trí các trạm cân xe, rửa xe quy mô lớn có đơn vị chuyên trách để đảm bảo vệ sinh công cộng.

6.2. Chuẩn bị kỹ thuật, thoát nước mưa.



6.2.1. Chuẩn bị kỹ thuật nền:

a. Nguyên tắc: Triệt để tận dụng địa hình tự nhiên, khai thác các quỹ đất ven sườn đồi núi, các thung lũng có mặt bằng rộng, điều kiện hạ tầng thuận tiện, nhất là nguồn nước, để xây dựng đô thị và các cơ sở kinh tế và điểm dân cư tập trung, đưa hạ tầng kỹ thuật vào cung cấp và nâng cao dần mức sống cho cư dân các dân tộc vùng cao biên giới.

Các thung lũng hẹp cần lựa chọn, xem xét kỹ từng địa điểm khi xây dựng công trình, tránh các vệt mương xói, đường tụ thuỷ, nước chảy từ sườn núi xuống, tránh không để nước chảy vào chân các công trình gây xói mòn, trượt lở, sụt lún nền.



b. Giải pháp:

- Tôn trọng địa hình miền núi; quy hoạch san nền bám theo hiện trạng tự nhiên để tránh việc đào sâu đắp cao, tiến hành san nền xây dựng công trình trên cơ sở hạn chế việc đào và đắp khối lượng lớn. Cần giữ nguyên cao độ tự nhiên chỉ san cục bộ khi cần thiết.

- Cao độ nền lựa chọn đúng với cao độ tự nhiên là đảm bảo không bị ngập úng, ngập lũ, thuận tiện cho giao thông và thoát nước mưa dễ dàng.

- Các khu vực có độ dốc từ 10%20% san nền giật cấp, kè các mái dốc tạo đủ mặt bằng để xây dựng công trình. Tại các khu vực núi, chiều cao các mái dốc không quá 2,5m, phải có kè chống xói, trượt lở. Cần cảnh giác hiện tượng lở đất từ các sườn núi xưống công trình. Kè các vị trí có nguy cơ bị xói lở, lũ cuốn: bờ suối, bờ sông, các sườn dốc.

- Các khu vực có độ dốc <10% như các dải bình nguyên dọc sông Pô Kô cũng không được san gạt lớn mà vẫn cần tận dụng triệt để điều kiện địa hình tự nhiên để xây dựng.

- Chọn giải pháp san lấp cục bộ, cân bằng đào đắp tại chỗ, trừ các công trình đặc thù cần mặt bằng lớn như các khu công nghiệp tập trung, khu thương mại tập trung hoặc các khu vực thấp gây cản dòng chảy.



6.2.2.Thoát nước mưa :

a. Phương án thoát nước: Đối với khu vực đô thị, việc thoát nước cho khu vực được quy hoạch theo phương án thoát nước riêng hoàn toàn. Nước mưa của từng khu vực sẽ được thu gom bằng hệ thống cống rãnh trên lề đường quy hoạch sau đó được xả ra hệ thống sông, hồ, suối hoặc dòng chảy gần nhất.

Đối với khu vực nông thôn chủ yếu thoát tự nhiên ra các khu vực thấp và thoát ra sông, suối trong khu vực.



b. Giải pháp thoát nước: Tận dụng triệt để các dòng suối, hồ trong khu vực cho việc tiêu thoát nước. Hệ thống thoát nước được phân ra 2 khu là: Khu vực đô thị và khu vực nông thôn.

- Đối với khu vực đô thị chủ yếu dùng cống tròn bê tông cốt thép bố trí bên vỉa hè các tuyến đường có ta luy dương bố trí thêm rãnh hở sát chân ta luy dương để thu nước từ trên xuống.

- Đối với khu vực nông thôn thoát nước chủ yếu là tự tiêu thoát ra các vùng đất thấp và từ đó sẽ thoát ra các con sông, suối trong khu vực. Tại các tuyến đường có taluy dương sẽ bố trí rãnh xây hở ở chân ta luy dương để thu nước mưa từ trên xuống.

- Tất cả các tuyến cống, rãnh được quy hoạch có hướng thoát trùng với hướng dốc của san nền, các tuyến cống được vạch theo nguyên tắc hướng nước đi là ngắn nhất, để tiện cho việc quản lí sau này, toàn bộ cống, giếng thăm, các giếng thu nước mưa bố trí trên vỉa hè khoảng cách giữa 2 giếng thu từ 30m đến 60m.



c. Phân chia lưu vực thoát nước: Khu vực nghiên cứu có rất nhiều sông, suối, hồ và dòng chảy nên có rất nhiều các lưu vực nhỏ, do vậy chỉ phân ra các 4 khu vực thoát nước chính như sau:

- Lưu vực 1: Sông Pô Kô: sông chảy từ Bắc xuống Nam, đây là lưu vực thoát nước lớn nhất của khu kinh tế, bởi tất cả các dòng suối lớn nhỏ đều chảy về đây. Sông cũng là lưu vực thoát chính cho các đô thị Bắc, Nam, Đông và Tây Bờ Y.

- Lưu vực 2: Suối Đắk Long và suối Đắk Kan, 2 suối này bắt nguồn từ phía Tây nam (rừng quốc gia Chưmonray) đổ về thị trấn Plây Kần sau đó ra sông Pô Kô. Suối này là lưu vực thoát chính của đô thị Nam Bờ Y. Tại thượng nguồn của suối này, có quy hoạch xây dựng 1 hồ chứa nước lớn (tạm gọi là hồ Sa Loong) là hạt nhân của khu du lịch hồ Sa Loong.

- Lưu vực 3: Suối Đắk La và Đắk Hniêng: hai dòng suối này nối với nhau chảy về hồ Đắk Niu và hồ Lạc Long sau đó đổ vào khe phân thuỷ dọc theo QL40 chảy về thị trấn Plây Kần rồi đổ về sông Pô Kô. Tại khe phân thuỷ này, quy hoạch xây dựng 1 hồ trung tâm rất lớn tạo cảnh quan và môi trường cho đô thị. Hai dòng suối này và hệ thống hồ nhân tạo cũng là lưu vực thoát nước cho đô thị Nam và Tây Bờ Y.

- Lưu vực 4: Là toàn bộ triền núi phía Tây, Tây bắc cuả dãy Kempút có độ cao trung bình khoảng 500m với các suối Đắk Vai, Đắk Lào, Plây Xú. Tại khu vực này cũng được xây dựng các hồ chứa nước khá lớn. Lưu vực này để thoát nước cho khu công nghiệp tập trung, khu dân cư các xã Đắk Nông, Đắk Dục, Plây Xú.

d. Phân chia các khu vực thoát nước: Với 4 lưu vực kể trên, quy hoạch cũng phân làm 4 khu vực thoát nước lớn như sau:

- Khu vực 1: Là đô thị Nam Bờ Y và vùng lân cận cùng hướng dốc: Toàn bộ lượng nước mưa của khu vực này sẽ thoát vào lưu vực 2 và 3. Đô thị tại khu vực này được thiết kế cống thoát nước tròn ly tâm có đường kính từ D600mm đến D2000mm, độ dốc cống i  0.05%. Vùng nông thôn lân cận sẽ thoát nước ra các rãnh, mương và các dòng chảy nhỏ hơn rồi chảy vào lưu vực này.

- Khu vực 2: Là toàn bộ đô thị Tây Bờ Y và lân cận cùng hướng dốc sẽ thoát vào lưu vực 3. Đô thị khu vực này được thiết kế cống tròn ly tâm có đường kính từ D600mm đến D1500mm, độ dốc cống i  0.08%. Vùng nông thôn lân cận thoát nước tượng tự như trên.

- Khu vực 3: Là khu công nghiệp tập trung, khu dân cư các xã Đắk Nông, Đắk Dục, Đắk Xú... Toàn bộ lượng nước mưa của khu vực này sẽ thoát trực tiếp vào lưu vực 4. Cống thoát nước chính của khu công nghiệp được thiết kế cống tròn ly tâm có đường kính từ D800mm đến D1250mm, độ dốc cống i  0.08%.

- Khu vực 4: Là đô thị Bắc Bờ Y, thị trấn Plây Kần và lân cận cùng hướng dốc. Toàn bộ lượng nước mưa của khu vực này sẽ thoát vào lưu vực 1. Tại đây được thiết kế cống tròn ly tâm có đường kính từ D600mm đến D1500mm, Độ dốc cống i 0.08% (Bình đồ lưu vực được thể hiện trên bản vẽ QHN- 02).

e. Tính toán lưu lượng nước mưa:

Lưu lượng tính toán nước mưa xác định theo công thức cường độ giới hạn để chọn tiết diện cống, rãnh được hợp lý, đảm bảo thoát nước nhanh và kinh tế nhất.

Q=..q.F

Trong đó:

- : Hệ số phân bố mưa rào được xác định theo công thức:

 =

- : Hệ số dòng chảy là tỷ lệ giữa lượng nước chảy vào cống qc và lượng nước mưa rơi xuống qb

 = hay  =Z.q0.2.t0.1

- q: Cường độ mưa tính toán được xác định theo công thức.

(Tính toán chi tiết xem phần phụ lục).

h. Chủng lọai vật liệu sử dụng trong đồ án: Chủng loại vật tư được sử dụng trong đồ án như sau:

- Cống cho thoát nước mưa đều dùng loại cống tròn bê tông cốt thép đúc sẵn bằng phương pháp ly tâm có miệng bát hoặc âm dương xảm dây đay tẩm Bitum bên ngoài trát vữa Amiang M400. Toàn bộ tuyến cống đặt trên gối đỡ bằng BTCT. Rãnh thoát nước là rãnh hở được xây bằng đá hộc vữa xi măng.



- Ga cho cống dùng các loại ga như: Ga thu nước mưa bằng BTCT có cửa thu theo kiều cửa thu mặt đường và giếng thăm tường xây gạch, đáy BT, nắp bằng BTCT. Cửa xả xây bằng đá hộc vữa xi măng.

Bảng 23: Bảng thống kê khối lượng vật tư thoát nước mưa


STT


DANH MỤC VẬT TƯ

ĐƠN VỊ

KHỐI LƯỢNG


GHI CHÚ

GIAI ĐOẠN ĐẦU 2015

GIAI ĐOẠN SAU

2025

1

CỐNG THOÁT NƯỚC MƯA D2500

M

7.420,0

0,0

BTCT

2

CỐNG THOÁT NƯỚC MƯA D2000

M

3.680,0

0,0

BTCT

3

CỐNG THOÁT NƯỚC MƯA D1500

M

26.552,0

3.640,0

BTCT

4

CỐNG THOÁT NƯỚC MƯA D1250

M

64.528,0

46.206,0

BTCT

5

CỐNG THOÁT NƯỚC MƯA D1000

M

113.774,0

47.240,0

BTCT

6

CỐNG THOÁT NƯỚC MƯA D800

M

71.610,0

31.946,0

BTCT

7

CỐNG THOÁT NƯỚC MƯA D600

M

21.414,0

11.680,0

BTCT

8

RÃNH HỞ THOÁT NƯỚC MƯA

M

20.966,0

8.985,0

XÂY ĐÁ HỘC

9

RÃNH NẮP ĐAN THOÁT NƯỚC MƯA

M

11.298,0

0,0

XÂY ĐÁ HỘC

10

CỬA XẢ D2500

CÁI

4,0

0,0

XÂY ĐÁ HỘC

11

CỬA XẢ D2000

CÁI

4,0

0,0

XÂY ĐÁ HỘC

12

CỬA XẢ D1500

CÁI

22,0

10,0

XÂY ĐÁ HỘC

13

CỬA XẢ D1250

CÁI

44,0

40,0

XÂY ĐÁ HỘC

14

CỬA XẢ D1000

CÁI

74,0

52,0

XÂY ĐÁ HỘC

15

CỬA XẢ D800

CÁI

56,0

28,0

XÂY ĐÁ HỘC

16

CỬA XẢ D600

CÁI

6,0

10,0

XÂY ĐÁ HỘC

    1. Quy hoạch xây dựng hệ thống hồ chứa nước và thuỷ lợi.

6.3.1. Quy họach xây dựng các hồ chứa nước:

Hồ chứa nước là 1 công trình không thể thiếu của khu vực quy hoạch. Lợi ích của hồ này hết sức to lớn, lưu trữ được nguồn nước mặt phục vụ phát triển kinh tế xã hội, góp phần cải tạo tích cực vào môi trường sinh thái, làm đẹp cảnh quan, tạo tiền đề cho các khu du lịch, dịch vụ vui chơi, giải trí, đồng thời phục vụ cho tưới tiêu thuỷ lợi phát triển nông nghiệp trong khu kinh tế. Vì vậy, ngoài việc cần bảo tồn và lưu giữ các hồ chứa nước cùng công trình thuỷ lợi cũ, rất cần thiết phải xây dựng các hồ chứa nước mới để phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của khu kinh tế.



6.3.1.1. Cải tạo nâng cấp các hồ chứa nước và công trình thuỷ lợi cũ: Nạo vét lòng hồ, cải tạo bờ, chống sạt lở, khơi thông dòng chảy các hồ chứa nước cũ. Xây dựng cải tạo nâng cấp các công tình thuỷ lợi cũ trong khu vực (xem bảng sau).

6.3.1.2. Xây dựng mới một số hồ chứa nước như sau:

 Hồ Sa Loong 1:

- Vị trí xây dựng: Xã Sa Loong, phía Tây nam của đô thị Nam Bờ Y - đây là hồ có diện tích lưu vực lớn: 58,571 km2, dòng chảy vào hồ gồm có 3 dòng suối, suối chính là Đắk Long bắt nguồn từ các thung lũng ẩm ướt của vườn quốc gia Chưmonray, cấu tạo địa chất khu vực này là tầng chứa nước trong đá bazan pliocen Plâystocen (N2 QI), bên cạnh đó là vườn quốc gia Chưmonray có các thung lũng là các đầm lầy ẩm ướt.

- Hồ được xây dựng lợi dụng khe phân thuỷ tự nhiên và ngăn đập tràn để chứa nước. Diện tích mặt nước: 315 ha, độ cao đập ngăn nước: 10-15m, dung tích trung bình: 99 triệu m3

- Hồ có thể trữ nước tốt cả mùa mưa và mùa khô, tạo cơ hội thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế-xã hội khu vực phía Nam, nhất là khu đô thị phía Nam, cấp nước cho khu đất canh tác rộng lớn của xã Đắk Kan. Xung quanh hồ được quy hoạch thành khu du lịch có tên là khu du lịch dịch vụ hồ Sa Loong. Hồ điều lũ cho khu vực đô thị Nam Bờ Y, xã Đắk Kan và cấp nước cho trạm xử lý nước sạch số 1



 Hồ Sa Loong 2:

- Vị trí xây dựng: Xã Sa Loong, phía Đông nam của đô thị Nam Bờ Y. Đây là hồ có diện tích lưu vực lớn: 21,5 km2, dòng chảy vào hồ là suối Đắk Long.

- Hồ được xây dựng lợi dụng khe phân thuỷ tự nhiên và ngăn đập tràn để chứa nước. Diện tích mặt nước: 51,3 ha, độ cao đập ngăn nước: 14-15m, dung tích trung bình: 21 triệu m3.

- Hồ cũng trữ nước tốt cả mùa mưa và mùa khô, tạo cơ hội thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế-xã hội khu vực phía Nam, nhất là khu đô thị phía Nam, cấp nước cho khu đất canh tác rộng lớn của xã Đắk Kan.



 Hồ trung tâm 1,2,3:

- Vị trí xây dựng: Xã Pờ Y và Sa Loong, phía Bắc đô thị Nam và phía Nam đô thị Tây Bờ Y (trung tâm toàn đô thị). Các hồ này được xây dựng nối tiếp với nhau, đi qua khu vực trung tâm vùng Bờ Y, các hồ này nhận lưu lượng lớn của 2 hồ Đắk H’Nui 1 và Đắk H’Nui 2 chảy xuống, có diện tích lưu vực: 83,987km2, nguồn nước được cung cấp từ suối Đắk H’Niêng, đồng thời đây là hồ được đào lòng hồ cho phù hợp với quy hoạch nên bề rộng mặt thoáng và dung tích có thể chủ động trong thiết kế và xây dựng hồ. Cấu tạo địa chất ở khu vực này là tầng chứa nước trong đá bazan pliocen  Plâystocen (N2 QI), nên rất ít thấm nước.

- Hồ được xây dựng lợi dụng khe phân thuỷ tự nhiên và ngăn đập tràn để chứa nước kết hợp với việc đào đắp theo quy hoạch. Diện tích mặt nước: 359,4 ha, độ cao đập ngăn nước: 8-10m, dung tích trung bình: 142 triệu m3.

- Đây là hồ quan trọng nhất của khu kinh tế, phục vụ cho khai thác nước mặt, cảnh quan môi trường sinh thái đô thị, điều lũ cho khu đô thị trung tâm và cấp nước cho trạm xử lý nước sạch số 1.



 Hồ Plây Xú:

- Vị trí xây dựng: Xã Plây Xú, phía Bắc đô thị Tây Bờ Y, độ cao thấp hơn 440m, phía Đông là dãy núi Ngok CemPút cao 1100m đến 1250 m. Diện tích lưu vực 86,84 km2, bao gồm cả khu rừng rộng lớn phía Bắc khu vực Bờ Y, nguồn nước được cung cấp là suối Đắk Xú, Đắk Lào, Đắk Vai có các nhánh bắt nguồn từ dãy núi Ngok CemPút phía Đông và đỉnh núi phía Tây cao 990m, ở mực nước 441,0m, lưu lượng chảy qua hồ: 5,02 m3/s. Lượng nước trong hồ có đủ khả năng cấp nước cho khu vực trồng cây công nghiệp xã Đắk Xú, cấp nước sinh hoạt cho khu vực dân cư xã và khu vực du lịch sinh thái Đắk Xú, khu công nghiệp lớn ngay bên cạnh được xây dựng theo quy hoạch.

- Hồ được xây dựng lợi dụng khe phân thuỷ tự nhiên và ngăn đập tràn để chứa nước. Diện tích mặt nước: 280,4 ha, độ cao đập ngăn nước trung bình 15m, dung tích trung bình: 147 triệu m3

- Hồ cũng trữ nước tốt cả mùa mưa và mùa khô, tạo cơ hội thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế-xã hội khu vực phía Tây bắc, nhất là khu công nghiệp tập trung, cấp nước cho khu đất canh tác rộng lớn của xã Đắk Xu, Đắk Nong. Xung quanh hồ được quy hoạch thành khu du lịch có tên là khu du lịch dich vụ hồ Plây Xú. Hồ điều lũ cho khu vực đô thị Tây Bờ Y, các xã Đắk Su, Đắk Nông.



 Hồ Đắk Dục:

- Vị trí xây dựng: Xã Đắk Dục, phía Tây bắc khu kinh tế. Hồ này nằm ở xã Đắk Dục, nằm giữa 2 dãy núi Ngok Cem Pút và dãy núi biên giới với CHDCND Lào, có diện tích lưu vực lớn: 86,84km2, lưu lượng chính chảy vào hồ là suối Đắk Lào và Đắk Sat, đây là độ cao có khả năng tụ thuỷ lớn, với dung tích này có khả năng cấp nước sinh hoạt và nước tưới cho canh tác nông nghiệp và trồng cây công nghiệp xã Đắk Dục và điều quan trọng là làm thay đổi môi trường sinh thái phía Bắc của khu vực Bờ Y.

- Hồ được xây dựng lợi dụng khe phân thuỷ tự nhiên và ngăn đập tràn để chứa nước. Diện tích mặt nước: 140,1ha, độ cao đập ngăn nước: 8-10m, dung tích trung bình: 80 triệu m3.

Một số hồ chứa nhỏ khác: Hồ chứa của khu công nghiệp tập trung, hồ chứa của khu giải trí cửa khẩu ...v.v. Các hồ chứa này có diện tích mặt nước khoảng: 50-70ha, được xây dựng theo phương án lợi dụng khe phân thuỷ tự nhiên, xây đập tràn để chứa nước phục vụ thuỷ lợi và kinh tế xã hội khác.

Bảng 24: Bảng tổng hợp thông số kỹ thuật các hồ chứa nước

đầu mối công trình thuỷ lợi


STT

Tên hồ

Diện tích mặt nước

F0 (km2)

Dung tích hồ

W(106 m3)



Cao trình

đỉnh đập

Z (m)

Mực nước

trung bình

ZTb (m)



Mực nước min

ZMin (m)



Mực nước max

ZMaz (m)



1

Hồ Đắk Giàng

0.985

26

655

652.5

650

654

2

Hồ Bờ Y

0.8274

24

746.39

742

740

744

3

Hồ Đắk H’Niu 1

0.5932

40

691

690

688

691.3

4

Hồ Đắk H’ Niu 2

1.358

16

666

665

663

666.3

5

Hồ Trung tâm 1

1.46

49

652.5

652

650

652.3

6

Hồ Trung tâm 2

0.88

24

645

644

642

645.3

7

Hồ Trung tâm 3

1.254

69

640

634

632

632.3

8

Hồ Sa Loong 1

3.002

99

685

682

680

684

9

Hồ Sa Loong 2

0.513

21

660

657

655.5

658

10

Hồ Đắk Trui

0.938

20

665

648

647.5

649

11

Hồ Đắk Xú

2.805

147

450

443

441

448

12

Hồ Đắk Dục

1.401

80

455

448

446.7

453


6.3.2.Giải pháp khai thác phục vụ tưới tiêu:

Hiện nay, các công trình thuỷ lợi chủ yếu khai thác bằng các biện pháp như sau:

Công trình đầu mối: Đập tràn, cống tràn xả lũ (từ hồ chứa), trạm bơm, cống lấy nước, công trình dẫn nước (kênh đất hoặc kênh bê tông), trong đó việc dẫn nước bằng đường ống còn quá ít.

Trên thế giới, việc ứng dụng các công nghệ mới như bơm cột nước cao, bơm nước va, tưới phun, tưới nhỏ rọt tiết kiệm nước, cấp nước bằng đường ống, máy bơm công suất cao, khai thác nước ngầm phục vụ tưới đã được thực hiện và đạt hiệu quả cao.

Với địa hình khu vực núi cao của vùng Bờ Y hiện nay, việc áp dụng các công nghệ mới vào để phục vụ tưới và đưa nước sinh hoạt phục vụ bà con vùng cao, phục vụ các hình thức dịch vụ du lịch là rất cần thiết để thúc đẩy phát triển kinh tế của khu vực. Qua việc khảo sát địa hình của các cụm đầu mối công trình thuỷ lợi và những khu vực cần cấp nước, dự kiến sẽ sử dụng các mô hình cấp nước phục vụ mục đích tưới và sinh hoạt dân cư như sau:

Tại các cụm đầu mối công trình gần các đập tràn (của hồ nước), bố trí các đầu mối phân phối nước cho nông nghiệp làm 2 khu vực:



  • Khu vực hạ lưu các đập dâng nước: Lợi dụng địa hình cao của các đập ngăn, xây dựng các kênh dẫn nước tưới cho vùng hạ lưu phục vụ diện tích đất canh tác nông nghiệp, cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi, thuỷ sản ...v.v, bằng hình thức tự chảy, trong đó có xây dựng các cống lấy nước với cửa van điều tiết mực nước và lưu lượng.

  • Khu vực vùng núi cao: Tuỳ từng nhu cầu cấp nước, cao trình dùng nước mà áp dụng một trong 4 mô hình sau:

Mô hình 1:

Tận dụng đập dâng nước xây dựng trạm bơm điện, trạm bơm nước và đưa nước lên bể chứa ở trên cao phục vụ cấp nước tưới trên cao trồng cỏ, trồng hoa, phục vụ cấp nước tưới cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả, cây dược liệu quý, hoặc cho khu du lịch sinh thái như khu du lịch vọng cảnh và leo núi Cem Pút-Bia ở trên cao.

Những bể chứa trên cao thường được xây dựng nhân tạo (xây bằng gạch, đá), hoặc tạo ra những hồ nhân tạo có gia cố đáy không thấm, kết hợp với hứng nước từ những dòng chảy nhỏ vào mùa mưa. Từ những bể chứa này ta bố trí hệ thống ống nhựa, ống mềm tự chảy có van khoá để tưới cho cây hay đưa nước đến những nơi có nhu cầu dùng nước.

Mô hình 2:

Tận dụng chênh lệch cột nước xây dựng các tuyến kênh dẫn tự chảy để tưới cho các khu vực thấp, tại các vùng có địa hình cao xây dựng bơm nước và đưa nước lên bể chứa trên cao rồi từ đó tưới tự chảy cho các vùng cần nước bằng ống nhựa, ống mềm có van khoá để đưa nước đến những nơi có nhu cầu dùng nước.



Mô hình 3:

Khai thác các giếng ngầm tầng nông bằng máy bơm điện trữ trên bể tưới, hoặc lên kênh dẫn cao hơn tại các cụm công trình đầu mối.

Mô hình này được sử dụng cục bộ tại những nơi quá xa công trình đầu mối cấp nước, nó rất chủ động, linh hoạt cho các khu dân cư sinh hoạt và tưới cây, chăn nuôi..., có thể 2 đến 3 hộ dân dùng một giếng, một bể nước đặt trên cao đủ áp lực để cho nước tự chảy.

Mô hình 4:

Ứng dụng giải pháp tưới mương sườn đồi, hố vảy cá giữ ẩm trên đất canh tác dốc tại các khu trồng cây lương thực (lúa nương, ngô, khoai, các loại củ...) và cây công nghiệp ngắn ngày.



+ Mương sườn đồi: Theo đường đồng mức của đồi, đào mương trữ nước mưa với mặt cắt hình thang có chiều rộng đáy b = 0,5m, chiều cao h = 0,7m, độ dốc mái m = 1,5, phía cao liền với đất canh tác, phía dưới thấp đắp thành bờ có b = 0,5m. Cứ 15 m đào 1 rãnh, sơ đồ như sau:


+ Hố vảy cá:

Dọc theo các đường đồng mức của sườn đồi, đào các hố vảy cá cách nhau 15 m, có các hàng theo độ dốc sườn đồi cách nhau 20m. Chiều dài theo đường đồng mức, các hố ở 2 hàng đào theo kiểu so le.

Lượng nước giữ lại ở mương tạo ẩm và kéo dài thời gian ẩm cho diện tích cây trồng phía dưới dốc. Nhờ độ ẩm giữ ở mức cao và thời gian giữ ẩm dài, cây trồng canh tác sẽ sử dụng được lượng nước mưa nhiều hơn, năng suất sẽ cao hơn.

Mô hình này khá đơn giản, dễ thực hiện, vì vậy có thể được sử dụng rộng rãi hơn, đồng thời giảm sự xói mòn đất, tăng thêm độ mùn cho đất.

Trên đây là 4 mô hình thuỷ lợi cấp nước cho vùng núi có thể áp dụng được cho các khu vực trồng trọt, canh tác cây nông nghiệp và cây công nghiệp ngắn ngày khu vực Bờ Y. Tuy vậy, phải tuỳ từng địa hình, từng điều kiện cụ thể để áp dụng các mô hình cho hợp lý, giảm chi phí, tăng hiệu quả đầu tư cho sản xuất nông-lâm nghiệp.

6.4. Đinh hướng cấp nước



6.4. 1.Nguồn nước:

- Nguồn nước mặt: Hệ thống sông, suối trong khu vực nghiên cứu tương đối nhiều, nước thường trong, không mùi, vị nhạt có chất lượng khá tốt có thể khai thác xử lý để cung cấp nước cho ăn uống, sinh hoạt. Tuy nhiên trữ lượng phong phú về mùa mưa và khan hiếm về mùa khô. Nguồn nước mặt này được dự trữ trong các hồ chứa nước ở mục 6.3 kể trên.

- Nguồn nước ngầm: Theo báo cáo đặc điểm tài nguyên nước dưới đất, nước mặt khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y thì trữ lượng nước ngầm thuộc lưu vực sông Pô Kô được đánh giá sơ bộ như sau:

Trữ lượng động tự nhiên: 114.652 m3/ngày.

Trữ lượng tĩnh: 480*106 m3/ngày.

Trữ lượng khai thác tiềm năng:150.268 m3/ngày.

Chất lượng nước tương đối tốt chủ yếu thuộc loại bicarbonat-calci có pH từ 6,5 đến 7 do đó có thể khai thác xử lý để cung cấp nước cho ăn uống, sinh hoạt.

6.4.2. Nhu cầu sử dụng nước toàn khu kinh tế: Nước dùng cho khu kinh tế bao gồm các loại sau đây:

- Nước dùng sinh hoạt cho dân cư đô thị:



  • Dân số khu vực đô thị: Dự báo năm 2015: 100.000 người, Dự báo năm 2025: 220.000 người.

  • Tiêu chuẩn dùng nước cho một người ở đô thị: 120 l/người/ngày đêm.

  • Định mức cấp nước: Trong giai đoạn đầu đến năm 2015 là 80%, trong giai đoạn sau đến năm 2025 là 100%.

- Nước dùng sinh hoạt cho dân cư nông thôn:

  • Dân số khu vực nông thôn: Dự báo năm 2015: 50.000 người; Dự báo năm 2025: 70.000 người.

  • Tiêu chuẩn dùng nước cho một người ở nông thôn: 60 l/người/ngày đêm.

  • Định mức cấp nước: Trong giai đoạn đầu đến năm 2015 là 80%; trong giai đoạn sau đến năm 2025 là 100%.

- Nước dùng cho công cộng: (theo tiêu chuẩn TCVN 4449 mục 10.5 nước dùng cho công cộng lấy từ 5 đến 10% nước sinh hoạt), trong dự án các công trình công cộng phần lớn nằm ở các khu đô thị do đó lấy bằng 10% nước sinh hoạt.

- Nước dùng cho sản xuất trong các xí nghiệp công nghiệp: (theo tiêu chuẩn TCVN 4449 mục 10.8 nước dùng cho công nghiệp lấy từ 5 đến 10% nước sinh hoạt), trong dự án có hai khu công nghiệp tập trung có diện tích lớn do đó lấy tăng lên bằng 15% nước sinh hoạt

- Nước tưới cây rửa đường: (theo tiêu chuẩn TCVN 4449 mục 10.6 nước dùng cho tưới cây, rửa đường lấy từ 8 đến 12% nước sinh hoạt), đây là khu vực có nhiều đồi núi và chỉ tính tưới cây rửa đường cho khu vực đô thị lấy bằng 8% nước sinh hoạt của đô thị.

- Nước dùng dự phòng để phát triển và hao hụt rò rỉ đường ống: (theo tiêu chuẩn TCVN 4449 mục 10.10 nước dùng cho dự phòng phát triển và rò rỉ lấy từ 25 đến 40% tổng số các loại nước ở trên), do vậy lấy bằng 30%.

- Nước dùng cho bản thân trạm xử lý: (theo tiêu chuẩn TCVN 4449 nước dùng cho dự phòng phát triển và rò rỉ lấy từ 4 đến 6% tổng số các loại nước ở trên), do vậy lấy bằng 4%.

- Nước dự trữ dùng để chữa cháy: Với số dân đô thị đến năm 2015 là 100.000 người (theo bảng 73 mục 10.11 TCVN 4449) số đám cháy xảy ra cùng lúc là 2 đám, mỗi đám cháy cần lưu lượng nước là 30l/s chữa cháy trong 3 giờ. Với số dân đô thị đến năm 2025 là 220.000 người (theo bảng 73 mục 10.11 TCVN 4449) số đám cháy xảy ra cùng lúc là 3 đám, mỗi đám cháy cần lưu lượng nước là 30l/s chữa cháy trong 3giờ.



Bảng 25: Bảng tính toán nhu cầu sử dụng nước toàn dự án đến năm 2025

STT

NHU CẦU DÙNG N­ƯỚC

KÍ HIỆU

TIÊU CHUẨN CẤP N­ƯỚC

GIAI ĐOẠN
2015


GIAI ĐOẠN
2025


ĐƠN VỊ

1

N­ƯỚC SINH HOẠT ĐÔ THỊ

QSH1

120L/NGƯ­ỜI

9.600

26.400

(M3/NG.Đ)

2

N­ƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN

QSH2

60L/NG­ƯỜI

2.400

4.200

(M3/NG.Đ)

3

N­ƯỚC DÙNG CHO CÔNG CỘNG

QCCO

10%QSH1

960

2.640

(M3/NG.Đ)

4

N­ƯỚC DÙNG CHO CÔNG NGHIỆP

QCN

15%(QSH1+QSH2)

1.800

4.590

(M3/NG.Đ)

5

N­ƯỚC T­ỚI CÂY RỬA ĐƯ­ỜNG

QTC

8%QSH1

768

2.112

(M3/NG.Đ)

6

N­ƯỚC RÒ RỈ+DỰ PHÒNG

QDP

25%(QSH1+QSH2+QCCO+QCN+QTC)

3.882

9.986

(M3/NG.Đ)

7

N­ƯỚC DÙNG CHO BẢN THÂN TRẠM

QBT

4%(QSH1+QSH2+QCCO+QCN+QTC+QDP)

776

1.997

(M3/NG.Đ)

8

N­ƯỚC DỰ TRỮ CHỮA CHÁY

QCC

3 GIỜ CHỮA CHÁY

648

972

M3

9

TỔNG CỘNG

Q1

QSH1+QSH2+QCCO+QCN+QTC+QDP+QBT

20.186

51.925

(M3/NG.Đ)

10

CÔNG SUẤT TRẠM ĐÃ CÓ DỰ ÁN VÀ HIỆN TRẠNG

Q2

 

2.800

4.800

(M3/NG.Đ)

11

CÔNG SUẤT TRẠM QUY HOẠCH MỚI (LÀM TRÒN)

Q

 

18.000

47.000

(M3/NG.Đ)

(Tính toán thuỷ lực mạng lưới xem phần phụ lục)

6.4.3. Giải pháp cấp nước:

- Tổ chức cụm công trình đầu mối: Giải pháp cấp nước sử dụng hệ thống cấp nước tập trung, quy hoạch 02 trạm xử lý, bố trí tại những nơi có địa hình thấp và gần các hồ, sông để có thể thuận tiện cho việc khai thác cả nước mặt và nước ngầm.

Trạm thứ 1: Đặt tại khu đô thị phía Nam lấy nguồn nước từ hồ trung tâm, hồ Sa Loong, hồ cạnh trạm và trong tương lai sẽ bổ sung nước ngầm để xử lý.

Trạm thứ 2: Bố trí tại khu đô thị phía Bắc giáp sông PôKô lấy nước từ hồ, từ sông PôKô và nước ngầm để xử lý.

Tuỳ thuộc vào chất lượng nước của từng khu vực có thể đưa ra các phương án xử lý nước như sau:


CT khai th¸c n­íc th«



C«ng tr×nh xö lÝ

BÓ chøa

Tr¹m b¬m cÊp II

M¹ng l­íi ®­êng èng





tải về 3.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương