I. SỰ CẦn thiết phảI ĐIỀu chỉnh quy hoạCH


III. CÁC DỰ BÁO PHÁT TRIỂN



tải về 3.51 Mb.
trang9/23
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2017
Kích3.51 Mb.
#32820
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   23

III. CÁC DỰ BÁO PHÁT TRIỂN


3.1. Dự báo phát triển kinh tê:

3.1.1. Tăng trưởng kinh tế:

3.1.1.1. Tổng quan: Cơ cấu kinh tế hiện tại của khu kinh tế (huyện Ngọc Hồi) đang nặng về nông lâm nghiệp (KT khu vực 1 đạt 41,2%GDP), sau đó là KT khu vực 2 (công nghiệp) đạt 37%GDP, cuối cùng là KT khu vực 3 (dịch vụ) nhỏ bé đạt 21,5%. Khả năng trong khoảng 10-20 năm nữa, các ngành kinh tế sẽ phát triển như sau :

- KT khu vực 3 sẽ tăng nhiều và nhanh hơn với lý do: Các cửa khẩu quốc gia, quốc tế trong vùng TGPT ngày càng được mở rộng phát triển và hình thành nhiều cơ sở kinh tế giao lưu thương mại dịch vụ trong vùng. Các hành lang giao thương kinh tế trong tam giác phát triển (TGPT) giữa 3 quốc gia Việt Nam - Lào – Campuchia được thực hiện sẽ cuốn hút trao đổi hàng hoá nội vùng và quá cảnh. Kinh tế xã hội càng phát triển, đời sống cải thiện, nhu cầu cung cầu trong sản xuất, đời sống cao hơn đòi hỏi hình thành thêm nhiều cơ sở, điểm trung tâm thương mại và dịch vụ ở khu kinh tế.

- KT khu vực 2 cũng song song phát triển để đáp ứng nhu cầu giao lưu hàng hoá của KT khu vực 3. Lý do khác cho khu vực 2 phát triển bởi nhu cầu khai khoáng, chế biến lâm sản, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất hàng xuất khẩu để khai thác thế mạnh của vùng TGPT nói chung và khu kinh tế nói riêng phát triển.

- Các ngành kinh tế công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch phát triển sẽ chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu Lào động cơ bản cho vùng TGPT và khu kinh tế.

- Khu vực 1 tỷ trọng giảm xuống do kết quả chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nhưng điều quan trọng là chuyển đổi về chất từ nền kinh tế nông nghiệp tự cung, tự cấp dần chuyển đổi sang nền kinh tế hàng hoá. Chính hàng hoá tạo ra từ khu vực này có tác động nhiều tới việc buôn bán tiểu ngạch của vùng biên giới và là vùng nguyên liệu phục vụ cho các loại công nghiệp chế biến.

Năm 2020 cả nước cơ bản là nước công nghiệp nhưng không phải mọi vùng đều đạt mức như vậy, mà phụ thuộc vào thế mạnh của từng vùng. Vùng TGPT với thế mạnh vượt trội là giao thương hàng hoá, du lịch dịch vụ; Vì vậy cơ cấu kinh tế chủ đạo của khu kinh tế là KT khu vực 3, các khu vực 2 và 1 phát triển theo để đáp ứng nhu cầu phát triển của khu vực 3 nói riêng và nhu cầu xã hội nói chung.

- Tóm lại: Tới năm 2020-2025, cơ cấu kinh tế của khu kinh tế cửa khẩu QT Bờ Y sẽ được dự báo là: Dịch vụ - công nghiệp - nông lâm nghiệp, trong đó công nghiệp và dịch vụ là cơ bản nếu như không có gì đột biến.

Lào động về dịch vụ và công nghiệp sẽ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số Lào động toàn vùng, Lào động phi nông nghiệp sẽ ngày càng nhiều hơn trong nông thôn và đa số được dịch chuyển vào khu vực đô thị trong khu kinh tế; Vì vậy khả năng tăng trưởng đô thị hoá sẽ rất cao đạt trong vùng TGPT.



3.1.1.2. Phương hướng phát triển các cơ cấu ngành và sản phẩm chủ lực trong khu kinh tế:

a. Ngành nông lâm nghiệp (KV1) :

- Quan điểm kinh tế kinh tế nông lâm nghiệp là phát triển toàn diện và bền vũng theo hướng sản xuất hàng hoá trên cơ sở phát huy tốt nhất các tiềm năng về rừng, đất rừng, đất đai...vv. Phát triển đa dạng hoá theo hình thức kết hợp kinh tế tư nhân và tập thể, khuyến khích hình thức kết hợp giữa 4 nhà: Nhà Nông - Nhà khoa học - Nhà đầu tư - Nhà nước, khuyến khích hình thức cổ phần đất đai vào công ty nông nghiệp, khuyến khích góp đất vào lập trang trại..vv. Khuyến khích canh tác các sản phẩm có giá trị kinh tế cao và ở trình độ công nghệ cao. Tiếp tục phát huy tính tích cực của các nông - lâm trường để trở thành chỗ dựa của các thành phần kinh tế khác tại địa bàn nông thôn. Gắn mục tiêu tăng trưởng nông nghiệp với xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, nâng cao dân trí và từng bước cải thiện đời sống nhân dân. Sự phát triển nông lâm nghiệp ở khu kinh tế từ nay đến 2025 tiên lượng như sau:

 Thời kỳ 2006 - 2010. Thời kỳ này có biến động lớn về sản xuất nông nghiệp do đất đai sản xuất bị co hẹp, địa bàn canh tác bị biến dạng, Lao động bị thu hút vào các ngành sản xuất khác, cơ cấu sản phẩm đang dần chuyển dịch do nhu cầu của khu kinh tế. Đây là thời kỳ SXNN bị đình đốn, đất đai sẽ có những phần bị hoang hoá..vì vậy nhà nước cần có những chính sách tích cực để ổn định sản xuất. Phấn đấu trong thời kỳ này cố gắng giữ vững mức tăng trưởng bình quân khoảng 16,5%. Tổng sản phẩm dự kiến phải đạt khoảng 100 - 110 tỷ đồng.

 Thời kỳ 2010 - 2015. Thời kỳ này đã khá ổn định về sản xuất nông nghiệp do đất đai được bố trí lại hợp lý, hạ tầng kỹ thuật được nâng cao, cơ cấu sản phẩm chuyển dịch mạnh do nhu cầu của khu kinh tế, có sự hình thành các tổ chức kinh tế nông nghiệp mới theo xu thế tích cực. Đây là thời kỳ SXNN phục hồi và phát triển; Phấn đấu trong thời kỳ này đạt mức tăng trưởng bình quân khoảng 16,5-17%. Tổng sản phẩm dự kiến phaỉ đạt 260-280 tỷ đồng.

 Thời kỳ 2015 - 2025. Đây là thời kỳ ổn định và phát triển của kinh tế NN do đất đai được bố trí lại hợp lý hơn, cơ cấu sản phẩm hoàn chỉnh chuyển dịch do nhu cầu của khu kinh tế, sức tiêu thụ của sản phẩm nông nghiệp sẽ rất cao và hoàn toàn là hàng hoá. Các tổ chức kinh tế nông nghiệp như: Công ty cổ phần, trang trại cổ phần phát triển, trình độ canh tác cũng phát triển cao. Phấn đấu trong thời kỳ này đạt mức tăng trưởng bình quân khoảng 12-15%. Tổng sản phẩm dự kiến phải đạt 700 - 800 tỷ đồng.

- Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp trong khu kinh tế định hướng phát triển theo đa dạng sinh học có giá trị kinh tế cao và canh tác công nghệ cao, để phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu của khu kinh tế như sau:

 Trồng trọt: Định hướng sâu vào phát triển các loại cây nông nghiệp như: Ngũ cốc lấy bột như lúa, ngô, sắn...vv; Cây công nghiệp như: Chè, cà phê, cao su, hồ tiêu...vv; Cây ăn quả như: Hồng, dứa, dừa...vv; Các loại cây thực phẩm như rau, quả, hoa....vv; Các loại cây bán lâm nghiệp dưới tán lá rừng như: Quế, hồi, bời lời..vv; Khuyến khích phát triển trồng rừng chuyên canh, rừng nguyên liệu phục vụ cho các ngành công nghiệp chế biến.

 Chăn nuôi: Định hướng sâu vào phát triển các con phục vụ nhu cầu thực phẩm và xuất khẩu có giá trị kinh tế cao và chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp tập trung như: Các loại gia cầm, các loại gia súc, các loại thuỷ sản như tôm cá...Đặc biệt chú ý khuyến khích đến những đầu con nằm trong dạng bảo tồn gien và giống nhằm tạo thương hiệu cho khu vực, tăng sự hấp dẫn về du lịch....

- Biện pháp chủ lực để phát triển kinh tế KV1 ở đây là nhà nước cần quan tâm quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp trong khu kinh tế đến 2025 và có những chính sách về di dân, khuyến nông hợp lý trong từng thời kỳ phát triển. Đồng thời quan tâm đầu tư thích đáng về cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp.

b. Ngành công nghiệp (KVII):

- Với lợi thế của khu kinh tế có quan hệ giao thương rất lớn với khu vực trong nước và quốc tế; Lại được ưu tiên đầu tư mạnh vào hệ thống kết cấu hạ tầng trong thời gian tới, do đó hướng phát triển công nghiệp chủ yếu của khu kinh tế là tập trung phát triển các ngành hàng phục vụ cho xuất nhập khẩu và hàng tiêu dùng, đặc biệt trú trọng các sản phẩm có nguồn nguyên liệu địa phương; Tạo được đột phá về số lượng, chất lượng và sức cạnh tranh trong TGPT và đạt được tốc độ tăng trưởng cao. Tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu tổng sản phẩm, tạo điều kiện để hội nhập ở mức sâu hơn với kinh tế vùng TGPT, cả nước, khu vực và thế giới. Ngành công nghiệp trong khu kinh tế tiên lượng cùng sẽ phát triển theo các thời kỳ như: Thời kỳ 2006 - 2010 là thời kỳ đầu tư, vận hành chạy thử và thăm dò thị trường; Cơ cấu sản phẩm ít và thấp chủ yếu phục vụ cho hàng tiêu dùng là chính. Phấn đấu trong thời kỳ này cố gắng mức tăng trưởng bình quân khoảng 23-24%/năm, tổng sản phẩm dự kiến phải đạt 140-150 tỷ đồng. Thời kỳ 2010 - 2015 - Là thời kỳ đã khá ổn định về sản xuất do sự đầu tư hoàn chỉnh ở giai đoạn trước. Cơ cấu sản phẩm khá phong phú phục vụ cho cả tiêu dùng, xuất khẩu và sản xuất trong nước. Phấn đấu trong thời kỳ này đạt mức tăng trưởng bình quân khoảng 27%-28/ năm. Tổng sản phẩm dự kiến phải đạt khoảng 480-500 tỷ đồng. Thời kỳ 2015 – 2025. Là thời kỳ ổn định và phát triển cao, cơ cấu sản phẩm đã rất phong phú do nhu cầu giao thương hàng hoá. Phấn đấu trong thời kỳ này chỉ cần giữ mức tăng trưởng khoảng 15-16%/ năm. Tổng sản phẩm dự kiến phải đạt khoảng 2200-2300 tỷ đồng.

Để đạt được tốc độ tăng trưởng ở các thời kỳ đã nêu ở trên, nhiệm vụ chủ yếu cần ưu tiên phát triển là công nghiệp phải đi thẳng vào công nghệ tiên tiến và công nghệ hiện đại tạo ra được nhiều sản phẩm mũi nhọn có chất lượng, có giá trị cao, có đủ sức cạnh tranh trên thị trường nội địa và xuất khẩu. Phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp bổ trợ, cơ khí chế tạo, đồng thời phát triển mạnh nhóm ngành có lợi thế về nguồn nguyên liệu địa phương, có khả năng thu hồi vốn nhanh, có cơ hội chọn đối tác đầu tư từ bên ngoài. Đồng thời chú trọng phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ nhất là nguyên liệu từ nông lâm nghiệp, chế biến lương thực thực phẩm, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng như: Giấy, dệt may,da giày…vv.

Để thực hiện nhiệm vụ này; Quá trình phát triển cần hướng vào các trọng tâm đầu tư các cơ sở sản xuất theo hướng hiện đại hoá, tự động hoá cao cho những xí nghiệp sản xuất hàng hoá xuất khẩu, sản xuất hàng hoá nguyên liệu thay thế hàng nhập khẩu tạo sức cạnh tranh cho các sản phẩm mũi nhọn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong, ngoài nước. Phương hướng phát triển sản phẩm các ngành công nghiệp như sau:

 Công nghiệp sản xuất vật liệu: Khu vực TGPT đang trong thời kỳ xây dựng nên đây là ngành công nghiệp cần được ưu tiên hàng đầu để đáp ứng nhu cầu của khu vực. Định hướng vào phát triển những sản phẩm chủ lực được sản xuất từ nguyên liệu có nguồn gốc từ địa phương như: SX gạch, ngói, đá lát, bột đá, gạch lát, gạch Block, bê tông đúc sẵn, kính xây dựng, sản phẩm gỗ ép, ván sàn, cửa.....sản phẩm vật liệu cơ khí thô...vv.

 Công nghiệp sản xuất hoá chất, nhựa, phân bón, thức ăn chăn nuôi: Đây là ngành công nghiệp cơ bản sản xuất nguyên liệu thiết yếu phục vụ cho mọi ngành sản xuất vật chất; Sản phẩm của chúng cực kỳ đa dạng, có nguồn gốc cả vô cơ lẫn hữu cơ. Theo điều kiện của khu vực định hướng sản xuất một số mặt hàng như: Sản xuất bột mầu, men gốm sứ, bột đá, các muối tổng hợp, Axít tổng hợp... phục vụ cho xây dựng, khai khoáng và các ngành công nghiệp nhẹ khác; Các hoá chất bảo quản sản phẩm nông lâm sản xuất khẩu, các hoá chất phục vụ khai thác nước; các hoá chất xử lý môi trường......vv. Các sản phẩm nhựa nguyên liệu có nguồn gốc đới cao su, các loại thuốc bảo vệ thực vật, các loại phân bón có nguồn gốc hữu cơ và vi sinh khác....vv và thức ăn cho gia cầm gia súc bằng nguồn nguyên liệu thứ phẩm của nông lâm nghiệp.

 Công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản thực phẩm đồ uống: Nghị quyết TW 4 khoá VIII xác định “ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến gắn với phát triển nguồn nguyên liệu nông sản, thuỷ sản, sản xuất hàng xuất khẩu các mặt hàng tiêu dùng…”. Đối với công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống là phải áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, đặc biệt là trồng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Bởi nếu chất lượng nguyên liệu đồng đều, bảo quản tốt thì công nghiệp chế biến sẽ có những sản phẩm chất lượng cao đáp ứng được mọi tiêu chuẩn của thị trường thế giới. Định hướng phát triển trong khu kinh tế 1 số ngành công nghiệp như: Công nghiệp chế biến nông sản, chế biến cà phê, cao su, điều, bời lời, sắn, hồ tiêu.......vv, đây là những cây công nghiệp chủ lực của Tây Nguyên có vùng nguyên liệu rất lớn. Công nghiệp chế biến Lâm sản: Chế biến gỗ, bột gỗ, bột giấy, ván ép..vv từ rừng nguyên liệu của Tây Nguyên. Công nghiệp chế biến thực phẩm: Thịt hộp, đồ uống, rượu - bia, sữa,..... từ chế phẩm chăn nuôi và trồng trọt. Nước đóng chai từ nguồn thiên nhiên, ép dầu điều..vv.

 Công nghiệp công nghệ cao: Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp phần mềm, thiết bị tin học, tự động hoá (sản xuất các thiết bị tự động, rôbốt…), vật liệu từ tính cao cấp, vật liệu kỹ thuật cao (cách nhiệt, chịu mài mòn), sứ polyme cách điện, polyme dẫn điện, vật liệu mới vật liệu composit, polyme tổng hợp…; Công nghiệp cơ khí chế tạo đáp ứng nhu cầu chế biến nông sản thực phẩm và hàng tiêu dùng cao cấp v.v…

 Công nghiệp cơ khí, lắp ráp: Khu vực miền Trung - Tây Nguyên nói riêng và TGPT nói chung có số lượng dân cư đông, diện tích canh tác nông lâm nghiệp rất lớn; Là khu vực đang kích thích phát triển vì vậy nhu cầu sản phẩm về cơ khí rất lớn.

Vì vậy nhu cầu các sản phẩm cơ khí của TGPT rất lớn để phục vụ sản xuất nông nghiệp như máy kéo để làm đất, vận chuyển, khai thác, thu hoạch...vv. Máy bơm phục vụ tưới tiêu; Máy tuốt lúa, máy thái, máy sấy, máy xay sát, máy nghiền... vv và các máy công cụ khác phục vụ canh tác, thu hoạch, chế biến nông lâm sản.

Ngoài ra khu kinh tế nói riêng và khu vực nói chung có những định hướng lớn về phát triển tiểu thủ CN, làng nghề và các dịch vụ nông thôn. Vì vậy, nhu cầu sản phẩm cơ khí công cụ phục vụ mục tiêu sản xuất TTCN và làng nghề ở trên cũng rất lớn. Vì vậy việc cần quy hoạch định hướng vào sản xuất những sản phẩm này trên cơ sở khuyến khích phát triển hướng đầu tư chiều sâu những sản phẩm đa dạng, phù hợp với nhu cầu của người sử dụng, chất lượng tốt, hình thức đẹp, giá thành hạ.

Khuyến khích các cơ sở sửa chữa cơ khí gò, hàn, tiện…, các cơ sở sửa chữa điện, điện tử phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân tại các xã, để xã nào cũng có ít nhất một cơ sở sửa chữa cơ khí, điện và điện tử.

Coi trọng phát triển các ngành sản xuất phụ kiện cho ngành sản xuất công nghiệp khác như: Giấy, Dệt may, đồ da, các ngành cơ khí chế tạo thiết bị và phụ tùng như các thiết bị cho sản xuất ô tô, xe máy, sản xuất thiết bị điện, linh kiện điện tử, sản xuất động cơ nổ, động cơ điện (nhất là động cơ điện công suất lớn), thiết bị chế biến nông, lâm sản…; thiết bị cho công nghiệp sản xuất vật liệu; thiết bị cho công nghiệp chế biến nông lâm sản thực phẩm…

Để từng bước thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn, phục vụ trực tiếp cho phát triển kinh tế của khu kinh tế, công nghiệp cơ khí thuộc mọi thành phần kinh tế trước hết cần hướng vào sản xuất thiết bị toàn bộ phục vụ nông nghiệp như máy kéo nhỏ làm đất, máy phay đất, thiết bị vận chuyển thô sơ, xe cải tiến, xe trâu bò kéo, rơ mooc loại nhỏ theo máy kéo, máy bơm nước, bình bơm thuốc trừ sâu… Các thiết bị phục vụ sau thu hoạch như máy tuốt lúa, máy tẽ ngô, máy bóc vỏ lạc, máy thái khoai, máy sấy khô đặc biệt các loại máy chế biến, sơ chế nông sản thực phẩm theo yêu cầu công nghệ.

Sản xuất các thiết bị nhỏ dùng trong gia đình, các thiết bị đặc thù phục vụ cho các làng nghề thủ công, phục vụ cho chế biến thực phẩm, chế biến thức ăn cho chăn nuôi, sản xuất hàng tiêu dùng và mỹ nghệ xuất khẩu.

Ngoài ra còn sản xuất các công cụ cầm tay như cuốc, xẻng, liềm phù hợp với từng vùng sản xuất trong khu vực.

 Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu khác: Như giấy viết, đồ da, đồ nhựa, đồ kim loại, đồ gỗ.....vv. Những sản phẩm này được sản xuất trên cơ sở khai thác từ nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương và sản phẩm của các ngành công nghiệp khác.

 Tiểu thủ công nghiệp, hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu: Phát triển TTCN trên địa bàn nông thôn với mục tiêu là tạo thêm công ăn việc làm cho người Lào động, tăng cường dịch vụ nông thôn, tăng kim ngạch xuất khẩu đóng góp vào cơ cấu sản phẩm xã hội. Hướng phát triển các cơ sở TTcông nghiệp thành các điểm vệ tinh, chi nhánh của các doanh nghiệp sản xuất. Khôi phục và phát triển các nghề thủ công truyền thống tạo ra các sản phẩm có giá trị cao, mang tính đặc thù của dân tộc, của địa phương và có giá trị xuất khẩu như: Nghề dệt thổ cẩm, đan lát song mây tre, khắc gỗ, chế tác đồ đồng và các sản phẩm mỹ nghệ khác từ gỗ, song, mây, tre..vv.

Để đạt được các chỉ tiêu dự báo trên cần phải có quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp, đồng thời có những chính sách thích hợp khuyến khích và thu hút đầu tư từ mọi thành phần kinh tế trong khu vực; Đặc biệt là nguồn vốn FDI sẽ là cơ sở cho sự nghiệp phát triển công nghiệp trong khu kinh tế.

c. Ngành dịch vụ (KV3):

- Đây là ngành kinh tế chủ đạo và là động lực phát triển chính của khu kinh tế, nên cần được trú trọng đặc biệt. Phát triển thương mại dịch vụ trên cơ sở khai thác có hiệu quả các yếu tố tiềm năng vốn có; Củng cố và mở rộng quan hệ buôn bán trong nước và quốc tế nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Quy hoạch và xây dựng hệ thống, mạng lưới các cơ sở kinh tế dich vụ như: Hệ thống chợ, trung tâm thương mại dịch vụ, các khu, điểm, tuyến du lịch...vv. Huy động khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia lưu thông hàng hóa phục vụ cho xuất nhập khẩu và đời sống nhân dân trong khu vực. Xây dựng thông tin thị trường và xúc tiến thương mại; Thiết lập kỷ cương trật tự thị trường, tổ chức bộ máy quản lý thị trường nhằm lành mạnh hóa thị trường trên địa bàn khu kinh tế. Xúc tiến công tác lập quy hoạch phát triển tổng thể các ngành thương mại, du lịch, xuất nhập khẩu...vv. Phương hướng phát triển của ngành 2025 phấn đấu tăng trưởng ngành đến 2005- 2010 khoảng 40-41%, đến 2010- 2015 khoảng 27-28%, 2015- 2025 khoảng 15,7-17%. tổng sản phẩm ngành dịch vụ đến năm 2015 đạt khoảng 480-500 tỷ đồng, đến 2025 đạt khoảng 1900-2000 tỷ đồng; Cơ cấu ngành dịch vụ dự báo như sau:



c.1. Ngành thương mai :

- Thương mại quốc tế: Phát triển thị trường nước ngoài nhằm đẩy mạnh tốc độ tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn. Phấn đấu giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân từ 12,4%-16.4%/năm. Chú trọng phát triển các mặt hàng do địa phương sản xuất, nhất là các sản phẩm truyền thống như: Cà phê, cao su, mây tre đan, đồ mỹ nghệ, thảm, thêu, ren….Đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp như: Giấy, hàng dệt may, đồ da, đồ gỗ, đá. vật liệu xây dựng, nguyên liệu thô....vv và các sản phẩm từ sản xuất công nghiệp đã nêu ở trên.

Về giá trị kim ngạch xuất khẩu: Dự báo tăng từ 22,5 triệu USD năm 2005 lên 48,5 triệu USD năm 2010 và dự kiến sẽ đạt khoảng 400 triệu USD vào năm 2025. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân tăng thời kỳ 2006-2010 là 16.4%/năm, thời kỳ 2010-2015 là 17,5%/năm, 2015-2020 là 15,6%/năm, 2020-2025 là 12,5%/năm.

Về cơ cấu hàng hoá xuất khẩu, từ nay đến năm 2025 đối với khu kinh tế cần phát huy mọi nguồn lực, đầu tư thoả đáng cho phát triển sản xuất, đặc biệt là công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kết cấu hạ tầng nhằm tăng sức giao thương hàng hoá..vv; Trên cơ sở đó thì các nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu đến năm 2025 của khu kinh tế dự kiến như sau:

 Nhóm hàng TTCN Mỹ nghệ: Dự kiến đến năm 2010 có thể đạt 5-6 triệu USD và 2025 có thể đạt khoảng 50-60 triệu USD trở lên (dự kiến chiếm khoảng 10-15% tổng kim ngạch xuất khẩu). Gồm những mặt hàng như: Mây tre đan, vải thổ cẩm, đồ gỗ khắc, đồ đồng, sừng, da, đá mỹ nghệ..vv. Những sản phẩm này hướng tới thị trường của các nước phát triển như Tây Âu, Pháp, Đức, Đài loan, Nhật…vv qua nước thứ 3.

 Nhóm hàng công nghiệp: Bao gồm sản phẩm công nghiệp VLXD, công nghiệp cơ khí, hoá chất, phân bón, thức ăn gia Xúc, hàng tiêu dùng thiết yếu như giấy, đồ da, đồ vải, đồ gỗ, ván ép.... Dự kiến đến năm 2010 đạt từ 20-25 triệu USD và 2025 đạt khoảng 180 - 200 triệu USD (chiếm khoảng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu). Thị trường hướng tới của những sản phẩm này là các nước ở khu vực Tam giác phát triển (TGPT), khu vực tiểu vùng sông Mê kong, hành lang kinh tế Đông Tây.

 Nhóm hàng nông sản thực phẩm chế biến: Bao gồm các chế phẩm nông sản như: Càphê, cao su, hạt điều... Chế phẩm lâm sản như gỗ, gỗ ván ép, nguyên liệu... thịt, thực phẩm, rau quả...vv. Dự kiến đến năm 2010 có thể đạt 10 - 12 triệu USD trở lên và 2025 phấn đấu đạt khoảng 100-120 triệu USD (chiếm 25-30% kim ngạch xuất khẩu). Thị trường hướng tới là các nước trong TGPT, các nước Asean, các nước phát triển như : Tây âu, Châu mỹ..vv.

- Phát triển thương mại nội địa qua việc tăng cường mối quan hệ với các tổ chức thương mại, với các tỉnh trong vùng và cả nước để trao đổi hàng hoá, sản phẩm. Thực hiện các cơ chế chính sách thích hợp để huy động nguồn lực của các thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực trao đổi hàng hoá được sản xuất tại vùng sâu vùng xa; Tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học xúc tiến các chương trình, dự án hợp tác với tỉnh trong phát triển kinh tế-xã hội, hỗ trợ các sản phẩm có lợi thế để tạo thương hiệu. Tăng cường hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại, các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn đội ngũ cán bộ quản lý, nghiệp vụ thương mại trên địa bàn. Tăng cường các công tác quy hoạch tổng thể hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ thương mại cụ thể như sau:

Quy hoạch phát triển tổng thể hệ thống chợ bao gồm: Chợ đầu mối, chợ bán lẻ loại 1, loại 2 ở vùng đô thị và nông thôn, ở đô thị cần gắn quy hoạch chợ với quy hoạch phát triển các trung tâm thương mại, siêu thị, trung tâm bán buôn, trung tâm bán lẻ. Các chợ này có thể là chợ chuyên doanh hoặc tổng hợp 2 hay nhiều ngành hàng và có nhiều cấp độ khác nhau như: Chợ đầu mối, chơ trung tâm, chợ khu vực, chợ phường, chợ trong khu dân cư... Ở khu vực nông thôn phấn đấu xây dựng ở mỗi trung tâm xã 1-2 chợ tuỳ theo cự ly của các điểm dân cư. Các chợ ở nông thôn miền núi là các chợ truyền thống, chợ bán buôn bán lẻ nông sản, chợ giống, chợ cung ứng hàng hoá phục vụ sản xuất, tiêu dùng cho nông nghiệp, nông dân nông thôn gắn với yêu cầu giao lưu văn hoá của đồng bào các dân tộc.

Quy hoạch ít nhất 1 sàn - Trung tâm giao dịch hàng hoá: Với khu kinh tế nói riêng và Tây Nguyên nói chung trong giai đoạn quy hoạch kinh sẽ vẫn là nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao, cần thiết phải từng bước hình thành sàn (trung tâm) giao dịch hàng hoá, nhằm tổ chức tốt việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của nông dân, nông nghiệp. Tuy nhiên, việc phát triển và ứng dụng thành công giao dịch kỳ hạn như một công cụ bảo hiểm giá, phòng ngừa rủi ro là một quá trình phức tạp và rất khó khăn.

Quy hoạch mạng lưới trung tâm thương mại (TTTM), siêu thị, cửa hàng tổng hợp gắn với đô thị và các điểm dân cư nông thôn; Trong đó Trung tâm thương mại quốc tế gắn với chính sách hàng trong diện miễn thuế qua của khẩu là chủ đạo; Quy hoạch hệ thống siêu thị, cửa hàng kinh doanh tổng hợp bán lẻ hàng hoá.

Ngoài ra cần quy hoạch các công trình đầu mối kỹ thuật thương mại như: Hệ thống lò giết mổ gia súc, gia cầm; Mạng lưới kho vận đầu mối; Mạng lưới và cửa hàng bán lẻ xăng dầu.

Phấn đấu tổng sản phẩm ngành thương mại đến năm 2015 đạt khoảng 240-250 tỷ đồng, đến 2025 đạt khoảng 950-1000 tỷ đồng. 

c.2 Ngành du lịch:

- Định hướng phát triển khu kinh tế thành trung tâm dịch vụ du lịch lớn của Miền Trung - Tây Nguyên nói riêng và TGPT nói chung theo chương trình “3 Quốc gia 1 điểm đến”. Xét về vị thế và các tiềm năng của khu kinh tế, tính chất du lịch sẽ gồm các loại hình du lịch như: Du lịch sinh thái, môi trường, cảnh quan; Du lịch văn hoá, lịch sử, lễ hội và nhân văn; Du lịch nghỉ dưỡng, giải trí tổng hợp và các hình thái du lịch chuyên đề khác.

Hiện nay số lượng người xuất nhập cảnh qua cửa khẩu tăng vọt trong mấy năm gần đây, năm 2004 có 3.597 lượt người, 2005 có 7.446 lượt người và 6 tháng đầu 2006 có 12.430 lượt người, năm sau tăng khoảng trên 200% so với năm trước. Dự báo các giai đoạn phát triển như sau:

 Giai đoạn 2006 - 2010 số lượng khách sẽ tăng trưởng đột biến do quá trình đầu tư vào cơ sở hạ tầng của khu kinh tế nói riêng và cơ sở hạ tầng du lịch nói chung. Trong giai đoạn này các khu, điểm du lịch lớn đang trong thời gian thực hiện; Nguồn tài nguyên du lịch bắt đầu được quan tâm khai thác. Tuy nhiên hiệu quả về kinh doanh du lịch sẽ chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu cho đối tượng khách cao cấp, do trên địa bàn thời kỳ này các khu du lịch cao cấp, hiện đại, khép kín (Resort, Spa) có quy mô lớn chưa được đầu tư, hoặc đang đầu tư. Sản phẩm du lịch thời kỳ này chủ yếu phục vụ cho loại hình du lịch sinh thái, môi trường, cảnh quan; Du lịch văn hoá, lịch sử, lễ hội và nhân văn. Phấn đấu đạt mức tăng trưởng khoảng 30-40%, tổng sản phẩm du lịch đạt khoảng 50-60 tỷ đồng.

 Giai đoạn 2010 - 2015: Các dự án đã đi vào hoạt động, hệ thống đô thị được xây dựng đợt đầu và bổ trợ không gian kinh tế - xã hội - quân sự cho khu kinh tế đã và đang hoàn thiện. Đời sống nhân dân được nâng cao đáng kể. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp, dịch vụ. Hoạt động du lịch trong giai đoạn này phát triển mạnh về số lượng và chất lượng. Thời kỳ này khách du lịch cũng tăng trưởng đột biến, cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng du lịch tăng nhanh chóng. Cơ cấu khách du lịch đến khu kinh tế trở lên cực kỳ đa dạng và phức tạp. Sẽ xuất hiện những hiện tượng khó kiểm soát tại một số điểm như: ô nhiễm môi trường, xuống cấp nghiêm trọng về tài nguyên, mại dâm, ma tuý…vv. Sản phẩm của thời kỳ này có thêm du lịch nghỉ dưỡng và giải trí tổng hợp và 1 số chuyên đề.. Phấn đấu đạt mức tăng trưởng khoảng 25-28%, tổng sản phẩm du lịch đạt khoảng 160-170 tỷ đồng.

 Giai đoạn 2015 - 2025: Khu kinh tế trở thành trung tâm du lịch phát triển song song với sự phát triển toàn diện của kinh tế - xã hội trong khu kinh tế nói riêng và các trung tâm du lịch khác ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên nói chung. Các điểm có thế mạnh về nguồn tài nguyên sẽ được khai thác triệt để. Nguồn vốn đầu tư du lịch ngày càng tăng. Sẽ xuất hiện các tập đoàn du lịch trong nước và quốc tế quốc tế đặt tru sở tại khu kinh tế. Sản phẩm của thời kỳ này phục vụ gồm đủ các hình thái du lịch đã nêu ở trên. Phấn đấu đạt mức tăng trưởng khoảng 13-15%, tổng sản phẩm du lịch đạt khoảng 500-600 tỷ đồng.

- Về không gian du lịch của khu kinh tế có thể bao gồm các cụm du lịch chính:

 Cụm du lịch tiệm cận với khu dịch vụ cửa khẩu nằm ở phía Tây khu kinh tế theo đường QL40. Sản phẩm chính là du lịch thăm quan, quá cảnh, vui chơi giải trí tổng hợp, kết hợp với hoạt động thương mại xuất nhập cảnh.

 Cụm du lịch rừng Quốc gia Chưmonray- Hồ chứa nước Saloong- nằm ở phía Nam khu kinh tế theo đường QL14C. Cụm này đồng thời là Trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ của khu kinh tế; Sản phẩm chính là du lịch sinh thái rừng, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí tổng hợp và du lịch chuyên đề khác.

 Cụm du lịch núi Kemput-Bia - Đô thị phía Bắc Bờ Y; Nằm ở phía Bắc khu kinh tế theo đường QL14 đi Đà Nẵng. Khu vực này có núi cao, hồ chứa nước và được quy hoạch một loạt các công trình như: Làng nghề Việt Nam, làng văn hoá các dân tộc Tây Nguyên, trang trại sinh thái, nhà ở chuyên đề..vv. Sản phẩm chính là du lịch thăm quan làng nghề, văn hoá, lễ hội, du lịch cảnh quan - leo núi - sinh thái và chuyên đề khác.

 Cụm du lịch rừng phía Tây Núi Kemput-Bia nằm ở phía Tây Bắc khu kinh tế, sau núi Kemput-Bia đến giáp với đường biên giới Lào. Khu vực này chênh lệch độ cao rất lớn và được quy hoạch một số hồ chứa nước kết hợp với khu du lịch rất lớn tại 2 xã Đắk nong và Đắk Xú. Sản phẩm chính là du lịch thăm quan văn hoá, lễ hội, du lịch cảnh quan - sinh thái, nghỉ dưỡng , giải trí tổng hợp và chuyên đề khác.

 Cụm du lịch trung tâm đô thị trong khu kinh tế nằm ở trung tâm của khu linh tế, giao lộ của QL14, 14C, QL40. Khu vực này là trung tâm đô thị, nơi có rất nhiều những di tích chiến tranh và được quy hoạch một hồ chứa nước kết hợp với các công trình hạ tầng xã hội nói chung và 1 loạt các khu giải trí tổng hợp nói riêng. Khu này đóng vai trò là khu điều hành toàn bộ hệ thống du lịch trong khu kinh tế. Sản phẩm chính là vui chơi giải trí tổng hợp.

- Việc định hướng đúng đắn các cụm du lịch trên sẽ tạo cho khu kinh tế một chiến lược đầu tư tập trung vào hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội phục vụ cho ngành du lịch, nhằm phát triển sự nghiệp du lịch của khu kinh tế.

- Để phấn đấu đạt mức dự báo trên, ngoài việc bố trí hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phục vụ du lịch; Cần thiết phải thực hiện thêm 1 số quy hoạch chiến lược về du lịch như: Quy hoạch tổng thể phát triển sự nghiệp du lịch đến 2025, các quy hoạch bảo tồn và khai thác giá trị của di sản thiên nhiên, di sản văn hoá....và các cơ chế chính sách thích khuyến kích mọi thành phàn kinh tế trong và ngoài nước tham gia phát triển sự nghiệp du lịch của khu kinh tế, nhằm biến khu kinh tế thành 1 khu du lịch mang tầm cỡ quốc tế và khu vực.



c.3. Các ngành dịch vụ khác :

Phát huy vị thế của khu kinh tế cửa khẩu, cần tập trung tập trung phát triển mạnh các loại hình dịch vụ như: Dịch vụ vận tải và bốc xếp hàng hoá; Dịch vụ bưu chính viễn thông - phát thanh truyền hình; Dịch vụ tài chính- tín dụng, dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ văn hoá, khoa học kỹ thuật khác…vv. Trên cơ sở phối kết hợp với các tỉnh Miền Trung - Tây Nguyên và các Tỉnh giáp biên giới trong vùng TGPT nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, đô thị hoá và đời sống, tăng phần đóng góp vào tăng trưởng GDP. Phấn đấu tổng sản phẩm ngành đến năm 2015 đạt khoảng 80-100 tỷ đồng, đến 2025 đạt khoảng 150-200 tỷ đồng ; Để đạt được mục tiêu này cần quy hoạch những công trình đầu mối kỹ thuật và có những chính sách tương thích và thuận lợi với sự phát triển chung của các ngành trong khu kinh tế.



3.1.1.3. Tăng trưởng kinh tế:

Từ nhận định tổng quan, cân đối và tính toán các khả năng phương hướng phát triển cơ cấu sản phẩm các ngành đã nêu ở trên, đồ án đề xuất tổng hợp lại có 2 phương án mục tiêu phát triển kinh tế như sau:

- Phương án 1 (PAI): Là phương án ưu tiên tối đa cho phát triển đồng thời cả công nghiệp - xây dựng lẫn thương mại dịch vụ với mức độ cao; công nghiệp hướng vào mục tiêu sử dụng công nghệ mới hiện đại gắn với công nghệ sinh học; Thương mại dịch vụ hướng vào chiều sâu và các trọng điểm. Theo phương án này thì tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu GDP tăng từ 37,3% năm 2005 lên 38,65% năm 2015 và 44,78% năm 2025. Tỷ trọng khu vực dịch vụ trong cơ cấu GDP tăng từ 21,5 năm 2005 lên 39,19% năm 2015 và 39,64% vào năm 2025. Tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP đến năm 2020 giảm xuống còn khoảng từ 41,2% năm 2005 xuống còn 22,15% năm 2015 và 16,59% năm 2025. Tổng nhu cầu vốn đầu tư thời kỳ 2006-2015 dự kiến là: 79.479 tỷ đồng (trong đó vốn thuộc sở hữu nhà nước là 28.333 tỷ đông, vốn ngoài nhà nước là 51.146 tỷ đồng); Giai đoạn 2015-2025 tổng vốn đầu tư dự kiến là 107.247 tỷ đồng (trong đó vốn thuộc sở hữu nhà nước là 16.581 tỷ đông, vốn ngoài nhà nước là 90.666 tỷ đồng). Tính cả 2 giai đoạn (2006-2025) thì tổng vốn đầu tư xã hội là 186.726 tỷ (trong đó vốn thuộc sở hữu nhà nước là 44.914 tỷ đông, vốn ngoài nhà nước là 141.810 tỷ đồng) (xem mục tổng vốn đầu tư xã hội ở phần phụ lục).

- Phương án II: Là phương án phát triển mạnh về dịch vụ, đặc biệt xuất nhập khẩu và du lịch trên cơ sở phát triển mạnh kết cấu hạ tầng cho du lịch và dịch vụ. Theo phương án này tỷ trọng công nghiệp xây dựng trong cơ cấu GDP giữa nguyên đến năm 2010 và tăng lên 39,6% năm 2015 và 40,3% năm 2025. Tỷ trọng khu vực dịch vụ trong cơ cấu GDP tăng từ 21,5 năm 2005, tăng lên 37,5% năm 2015 và 44,1 năm 2025. Tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP đến năm 2025 giảm xuống còn khoảng từ 41,2% năm 2005 xuống còn 25,1% năm 2015 và 15,6% năm 2025 . Tổng nhu cầu vốn đầu tư thời kỳ 2006-2015 dự kiến là: 75.694 tỷ đồng (trong đó vốn thuộc sở hữu nhà nước là 26.980 tỷ đông, vốn ngoài nhà nước là 48.700 tỷ đồng); Giai đoạn 2015-2025 tổng vốn đầu tư dự kiến là 102.140 tỷ đồng (trong đó vốn thuộc sở hữu nhà nước là 15.800 tỷ đông, vốn ngoài nhà nước là 86.300 tỷ đồng). Tính cả 2 giai đoạn (2006-2025) thì tổng vốn đầu tư xã hội là 178. 835 tỷ (trong đó vốn thuộc sở hữu nhà nước là 42.800 tỷ đông, vốn ngoài nhà nước là 135.059 tỷ đồng)



- Từ các phương án mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên, phương án cơ cấu kinh tế I với ưu tiên phát triển đồng thời công nghiệp và dịch vụ tuy phải huy động tổng vốn đầu tư lớn hơn khoảng 5% đặc biệt là giai đoạn 2005-2015; Nhưng lại phù hợp hơn với điều kiện kinh tế xã hội và lợi thế của khu vực. Do vậy đồ án đề xuất lựa chọn phương án này là mục tiêu phát triển, khi đó khu kinh tế phấn đấu với kinh tế công nghiệp là căn bản, thương mại dịch vụ là then chốt, 2 ngành này là động lực chủ đạo của khu kinh tế có quan hệ hữu cơ với nhau. Mục tiêu kinh tế đến 2025 đề xuất theo bảng tổng hợp dưới đây.

Bảng 14 : Bảng tổng hợp dự báo tăng tưởng kinh tế đến 2025.

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

HT 2005

Quy hoạch

2010

2015

2020

2025




Một số chỉ tiêu tổng hợp



















1

Dân số trung bình (*)

NG

31.496

68.759

150.107

209.551

292.535

2

Tổng sản phảm GDP

Tr.Đ

119.055

390.813

1.253.602

2.512.411

4.919.240

3

GDP theo ngành K.tế






















-Nông lâm ngư nghiệp.

Tr.Đ

49.049

105.710

277.735

460.760

815.878,25




- Công nghiệp & xây dựng

Tr.Đ

44.407

141.029

484.572

1.062.400

2.202.697




- Thương nghiệp - dịch vụ

Tr.Đ

25.599

144.073

491.295

989.251

1.900.665

4

GDP bình quân đầu người (Giá hiện hành)

Tr.Đ

3,78

5,68

8,35

11,99

16,82

5

Tốc độ tăng trưưởng BQ/năm

%

26,8

26,28

14,9

14,5




- Nông lâm ngư nghiệp.

%

16,5

17

15,4

12,1




- Công nghiệp - Xây dựng

%

23,19

28

17

15,7




- Thương nghiệp - dịch vụ

%

41,1

28,2

15,1

13,9

6

Cơ cấu GDP theo ngành.

%

100

100

100

100

100




- Nông lâm ngư nghiệp

%

41,20

27,05

22,15

18,34

16,59




- Công nghiệp - Xây dựng

%

37,3

37,29

38,65

42,29

44,78




- Thưương nghiệp - dịch vụ

%

21,50

36,87

39,19

39,37

38,64

7

Tổng kim ngạch xuất khẩu

Tr. USD

22,50

48,08

107,68

222,29

397,03

8

Tỷ lệ thu NSNN/GDP

%

16,1

14,3

15,9

16,7




9

Vốn đầu tư phát triển xã hội.

Tỷ.Đ

79.479,62

107.247,30


Ghi chú :(*). Dân số của khu kinh tế xem dự báo ở mục 3.3 dưới đây.
3.2. Dự báo khả năng di dân và quá trình hình thành đô thị hoá.

3.2.1. Dự báo khả năng di dân:

3.2.1.1.. Nhận định về vấn đề di dân trong khu kinh tế: Như trên đã trình bầy, dân cư trong khu nghiên cứu hiện nay chủ yếu là dân cư nông thôn (chiếm 77,7%), mật độ dân số khá thưa thớt là 45,3 người/km2. Phân bố làm 2 khu vực thành thị (thị trấn Plây Kần) và nông thôn (khu vực 6 xã). Trong đó về mật độ dân cư thành thị vẫn chưa đủ tiêu chí của đô thị loại V. Dân cư nông thôn sông chủ yếu dựa vào các tuyến đường giao thông lớn như QL14,14C, các triền sông , triền suối thuân lợi cho canh tác và sinh sống. Những vị trí này đồng thời cũng là những vị trí đất thuận lợi cho xây dựng các cơ sở kinh tế và phát triển đô thị.

Khu kinh tế có vị trí địa lý thuận lợi và đang có chủ trương phát triển mạnh, trong thời gian 5 - 10 năm tới, số lượng dân cư sẵn có trong khu vực quy hoạch dù có tỷ lệ phát triển tự nhiên rất cao cũng không đủ số lượng và chất lượng để hình thành và phát triển khu kinh tế theo đúng tiềm năng của nó; Vì vậy cần thiết phải có lượng dân di cư cơ học rất lớn và tốc độ tăng rất mạnh để đáp ứng nhu cầu của khu kinh tế. Nói khác đi xét trên quan điểm phát triển thì đây là một hình thức đô thị hoá cưỡng bức do nhu cầu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của khu kinh tế.

Như vậy trong tương lai lượng dân cư mới tăng cơ học rất mạnh do các hoạt động xây dựng các chủ trương kinh tế lớn như đã trình bày ở trên; Khả năng di dân sẽ xảy ra theo các hình thái như sau:

- Di cư theo kế hoạch sản xuất kinh doanh: Đây là lượng dân di cư theo kế hoạch từ nhu cầu Lào động cơ bản của các cơ sở kinh tế như: Các khu thương mại- công nghiệp, các cơ sở dịch vụ, các khu kinh tế chuyên đề mang tính chủ đạo, nòng cốt của khu kinh tế. Đối tượng này do các nhà đầu tư, các nhà sản xuất đảm nhiệm và có thể chủ động hoàn toàn về mặt quy mô và chất lượng dân số di cư đến. Đối tượng di cư này chủ yếu sẽ là Lào động phi nông nghiệp cho các cơ sở kinh tế khu vực 2 và 3 đã nêu ở trên và đối tượng này di cư không giới hạn bởi điều kiện địa lý mà phụ thuộc vào sự ưu đãi của cơ sở kinh tế và tính phù hợp của tay nghề chuyên môn cũng như môi trường sống mới. Đây cũng là hình thái chủ đạo để phát triển dân số trong khu vực trong thời kỳ đầu.

- Di cư theo chính sách khuyến khích của Nhà nước: Đây là lượng dân di cư bởi chính sách thu hút của nhà nước, chẳng hạn như “chương trình xây dựng kinh tế mới”, chương trình khuyến khích giao đất, giao rừng...vv. Đối tượng này do nhà nước đảm nhiệm và chủ yếu cho phát triển kinh tế ở khu vực 1 và đối tượng này thường ở các vùng có cự ly gần khu kinh tế nhưng điều kiện sống kém hơn, tính truyền thống bản địa thấp...vv. Về mặt quy mô và chất lượng dân số tuy khó nhưng vẫn có thể chủ động được và đây cũng là 1 hình thái chủ đạo thứ cấp để phát triển dân số của khu kinh tế trong thời kỳ đầu.

- Di dân tự do: Đây là hình thức di dân phổ biến do sức thu hút của khu kinh tế. Hình thái này xảy ra khi các cơ sở kinh tế - xã hội của khu kinh tế đã khá phát triển

Đối tượng này đa phần cũng thường ở các khu vực có cự ly gần với khu kinh tế và về mặt số và chất lượng cũng khó kiểm soát được. Đây cũng là hình thái phát triển dân số chủ đạo của khu kinh tế ở giai đoạn sau.

Như vậy di dân là một trong những yếu tố cơ bản để phát triển khu kinh tế, nếu không quan tâm đến vấn đề này như một nhiệm vụ chiến lược thì sẽ rất khó khăn trong việc hình thành phát triển khu kinh tế. Không phát triển nguồn nhân lực và dân số thì không có khu kinh tế; Nhưng dân số chỉ phát triển khi các hoạt động đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đã cơ bản hoàn thành. Vì vậy vai trò của việc phát huy các thế mạnh của khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y là rất lớn. Nhà nước cần có những chính sách ưu tiên về vấn đề này để đảm bảo sự thành công trong việc xây dựng và phát triển khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y.

3.2.1.2. Các giai đoạn phát triển dân số trong khu kinh tế: Theo nhận định về tình hình di cư ở trên; Dự báo các giai đoạn phát triển dân số như sau :

- Giai đoạn ngắn hạn 5-7 năm đầu: Đây là giai đoạn xây dựng đợt đầu của khu kinh tế. Trong đó một loạt các cơ sở kinh tế, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đã được triển khai và cơ bản hoàn thành. Ngoài số dân hiện có phát triển tự nhiên ở mức cao; Dân di cư cơ học chủ yếu là hình thái đến do nhu cầu lao động cơ bản của các cơ sở kinh tế, do các hoạt động đầu tư, xây dựng...vv và hình thái khuyến khích di cư của nhà nước đã trình bày ở trên và một số ít di cư tự do. Việc Lao động di cư cơ học ở những hình thái này đa phần là lao động phi nông nghiệp, cùng với việc 1 bộ phận lớn lao động hiện hữu chuyển đổi cơ cấu từ khu vực 1 sang do khu vực 2,3 có thu nhập cao hơn sẽ đồng nghĩa với việc hình thành & phát triển dân số đô thị ở tốc độ cao. Thời kỳ này dân số đô thị đang từ 22,3% dự báo sẽ tăng đột biến lên tới khoảng 40-50%. Đồng thời tốc độ tăng dân số cơ học khoảng 16-17%. Đây là 1 trong những yếu tố tạo thị quan trọng làm cơ sở cho dự báo ở những phần sau của thuyết minh này.

- Giai đoạn trung hạn 8-15 năm tiếp theo: Đây là giai đoạn vận hành ổn định của các cơ sở kinh tế, phát huy hiệu quả của cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật được xây dựng ở đợt đầu đồng thời tiếp tục xây dựng và phát triển giai đoạn sau. Vì vậy di cư cơ học càng tăng rất mạnh, đặc biệt là di cư tự do. Dự báo tốc độ tăng dân số cơ học thời kỳ này khoảng 17- 18% và dân số đô thị càng tăng trưởng cao khoảng trên 60-65%.

- Giai đoạn dài hạn 15-20 năm sau: Đây là giai đoạn phát triển cao của các cơ sở kinh tế, phát huy hiệu quả của cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật đã được vận hành ở đợt đầu đồng thời xây dựng hoàn chỉnh các cơ sở kinh tế - kỹ thuật - xã hội ở giai đoạn sau. Giai đoạn này cộng hưởng với sự phát triển của các khu vực kinh tế liên quan trong tam giác phát triển 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia sẽ tạo cho khu kinh tế có sức thu hút lớn. Vì vậy di cư cơ học càng tăng mạnh đến đỉnh cao, trong đó chủ yếu là di cư tự do. Dự báo tốc độ tăng dân số cơ học thời kỳ này giảm xuống khoảng 7-8% và dân số đô thị càng tăng trưởng cao khoảng trên 70%-75%.



3.2.2. Dự báo tốc độ đô thị hoá.

Với tốc độ phát triển kinh tế ở trên, tốc độ đô thị hoá của khu kinh tế sẽ tăng đột biến, đặc biệt là giai đoạn đầu đến 2015. Ước tính tốc độ đô thị hoá giai đoạn 2006-2015 sẽ đạt khoảng 16-17%/năm và giai đoạn 2015-2025 sẽ giảm xuống khoảng 7-8%/năm.

3.3. Dự báo về xu thế phát triển của dân cư nông thôn.

- Trong các thời kỳ phát triển ở trên, lượng dân cư nông thôn cũng được trú trọng phát triển theo, trong đó di cư cơ học cũng là chủ yếu theo các hình thức khuyến kích của Nhà nước và di cư tự do bởi sức thu hút của khu kinh tế. Do điều kiện địa lý của khu vực Tây Nguyên, các cộng đồng (cụm) dân cư phân bố quá xa; Nên đây là lực lượng sản xuất ra lương thực thực phẩm chủ yếu để phục vụ cho sinh hoạt của khu kinh tế, do vậy cần được quan tâm thích đáng. Nhưng điều đáng chú ý ở đây là những miền đất thích hợp với canh tác trước đây thì cũng thích hợp với sự phát triển của đô thị sau này. Vì vậy cần tạo ra những khu vực canh tác mới có những điều kiện tốt hơn để khuyến khích phát triển canh tác và định cư. Hướng phát triển dân cư nông thôn sẽ chia làm các thời kỳ như sau:

- Thời kỳ đầu 2006-2015: Tốc độ đô thị hoá chưa cao; Quy mô đô thị còn nhỏ. Vì vậy khu vực dân cư nông thôn sẽ phát triển đa phần ở các địa điểm ven vùng đô thị có các điều kiện hạ tầng tốt và đất sản xuất tốt gần với đô thị; Trong đó dân số nông thôn thời kỳ này gồm chủ yếu là lượng dân cư cũ chưa thích ứng với đô thị và 1 bộ phận nhập cư mới theo chính sách khuyến khích của Nhà nước. Các khu vực canh tác chủ yếu là xây dựng, cải tạo và sắp xếp lại các khu vực canh tác nông nghiệp cũ bị biến dạng do nhu cầu phát triển đô thị và các cơ sở kinh tế phi nông nghiệp. Thời kỳ này quy hoạch cần tạo ra các khu vực phát triển kinh tế nông nghiệp và dịch vụ nông thôn có tính quá độ tồn tại ngay trong lòng đô thị và phát triển song song với tiến trình hình thành đô thị. Đây là khu SXKD dành riêng cho dân sở tại, phục vụ cho việc đảm bảo việc làm, ổn định đời sống và dịch chuyển dần cơ cấu lao động...vv. Các khu này hướng vào mục tiêu: Sản xuất dịch vụ và sản xuất nông nghiệp ở trình độ cao hơn. Đồng thời tạo ra những khu vực canh tác mới, Các điểm dân cư mới có điều kiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và chính sách tốt làm tiền đề cho việc di dân theo chính sách khuyến khích của Nhà nước nhằm phát triển dân cư nông thôn. Thời kỳ này dân số nông thôn chiếm khoảng 30-35%.

- Thời kỳ 2015-2025: Tốc độ đô thị hoá phát triển cao, quy mô đô thị đã rất lớn; Đất nông nghiệp ven đô sẽ bị thu hẹp, dân cư nông thôn sở tại sống ở ven đô nhập cư vào đô thị, các khu kinh tế quá độ cũng sẽ nhập vào đô thị. Dân cư nông thôn thời kỳ này cũng bao gồm 1 phần dân cũ chưa thích ứng với đô thị hoá và dân cư mới nhập cư theo hình thức di cư tự do là chủ yếu. Thời kỳ này dịch vụ nông thôn cũng đã phát triển. Sản phẩm nông nghiệp là hàng hoá ở mức độ cao hơn vì vậy để khuyến khích phát triển nông thôn Nhà nước cần có những chính sách khuyến khích nhằm phát triển trình độ canh tác ở trình độ cao hơn; Đồng thời quy hoạch xây dựng những cơ sở nghiên cứu, thực nghiệm các đề đài khoa học phát triển nông nghiệp làm bà đỡ cho việc phát triển nông nghiệp và dịch vụ nông thôn. Thời kỳ này các điểm dân cư nông thôn cũng phát triển tập trung cao; lao động nông thôn cũng được chuyên môn hoá cao; Vì vậy mô hình kinh tế nông thôn nên phát triển mạnh theo hướng kinh tế trang trại tập trung có quy mô thích hợp và chuyên sâu về sản phẩm nhằm phát triển tính chất hàng hoá của sản phẩm nông nghiệp. Thời kỳ này dân cư nông thôn chiếm khoảng 20-25%.

3.3. Dự báo dân số và Lao động trong khu kinh tế:

- Phương pháp dự báo dân số theo lao động cơ bản trong các cơ sở sản xuất vật chất; Trong đó lao động cơ bản được xác định theo nhu cầu phát triển của ngành kinh tế khu vực 2, lao động phục vụ và dịch vụ được xác định theo nhu cầu của khu vực 3. Số lao động của 2 khu vực này đều là nhập cư, được ước tính theo nhu cầu mục tiêu phát triển của các ngành kinh tế đã nêu ở mục 3.1.1.3.



Bảng 1: Bảng dự báo dân số trong khu kinh tế đến 2025

STT

HẠNG MỤC PHÁT TRIỂN DÂN SỐ

HIỆN TRẠNG 2006

QUY HOẠCH

2015

TỶ LỆ %

2025

TỶ LỆ %

I

Dân số hiện có

31.496

38.771

100%

46.800

100%




Tỷ lệ tăng trung bình năm (%)

2,2%




2%




1,8%

II

Dân số nhập cư (A+B+C)




111.327

100%

245.760

100%

1

Nhân khẩu cơ bản trong khu vực 2(A)




35.179

31,6%

75.694

30,8%

2

Nhân khẩu dịch vụ trong khu vực 3( B)




26.051

23,40%

52.101

21,2%

3

Nhân khẩu lệ thuôc (C)




50.097

45%

117.965

48%

III

Tổng số (I+II)




150.098







292.560

Ghi chú : Dự báo trên phù hợp với Quyết định số 603/QĐ-TTg của Thủ tướng ngày 14/4/2006 v/v phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y.
Bảng 16: Bảng dự báo cân bằng dân số và lao động trong khu kinh tế đến 2025


TT

HẠNG MỤC

HIỆN TRẠNG 2004 (NGƯỜI)

QUY HOẠCH

2015

2025

I

Tổng dân số (người)

31.496

150.098

292.560

1.1

Dân số hiện có (người)

31.496

38.771

46.800




Tỷ lệ tăng trung bìnhcủa dân hiện có

2,2%

2%

1,8%

1.2

Dân số tăng cơ học (người)




111.327

245.760




Tỷ lệ dân tăng cơ học với tổng dân số (%)




74,17%

84,%

1.3

Dân số thành thị (người)




100.040

221.878




Tỷ lệ dân thành thị so với tổng dân số (%)




66,7%

75,84%

1.4

Dân số nông thôn (người)




50.058

70.682




Tỷ lệ dân nôn thôn so với tổng dân số (%)




33,35%

24,16%

II

Dân số trong tuổi LĐ (người)

15.728

80.611

151.663

2.1

Tỷ lệ % so với tổng dân số.

49,94%

53,71%

51,84%

III

Tổng LĐ làm việc trong các ngành KT(người)

15.394

78.491

147.947

3.1

Tỷ lệ % so LĐ trong độ tuổi .

97,88%

97,37%

97,55%

IV

Lao động đang làm việc phân theo ngành:










4.1

LĐ nông nghiệp, thuỷ sản (người)

6.915

20000

28000




- Tỷ lệ % so LĐ làm việc.

43,97%

24,81%

18,46%

4.2

LĐ CN, TTCN, XD (người)

5.913

35179

75694




- Tỷ lệ % so LĐ làm việc

37,60%

43,64%

49,91%

4.3

LĐ dịch vụ, thương mại, HCSN (người )

2.566

23.312

44.253




- Tỷ lệ % so LĐ làm việc

16,31%

28,92%

29,18%

V

Thất nghiệp và mất sức Lào động (người)

334

2.120

3.716

5.1

- Tỷ lệ % so LĐ trong độ tuổi.

2,12%

2,63%

2,45%

VI

Dân số phụ thuộc (người)

15.768

50.097

117.965

3.3. Dự báo về đất đai :

- Hiện nay đất đai trong khu vực cụ thể thống kê như sau:
Bảng 17: Lựa chọn đất đai trong khu vực quy hoạch.

STT

LOẠI ĐẤT

DIỆN TÍCH (HA)

TỶ LỆ ( % )

1

ĐẤT Ở VÀ CÔNG CỘNG HIỆN TRẠNG

853,8

1,21%

2

ĐẤT BẰNG PHẰNG

8321,5

11,81%

3

ĐẤT ÍT BẰNG PHẲNG

12276,9

17,43%

4

ĐẤT RỪNG PHÒNG HỘ

9023,7

12,81%

5

ĐẤT RỪNG ĐẶC DỤNG (VƯỜN QUỐC GIA CHƯMOMRAY )

9319

13,23%

6

ĐẤT RỪNG SẢN XUẤT CÒN LẠI

22127,5

31,41%

7

ĐẤT CÓ MÔI TRƯỜNG TỐT CHO PHÁT TRIỂN

KINH TẾ VÀ KHAI THÁC NƯỚC MẶT



3653,8

5,19%

8

ĐẤT QUÂN SỰ, DI TÍCH LỊCH SỬ

848,2

1,20%

9

ĐẤT NGHĨA TRANG

247,6

0,35%

10

ĐẤT SÔNG SUỐI , MẶT NƯỚC CHUYÊN DÙNG

2956

4,20%

11

ĐẤT GIAO THÔNG

812

1,15%




TỔNG

70.440

100,00%

- Trong đó khả năng khai thác cụ thể như sau:


  • Mục 2,3: Đất bằng phẳng và ít bằng phẳng có thể sử dụng để xây dựng các cơ sở kinh tế phi nông nghiệp; Phát triển đô thị và các điểm dân cư nông thôn, canh tác nông nghiệp và liên quan...vv

  • Mục 7: Đất có tiềm năng tạo các hồ chứa nước tạo môi trường tốt, có thể phát triển các khu du lịch chuyên đề trong khu kinh tế, canh tác nuôi trồng thuỷ sản.

  • Mục 6: Đất rừng sản xuất, đây là loại đất có thể canh tác hỗn hợp nông lâm nghiệp (canh tác nông nghiệp dưới tán lá rừng).

  • Các mục còn lại là đất chuyên dụng không phát triển vào mục tiêu xây dựng.

- Đặc điểm khai thác sử dụng đất ở đây do địa hình phức tạp như: Các ngọn đồi cao; Các dòng suối và sườn dốc không thể khai thác được; Vì vậy hệ số K khai thác sử dụng đất (K tức là diện tích thực có thể khai thác xây dựng/ tổng diện tích lấy đất) luôn K < 1. Hệ số K này biến đổi tuỳ thuộc vào địa hình từng khu vực. Đối với đất bằng phẳng thì hệ số K tối đa chỉ ≤ 0,8 và đất ít bằng phẳng thì hệ số K cao nhất cũng chỉ khoảng ≤ 0,3. Như vậy hệ số K trong đồ án dao động từ 0,3- 0,8.

Với sự biến thiên của hệ số K như vậy làm ảnh hưởng lớn đến định mức sử dụng đất đặc biệt là đất xây dựng đô thị. Từ đó nhu cầu diện tích các loại đất so với tiêu chuẩn có thể tăng hơn. Đối với mỗi vùng đồ án sẽ dự kiến chỉ định hệ số K thích hợp cho từng khu vực quy hoạch. Đây cũng là 1 yếu tố tốt để phát triển kiến trúc cảnh quan trong các khu vực quy hoạch.

- Dự báo như cầu đất đai như sau:


  • Đất xây dựng đô thị: Khoảng 8.600-8.700ha năm 2015 và 18.000- 18.500ha năm 2025 (trong đó bao gồm cả khu công nghiệp tập trung và các cơ sở kinh tế chuyên ngành khác).

  • Đất xây dựng điểm dân cư nông thôn: Khoảng 1200-1300ha đến 2015 và khoảng 2700ha đến 2025.

  • Đất xây dựng các cơ sở kinh tế phi nông nghiệp ngoài đô thị. 3.741,8ha.

  • Đất canh tác nông lâm nghiệp: 25695,9ha đến 2015; 23864,7ha đến 2025.

  • Đất thuộc diện cấm khai thác phát triển xây dựng :18974,0ha (rừng phòng hộ và rừng đặc dụng).

  • Đất phát triển mặt nước phục vụ mọi ngành kinh tế-xã hội: 1581,4ha

  • Đất xây dựng phi nông nghiệp khác: 1543,4ha.

IV. NHỮNG QUAN ĐIỂM VÀ TÍNH CHẤT PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ

4.1.Quan điểm phát triển khu kinh tế :


- Định hướng phát triển khu kinh tế không thể tách rời khỏi định hướng phát triển vùng tam giác phát triển (TGPT) Việt Nam - Lào - Campuchia nói chung và chiến lược phát triển vùng miền Trung và Tây Nguyên nói riêng. Kế thừa các quy hoạch trong khu vực đã lập và có hiệu lực thi hành. Đề xuất các yếu tố mới trên cơ sở phát triển kinh tế-xã hội toàn diện trong mối quan hệ mật thiết hữu cơ với các vùng xung quanh trong sự phân công hợp tác cùng có lợi.

- Xây dựng mới các cơ sơ kinh tế chuyên ngành như: Công nghiệp tập trung, thương mại, dịch vụ tập trung để đẩy nhanh yếu tố tạo thị cũng như dịch chuyển nhanh cơ cấu kinh tế và thu hút lao động trong toàn khu nghiên cứu.

- Xây dựng đô thị và các điểm dân cư nông thôn gắn với các khu vực sản xuất kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái và phân bố vừa tập trung, vừa phân tán trên toàn khu kinh tế nhằm khai thác triệt để các lợi thế của khu kinh tế. Trong đó đô thị là hình thái xã hội có tính trọng tâm nhằm liên kết các trung tâm xã và điểm dân cư nông thôn. Đô thị này trước mắt là đô thị chuyên ngành để tạo động lực phát triển chính cho khu kinh tế; Sau đó sẽ phát triển thành đô thị tổng hợp để hội nhập kinh tế với vùng TGPT và các trọng điểm kinh tế khác trên các hành lang và vòng cung kinh tế trong khu vực.

4.2.Tính chất của khu kinh tế:


- Là khu kinh tế động lực, trung tâm liên kết trên hành lang kinh tế Đông - Tây trong tam giác phát triển ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia và quan hệ mật thiết với các vùng kinh tế khác trong khu vực miền Trung, Tây Nguyên và cả nước.

- Là khu kinh tế phát triển toàn diện về công nghiệp - thương mại, dịch vụ và nông nghiệp. Trong đó công nghiệp được phát triển tập trung trở thành 1 trọng điểm trong hệ thống công nghiệp Quốc gia. Thương mại, đặc biệt là thương mại quốc tế phát triển thành ngành kinh tế chủ đạo trong khu kinh tế. Du lịch phát triển theo hướng du lịch nghỉ dưỡng - văn hoá - nhân văn, lịch sử và sinh thái…vv. Nông nghiệp phát triển theo hướng canh tác công nghệ cao và đa dạng sinh học gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn.

- Là khu kinh tế trong đó phát triển đô thị là căn bản, trước mắt là đô thị chuyên ngành, tương lai trở thành đô thị tổng hợp ở vùng biên giới nhằm khai thác hiệu quả các điều kiện về địa lý - chính trị - kinh tế, phát huy tác động lan toả của khu kinh tế đối với TGPT 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia; Đồng thời là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn ở khu vực biên giới; Tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và dân trí của nhân dân vùng biên; Hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái, văn hoá, xã hội, trật tự an ninh quốc phòng; Tạo điều kiện bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, tăng cường đoàn kết dân tộc và mối quan hệ hợp tác hữu nghị với các Quốc gia trong khu vực.

4.3. Quan điểm phân vùng trong khu kinh tế:


- Theo vùng quy hoạch: Có 2 phân vị: Phân vùng đô thị & phân vùng nông thôn.

- Theo vùng chuyên ngành có 5 phân vị (theo QĐ 217/2005/QDD-TTg) như sau :



  • Khu thương mại & công nghiệp.

  • Khu quản lý và kiểm soát cửa khẩu.

  • Khu đô thị và dân cư.

  • Khu du lịch dịch vụ.

  • Khu phát triển nông lâm nghiệp.


tải về 3.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương