I. SỰ CẦn thiết phảI ĐIỀu chỉnh quy hoạCH



tải về 3.51 Mb.
trang12/23
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2017
Kích3.51 Mb.
#32820
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   23

5.1.1.Quan điểm phát triển.


- Khu kinh tế được hình thành bởi các lợi thế của địa kinh tế, địa chính trị và các nhân tố tích cực có tính cơ hội do các dự án, chương trính phát triển kinh tế quốc gia và tam giác phát triển 3 nước Việt Nam – Lào – Campuchia mang lại. Ngoài yếu tố rất giàu tiềm năng, các cơ sở kinh tế kỹ thuật làm tiền đề cho khu vực còn khá nhỏ bé so với yêu cầu phát triển. Sự hình thành này sẽ làm biến đổi cơ bản về kinh tế - xã hội của địa bàn dự kiến xây dựng khu kinh tế. Vì vậy việc hình thành và phát triển khu kinh tế phải đảm bảo phát triển bền vững, lấy phát triển kinh tế làm nhiệm vụ trọng tâm, ổn định an ninh xã hội là mối quan tâm hàng đầu.

- Phát triển khu kinh tế trên cơ sở tuân thủ, kế thừa và phát triển những mặt tích cực của đồ án cũ đã được phê duyệt năm 2001 theo quyết định số 1369/QĐ-TTg ngày 19/04/2001 Thủ tướng Chính phủ; phát huy tác dụng của các cơ sở kinh tế kỹ thuật và hệ thống hạ tầng xã hội đã và đang thực hiện. Đảm bảo sự gắn kết hài hoà, đồng bộ giữa cải tạo khu đô thị cũ, làng xóm cổ và phát triển các khu đô thị mới hiện đại. Khai thác triệt để các tiềm năng về kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên, lịch sử văn hoá...v.v, tạo nên vẻ đẹp đô thị kết hợp truyền thống và hiện đại.

- Phát triển khu kinh tế phải đảm bảo tạo điều kiện tốt cho việc chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế và lao động của địa phương. Trú trọng phát triển kinh tế hộ gia đình, coi trọng vai trò của hộ gia đình trong quá trình đẩy mạnh các giải pháp nâng cao mức sống dân cư và làm tăng thêm sản phẩm hàng hoá cho xã hội. Việc chuyển một quỹ đất đang là phương tiện sản xuất nông nghiệp của dân vào mục tiêu xây dựng đô thị thì nhất thiết cần phải trao lại cho dân một phương tiện sản xuất mới phù hợp với định hướng chuyển đổi cơ cấu và trình độ của lao động. Từng bước tiến tới ổn định đời sống và sự thích nghi cho đồng bào dân tộc ít người nói riêng và cộng đồng dân cư trong khu vực nói chung.

- Phát triển trên cơ sở khai thác nguồn lực và các lợi thế của địa bàn, lấy chính đất đai làm động lực phát triển chính, tạo các cơ chế thích hợp để thu hút sử dụng các nguồn lực bên ngoài, trong đó đặc biệt trú trọng việc hấp dẫn đầu tư quốc tế, thu hút cao các nguồn vốn như ODA, FDI...v.v, nhằm khai thác tốt quỹ đất vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong đô thị. Huy động mọi nguồn vốn để xây dựng đô thị nhưng phải coi trọng việc giữ gìn kỷ cương trật tự, tăng cường kiểm soát sự phát triển đô thị theo đúng quy hoạch và pháp luật.

- Khu vực quy hoạch có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên chưa được khai thác, đặc biệt là nguồn nước mặt. Đối với khu vực nghiên cứu quy hoạch, nước mặt có vai trò rất quan trọng là một nhân tố tạo thị. Quy hoạch phải góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, phát huy vốn rừng hiện có và bảo vệ các vùng cảnh quan thiên nhiên.

- Phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn trong khu kinh tế phải đi đôi với việc xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Ngoài việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đầu mối, cần chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng trong đô thị và điểm dân cư nông thôn, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến giao thông trên các trục đường chính của quốc gia và của tỉnh đi qua khu vực.

- Tổ chức phát triển không gian chung của khu kinh tế phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài. Làm cơ sở pháp lý để triển khai công tác chuẩn bị đầu tư và quản lý xây dựng theo quy hoạch.

5.1.2. Nguyên tắc phát triển.

- Tạo lập tổ chức không gian phát triển bền vững trên cơ sở tận dụng khai thác tối đa yếu tố địa hình, địa vật, cảnh quan thiên nhiên. Trong đó đặc biệt chú ý đến việc khai thác triệt để các dòng chảy hiện hữu như sông, suối, hồ...v.v. Nhằm dự trữ và phát triển các nguồn nước này thành các hồ chứa nước phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội và cải tạo môi trường sinh thái và cảnh quan; đồng thời có thể biến các khu vực này thành các khu, điểm du lịch, các tổ chức cây xanh phục vụ cho nhu cầu vui chơi giải trí và sinh hoạt văn hoá - thể dục-thể thao của nhân dân.

- Phát triển không gian đô thị kết hợp với việc nâng cấp cải tạo đô thị cũ; tạo mối liên hệ hữu cơ với các khu vực hiện hữu, trên cơ sở tận dụng tối đa năng lực của hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội hiện có, trong đó đặc biệt chú ý đến việc phát triển và mở rộng từ 2 khu vực: thị trấn Plây Kần và khu vực dịch vụ mậu biên. Đảm bảo hướng tuyến giao thông đối ngoại, đối nội và quá cảnh một cách hợp lý và không phá vỡ cảnh quan tự nhiên.

- Các khu vực làng xã nhập vào đô thị được bảo tồn, tôn tạo. Nâng cao năng lực hạ tầng kỹ thuật và xã hội đồng thời làm phong phú không gian kiến trúc cảnh quan.

- Mở rộng khai hoá các vùng rừng để phát triển các điểm dân cư nông thôn mới theo nguyên tắc có lợi cho phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp, dịch vụ nông thôn và du lịch.

- Bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, thảm thực vật. Bảo tồn các giá trị kiến trúc, di sản văn hoá và cảnh quan tự nhiên chung.

- Phân đợt xây dựng phù hợp với tình hình đầu tư trên địa bàn. Hình thành ngay các dự án khả thi và có thể bổ sung trong tương lai.

5.2. Hướng phát triển đô thị: Lấy thị trấn Plây Kần làm trung tâm phát triển đô thị, theo 4 hướng chính như sau:

- Phía Bắc: Dọc theo QL14, đoạn từ thị trấn Plây Kần hướng đi Đà Nẵng đến thôn Nông Nhảy - xã Đắk Dục. Phía này gọi là đô thị Bắc Bờ Y.

- Phía Nam: Dọc theo QL14C, đoạn từ thị trấn Plây Kần hướng đi huyện Sa Thầy đến xã Sa Loong và nông trường 732. Phía này gọi là đô thị Nam Bờ Y.

- Phía Tây: Dọc theo QL40, đoạn từ thị trấn Plây Kần hướng đi Lào & Camphuchia đến giáp biên giới. Phía này gọi là đô thị Tây Bờ Y.

- Phía Đông: Dọc theo QL14, đoạn từ thị trấn Plây Kần hướng đi KonTum đến giáp sông Pô Kô. Phía này gọi là đô thị Đông Bờ Y.

5.3. Hướng phát triển các điểm dân cư nông thôn: Các điểm dân cư nông thôn của các xã có hướng phát triển như sau:

- Xã Đắk Dục: Hướng phát triển của các điểm dân cư của xã tiệm cận với 2 khu vực: một là tiệm cận về phía Tây của đô thị Bắc Bờ Y nhằm khai thác tốt vùng trồng cấy phía Tây của đô thị và tận dụng miền ảnh hưởng tích cực của văn minh đô thị; hai là tiệm cận với khu du lịch - dịch vụ hồ Đắk Dục để khai thác thế mạnh của khu này đồng thời tiện lợi cho vùng trồng cấy phía Tây của xã.

- Xã Đắk Nông: Hướng phát triển các điểm dân cư của xã này là tiệm cận với khu du lịch hồ Đắk Xúvà vùng trồng cấy phía Tây của xã.

- Xã Plây Xú: Hướng phát triển của các điểm dân cư của xã cũng tiệm cận với 2 khu vực: một là tiệm cận với khu du lịch hồ Đắk Xúđể khai thác thế mạnh của khu này đồng thời tiện lợi cho vùng trồng cấy phía Đông của xã; hai là tiệm cận với khu công nghiệp tập trung và khu vực trồng cấy phía Nam của xã.

- Xã Pờ Y: Hướng phát triển của các điểm dân cư của xã cũng tiệm cận với khu vực dịch vụ cửa khẩu, khu giải trí cửa khẩu và vùng trồng cấy phía Nam đô thị Tây Bờ Y.

- Xã Sa Loong: Hướng phát triển của các điểm dân cư của xã cũng tiệm cận với khu du lịch dịch vụ hồ Sa Loong, vùng trồng hoa phía Nam đô thị Nam Bờ Y và vùng trồng cấy phía Nam của xã.

- Xã Đắk Kan: Hướng phát triển của các điểm dân cư của xã cũng tiệm cận với phía Đông bắc khu TTCN, phía Đông khu đô thị Nam Bờ Y và vùng trồng cấy phía Đông của xã.

5.4. Các cơ cấu chức năng trong khu kinh tế:



5.4.1. Các chức năng trong đô thi:

5.4.1.1. Các chức năng dân dụng: bao gồm như sau:

- Các khu ở (khu ở cũ, khu ở mới với nhiều hình thái).

- Các khu công trình công cộng, cơ quan (trong đó có khu hành chính và kiểm soát cửa khẩu).

- Các khu cây xanh - công viên, nghỉ ngơi giải trí.

- Giao thông nội thị và HTKT phục vụ dân dụng.

5.4.1.2. Các chức năng ngoài dân dụng: bao gồm như sau:

- Khu thương mại quốc tế, khu dịch vụ cửa khẩu (khu phi thuế quan).

- Các khu công nghiệp & kho tàng (khu công nghiệp tập trung, công nghiệp vừa và nhỏ; các loại kho ngoại quan, nhiên liệu, dự trữ quốc gia...v.v).

- Các khu giải trí tập trung (giải trí tổng hợp, giải trí chuyên đề).

- Các khu cây xanh đặc biệt (vườn ươm, vườn giống, trại giống mới..., công viên rừng thành phố..., vùng trồng hoa, đất canh tác trong đô thị… v.v).

- Các khu làng văn hoá, làng nghề...v.v.

- Các khu quân sự.

- Giao thông đối ngoại và đầu mối hạ tầng kỹ thuật.



5.4.2. Các chức năng ngoài đô thị:

- Các khu, điểm dân cư nông thôn.

- Các trung tâm xã, cụm xã.

- Các khu quân sự.

- Các khu canh tác nông nghiệp, lâm nghiệp.

- Các điểm, khu du lich chuyên đề hoặc tổng hợp.

- Các cơ sở kinh tế, khoa học kỹ thuật khác.

- Giao thông đối ngoại và hệ thống công trình đầu mối HTKT phục vụ sản xuất và xã hội.

- Rừng đặc dụng và rừng phòng hộ.

5.5. Tổ chức không gian trong khu kinh tế.



5.5.1. Hệ thống trung tâm của khu kinh tế: hệ thống trung tâm được bố trí như sau:

- Về mặt tính chất: bố trí các trung tâm tổng hợp và những chuyên ngành như sau:

 Trung tâm tổng hợp: đến 2025 vẫn là thị trấn Plây Kần là trung tâm tổng hợp của khu kinh tế nói riêng và huyện Ngọc Hồi nói chung. Tại đây bố trí khu hành chính của khu kinh tế tại thôn Quang Nông-xã Đắk Xú- phía Bắc của thị trấn và phía Nam của đô thị Bắc Bờ Y. Ngoài ra mỗi phường, xã có 1 trung tâm tổng hợp (trung tâm phường, trung tâm xã). Các trung tâm này được bố trí tiện ích ngay trong địa giới của phường, xã). Toàn bộ khu kinh tế có 17 trung tâm loại này.

 Các trung tâm chuyên ngành:



  • Trung tâm thương mại - tài chính: Trung tâm này bố trí tại đô thị Nam Bờ Y. Tại đây có khu thương mại quốc tế (khu phi thuế quan và) hàng loạt các các công trình thương mại, tài chính và công cộng khác...v.v. Sau năm 2025 khu kinh tế thành đô thị tổng hợp hạng II thì trung tâm này sẽ là trung tâm tổng hợp của đô thị.

  • Trung tâm giáo dục: Bao gồm các trường học từ đại học Bờ Y đến trung học dạy nghề, trường dân tộc nội trú...v.v. Trung tâm này được bố trí tại các thôn Nông Nội, Chả Nội - xã Đắk Nông - thuộc đô thị Bắc Bờ Y.

  • Trung tâm y tế, văn hoá, TDTT: Tại đây bố trí các công trình: bệnh viện, khu liên hợp TDTT, cung văn hoá...v.v. Trung tâm này được bố trí tại thôn Ngọc Tiến xã Pờ Y- thuộc Đô thị Tây Bờ Y.

  • Trung tâm khoa học: Tại đây bố trí các khu công nghệ cao, khu vườn ươm, vườn giống, trung tâm nghiên cứu khoa học của đại học Bờ Y...v.v. Trung tâm này được bố trí tại thôn Đắk Wang - xã Sa Loong - thuộc đô thị Nam Bờ Y.

  • Trung tâm dịch vụ mậu biên và kiểm soát cửa khẩu: Gồm tập hợp các công trình của khu kiểm soát cửa khẩu, các công trình thương mại, dịch vụ, kho bãi...v.v, phục vụ cho các hoạt động tại cửa khẩu. Trung tâm này được bố trí tại làng TaKa & lâm trường Sa Loong - xã Pờ Y- thuộc đô thị Tây Bờ Y.

  • Trung tâm du lịch, dịch vụ: Đây là các khu du lịch tổng hợp hoặc chuyên đề, bao gồm: trong khu kinh tế có 5 trung tâm du lịch, dịch vụ loại này như: các trung tâm du lịch hồ Plây Xú, Đắk Nong, hồ Sa Loong, hồ Trung tâm và núi KemPut.

  • Trung tâm giao lưu văn hoá các dân tộc Tây Nguyên, văn hoá nghề, văn hoá truyền thống...v.v được bố trí tại thôn Dục Nhảy, thôn Nông Nhảy - xã Đắk Dục - thuộc Đô thị Bắc Bờ Y.

- Về mặt tổng thể không gian quy hoạch, bố trí 1 trung tâm chính toàn đô thị và 4 trung tâm vùng đô thị và 17 trung tâm phường xã (kể cả trung tâm thị trấn Plây Kần ). Các trung tâm này là nơi tập trung các hoạt động kinh tế - xã hội của khu kinh tế; tại đây được bố trí các công trình kiến trúc tiêu biểu như: trụ sở cơ quan quan trọng theo các cấp quản lý, công trình thương mại - tài chính, dịch vụ, văn hoá, y tế, giáo dục, TDTT, quảng trường...v.v (theo từng cấp phục vụ), các trục đường trung tâm, các công trình nghệ thuật kiến trúc khác...v.v. Hệ thống này bao gồm như sau:

 Trung tâm chính toàn đô thị: Từ 2006-2015 là thị trấn Plây Kần ; giai đoạn 2015-2025 và sau 2025 là trung tâm đô thị Nam Bờ Y.

 Các trung tâm vùng đô thị: Trung tâm đô thị Bắc Bờ Y, trung tâm đô thị Nam Bờ Y, trung tâm đô thị Tây Bờ Y (dịch vụ mậu biên).

 Các trung tâm phường xã: Gồm 13 phường, 6 xã và 1 khu quản lý hành chính của khu công nghiệp tập trung.

- Tất cả các khu chức năng của khu kinh tế được bố trí theo nguyên tắc vừa tập trung và phân tán xung quanh các trung tâm kể trên, để tạo tiện ích cho sử dụng và phục vụ tốt nhất cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong khu kinh tế. Trong đó mỗi vùng, khu vực có cấu trúc riêng phù hợp với địa hình tự nhiên và nhu cầu sử dụng. Sự phối hợp giữa các điểm trung tâm, trục trung tâm, khu hướng tâm, khu ly tâm tạo thành dây truyền khép kín phục vụ mọi hoạt động kinh tế - xã hội trong khu kinh tế. Ngoài ra, một số khu chức năng chuyên dụng bố trí độc lập và có hệ thống hạ tầng phục vụ riêng biệt.

5.5.2. Bố trí các khu chức năng và cơ sở kinh tế của khu kinh tế:

5.5.2.1. Các công trình công cộng: các công trình công cộng được phân cấp thành mạng lưới được bố trí như sau:

a. Mạng lưới công trình trụ sở cơ quan:

 Trụ sở cơ quan quản lý hành chính của khu kinh tế và cơ quan trung ương đóng trên địa bàn như: ngân hàng, kho bạc, toà án, công an, kiểm sát, phát thanh, truyền hình...v.v, được bố trí tập trung ở khu trung tâm hành chính tại thôn Quang Nông - xã Đắk Xú- phía Bắc của thị trấn và phía Nam của đô thị Bắc Bờ Y.

 Trụ sở cơ quan quản lý trực thuộc huyện Ngọc Hồi: bố trí giữ nguyên tại thị trấn Ngọc Hồi.

 Trụ sở cơ quan hành chính cấp phường, xã được bố trí tại các trung tâm phường, trung tâm xã.

 Trụ sở cơ quan, văn phòng đại diện của các cơ quan kinh doanh được bố trí theo tiêu chuẩn: 700 -1.000 dân/doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp khoảng 1.500-2.000 m2 đất được bố trí tại các trung tâm chính, trung tâm vùng và 1 số trung tâm chuyên ngành của khu kinh tế.

b. Mạng lưới công trình y tế: công trình y tế bố trí đảm bảo khoảng 70 giường bệnh/vạn dân. Theo đó số lượng bác sĩ tương ứng là: 70 người/vạn dân. Các công trình phục vụ y tế bao gồm như sau:

- Mạng lưới bệnh viện và các cơ sở khám và điều trị: Mạng lưới bao gồm tuyến TW, tuyến cấp khu kinh tế (và tương đương), tuyến phường-xã. Trong đó, tuyến trung ương và tuyến cấp khu kinh tế gồm 1 số bệnh viện đa khoa và chuyên khoa được bố trí thành khu trung tâm y tế 39,03 ha tại thôn Ngọc Tiến-xã Đắk Xú- thuộc đô thị Tây Bờ Y và 3 trung tâm vùng đô thị Bắc, Nam, Tây Bờ Y. Cụ thể như sau:

 Tuyến TW: Đề xuất 1 bệnh viện đa khoa cấp vùng quy mô 500 giường phục vụ cho khu kinh tế nói riêng và cho tam giác phát triển nói chung. Bệnh viện này đặt ở khu trung tâm y tế ở trên.

 Tuyến cấp khu kinh tế: Ngoài bệnh viện huyện Ngọc Hồi, bố trí 03 bệnh viện chuyên khoa có quy mô từ 150-200 giường như: nhi, phụ sản, ung bướu…v.v tại khu trung tâm y tế kể trên. Bố trí 3 bệnh viện đa khoa khu vực có quy mô mỗi bệnh viện cũng khoảng 150-200 giường, và 3 phòng khám đa khoa khu vực tại 3 trung tâm vùng đô thị Bắc, Nam, Tây Bờ Y.

 Tuyến phường-xã: Bố trí 17 trạm y tế cấp phường xã, mỗi trạm khoảng 10- 20 giường tại các trung tâm phường, trung tâm xã.

- Mạng lưới công trình sản xuất và cung ứng thuốc: Đề xuất 1 số nhà máy sản xuất thuốc tân dược, đông dược theo tiêu chuẩn GMP đặt tại khu công nghiệp tập trung. Hệ thống mạng lưới phân phối thuốc đề xuất bố trí mỗi trung tâm chính và trung tâm vùng đô thị có ít nhất một khu chuyên doanh phân phối thuốc. Mỗi bệnh viện đa khoa, chuyên khoa và mỗi trung tâm phường xã có ít nhất 1 cửa hàng bán thuốc.

- Mạng lưới công trình dịch vụ y tế, dịch tễ, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng: Đề xuất có ít nhất 4 trung tâm y tế dự phòng, vệ sinh dịch tễ học đặt tại 4 trung tâm và vùng đô thị như trên.

c. Mạng lưới công trình giáo dục:

- Mạng lưới công trình giáo dục đề cập trong quy hoạch nhằm phát triển nguồn nhân lực cho khu kinh tế nói riêng và vùng TGPT nói chung. Mạng lưới này bao gồm các hệ đại học, cao đẳng và trung học dạy nghề, hệ THPT, tiểu học, mẫu giáo và giáo dục mầm non.

- Mạng lưới bố trí đảm bảo150 -180 người/vạn dân đối với hệ đại học-cao đẳng và 80-100 hs/vạn dân đối với trung học dạy nghề, hệ THPT 300 hs/vạn dân, tiểu học 600-700 hs/vạn dân, mẫu giáo và giáo dục mầm non đảm bảo 1200-1400 hs/vạn dân.

- Trong phân vùng đô thị có bố trí 1 trung tâm giáo dục có diện tích 142,8 ha dành cho hệ đại học-cao đẳng–dạy nghề. Các cơ sở giáo dục khác bố trí ở trung tâm đô thị, trung tâm phường xã và các khu, cụm, điểm dân cư như sau:

 Hệ đại học, cao đẳng và THCN:


  • Đề xuất bố trí 1 trường đại học tổng hợp Bờ Y: đây là trường đại học, cao đẳng vừa công nghệ, vừa kỹ thuật có các ngành đào tạo rất đa dạng, quy mô dự báo đến năm 2025 khoảng 7.000-10.000 học sinh. Trường này nhằm phát triển lực lượng Lào động tri thức, Lào động có trình độ chuyên môn cao, diện tích 101,6ha.

  • Đề xuất bố trí 1 số trường trung học dạy nghề chuyên ngành: trung học y tế, trung học sư phạm, trung học phát thanh-truyền hình, trung học xây dựng, trung học kỹ thuật công nghiệp, trung học nông lâm nghiệp ...v.v. Các trường này nhằm phát triển nguồn nhân lực tay nghề phục vụ cho các họat động kinh tế-xã hội của khu kinh tế. Quy mô cho mỗi trường đến năm 2025 khoảng 1.000-2.000 học sinh.

  • Bố trí 2 trường phổ thông dân tộc nội trú vừa học vừa làm cho con em người dân tộc trong vùng có quy mô từ 1.000 - 2.000 học sinh. Đây là trường đặc thù có diện tích đất rất lớn (từ 15-20 ha/trường), được bố trí tại 2 đô thị Bắc và Nam Bờ Y.

 Hệ THPT, tiểu học, mẫu giáo - mầm non:

  • Bố trí 4 trường PTTH có quy mô từ 2.000-2.500 học sinh cho toàn khu kinh tế, các trường này bố trí ở các trung tâm chính và vùng của đô thị.

  • Bố trí 18 trường THCS, mỗi trường có quy mô khoảng 1.200-1.500 h/s cho 19 phường xã (trừ thị trấn Plây Kần đã có 1 trường), các trường này được bố trí tại các trung tâm phường, xã.

  • Bố trí 18 trường tiểu học, mỗi trường có quy mô khoảng 1.200 -1.500 h/s cho 19 phường xã (trừ thị trấn Plây Kần đã có 1 trường), các trường này được bố trí tại các trung tâm phường, xã.

  • Bố trí cho mỗi khu, cụm dân cư có quy mô dân số khoảng 3.000-5.000 người 1 cụm trường nhà trẻ–mẫu giáo mầm non, có quy mô từ 700-800 cháu. Tổng số trong khu vực có khoảng 56 trường này. Các trường này bố trí sâu vào các khu, cụm, điểm dân cư nhằm tạo tiện ích cho sử dụng (xin trình bày cụ thể ở quy hoạch chi tiết 1/2000).

d. Mạng lưới công trình văn hoá: Hệ thống công trình này được bố trí nhằm phục vụ cho sinh hoạt văn hoá cộng đồng của khu vực quy hoạch, đồng thời bổ trợ cho các hoạt động kinh tế - xã hội khác trong khu vực. Danh mục công trình thiết yếu được bố trí như sau:

- Tại trung tâm chính toàn đô thị: Bố trí 1 nhà hát lớn (ca múa nhạc tổng hợp), kiêm trung tâm hội nghị quốc tế có sức chứa khoảng 1.500-2.000 chỗ, 1 trung tâm chiếu phim quốc gia và quốc tế có sức chứa khoảng 800- 1.000 chỗ, 1 cung văn hoá thiếu nhi lớn sức chứa khoảng 800-1.000 chỗ.

- Tại 3 trung tâm vùng đô thị: Mỗi trung tâm bố trí 1 nhà văn hoá tổng hợp kiêm trung tâm hội nghị có sức chứa khoảng 500-700 chỗ. Toàn vùng có 3 nhà văn hoá dạng này.

- Tại các trung tâm phường, xã: Bố trí 1 nhà văn hoá tổng hợp, sức chứa khoảng 200 chỗ, toàn vùng có khoảng 17 nhà văn hoá dạng này.

- Tại các khu, cụm, điểm dân cư có quy mô dân số khoảng 5.000 người bố trí một nhà văn hoá nhỏ, quy mô thích hợp nhằm phục vụ cho số dân cư này. Toàn vùng có khoảng 60 nhà văn hoá dạng này.

- Bố trí 1 thư viện nhân dân trung tâm quy mô 50 vạn đầu sách tại trung tâm đô thị và 4 thư viện cấp khu vực 10 vạn đầu sách tại các trung tâm vùng đô thị.

- Bố trí 1 nhà triển lãm trung tâm có quy mô thích hợp tại tại trung tâm toàn đô thị.

- Bố trí 1 bảo tàng tổng hợp lớn tại trung tâm toàn đô thị.



e. Mạng lưới công trình TDTT: Hệ thống công trình này được bố trí nhằm phục vụ cho phát triển sức khoẻ cộng đồng đồng thời bổ trợ cho các hoạt động kinh tế - xã hội khác trong khu vực. Danh mục công trình thiết yếu được bố trí như sau:

- Bố trí 1 khu liên hợp TDTT (trong đó SVĐ có quy mô khoảng 1,5-2 vạn chỗ) tại thôn Xuân Tân – Xã Đắk Xú- đô thị Tây Bờ Y; quy mô phục vụ cho 29 vạn dân đến năm 2025. Đây là khu phục vụ luyên tập & thi đấu TDTT phong trào và TDTT thành tích cao cho toàn khu kinh tế.

- Bố trí 3 khu trung tâm TDTT cấp vùng tại 4 trung tâm vùng đô thị Bắc, Nam và Tây Bờ Y, quy mô phục vụ khoảng 10 vạn dân. Các khu này phục vụ cho TDTT phong trào và TDTT thành tích cao khu vực.

- Bố trí 17 khu TDTT tại các trung tâm phường xã, quy mô phục vụ cho khoảng 1-1,5 vạn dân nhằm đáp ứng TDTT phong trào tại cấp cơ sở.

- Ngoài ra, tại các khu trung tâm chuyên ngành và chuyên đề khác cũng có những khu TDTT quy mô nhỏ để đáp ứng TDTT phong trào tại cấp cơ sở như trên.

h. Mạng lưới công trình thương mại- dich vụ:

- Các khu phi thuế quan:

 Khu trung tâm thương mại quốc tế có diện tích 374.78 ha, được bố trí tại trung tâm đô thị Nam Bờ Y. Đây là khu kinh doanh thương mại được ưu đãi về thuế của khu kinh tế.

 Khu dịch vụ cửa khẩu (mậu biên), diện tích 138,59 ha khu này được bố trí ở giáp biên giới, cuối QL40 khu này gồm đủ các công trình phục vụ cho giao dịch tại cửa khẩu. Đây cũng là khu bán phi thuế quan được ưu đãi một số mặt hàng về thuế.

- Hệ thống chợ:

 Chợ đầu mối: Bố trí 3 chợ đầu mối tại các hướng vào đô thị: chợ đầu mối phía Bắc đô thị Bắc Bờ Y, sát đường QL14 hướng đi Đà Nẵng; chợ phía Đông nam giáp QL14 hướng đi Kon Tum, chợ đầu mối phía Tây giáp QL40 hướng đi cửa khẩu.

 Chợ lớn trung tâm: Bố trí 1 chợ trung tâm tại trung tâm đô thị Nam Bờ Y.

 Chợ lớn khu vực: Bố trí 3 chợ khu vực ở 3 trung tâm vùng đô thị: Bắc, Nam, Tây Bờ Y.

 Chợ phường, xã: Bố trí cho mỗi phường, xã có ít nhất 1 chợ. Toàn vùng có 17 chợ loại này.

 Chợ trong khu, cụm & điểm dân cư: Tại các khu, cụm, điểm dân cư có quy mô dân số khoảng 5.000 người bố trí một chợ nhỏ, bán kính phục vụ khoảng 2 km/chợ nhằm phục vụ cho số dân cư này. Toàn vùng có khoảng 60 chợ này, diện tích mỗi chợ khoảng 1 ha.

Trung tâm thương mại, siêu thị: Bố trí 1 trung tâm thương mại lớn tại trung tâm chính của đô thị, 4 trung tâm khu vực tại các trung tâm vùng đô thị, 17 trung tâm cấp phường, xã. Các trung tâm thương mại kết hợp với siêu thị.

- Hệ thống bán lẻ: Bố trí trong các cụm dân cư (quy hoạch chi tiết 1/2000 sẽ phải thể hiện dạng công trình này).

- Hệ thống kho trạm bán lẻ xăng dầu: Bố trí 5 kho trạm bán lẻ xăng dầu với cự ly 5-7km/kho trạm tại các đô thị Đông, Tây, Nam, Bắc Bờ Y và thị trấn Plây Kần . Các trạm này được bố trí kết hợp với các bãi xe, bến xe và trạm trung chuyển kho vận khác.

- Sàn giao dịch: Bố trí 1 sàn giao dịch giáp bến xe hướng QL14 đi Kon Tum, Sàn giao dịch có diện tích khoảng 5 ha phục vụ cho phát triển nông - lâm nghiệp của toàn vùng.



i. Mạng lưới công trình phục vụ du lịch:

- Mạng lưới khách sạn: Bố trí 1 khách sạn trung tâm sức chứa khoảng 200 giường và 4 khách sạn khu vực quy mô khoảng 100 -150 giường tại các trung tâm chính và trung tâm vùng toàn đô thị.

- Mạng lưới các khu giải trí: Bố trí 1 khu giải trí trung tâm diện tích 143.12 ha và 2 khu giải trí cấp vùng có diện tích 70-100 ha/khu cho các đô thị Bắc và Tây Bờ Y. Đây là các khu liên hợp giải trí tập trung. Bố trí 1 sân golf 36 lỗ, diện tích 272 ha tại phía Nam của đô thị Nam Bờ Y.

- Mạng lưới các khu, điểm du lịch khác:

 Điểm du lịch tiệm cận với khu dịch vụ cửa khẩu- nằm ở phía Tây Khu kinh tế theo đường QL40. Khu vực này được thiết kế với 1 hồ chứa nước nhân tạo có diện tích 74 ha phần còn lại là 265 ha; nằm ở phía Nam khu dịch vụ mậu biên và phía Bắc rừng quốc gia Chưmonray, có cảnh trí rất đẹp. Sản phẩm chính là du lịch tham quan, quá cảnh, vui chơi giải trí tổng hợp, kết hợp với hoạt động thương mại xuất nhập cảnh.

 Khu du lịch Hồ Sa Loong: Khu này cũng lấy hồ nhân tạo Sa Loong làm hạt nhân, hồ có diện tích mặt nước khoảng 300 ha. Còn lại là 656 ha nằm ở phía Nam Khu kinh tế theo đường QL14C, Phía Đông bắc rừng Chưmonray. Khu này đồng thời là trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ của khu kinh tế; sản phẩm chính là du lịch sinh thái rừng, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí tổng hợp và du lịch chuyên đề khác.

 Rừng quốc gia Chưmonray: Nằm ở phía Nam khu kinh tế, sản phẩm là du lịch sinh thái rừng. Trong rừng có bố trí 1 điểm dịch vụ và trung tâm điều hành của khu du lịch này.

 Các khu du lịch hồ Đắk Xú(diện tích mặt nước rộng 280,49 ha), Đắk Dục (diện tích mặt nước rộng 136,99 ha): Khu này cũng các lấy hồ nhân tạo làm hạt nhân - nằm ở phía Tây khu kinh tế, sau dãy Kemput. Sản phẩm chính là du lịch sinh thái rừng, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí tổng hợp và du lịch chuyên đề khác.

 Điểm du lịch núi Kemput-Bia - đô thị phía Bắc Bờ Y. Nằm ở phía Bắc Khu kinh tế theo đường QL14 đi Đà Nẵng, điểm này có độ cao 1250 m, khí hậu rất mát mẻ, cảnh trí đẹp. Sản phẩm là du lịch là leo núi, vọng cảnh.

 Các điểm du lịch các trung tâm đô thị trong Khu kinh tế. Các khu vực này là các trung tâm đô thị, nơi có rất nhiều những di sản văn hoá, di tích lịch sử, di tích chiến tranh, có các hồ chứa nước, các làng nghề, làng văn hoá các dân tộc Tây Nguyên và 1 loạt các khu giải trí tổng hợp khác. Sản phẩm chính là vui chơi giải trí tổng hợp, du lịch lịch sử, nhân văn...v.v.



5.5.2.2. Các khu dân cư đô thị: Các khu dân cư đô thị bố trí vừa hướng tâm, vừa ly tâm vào các trung tâm phường, trung tâm vùng đô thị và trung tâm chính toàn đô thị. Các điểm này có quy mô khoảng 2.000 - 3.000 -5.000 dân, diện tích khoảng 50 -100ha. Tuỳ theo địa hình của khu vực xây dựng, các điểm dân cư này được bố trí theo các hình thái như sau:

a. Các khu dân cư đô thị có mật độ ở tập trung cao: đây là các khu dân cư được bố trí ở các khu đất khá bằng phẳng như: phía Nam của Đô thị Bắc Bờ Y, phía Đông nam, Đông bắc của Đô thị Nam Bờ Y. Tại những khu vực này: hệ số sử dụng đất xây dựng K (đã nêu ở mục 3.3 - phần III) có thể đạt tới 0,75  0,8, còn lại là các dòng chảy, sườn dốc không sử dụng được.

b. Các khu dân cư đô thị có mật độ ở tập trung thấp: Đây là các khu dân cư được bố trí ở các khu đất ít bằng phẳng hơn như: phía Bắc, Tây của đô thị Bắc Bờ Y, phía Tây nam của đô thị Nam Bờ Y, phía Tây nam và Tây của đô thị Tây Bờ Y. Tại những khu vực này, hệ số K chỉ đạt tới 0,4  0,5, còn lại là các dòng chảy, sườn dốc không sử dụng được như đã nêu ở trên. Nhà ở dân cư sẽ toạ lạc tập trung trên các mô đất cao thành các cụm, điểm, phía dưới là dòng chảy, sườn dốc, thảm cây xanh, hoa...v.v. Đây cũng là 1 nét đặc sắc của đô thị này.

c. Các khu dân cư chuyên dụng:

- Khu nhà ở dành riêng cho người nước ngoài: Khu này nằm ở phía Tây nam của đô thị Nam Bờ Y, giáp với khu trung tâm thương mại quốc tế. Vị trí này được xác định như vùng đệm giữa khu cửa khẩu và trung tâm đô thị, tại đây có địa thể đẹp. Đồ án bố trí 1 khu cho người nước ngoài có diện tích khoảng 182 ha kết hợp với khu đô thị sinh thái và nhà ở chuyên đề khác. Đặc biệt bố trí một khu trồng hoa có diện tích khoảng 500 ha kế hợp sản xuất nông nghiệp và du lịch.

- Các khu nhà ở chuyên đề: bao gồm chuyên đề về kiến trúc như dạng bảo tồn nhà ở của các dân tộc Tây Nguyên, chuyên đề về dân tộc, chuyên đề về sinh thái, chuyên đề về dịch vụ...v.v. Các khu vực này có quy hoạch và kiến trúc riêng phù hợp với người sử dụng và được bố trí phân tán tiện ích trong các đô thị Đông, Tây, Nam, Bắc Bờ Y. Đây là khu mở cho ý tưởng của các nhà đầu tư.

5.5.2.3. Mạng lưới các điểm dân cư nông thôn: Các điểm dân cư nông thôn được bố trí tập trung xung quanh các trung tâm xã hoặc các khu đất thuận lợi bằng phẳng tiện lợi cho việc canh tác, sản xuất nông nghiệp. Các điểm dân cư này có diện tích khoảng 50 - 70 ha/điểm. Cụ thể như sau:

a. Xã Đắk Dục: Xã này bố trí các điểm dân cư thành 2 khu vực cách nhau khoảng 2 km.

 Khu vực 1: Giáp với đô thị Bắc Bờ Y, khu này có diện tích 220 ha, dự kiến cho 6.200 người.

 Khu vực 2: Bố trí xung quanh khu du lịch hồ Đắk Dục. Khu này có diện tích 210 ha, dự kiến cho 5.800 người. Trung tâm xã Đắk Xúđược bố trí tại khu này.

b. Xã Đắk Nông: xã này bố trí các điểm dân cư thành 1 khu vực phía Bắc khu du lịch hồ Đắk Xú. Khu có diện tích 350 ha, dự kiến cho 13.000 người. Trung tâm xã Đắk Nông cũng bố trí tại đây.

c. Xã Đắk Xú: Xã này bố trí các điểm dân cư thành 2 khu vực xung quanh khu du lịch hồ Đắk Xú như sau:

 Khu vực 1: Phía Đông nam của hồ, khu này có diện tích 245 ha, dự kiến cho 8.600 người. Trung tâm xã Đắk Xúcũng được bố trí tại đây.

 Khu vực 2: Phía Tây nam của hồ, khu này có diện tích 180 ha, dự kiến cho 6.400 người.

d. Xã Pờ Y: Xã này bố trí các điểm dân cư thành 2 khu vực như sau:

 Khu vực 1: Giáp phía Bắc, Đông bắc của khu du lịch cửa khẩu, theo đường từ khu dịch vụ mậu biên đi cửa khẩu Campuchia , khu này có diện tích 275 ha, dự kiến cho 7.000 người.

 Khu vực 2: Phía Tây nam của khu dịch vụ mậu biên, khu này có diện tích 135 ha, dự kiến cho 3.500 người.

e. Xã Sa Loong: Xã này bố trí các điểm dân cư thành 2 khu vực như sau:

 Khu vực 1: Phía Đông bắc khu du lịch Hồ Sa Loong, khu này có diện tích 485 ha, dự kiến cho 11.500 người. Trung tâm xã Sa Loong được bố trí tại khu này.



 Khu vực 2: Phía Tây nam khu du lịch Hồ Sa Loong, khu này có diện tích 105 ha, dự kiến cho 2.500 người.

h. Xã Đắk Kan: Xã này bố trí các điểm dân cư thành 1 khu vực nằm ở phía Nam đô thị Nam Bờ Y, cách QL14 khoảng 1km, có diện tích 490ha, dự kiến cho 12.000 người. Trung tâm xã được bố trí tại đây.

Bảng 18: Bảng thống kê các khu dân cư nông thôn  ngoài đô thị:

TT

Tên

Mô tả Vị trí

Diên tích

Dân số

1

Xã Đắk Dục

 

430

12000

 

Khu 1

Giáp đô thị Bắc

220

6200

 

Khu 2

Xung quanh Hồ Đắk Dục

210

5800

2

Xã Đắk Nông

 

350

13000

 

1 Khu

Phía Bắc Hồ Đắk Xú

350

 

3

Xã Plây Xú

 

425

15000

 

Khu 1

Đông Nam Hồ Dắc Xú

245

8600

 

Khu 2

Tây Nam Hồ Dắc Xú

180

6400

4

Xã Pờ Y

 

410

10500

 

Khu 1

Giáp Phía bắc, Đông Bắc của Khu du lich cửa khẩu, theo đ­ờng từ khu dịch vụ mậu biên đi của khẩu Campuchia

275

7000

 

Khu 2

Phía Tây nam của khu dịch vụ mậu biên

135

3500

5

Xã Sa Loong

 

590

14000

 

Khu 1

Phía Đông bắc Khu du lich Hồ Saloong

485

11500

 

Khu 2

Phía Tây nam Khu du lich Hồ Saloong

105

2500

6

Xã Đắk Kan

 

490

12000

 

1 Khu

Phía Nam Đô thị Nam Bờ Y, cách QL14 khoảng 1km

490

 

 

Tổng

4960

63500

Ghi chú: Trong khu vực đô thị vẫn còn một số dân cư hoạt động kinh tế nông thôn. Tổng số dân cư bố trí cho các xã không hoàn toàn là số dân khu vực nông thôn trong bảng dự báo dân số và Lào động

5.5.2.4. Mạng lưới công trình công viên cây xanh, quảng trường:

- Hệ thống công viên:

 Bố trí 1 công viên rừng thành phố có diện tích 1.248 ha tại phía Tây của đô thị Tây Bờ Y. Công viên này cũng là khoảng cách ly giữa khu dân dụng và khu công nghiệp trong đô thị, phục vụ giải trí tổn hợp; đồng thời là bảo tàng động thực vật của khu khu kinh tế.

 Bố trí 1 công viên xung quanh hồ trung tâm diện tích 724ha (kể cả mặt nước hồ). Đây là công viên tổng hợp vui chơi giải trí, văn hoá, giáo dục đồng thời là bảo tàng hoa của khu kinh tế.

 Bố trí 1 công viên văn hoá lịch sử Tây Nguyên diện tích 536ha giáp với khu quản lý hành chính khu kinh tế; công viên này phục vụ vui chơi, giải trí đồng thời là bảo tàng ngoài trời của văn hoá Tây Nguyên.

 Bố trí 1 số công viên kết hợp với mặt nước khác có diện tích từ 100 đến 120 ha tại các trung tâm vùng đô thị trong khu kinh tế. Các công viên này phục vụ cho giải trí tổng hợp, đồng thời là vườn ươm cây hoa phục vụ xanh cho đô thị.

 Ngoài ra, tại các trung tâm phường xã cũng có 1 số vườn hoa, công viên nhỏ kết hợp với các khu TDTT, diện tích mỗi khu khoảng 1-2ha.



- Hệ thống quảng trường:

 Bố trí 1 quảng trường trung tâm tại đô thị Nam Bờ Y, quảng trường có diện tích 17ha. Quảng trường tại khu hành chính khu kinh tế có diện tích 18ha. Quảng trường đô thị phía Bắc có diện tích 18ha. Các quảng trường này có thể bố trí các tượng đài hoặc các công trình có giá trị nghệ thuật kiến trúc.

 Ngoài ra, tại các trung tâm phường xã cũng có 1 có thể bố trí những khoảng trống kết hợp với vườn hoa, công viên các khu TDTT để tạo khoảng trống cho sinh hoạt cộng đồng trong đô thị.

- Hệ thống cây xanh trong đô thị: Ngoài cây xanh đường phố, cây xanh ở công viên, quảng trường, tất cả các khoảng đất không khai thác được (sau hệ số K) đều được trồng cây xanh, trồng hoa và các canh tác khác làm đẹp cho đô thị. Đây là đô thị có tỷ lệ cây xanh rất lớn.

5.5.2.5. Các khu chuyên đề (đặc dụng) khác.

a. Làng văn hoá ASEAN: Bố trí một khu văn hoá ASEAN có diện tích 231,36ha tại khu vực phía Nam thị trấn Plây Kần . Làng này là đại diện văn hoá nghề của các nước trong khu vực Đông Nam á. Trong khu sẽ có những xóm nghề truyền thống tiêu biểu của từng nước nhằm quảng bá văn hoá qua sản phẩm nghề truyền thống. Làng này phục vụ cho du lịch và xúc tiến thương mại.

b. Làng văn hoá văn hoá các dân tộc Tây Nguyên: Bố trí 1 khu có diện tích 127,26ha. Đây là làng giao lưu văn hoá truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên, phục vụ cho việc bảo tồn và giữ gìn bản sắc dân tộc, phục vụ cho du lịch và giao lưu văn hoá.

c. Khu bảo tồn di tích chiến thắng Plây Kần: Khu có diện tích 366,58ha, đây là khu bảo tồn và khai thác giá trị di tích lịch sử vào phát triển kinh tế - xã hội.

5.5.2.6. Mạng lưới các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và kho tàng.

a. Mạng lưới các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:

- Bố trí 1 khu công nghiệp tập trung có diện tích khoảng 1.566ha taị phía Bắc đô thị Tây Bờ Y, ngăn cách với đô thị Tây Bờ Y là công viên rừng thành phố. Đây là khu công nghiệp động lực chủ đạo để phát triển công nghiệp cho khu kinh tế. Khu vực này có cao độ thấp khoảng 600 -700m lại bị chắn bới dãy núi phía Nam có độ cao 800-900m nên sự ảnh hưởng đến đô thị rất thấp. Khu đô thị này cho phép phát triển các nhà máy có mức độ độc hại cao nhất (có thể cao hơn cấp V).

- Bố trí 2 khu công nghiệp vừa và nhỏ: một tại phía Tây nam của đô thị Bắc có diện tích 217 ha, một tại phía Nam của đô thị Nam Bờ Y có diện tích 278 ha. Đây là các khu công nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp nhẹ, sạch có mức độ độc hại < cấp V.

- Bố trí 1 làng nghề Việt Nam tại đô thị Bắc có diện tích 140,5 ha. Đây là khu được xây dựng với ý tưởng hình ảnh thu nhỏ của làng nghề truyền thống của Việt Nam.



b. Mạng lưới các kho tàng:

- Tổng kho: Bố trí 1 khu có diện tích 578 ha, giáp về phía Bắc khu công nghiệp tập trung. Đây là khu tổng kho lớn nhất của khu kinh tế, bao gồm kho nguyên liệu, kho nhiên liệu, kho dự trữ quốc gia và các loại kho khác.

- Các loại kho vận khác:

 Kho ngoại quan: Bố trí 4 khu kho ngoại quan kiêm cảng nội địa tại 3 khu vực: một ở giáp khu công nghiệp tập trung và giáp khu dịch vụ của khẩu có diện tích 151,14 ha; một giáp đường QL14 hướng đi Kon Tum (phía Đông nam thị trấn Plây Kần) có diện tích 54,82 ha; một ở đô thị Bắc Bờ Y có diện tích 30,05 ha giáp đường QL14 hướng đi Đà Nẵng; một ở phía Nam khu kinh tế giáp đường 14C có diện tích 30,43 ha.

 Kho trung chuyển: Bố trí ghép với bến xe tải, xe quá khổ. Các bến xe này được bố trí bên cạnh khoa ngoại quan (xin xem ở phần đầu mối hạ tầng giao thông).

 Kho trung chuyển xăng dầu: Bố trí ngay tại các trạm bán lẻ xăng dầu (đã nêu ở mục mạng lưới công trình thương mại, dịch vụ). Kho này kiêm kho bán lẻ.

 Kho phân phối: Bố trí ngay tại các chợ, trung tâm thương mại, khu phi thuế quan, khu dịch vụ mậu biên (đã nêu ở phần mạng lưới các công trình thương mại-dịch vụ).

5.5.2.7. Các cơ sở kinh tế, khoa học khác: Bố trí một khu nghiên cứu khoa học & công nghệ có diện tích 750ha tại phía Nam đô thị Nam Bờ Y và giáp với khu du lịch hồ Sa Loong. Tính chất bao gồm: nghiên cứu thực nghiệm công nghệ cao, vườn ươm, vườn thực nghiệm, khu bảo tồn gen động thực vật và trung tâm nghiên cứu khoa học của đại học Bờ Y.

5.5.2.8. Các khu quân sự: Bố trí đủ theo yêu cầu của quân đội.

5.5.2.9. Các khu cách ly: Bố trí 04 cụm nghĩa trang và bãi rác, đảm bảo tiện dụng và vệ sinh môi trường như sau:

- 01 khu phía Bắc (thuộc địa phận xã Đắk Dục), diện tích (nghĩa trang + bãi rác) = 61,92 + 60,65 = 122,27 ha. Khu này phục vụ cho đô thị Bắc Bờ Y và dân cư xã Đắk Dục. Cự ly gần nhất đến với đô thị là 5km, đến với điểm dân cư nông thôn là 2km. Dân cư đô thị và nông thôn không phát triển theo hướng này.

- 01 khu phía Tây bắc (thuộc địa phận xã Plây Xú), diện tích (nghĩa trang + bãi rác) = 53,38 + 62,46 = 115,84 ha. Khu này phục vụ cho đô thị Tây, Nam Bờ Y và dân cư xã Plây Xú, Đắk Nông. Cự ly gần nhất đến với đô thị là 7-8 km, đến với điểm dân cư nông thôn là 3-4 km. Dân cư đô thị và nông thôn không phát triển theo hướng này.

- 01 khu phía Tây nam (thuộc địa phận xã Pờ Y), diện tích (nghĩa trang+ bãi rác) = 58,37 + 49,33 = 107,7 ha. Khu này phục vụ cho đô thị Tây, Nam Bờ Y và dân cư xã Pờ Y. Cự ly gần nhất đến với đô thị là 10 km, đến với điểm dân cư nông thôn là 3 - 4 km. Dân cư đô thị và nông thôn không phát triển theo hướng này.

- 01 khu phía Đông nam (thuộc địa phận xã Đắk Kan), diện tích (nghĩa trang + bãi rác) = 72,75 + 71,38 = 144,13 ha. Khu này phục vụ cho thị trấn Plây Kần , đô thị Nam Bờ Y và dân cư xã Đắk Kan. Cự ly gần nhất đến với đô thị là 8 km, đến với điểm dân cư nông thôn là 2 -3 km. Dân cư đô thị và nông thôn không phát triển theo hướng này.

5.5.2.10. Các sản xuất nông -lâm- ngư nghiệp: Bao gồm khu sau:

- Các khu sản xuất nông nghiệp, diện tích đợt đầu đến năm 2015 là 5.504,85 ha (tiêu chuẩn 1.101,2m2/người), đợt sau đến năm 2025 là 3.946,7 ha (tiêu chuẩn 562,9m2/người). Các khu đất này được bố trí 1 phần giáp với đô thị, còn lại phân bố xung quanh các điểm dân cư nông thôn.

- Các khu sản xuất nông nghiệp dưới tán lá rừng, diện tích đợt đầu đến năm 2015 là 6.728,2ha (tiêu chuẩn 1.345m2/ng), đợt sau đến năm 2025 là 8.770 ha (tiêu chuẩn 688 m2/ng). Các khu này bố trí xen kẽ với các khu sản xuất nông nghiệp ở trên.

- Các khu trồng rừng sản xuất, diện tích đợt đầu đến năm 2015 là 13.462,9ha (tiêu chuẩn 2.693m2/ng), đợt sau đến năm 2025 là15.094,3ha (tiêu chuẩn 2.152 m2/ng). Các đất này được bố trí giáp với các khu canh tác ở trên.

- Tổng diện tích đất sản xuất nông-lâm nghiệp bố trí đợt đầu đến năm 2015 là 25.696ha (tiêu chuẩn 5.140,17m2/ng), đợt sau đến năm 2025 là 23.684,7 ha (tiêu chuẩn 3.403 m2/ng).

- Các khu canh tác ngư nghiệp: Là diện tích mặt nước của các hồ được quy hoạch là 1.581 ha. Ngoài việc sử dụng để cải thiện môi trường, phát triển kinh tế nông-lâm nghiệp, phát triển du lịch và các loại hình kinh tế khác, còn dùng để canh tác nuôi trồng thuỷ sản đáp ứng nguồn thực phẩm cho khu vực (nếu sử dụng cho mục tiêu này thì tiêu chuẩn sử dụng mặt nước để canh tác là 316m2/người đợt đầu đến năm 2015 và 226m2/ng đợt sau đến năm 2025.)

Tiêu chuẩn diện tích nông-lâm nghiệp bố trí trong quy hoạch thoả mãn yêu cầu về chế độ chính sách theo quyết định số 134/2004/TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng về chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số.

5.5.2.11. Các khu bảo tồn và quản lý nghiêm ngặt.

- Rừng phòng hộ: Rừng có diện tích 8.329,2 ha, nằm ở giáp đường biên giới Việt - Lào, việc khai thác sử dụng rừng này theo chính sách chung của Nhà nước.



- Rừng quốc gia Chưmonray: Rừng trong địa phận khu kinh tế có diện tích 10.644,8 ha, nằm ở phía Đông nam khu kinh tế, giáp với huyện Sa Thầy và biên giới Việt - Lào. việc khai thác sử dụng rừng này theo quy chế chính sách chung của Nhà nước.


tải về 3.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương