I. SỰ CẦn thiết phảI ĐIỀu chỉnh quy hoạCH


Hiện trạng xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật



tải về 3.51 Mb.
trang6/23
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2017
Kích3.51 Mb.
#32820
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23

3.6. Hiện trạng xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật:


3.6.1. Hiện trạng công trình thuỷ lợi:

- Công trình thuỷ lợi chủ yếu là các hồ chứa và trạm bơm lấy nước phục vụ nông nghiệp và sinh hoạt của khu vực. Theo thống kê của phòng thuỷ nông huyện Ngọc Hồi hiện nay có 18 hồ chứa nước vừa và nhỏ. Phần lớn các hồ này được tạo ra do đắp đập ngăn dòng chảy trên các suối. Các công trình này đều ở quy mô nhỏ; Sức phục vụ không ổn định phụ thuộc vào các hồ chứa, sông suối....và lượng mưa theo mùa. Đa số đều không phát huy hết khả năng tưới tiêu và bị xuống cấp ở từng mức độ khác nhau như bồi lấp sạt lở không được sửa chữa nâng cấp.

- Những công trình thuỷ lợi đã được xây dựng trong khu vực gồm có:

Bảng 9: Hiện trạng các công trình thuỷ lợi huyện Ngọc Hồi

STT

Tên công trình

Dung tích hồ chứa,

W(106 m3)



Địa điểm

xây dựng


Sông, suối chảy và hồ

Phục vụ diện tích tưới

S (ha)


Năm

xây dựng


1

Hồ Đắk Hơ nà

0.15

Xã Đắk năng

Plây Xú

7,00

1984

2

Đập Đắk Trui

0.21

Xã Đắk năng

Plây Xú

10,00

1984

3

CT Thuỷ lợi Đăc Lin

0.57

Xã Đắk Dục

Plây Xú

27,0

1993

4

Đập Sa Loong

0.08

Xã Sa Loong

Đắk Koi

4,0

1989

5

Đập Đắk Plai

0.38

Xã Đắk Any

Đắk Koi

18,00

1987

6

Đập nước Phía

0.08

Xã Đắk Xú




4,00

1977

7

Hồ Đắk H’ Niêng

1.15

Xã Pơ Y

Đắk Nơ Niêng

55

1993

8

Đập Ja Tun

0.19

Xã Đắk Any




9,00

1992

9

Đập Đắk Rơ Well 1

0.08

Xã Đắk Nông




4,00

1993

10

Đập Đắk Pau

0.11

Xã Đắk Dục




5,00

1986

11

Hồ Phi Pháp

0.08

Xã Đắk Xú




4,00

1995

12

Đập Đắk Vai 3

0.15

Xã Đắk Dục




7,00

1996

13

CT thuỷ lợi Đắk Si

0.17

Xã Đắk Dục




8,00

1999

14

Đập Đắk Kon

0.08

Xã Đắk Nông




4,00

1998

15

Đập Đắk Vail

0.08

Làng Dục Nhầy




4,00

1983

16

Đập Đắk Long

0.08

Xã Đắk Xú




4,00

1986

17

Đập Đắk Peng

0.13

Xã Đắk Nông




6,00

1987

18

Đập Đắk Rơ Well hạ

0.06

TT Plây Kân




3,00

1987

Tổng

3.93







187




- Ngoài các công trình trên, các hộ gia đình còn dùng giếng khoan lấy nước ngầm phục vụ tưới cây công nghiệp nhỏ lẻ của gia đình

3.6.2.Hiện trạng nền xây dựng đô thị trong khu vực.

- Nền xây dựng trong ranh giới quy hoạch có 3 khu vực thuận lợi cho xây dựng:



  • Khu vực 1: Độ cao từ 650m-700m; Bao gồm miền đất chạy dọc theo quốc lộ QL14, 14c, QL40, dọc sông Đắk Pô Kô, hạ lưu suối Đắk H’Niêng, Đắk Long, Đắk Kal và Đắk Vai thuộc địa phận các xã: Đắk Dục, Đắk su, Đắk nong và Salong, Khu vực này khá bằng phẳng gợn sóng nhỏ; Diện tích khoảng 400- 5000 ha; độ dốc từ 5-9% rất thuận lợi cho xây dựng.

  • Khu vực 2: Các triền núi chạy dài theo các khe suối Đắk H’Niêng, Đắk Long, Độ cao từ 650-700 m. Độ dốc từ 10-15%, kém bằng phẳng hơn gợn sóng dăn deo, diện tích khoảng 6000- 8000 ha thuộc địa phận cả 6 xã địa hình khá thuận lợi cho việc khai thác đất cho xây dựng.

  • Khu vực 3: Tập hợp các đỉnh đồi nối liền với nhau thành dải, không bị phân cắt, độ cao 800-900m, phân bố trên địa phận cả 6 xã; diện tích khoảng tổng cộng3000 – 4000 ha cũng có khả năng thuận lợi cho xây dựng.

- Với nền xây dựng khá thuận lợi như trên có thể mở rộng xây dựng trong tương lai trên nền tự nhiên mà không cần san ủi thêm đất núi.

3.6.3. Tình hình thiên tai & công trình phòng chống thiên tai:

- Hạn hán: Là chuyện thường niên của khu vực vào các tháng mùa khô của Tây Nguyên nói chung và khu vực nói riêng. Khu vực nằm trong vùng cháy rừng có nguy cơ cao đặc biệt về mùa khô.

- Lũ lụt: Mùa mưa do độ dốc nền không quá lớn nước mưa tập trung không quá nhanh nên khả năng gây ra lũ ở ven các suối, gây sạt lở núi khá thấp. Hiện tượng lũ ống, lũ quét xảy ra ở khu vực là rất hãn hữu. Tuy nhiên không nên xây dựng ở các sườn núi có độ dốc cao trên 300 và các dòng chảy, khe suối trong khu vực.

- Lốc xoáy, mưa đá cũng rất ít xảy ra, nếu có thì cường độ rất nhỏ hầu như không gây thiệt hại cho nhà cửa, tài sản, ruộng nương.

- Động đất: Chưa xảy ra ở khu vực trong khoảng 100 năm trở lại đây. Tuy nhiên khu vực nằm trong vùng cảnh báo động đất cấp 6 với chu kỳ khoảng 200 năm.

- Các công trình phòng chống thiên tai: Trong khu vực do khả năng thiên tai xảy ra rất ít nên hầu như không có công trình chống thiên tai ngoài việc trồng rừng phòng hộ đầu nguồn. Hiện tại có khoảng 8329 ha rừng phòng hộ giáp biên giới Việt - Lào.



3.6.4. Hiện trạng cấp nước:

- Nguồn nước: Khu vực nhìn chung có mạng lưới sông suối khá dày đặc, nhưng do cấu trúc địa hình nên chỉ có nước phong phú về mùa mưa còn mùa khô rất ít nước, có chỗ hầu như khô kiệt; Đây cũng là nơi khó khăn nhất về nguồn nước. Do vậy khu vực này vốn đã thiếu nước sinh hoạt lại càng bị thiếu nước trầm trọng hơn, đặc biệt là trong các tháng mùa khô.

- Cấp nước đô thị: Hiện nay mới chỉ có 1 trạm cấp nước ở Plâykần 800m³/ngày khai thác nguồn nước mặt từ hồ Đắk Kan và 01 trạm ở khu dịch vụ cửa khẩu 2000m³/ngày đêm, khai thác nước mặt từ hồ Đắk niu đang được thi công chưa đưa vào sử dụng. Ngoài ra toàn khu chưa có hệ thống nước sạch. Nguồn nước sinh hoạt chủ yếu hiện nay là nước hồ, nước giếng đào, giếng khoan được khai thác quy mô nhỏ nên không đủ nước phục vụ sinh hoạt. Mạng lưới cấp nước cho đô thị chưa qua xử lý, chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân trong khu vực. Tiêu chuẩn cấp nước đô thị chỉ đạt 80 l/ng.ng.đ cho tất cả các hoạt động trong đô thị (chỉ đáp ứng khoảng 50% nhu cầu tối thiểu cho đô thị loại V).

- Cấp nước nông thôn: Trong những năm qua, bằng các nguồn vốn như: Vốn CTMT nước sạch và VSMT nông thôn, vốn chương trình 135, vốn các doanh nghiệp và một số nguồn vốn khác đầu tư xây dựng một số giếng đào, giếng khoan, công trình nước tự chảy có nguồn nước từ các khe suối, giếng đào, giếng khoan chiếm tỷ lệ 80%. Sử dụng giếng đào có độ sâu tư 10m trở lên, chất lượng nước đảm bảo. Về mùa khô ở một số nơi có độ cao lớn vẫn còn tình trạng thiếu nước do các giếng đào bị cạn. Phong tục tập quán, sự hiểu biết về việc sử dụng nguồn nước suối tự nhiên chưa qua xử lý vẫn còn phổ biến. Hiện nay mới chỉ có khoảng 60% dân số nông thôn trong khu vực được dùng nước sạch qua các chương trình ở trên, còn lại vẫn sử dụng nước tự nhiên từ ao hồ, sông.

3.6.5. Hiện trạng thoát nước và vệ sinh môi trường:

- Thoát nước mưa: Hiện chỉ có trục đường Hồ Chí Minh qua khu Trung tâm thị trấn Plây Kần là có cống thoát nước. Các trục còn lại chưa có hoặc chỉ có mương đất. Nước mưa và nước thải sinh hoạt chủ yếu tự chảy theo bề mặt địa hình xuống các khe, rãnh, chỗ trũng và chảy ra sông Đắk Pô Kô, mặc dù nước mưa, nước bẩn không bị đọng lại, nhưng việc không có hệ thống thoát nước hoàn chỉnh đã làm cho mặt đường bị xói mòn, các khu đất bị sạt lở ảnh hưởng đến các vật kiến trúc kiên cố trên mặt đường cũng như cảnh quan môi trường.

- Thoát nước bẩn: Khu vực nghiên cứu chưa hình thành được hệ thống thu gom và xử lý nước bẩn hoàn chỉnh cho toàn bộ các đô thị. Chỉ có thị trấn Plây Kần đã có hệ thống thoát nước nhưng chưa có trạm xử lý nước bẩn, còn lại các khu dân cư nông thôn chưa có hệ thống thoát nước bẩn, nước bẩn thải trực tiếp ra nguồn tiếp nhận. Đường ống thoát nước bẩn, thoát nước chung đã xây dựng mang tính cục bộ, chưa tạo thành hệ thống hoàn chỉnh. Nước bẩn công nghiệp hầu hết chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường gây tình trạng ô nhiễm các nguồn tiếp nhận.

- Hiện trạng thu gom chất thải rắn: Khu vực thị trấn Plây Kần đã có hệ thống thu gom chất thải rắn tuy nhiên lượng chất thải rắn đã thu gom mới đạt khoảng 50%, do phương tiện và nhân lực còn thiếu chưa có khu vực xử lý rác riêng, công nghệ xử lý chủ yếu là phân huỷ tự nhiên, chỉ có ở các đô thị.

Toàn bộ các điểm dân cư nông thôn chưa có hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn hoàn thiện, chất thải được xử lý tại chỗ (dùng để san lấp mặt bằng, để phân huỷ trong môi trường tự nhiên hoặc đốt...)

Chất thải bệnh phẩm tại bệnh viện và bệnh xá vẫn thải chung với chất thải sinh hoạt chưa có lò thiêu đốt chất thải bệnh phẩm riêng.

Các khu xử lý chất thải rắn đã được hình thành nhưng mới xử lý thô kiểu chôn lấp nên chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn môi trường, một số khu chôn lấp đang trong quá trình lựa chọn địa điểm ảnh hưởng đến tính năng của chính khu xử lý và môi trường các khu vực lân cận.



- Hiện trạng nghĩa trang: Hiện nay hệ thống nghĩa trang bố trí phân tán xen kẽ với các khu ở, cụm dân cư của dân, quy mô nghĩa trang nhỏ và không được quy hoạch hợp lý. Một số dân tộc vẫn còn táng kiểu nhà mồ rải rác phân tán trong rừng, có nơi chưa đảm bảo khoảng cách ly vệ sinh môi trường.

- Tàn tích chiến tranh: Trong khu vực hiện nay còn một số tàn tích chiến tranh gây bẩn môi trường như: Bom, mìn và hoá chất độc hại........ với mật độ tiên lượng là khá cao chưa có khả năng đánh giá cụ thể cần được xử lý.

- Nhận xét chung về vệ sinh môi trường: Nói chung hiện nay môi trường vùng ngoài yếu tố những tàn tích chiến tranh để lại, thì chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm trên diện rộng, các vấn đề ô nhiễm chỉ xuất hiện ở quy mô cục bộ và mức độ yếu. Các vấn đề này hoàn toàn có thể khắc phục được nếu có các biện pháp quản lý, giáo dục cộng đồng tốt, các biện pháp xử lý kịp thời. Nguồn ô nhiễm chủ yếu ở đây là nước bẩn và rác thải, bom mìn và có thể có những chất độc hại do chiến tranh để lại cần được xử lý.

3.6.6. Hiện trạng cấp điện:

- Hệ thống lưới điện quốc gia: Trên địa bàn huyện hiện có đường điện 500KV quốc gia chạy qua, đường điện này chạy dọc theo tuyến đường Hồ Chí Minh (QL14) từ Bắc xuống Nam dọc theo đường QL14 từ Đà Nẵng đi KonTum.

- Nguồn cấp điện cho Huyện Ngọc Hồi : Cấp điện trung thế 22KV cho huyện được lấy từ trạm 110/35(22)KV-16MVA Đắk Tô; Xuất tuyến 02-E46 cấp điện cho toàn huyện là đường dây trung thế 22KV AC-185 đi trên không, có chiều dài là 6,95km.

- Hiện trạng lưới điện Huyện Ngọc Hồi :Hiện nay trên địa bàn huyện có 6 xã và một thị trấn dùng điện lưới quốc gia 100%.Toàn huyện hiện nay có 78 trạm biến áp các loại chủ yếu là trạm treo, có tổng công suất là 5.285(KVA).Xuất tuyến 02-E46 cấp điện đến hai trạm cắt trung gian MC475 ĐL và MC475 H.uỷ, là đường dây có tiết diện M(3x95)mm2 và chiều dài là 11.75km. Từ hai trạm cắt trên cấp điện cho các trạm trong huyện cụ thể xem bảng dưới đây:



BẢNG 10: BẢNG THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG VÀ CÔNG SUẤT TRẠM BIẾN ÁP

STT

TÊN TRẠM

CÔNG SUẤT TRẠM BA(KVA)

SỐ LƯ­ỢNG

1 PHA

2 PHA

3 PHA

1

TRẠM CHIÊN CHIẾT 1

50

 

 

1

2

TRẠM CHIÊN CHIẾT 2

50

 

 

1

3

TRẠM Đ XÚ

75

 

 

1

4

TRẠM Đ L GIAO

37.5

 

 

1

5

TRẠM THUNG NAI

25

 

 

1

6

TRẠM C8-732

50

 

 

1

7

TRẠM KTM H.YỪN

50

 

 

1

8

TRẠM NGỌC TH­

50

 

 

1

9

TRẠM THÔN NGỌC TIỀN

50

 

 

1

10

TRẠM NGỌC TIỀN

25

 

 

1

11

TRẠM NGỌC HẢI

50

 

 

1

12

TRẠM BẮC PHÒNG

 

 

100

1

13

TRẠM MINH NGUYỆT

 

 

100

1

14

TRẠM KON KHÔN

50

 

 

1

15

TRẠM TA CA

 

 

100

1

16

TRẠM ĐBP 677

 

 

100

1

17

TRẠM KHU III BỜ Y

 

 

250

1

18

TRẠM THANH NGỌC

 

 

160

1

19

TRẠM KHU II BỜ Y

 

 

160

1

20

TRẠM KHU I BỜ Y

 

 

250

1

21

CẦU Đ.MỐT

 

 

160

1

22

BTN PL KẦN

 

 

320

1

23

THÔN5

 

 

100

1

24

Đ.MỐT

 

100

 

1

25

SA LOONG

 

 

180

1

26

PLÂY KÁN

 

 

100

1

27

TTTMẠI

 

 

180

1

28

UBN.HỒI

 

 

320

1

29

N.SINH SẮC

 

 

100

1

30

T2 PLÂY KẦN

 

 

160

1

31

TRẠM S.LOONG

75

 

 

1

32

TRẠM T.Đ NÔNG

50

 

 

1

33

TRẠM SA.LOONG 1

 

25

 

1

34

TRẠM SƠN PHÚ

 

25

 

1

35

TRẠM CAO SƠN

 

37.5

 

1

36

TRẠM S.LOONG 2

 

25

 

1

37

TRẠM GIANG LỐ

25

 

 

1

38

TRẠM S.LOONG 3

 

25

 

1

39

TRẠM S.LOONG 4

 

25

 

1

40

TRẠM HOÀ BÌNH

 

37.5

 

1

41

TRẠM NGỌC TẠNG

37.5

 

 

1

42

TRẠM TT XÃ ĐẮK KAN

50

 

 

1

43

TRẠM ẢO TẢ

 

50

 

1

44

TRẠM TI SA LOONG

 

50

 

1

45

TRẠM HẢO LÝ

 

25

 

1

46

TRẠM BUÔN NGAI

50

 

 

1

47

TRẠM T6 PLÂY KẦN

 

 

50

1

48

TRẠM N.NHẦY

50

 

 

1

49

TRẠM Q.NÔNG

 

 

50

1

50

TRẠM CHẢ NỘI

50

 

 

1

51

TRẠM Đ.NÔNG

50

 

 

1

52

TRẠM L.T.D.NÔNG

25

 

 

1

53

TRẠM KTM Đ.NÔNG

 

 

75

1

54

TRẠM Đ.DỤC1

 

37.5

 

1

55

TRẠM Đ.DỤC

25

 

 

1

56

TRẠM Đ.BA2

25

 

 

1

57

TRẠM Đ.NHẦY 2

25

 

 

1

58

TRẠM Đ. RĂNG

50

 

 

1

59

TRẠM TTCX D. DỤC

 

 

75

1

60

TRẠM Đ. DỤC 6

 

15

 

1

61

TRẠM NGỌC HIỆP

 

 

50

1

62

TRẠM DBP 675

15

 

 

1

63

TRẠM ĐẮK DỤC 3

 

25

 

1

64

TRẠM ĐẮK DỤC 5

 

37.5

 

1

65

TRẠM ĐẮK DỤC 4

 

25

 

1

66

TRẠM CHẢ NỘI 1

25

 

 

1

67

TRẠM LONG JON

50

 

 

1

68

TRẠM Đ.ANG 1

 

50

 

1

69

TRẠM Đ.ANG

 

25

 

1

70

TRẠM Đ.NAI

50

 

 

1

71

TRẠM Đ.GIẤC

50

 

 

1

72

TRẠM Đ.GIÁ

25

 

 

1

73

TRẠM Đ.ANG2

 

25

 

1

74

TRẠM Đ.ANG3

 

25

 

1

75

TRẠM Đ.ANG4

 

25

 

1

76

TRẠM Đ.ANG5

 

15

 

1

77

TRẠM Đ.XÚT

25

 

 

1

78

TRẠM Đ.TÚC

25

 

 

1

79

Tổng Công Suất (KVA)

1415

730

3140

5285

80

Số l­ượng trạm

 

 

 

78

Có 72 trạm biến áp được cấp điện từ lưới điện trung thế 22KV trong huyện, ngoài ra có 6 trạm biến áp ( trạm Đ.ang 2, Đ.ang 3, Đ.ang 4, Đ.ang 5, Đ.Xút và trạm Đ.túc) được cấp điện từ lưới điện trung thế 22KV thuộc huyện Đắk Glei.

- Nguồn điện tại chỗ: Không có.

- Đánh giá mức độ sử dụng điện trong huyện : Nhìn chung mức độ tiêu thụ điện trên địa bàn huyện còn thấp.Các trạm điện trên chỉ đủ cấp điện cho sinh hoạt, một phần nhỏ cho điện chiếu sáng công cộng và sản suất. Trong tương lai nhu cầu dùng điện sẽ lớn hơn rất nhiều vì vậy việc xây dựng và nâng cấp mạng điện trong huyện là hết sức cần thiết.

3.6.7. Hiện trạng hệ thống giao thông

3.6.7.1 Đường bộ:

- Hiện nay trong khu vực quy hoạch chỉ có mạng lưới đường bộ trong đó bao gồm: Quốc lộ : 67.2 km; Huyện lộ : 42.4 km; Đường thị trấn : 23.01 km; Đường thôn xã : 335.05 km



a. Giao thông đối ngoại: Đường QL14 (Còn gọi là đường Hồ Chí Minh) hướng Đà nẵng – Plây Kần . Chiều dài qua khu vực là 20,2 km, Bn= 9- 12m, mặt BTN. Đây là huyết mạch giao thông đối ngoại quan trọng, hiện đã được cải tạo nâng cấp, khả năng thông xe tốt. Tuyến này còn gọi là “con đường xanh Tây Nguyên” phát triển du lịch miền Trung.

QL14, (cũng gọi là đường Hồ Chí Minh) hướng KonTum- Plây Kần chiều dài qua khu vực là 12 km, Bn=12m, mặt BTN. Đây cũng là huyết mạch giao thông đối ngoại quan trọng. Hiện trạng tuyến này đang xuống cấp do chất lượng đường kém, còn thiếu các công trình cầu, cống một trong số đó bị hư hỏng, nhiều đoạn phải vượt qua sông, suối nhưng chưa có cầu, cống phải vượt bằng ngầm, đập tràn. Các công trình đã có trên tuyến còn nhiều công trình yếu, tải trọng thấp, xây dựng tạm thời. Số lượng công trình được xây dựng vĩnh cửu chưa nhiều. Hiện nay tuyến này Bộ GTVT đang hình thành dự án cải tạo nâng cấp để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội miền Trung. Tuyến này cũng gọi là “con đường xanh Tây Nguyên” phát triển du lịch miền Trung.

Quốc lộ 14C: Là tuyến nối từ Ngọc Hồi đi Sa Thầy với chiều dài trong khu vực quy hoạch là 16 km, rộng từ 7-10m, là đường đất và đá, có 1km là đường mặt nhựa rộng 3.5m, mặt đường xấu, nhiều đường cong nhiều cầu, cống tạm; giao thông mùa mưa rất khó khăn.

QL 40 nối đường QL14 với khu kinh tế Atabu và của khẩu biên giới Lào - Campuchia chạy về thị trấn Plây Kần nối với QL14C. Đây là đường vận chuyển chính từ cửa khẩu về nội địa, đoạn qua khu dài khoảng 20km, kết cấu BTN Bn= 15m nay được nâng cấp với Bn=40m.

Hệ thống quốc lộ trên tạo thành hai trục giao thông chủ yếu của khu vực theo hướng Bắc – Nam và trục Đông – Tây, có nhiều khả năng liên hệ với các tỉnh trong vùng Tây Nguyên, và xuyên các quốc gia trong khu vực Đông Dương. Có nhiều triển vọng trong việc phát triển thượng mại quốc tế giữa các tỉnh Đông Bắc Thái Lan, Nam Lào với Tây Nguyên, Duyên hải miền trung và Đông Nam Bộ.

- Tuyến Tinh lộ nối từ quốc lộ 14C qua nông trường 732 tới Sa Loong dài 14km, nền đường rộng 7.5  10m, mặt rộng 3.5m. Toàn bộ là đường đất với nhiều cầu cống tạm.



b. Giao thông đối nội:

- Giao thông đô thị: Trong thị trấn Plây Kần đã có hệ thống giao thông đô thị dài 23.01km đang được xây dựng bêtông nhựa và cầu cống vĩnh cửu. Tổng chiều dài đường của Thị trấn Plây Kần được quy hoạch là 60.8 km (bao gồm cả các đường tiểu khu). Các đường nội thị có mặt cắt ngang: Đường chính 28 - 37m. đường khu vực và đường tiểu khu từ 15- 20 m. Khu vực trung tâm khu kinh tế cửa khẩu quy hoạch năm 2001 đang triển khai thi công xây dưng các tuyến chính chưa thông xe được Tổng chiều dài đường quy hoạch của trung tâm Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y là 34 km ( bao gồm cả đường tiểu khu). Mặt cắt ngang đường quốc lộ 40 là 30m. Đường tránh quốc lộ 40 (phía Nam) có mặt cắt 60m. Đường chính khu vực 15-17m . đường khu vực và đường tiểu khu 10-11.5 m.

- Giao thông nông thôn: Toàn khu có khoảng 335.05km Đường liên xã- thôn: nối các xã, thôn, bản. các đường này có bề rộng từ 3m đến 6m; Trong đó khoảng 20% là đường có kết cấu BT, BTN còn lại là đường cấp phối đất đá. Về mùa mưa đi lại rất khó khăn. Các công trình trên loại đường này chủ yếu vượt bằng cầu treo, ngầm, tràn dành cho người đi bộ.

- Đường sản xuất, khai thác rừng: Hiện nay trên địa bàn có 4 tuyến đường vận chuyển gỗ từ rừng, tổng chiều dài khoảng 60km. Đây là những tuyến đường có chiều rộng bn= 5-6m, chạy theo địa hình hướng từ thị trấn Plây Kần đi về phía biên giới, các tuyến này có kết cấu hoàn toàn bằng đất được san gạt tạm thời để sử dụng, tuyến không ổn định dễ bị sạt lở.

Như vậy toàn khu có có 467,3km đường giao thông (kể cả quốc lộ, Tỉnh lộ, Huyện lộ và đường liên thôn, liên xã), mật độ 0,7 km/km2 và mật độ đường là 1.5 km/1.000 dân. Chất lượng ngoài QL14c, QL40 còn lại phần lớn chưa tốt, đang xuống cấp, đi lại khó khăn, đặc biệt về mùa mưa lũ. Sự thông xe cả hai mùa còn nhiều khó khăn. Mật độ dân cư thưa, đầu tư của nhà nước còn có hạn, nên chủ yếu là dân tự làm, chất lượng kém.

Trên các quốc lộ : 22% là đường đất và đá

Trên huyện lộ : 70% là đường đất

Đường nội thị : 20% là đường đất



Đường liên xã, thôn: 80% là đường đất
Bảng 11: Bảng thống kê hiện trạng giao thông khu vực quy hoạch

TT

Tên đường

Chiều dài (km)

Nền/Mặt (m)

Kết cấu mặt đường

Cầu - Cống (Cái/m)

Kết cấu

A

Đường quốc lộ

67.2 (km)







19/384







Đường Hồ Chí Minh (Ngọc Hồi-Đắk Long)

23.0

11m/9m

Bêtông nhựa

5cầu/158m

BTCT




Quốc Lộ 40 (Ngộc Hồi-Dốc Muối)

21.0

9m/7m

Bêtông nhựa

2cầu/18m

BTCT




Quốc Lộ 14 ((Ngọc Hồi-Đắk Mốt)

7.2

5m/3.5m

Bêtông nhựa

1cầu/93m

Thép




Quốc Lộ 14C (Ngọc Hồi-Xa Thầy)

16.0

5m/3.5m

Sỏi đá

11cầu/115m

BTCT.Thép và gỗ

B

Đường huyện lộ

42.0 (km)



















25.4

5m/3.5m

C.Phối,nền đất










16.6

5m

Đất







C

Đường Nội Thị

23.0 (km)













1




9.6

12/6 - 28/16

Bêtông nhựa







2




1.2

5m/3.5m

Sỏi đá







3




12.2

5/3.5 - 7/3.5

Đất







D

Đường thôn, xã

335.0 (km)













I

Thị trấn Plâykần

34.3













1




0.7

5m/3.5m

Cấp phối đồi







2




1.1

5m/3.5m

Sỏi đá







3




31.1

3.5m

Đất







4




1.4

12m/6m

Bêtông nhựa







II

Đường thôn, xã

300.8







106/1.541m




1




275.6

5/3.5 - 7/7

Cấp phối đồi

12cầu treo/973m

Thép và gỗ

2




25.2

5/3.5 - 7/7

Đất

51cầu/356m

BTCT
















43cống/212m

BTCT




Tổng

467.3 (km)







125/1.925m




3.6.7.2 Đường thuỷ, đường sắt, đường hàng không: Không có

3.6.8.. Nhận xét chung:

- Giao thông trong khu vực chỉ có giao thông đường bộ; Các loại hình như: Đường sắt, hàng không chưa có; Đường thuỷ ít tiềm năng và chưa được đầu tư xây dựng khai thác hiệu quả.

- Cấu trúc và mật độ mạng lưới đường quốc lộ trong vùng và đối ngoại của vùng là khá hợp lý. Tuy vậy chất lượng phục vụ của mạng lưới ở mức trung bình thấp.

- Hệ thống đường nội khu phân bố không đều và ở mức thấp. Tỷ lệ những tiểu khu trong vùng phụ thuộc vào các tuyến đường độc đạo còn nhiều, đặc biệt với các xã biên giới.

- Đặc thù về địa hình, khí hậu - thuỷ văn, phân bố dân cư và các điều kiện kinh tế - xã hội khác của vùng là một trong những yếu tố hạn chế rất nhiều trong đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông và phát triển các loại hình giao thông như: Mức đầu tư cao, hiệu quả sử dụng thấp, chi phí duy tu bảo dưỡng vận hành lớn, tuổi thọ công trình thấp, v.v...



tải về 3.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương