I. SỰ CẦn thiết phảI ĐIỀu chỉnh quy hoạCH


III. ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI



tải về 3.51 Mb.
trang3/23
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2017
Kích3.51 Mb.
#32820
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23

III. ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI.

3.1. Hiện trạng kinh tế :


3.1.1. Tăng trưởng kinh tế.

- Khu tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y chiếm 82.49 % diện tích của huyện Ngọc Hồi (trừ xã Đắk Ang). Hiện nay đang trong quá trình hình thành và xây dựng cơ sở hạ tầng theo quy hoạch cũ được phê duyệt năm 2001. Kinh tế - xã hội khu vực chủ yếu được thể hiện qua các xã của huyện Ngọc Hồi thuộc ranh giới quy hoạch. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của khu vực được thể hiện trong bảng sau:



Bảng 3 : Chỉ tiêu kinh tế hiện trạng trong khu vực nghiên cứu

TT


Các chỉ tiêu chủ yếu


Tỉnh Kon Tum

Khu vực quy hoạch

So với Tỉnh Kon Tum %

Giá trị (tr.đ)

Tỷ lệ %

Giá trị (tr.đ)

Tỷ lệ %

1

Tổng thu nhập GDP

1504732.00




119050.00




7.91




Khu vực 1 (Nông, lâm, ng­ư nghiệp)

622959.05

41.40

49048.60

41.20

7.87




Khu vực 2 (Công nghiệp - xây dựng)

288908.54

19.20

44405.65

37.30

15.37




Khu vực 3 (Thư­ơng mại - dịch vụ)

552236.64

36.70

25595.75

21.50

4.63

2

Thu nhập bình quân/NG

4.10




3.78




92.13

- Các số liệu trên cho thấy, tổng GDP của khu vực chiếm tỷ trọng 7.91% % so với GDP của tỉnh Kon Tum. Tỷ trọng nông, lâm nghiệp lớn, công nghiệp của khu vực quá nhỏ bé. Thu nhập bình quân GDP đạt dưới mức trung bình của Tỉnh Kon Tum và đạt 53% của cả nước. Với thực tế trên, có thể kết luận bộ mặt kinh tế xã hội của khu vực quy hoạch còn nghèo nàn, cơ cấu kinh tế của khu vực quy hoạch nghiêng về nông, lâm nghiệp (KV1) chiếm tỷ trọng 41.2% GDP. Trong khu vực chỉ có thị trấn Plây Kần là tương đối phát triển.

- Tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2001-2005 của huyện là 11,6 %/năm, cao hơn mức bình quân chung của cả nước (cả nước thời kỳ này là 7,5%/năm). Trong đó công nghiệp xây dựng tăng 12,8%, nông lâm nghiệp tăng 9,5% và dịch vụ tăng khoảng 22,7%. Điều kiện sống và mức sống của nhân dân trong Tỉnh được nâng cao rõ rệt, tỷ lệ đói nghèo bình quân hàng năm giảm được 0,5% hiện nay còn khoảng 13%.



3.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Cơ cấu kinh tế theo ngành, theo lĩnh vực và theo thành phần đã từng bước có sự chuyển dịch theo hướng khai thác lợi thế của từng ngành, từng tiểu vùng trong Khu vực. Tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 58% năm 2000 xuống còn 41,2% năm 2005 và ước khoảng 38,4% năm 2006, bình quân giảm gần 3% cả thời kỳ 2001-2005. Tương ứng thời gian trên tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng từ 25,6% năm 2000 lên 37,3% năm 2005, bình quân mỗi năm chuyển dịch tăng lên khoảng trên 2% mỗi năm thời kỳ 2001-2005 do có sự đầu tư mạnh vào cửa khẩu. Khu vực dịch vụ tăng 16,9% năm 2000 lên 21,5% năm 2005, trung bình mỗi năm chuyển dịch tăng 1%.

- GDP bình quân đầu người năm 2000 đạt trên 2 triệu đồng/người, đến năm 2005 khoảng 3,78 triệu đồng và dự kiến năm 2006 khoảng 4,12 triệu đồng. Tuy vậy, năm 2005 GDP bình quân đầu người của khu vực mới bằng 92% của Tỉnh KonTum và 3,75% mức bình quân cả nước.

- Tổng sản lượng lương thực: 10.820tấn (Thóc: 7.870 tấn). Định mức lương thực: 346,4 kg/ người.



3.1.3. Tỷ lệ huy động Ngân sách từ GDP.

Thu ngân sách Nhà nước khá thấp, tốc độ tăng thu ngân sách bình quân 5 năm 2001-2005 đạt 24,5%, tỷ lệ huy động GDP vào Ngân sách Nhà nước của khu vực cũng vào loại rất thấp, so với mức bình quân chung của cả nước, chỉ đạt khoảng 5% năm 2005 thu Ngân sách của khu vực đạt khoảng 27 tỷ. Cơ cấu nguồn thu cũng có những thay đổi, từ thu thuế nông nghiệp là chủ yếu chiếm tới 85% chuyển sang thu thuế công thương; Nay tỷ lệ thu thế công thương đã chiếm tới trên 60%.

Tổng chi ngân sách Nhà nước thời kỳ 2000 - 2005 đều ở mức khoảng 55-57tỷ đồng/năm, trong đó chi phí lớn nhất là cho các sự nghiệp Văn hoá, Giaó dục Y tế chiếm trên 50% ngoài ra cho đầu tư phát triển khác. Năm 2005 tổng chi Ngân sách khoảng 57 tỷ đồng. Như vậy, thu, chi ngân sách của khu vực luôn trong tình trạng căng thẳng do tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế thấp. Hàng năm Ngân sách Trung ương vẫn phải hỗ trợ bổ sung lớn, thời kỳ 2000-2005 khoảng 57 - 52% so tổng thu Ngân sách địa phương tại địa bàn khu vực.

3.1.4. Tổng vốn đầu tư xã hội.

- Do nhu cầu đầu tư của khu Kinh tế cửa khẩu Bờ Y ; Tổng vốn đầu tư phát triển xã hội 5 năm 2001-2005 khá lớn đạt trên 500 tỷ đồng, trong đó vốn trong nước là chủ yếu, vốn đầu tư nước ngoài hầu như chưa có. Vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước chiếm 30% tổng vốn đầu tư xã hội (Khoảng 145 tỷ đồng), và tập trung chủ yếu cho xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội. Đầu tư cho sản xuất, kinh doanh chủ yếu là nguồn vốn đầu tư của dân doanh, vốn tín dung. Cơ cấu đầu tư có sự chuyển dịch ngày càng phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của khu vực.



      1. Tình hình hoạt động của cửa khẩu với Lào & Campuchia  :

Tình hình xuất nhập cảnh và xuất nhập khẩu, kim ngạch xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Quốc tế Bờ Y kể từ năm 2004 đến nay tăng lên đáng kể. Nhất từ khi hoàn thành đưa vào sử dụng QL18B của Lào vào tháng 5/2006.

- Lượng người xuất nhập cảnh năm 2005 đạt 207% so với năm 2004, riêng 6 tháng đầu năm 2006 đạt 166,94% so với cả năm 2005. Về phương tiện qua lại thì 6 tháng đầu năm 2006 đạt 331,86% so với năm 2005.

- Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2006 đạt 56,21% so với năm 2005.

- Hàng hoá xuất khẩu qua cửa quốc tế Bờ Y là sắt xây dựng, xi măng, muối, dầu diezen, máy móc thi công ...vv. Hàng nhập khẩu từ Lào chủ yếu là gỗ tròn, gỗ xẻ: Năm 2004 nhập khẩu 52.357m3, năm 2005 nhập khẩu 87.457m3 và 6 tháng đầu năm 2006 là 15.194m3 gỗ xẻ.

Từ khi QL18B được đưa vào sử dụng, giao lưu kinh tế giữa hai nước Việt Nam và Lào thông qua cửa khẩu Quốc tế Bờ Y trở nên rất thuận lợi. Hiện tại Lào đang xây dựng công trình thuỷ điện Sê Ca Mán và các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trồng cây công nghiệp tại Lào như cao su, cà phê; Đồng thời ngành Du lịch mở nhiều tuyến du lịch qua cửa khẩu sẽ làm tăng lượng người xuất nhập cảnh và lượng hàng hoá qua lại cửa khẩu Quốc tế Bờ Y. Điều này khẳng định sự phát triển của cửa khẩu Quốc tế Bờ Y trong giai đoạn là khả thi. Do đó, cần thiết phải đầu tư để hoàn thành các công trình hạ tầng tại Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y, tạo điều điều kiện thuận lợi cho việc giao thương qua lại tại cửa khẩu.

Tình hình xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Quốc tế Bờ y từ năm 2004 đến 31/6/2006 như sau:



Bảng 4: Tình hình xuất nhập khẩu qua cửa khẩu

STT

Chỉ tiêu

ĐV

Năm 2004

Năm 2005

6 tháng đầu năm 2006

So sánh %

2005/2004

6 tháng 2006/2005

1

Người xuất nhập cảnh

Người

3.597,00

7.446,00

12.430,00

207,01

166,94

2

Phương tiện xuất nhập cảnh

P. tiện




1.563

5.187




331,86

3

Thuế xuất nhập khẩu

Triệuđ

25.689.,80

29.237,22

17.433,6

113,81

59,63

4

Kim ngạch xuất nhập khẩu

USD

21.491.868

22.501.396

12.649.129

104,69

56,21

Tổng lượng giá trị hàng hóa xuất, nhập khẩu qua hệ thống cửa khẩu hiện nay đạt 25 triệu USD, năm sau cao hơn năm trư­ớc 8-10%. Tuy vậy, việc phát triển ch­ưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế vốn có. Việc buôn bán qua biên giới chủ yếu bằng đường tiểu ngạch và dân sinh, hàng hóa xuất chủ yếu là nguyên liệu và sản phẩm thô, nhập siêu năm sau cao hơn năm trư­ớc, buôn lậu và trốn thuế đang tiếp diễn; Cơ chế, chính sách cần được bổ sung và cần điều chỉnh.

3.1.6. Thực trạng phát triển các ngành, các lĩnh vực.

3.1.6.a. Nông nghiệp, lâm nghiệp & thuỷ sản:

a. Ngành Nông nghiệp: Ngành nông nghiệp là ngành sản xuất chính của khu vực quy hoạch, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (theo giá hiện hành) năm 2001 là: 32,063 tỷ đồng, chiếm 43,14% cơ cấu của nhóm ngành, năm 2005 là 50.021 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm thời kỳ 2001 - 2005 của giá trị sản xuất là: 13,18%; Dự kiến giai đoạn 2005 - 2010 là 18,24%; Bình quân mỗi năm tăng 6,0 tỷ đồng. Sản xuất nông nghiệp đã dần phát triển, cơ cấu cây trồng, vật nuôi có bước chuyển dịch, một bộ phận sản xuất nông nghiệp từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá. Diện tích ngô lai, lúa lai chiếm tỷ trọng lớn; Diện tích lúa rẫy giảm dần. Bước đầu đã phát triển rau, đậu tại các xã khu vực III (vùng sâu, vùng xa).

- Trồng trọt: Cơ cấu cây trồng đã có sự chuyển biến tích cực, đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm: Cao su cà phê từ 4.813 ha năm 2001 tăng lên 5.041 ha năm 2005. Hiện tại trồng trọt tập trung vào hai nhóm cây chính: Cây lương thực (lúa, ngô) và cây nông sản hàng hóa (cao su, cà phê). Năm 2005, hai nhóm cây này chiếm 75,5% giá trị sản xuất ngành trồng trọt và 65% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.

 Cây lương thực: Diện tích trồng cây lương thực ổn định, sản lượng lương thực tăng từ 1324 tấn năm 2001 lên 12.150 tấn năm 2005 và 17.800 tấn năm 2010, bình quân hàng năm tăng 2165 tấn. Bình quân lương thực đầu người tăng từ 261,5 kg năm 2001 lên 378,4 kg năm 2005 và 394,4kg năm 2010. Nhưng mới chỉ đảm bảo ở mức tiêu thụ bình thường và hạn chế nạn thiếu đói giáp hạt, còn lượng dự trữ trong nhân dân và Nhà nước chưa đáng kể, chưa đạt mức an toàn lương thực.

Sản xuất cây lúa tăng nhanh và ổn định cả về diện tích và sản lượng. Diện tích gieo trồng tăng từ 3.114ha năm 1995 lên 4269ha năm 2000 và 6.539ha năm 2004, sản lượng lương thực tăng từ 1324tấn năm 2001, tăng 12.150 tấn năm 2005. Cơ cấu mùa vụ và cây trồng đã hình thành rõ rệt, giảm diện tích lúa trồng nương. Trình độ thâm canh cây lúa nước của nông dân cũng được áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, nhất là giống mới có năng suất cao, đã sử dụng các giống mới như: Giống lúa lai nhị ưu trồng trên địa bàn ở các xã Đắk Dục, Đắk Nông, Đắk Kan, giống lúa ĐR2 được trồng thí điểm tại các xã Đắk Xú, Sa Loong. Loại giống lúa này chịu được lạnh và đất chua phèn. Các loại giống lúa này đã cơ bản ổn định có thể đưa vào gieo trồng nhân rộng đại trà trên địa bàn. Từ đó góp phần đưa năng suất lúa tăng từ 23,14 tạ/ha năm 2001 lên 25,52 tạ/ha năm 2003 và 29,74tạ/ha năm 2005.

Cây ngô cũng được chú trọng phát triển, áp dụng các giống mới có năng suất cao như: Ngô ĐK 88, VNL10 trồng đại trà trên địa bàn các xã Sa Loong, Đắk Nông. Hai loại giống ngô này đã trồng ổn định trên địa bàn, năng suất thu hoạch đạt 28 tạ/ha.

Cây chất bột lấy củ phát triển tốt, nhất là cây sắn chiếm 96% tổng diện tích cây chất bột lấy củ. Từ diện tích 494ha năm 1995 lên 1.247ha năm 2000 và 3.280ha năm 2004, bình quân hàng năm tăng 407ha. Sản lượng sắn năm 2004 đạt 43.994tấn. Giai đoạn này, cây sắn được dùng chủ yếu cho chế biến rượu Ghè và xuất ra ngoài tỉnh bằng sắn lát khô, một phần nhỏ dùng làm thức ăn chăn nuôi.

 Cây công nghiệp: Diện tích gieo trồng đã có sự chuyển dịch từng nhóm loại cây trồng, từ cây hàng năm sang cây lâu năm, mà trong đó cây công nghiệp lâu năm là cao su, cà phê, chè ngày càng chiếm ưu thế. Diện tích cà phê 1.251ha năm 2004, có sản lượng 1204tấn, cây cao su 3.790ha, có sản lượng 862tấn năm 2004. Diện tích cây công nghiệp lâu năm 5.041ha. Tuy nhiên, giá cả biến động trong những năm qua đã ảnh hưởng đến việc chăm sóc, trồng mới của các loại cây trồng này. Cây Bời lêi, Quế được nghiên cứu và được đưa vào trồng. Bước đầu cho thấy hai loại cây này rất thích hợp với vùng đồng bào dân tộc bởi lẽ những cây dễ trồng, dễ chăm sóc, không yêu cầu kỹ thuật cao trong khâu trồng, chăm bón và vốn đầu tư ít.

 Cây ăn quả: Chiếm tỷ trọng thấp trong cây dài ngày; diện tích tăng từ 85ha năm 2001 lên 143 ha năm 2004 và hàng năm tăng khoảng 10-15%. Cây ăn quả chủ yếu được trồng trong vườn nhà, quy mô nhỏ, rải rác, thông qua việc cải tạo vườn tạp, do đó chưa có khả năng cạnh tranh với thị trương để phát triển, các hộ gia đình chưa quan tâm đầu tư phát triển trong lĩnh vực kỹ thuật và kinh nghiệm trồng trọt. Tuy nhiên, trên địa bàn đã đưa một số cây như: Cây nhãn, cây vải, cây hồng, cây quýt ghép có năng suất và chất lượng cao vào trồng tại các thôn xã bản làng. Đã có một số loại cây trồng cho kết quả tương đối cao đó là cây nhãn lồng.



- Chăn nuôi: Thông qua công tác hỗ trợ cho vay vốn các chương trình quốc gia như (vốn xoá đói giảm nghèo, vốn phụ nữ nghèo, vốn giải quyết việc làm...) đã khuyến khích hộ nông dân mở rộng đầu tư, tăng số lượng đàn gia Xúc, tuy nhiên quy mô đàn vẫn còn nhỏ. Đàn bò tăng từ 3920 con năm 2001 lên 5034 con năm 2004, đàn trâu tăng từ 797con năm 2001 lên 939 con năm 2004, đàn lợn tăng từ 7.046 con năm 2001 lên 7495 con năm 2004, ngoài ra còn phát triển đàn dê và đàn gia cầm. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng bình quân đầu người tăng từ 16,74kg năm 2001 lên và 20,2kg năm 2004.

Chăn nuôi bước đầu đã đem lại hiệu quả, ngoài cung cấp nguồn thực phẩm tươi sống cho thị trương tiêu thụ, thực phẩm tại chỗ và đem lại nguồn thu nhập cho hộ gia đình, nhất là các xã ở khu vực III. Tuy nhiên, chăn nuôi ở huyện chưa phát triển mạnh, do chưa quy hoạch được các vùng chăn nuôi tập trung; Hình thức chăn thả rông, chưa tận dụng triệt để sản phẩm phụ của trồng trọt, chuồng trại chưa đảm bảo, công tác phòng ngừa dịch bệnh gia Xúc, gia cầm chưa thực sự tốt; Thiếu vốn, thiếu kiến thức và kinh nghiệm trong chăn nuôi; Chưa quen chăn nuôi theo phương thức công nghiệp; Phân chuồng là nguồn lợi lớn phục vụ cho sản xuất vẫn chưa tận dụng một cách triệt để, sản phẩm về chăn nuôi chưa trở thành sản phẩm hàng hoá, kết hợp một số yếu tố khác đã làm cho chăn nuôi chưa phát huy lợi thế.

 Chăn nuôi trâu bò: Ngoài việc cung cấp phân bón và sức kéo cho ngành trồng trọt, đàn bò dần dần phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá; Bình quân hộ gia đình 1-2 con.

 Chăn nuôi lợn tuy nuôi phân tán trong hộ gia đình, nhưng ngày càng phát triển về quy mô và chất lượng; Bình quân một hộ gia đình là 1,0 con/hộ.

 Chăn nuôi gia cầm: Chủ yếu là nuôi trong hộ gia đình, chăn nuôi theo hướng công nghiệp chưa phát triển. Chương trình gà nhà vườn đã triển khai thực hiện tại thị trấn Plây Kần và xã Đắk Xú, hiện đang trong giai đoạn nuôi thử nghiệm.

- Hoạt động cuả các cơ sở sản xuất nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp: Hiện tại các tổ chức kỹ thuật và mạng lưới khuyến nông đã hoạt động tương đối có hiệu quả, thường xuyên bám sát và cung cấp kịp thời các dịch vụ nông nghiệp cho địa bàn xã. Đã xây dựng nhiều mô hình trình diễn làm điểm phù hợp với từng tiểu vùng; Thường xuyên cung cấp thông tin như tài liệu, báo chí phục vụ sản xuất nông nghiệp cho đồng bào.



- Chương trình chuyển giao kỹ thuật: Hàng năm tập huấn cho hàng ngàn lượt người tham gia chuyển giao kỹ thuật, tham gia các loại giống cây có năng suất cao; Đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất và đời sống của bà con nông dân. Từ đó góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, thâm canh tăng vụ cho năng suất cao.

- Kinh tế trang trại: Những năm gần đây, trên địa bàn Huyện đã xuất hiện mô hình kinh tế trang trại cây công nghiệp. Cơ cấu đầu tư chủ yếu cho vườn cây, chưa đầu tư máy móc thiết bị cơ giới hoá để nâng cao năng suất Lào động, hạ giá thành sản phẩm. Cơ cấu nguồn vốn chủ yếu là vốn tự có. Nhìn chung, giá trị hàng hoá bán ra và thu nhập bình quân một trang trại trên địa bàn Huyện còn thấp do trang trại mới đưa vào kinh doanh; Mặt khác trang trại là trồng cây lâu năm, do giá cả biến động nên ảnh hưởng đến thu nhập của chủ hộ trang trại.

b. Lâm nghiệp: Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp luôn tăng trưởng, trong đó trồng rừng chiếm 34,7% cơ cấu của nhóm ngành, khai thác gỗ chiếm 53,9% cơ cấu ngành. Hàng năm ngành lâm nghiệp đóng góp từ nguồn thuế tài nguyên và tiền bán cây đứng đóng góp một phần đáng kể cho ngân sách địa phương, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động là con em đồng bào dân tộc.

- Quản lý bảo vệ rừng: Diện tích rừng tự nhiên của khu vực quy hoạch 18.974 ha, một phần đã giao cho các hộ dân quản lý. Thực hiện Quyết định số 327/QĐ-TTg, ngày 15/9/1992 của Thủ tướng Chính phủ, công tác giao đất, giao rừng được tiến hành có kết quả tốt. nâng cao ý thức bảo vệ rừng, ổn định sản xuất nông nghiệp theo phương thức thâm canh, Diện tích được giao khoán bảo vệ chiếm tỷ lệ thấp so với diện tích đất có rừng, diện tích đất rừng còn lại chưa có chủ quản lý chiếm một tỷ trọng đáng kể, còn một số diện tích bị tác động tiêu cực của con người như phát rừng làm rẫy, khai thác gỗ không có kế hoạch…

- Công tác trồng rừng: Công tác phủ xanh đất trống, đồi núi trọc nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, đóng vai trò bảo vệ rừng phòng hộ, cung cấp một lượng gỗ lớn cho nhu cầu của các ngành công nghiệp chế biến, xây dựng trong địa phương và Tỉnh. Những năm qua, nguồn thuế tài nguyên và tiền bán cây đứng được tập trung cho công tác bảo tồn và phát triển rừng. Tính đến nay, diện tích rừng trồng được phát triển trên địa bàn 4.900,47ha rừng sản xuất. Nếu so sánh với diện tích đất trống đồi núi trọc hiện có thì tốc độ phủ xanh rừng còn chậm, loài cây trồng chưa phong phú, giá trị kinh tế chưa cao. Tỷ lệ thành rừng so với diện tích rừng trồng chưa cao, mới đạt trên 70%. Thông qua công tác trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng đã góp phần nâng độ che phủ của rừng từ 62,7% năm 2001 lên 63% năm 2005.

- Khai thác lâm sản phụ: Hoạt động lâm nghiệp trên địa bàn huyện dần dần chuyển từ khai thác sang trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng nên các sản phẩm thu hoạch từ rừng có xu thế giảm xuống; Khai thác gỗ đã hạn chế đến mức thấp nhất. Một số bộ phận người dân vào rừng lấy củi cành, cây khô để làm củi, đem bán và khai thác một số lâm sản phụ dưới tán rừng như: Bong đót, Bời lêi, sa nhân, tre, nứa, lồ ô, song mây... Lượng sản phẩm khai thác từ rừng chủ yếu là nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp như: Chế biến đũa tre xuất khẩu, song mây tinh chế và các mặt hàng chế biến từ mây tre xuất khẩu...

c.Thuỷ sản: Năm 2004 diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng 73ha, sản lượng 87tấn. Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản (theo giá hiện hành) năm 2004 là 1,044 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1,7% cơ cấu của nhóm ngành. Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn chủ yếu nuôi cá nước ngọt trên diện tích ao, hồ. Nghề nuôi trồng thuỷ sản chưa được đầu tư phát triển; Sản xuất phân tán trong hộ gia đình, sản phẩm chủ yếu chỉ mang tính chất tự cung tự cấp, phục vụ đời sống gia đình, giá trị hàng hoá không đáng kể.

3.1.6.b Công nghiệp & xây dựng:

- Giá trị sản xuất ngành công nghiệp (theo giá hiện hành) năm 2001 là 25.695 tỷ đồng, năm 2005 là 45.2861 tỷ đồng, dự kiến năm 2010 là 119,44tỷ tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2001 - 2005 của giá trị sản xuất là 11,75%, giai đoạn 2005 - 2010 dự kiến là 8,48%. Sản xuất công nghiệp trên địa bàn chưa phát triển, tuy nhiên đã đem lại hiệu quả thiết thực, từng bước thực hiện công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Giải quyết được một phần Lào động chưa có công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo, góp phần thực hiện phân công lại lao động xã hội, bước đầu hình thành tác phong Lào động công nghiệp cho một bộ phận lao động.

- Toàn huyện hiện có 100 cơ sở sản xuất công nghiệp, trong đó công nghiệp chế biến là một ngành mũi nhọn chiếm ưu thế 100%. Công nghiệp chế biến tăng trưởng về số lượng và chất lượng qua sơ chế, chế biến trước khi tiêu thụ. Trong công nghiệp chế biến, số cơ sở sản xuất thực phẩm đồ uống, chế biến lâm sản và sản xuất đồ gỗ, sản xuất sản phẩm khoáng - phi kim loại chiếm tỷ trọng lớn. Công nghiệp của nhà nước 02 cơ sở, có quy mô vừa, trình độ công nghệ chưa thực sự tiên tiến. Các cơ sở sản xuất CN-TTCN chủ yếu là công nghiệp ngoài quốc doanh là 98 cơ sở, phát triển ở trung tâm thị trấn với quy mô nhỏ, chủ yếu là gia công, sửa chữa, chế biến nhỏ (như xay xát, gò hàn, sản xuất công cụ cầm tay, may mặc, mộc dân dụng, vật liệu xây dựng). Các cơ sở chế biến lương thực, thực phẩm đồ uống, sản xuất cơ khí phục vụ kinh tế cá thể được sản xuất tại nhà, nằm đan xen với dân cư, một mặt diện tích nhỏ, mặt khác gây ồn ào, bụi, các cơ sở sản xuất gạch ngói tuy đã được sắp xếp lại nhưng vẫn chưa chuyển đổi công nghệ hoàn toàn. Nhìn chung công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp còn manh núm, nhỏ bé sản xuất lạc hậu chưa tạo được vị trí là nơi khai thác thế mạnh tài nguyên tại chỗ và giải quyết việc làm cho số đông Lào động. Về công nghệ, thiết bị công nghệ của các cơ sở sản xuất phần lớn là lạc hậu, chưa có sự đổi mới đáng kể. Các loại sản phẩm sản xuất ra ít, mức tiêu thụ trên địa bàn hẹp; Số lượng tiêu thụ hạn chế; sản phẩm sản xuất ra không mang tính chất thương mại mà chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tại chỗ như sản phẩm đan lát, còn các sản phẩm khác để cung cấp ra thị trương rất ít.

Lào động công nghiệp: Số lao động bình quân tham gia sản xuất trong các ngành công nghiệp chiếm tỷ lệ thấp bao gồm số lượng và chất lượng, trong đó Lào động có trình độ đại học, trung cấp còn ít, chủ yếu là lao động phổ thông.

Hoạt động của các làng nghề truyền thống còn nhỏ lẻ, không có vốn đầu tư ban đầu, quy mô theo hộ gia đình là chính, công nghệ thủ công, sử dụng nguyên vật liệu và lao động tại chỗ; Dụng cụ, công cụ để sản xuất đơn giản, thô sơ tự chế, không thể hiện được doanh thu và thu nhập đối với các hộ làm nghề.

3.1.6.c. Thương mại, dịch vụ: Giá trị sản xuất ngành thương mại, du lịch, khách sạn, nhà hàng (theo giá hiện hành) năm 2001 là 16,568 tỷ đồng, năm 2005 là 26,103 tỷ đồng, dự kiến năm 2010 97,65 tỷ. Tốc độ tăng bình quân hàng năm thời kỳ 2001 - 2005 của giá trị sản xuất là 12,5%, giai đoạn 2005 - 2010 dự kiến là 30,00%. Hoạt động thương mại - dịch vụ trên địa bàn Huyện những năm qua có nhiều khởi sắc. Hệ thống thương mại được phát triển và mở rộng đến tận các thôn, bản. Hoạt động kinh doanh thương mại đã đáp ứng hàng hoá phục vụ nhu cầu sản xuất, đời sống của nhân dân, thu mua và tiêu thụ những sản phẩm nông lâm nghiệp do nhân dân sản xuất, bước đầu có tác động tích cực đến phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu dịch vụ, góp phần nâng cao đời sống nhân dân nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số và một bộ phận công đồng dân cư ở vùng sâu, vùng xa.

a. Thương mại:

- Hiện nay có hệ thống cửa hàng mua bán ở Huyện lỵ và các xã. Chủ yếu kinh doanh các mặt hàng chính sách trợ cước trợ giá như: Muối, dầu lửa, phân bón, giống cây trồng, sách vở...và thu mua nông sản được trợ cước vận chuyển. Tỷ trọng hàng hoá bán lẻ của các DNNN chiếm khoảng 18 - 20% trên tổng mức lưu thông trên thị trường. Tuy nhiên, DNNN chưa phát huy được vai trò chủ đạo, điều tiết thị trường ở địa bàn nông thôn. Cửa hàng tại các xã, ngoài việc bán mặt hàng trợ giá, trợ cước còn kinh doanh một số mặt hàng tiêu dùng nhưng số lượng không nhiều, chưa cạnh tranh được với các hộ tư nhân khác.

- Thương nhân thuộc các thành phần khác hoạt động kinh doanh thương mại - dịch vụ trên địa bàn các xã khu vực II, III. Mỗi xã có từ 8 - 10 thương nhân, 100% số thôn có thương nhân hoạt động. Số cơ sở kinh doanh thương mại, du lịch và khách sạn nhà hàng chỉ tập trung ở thị trấn Plây Kần . Lào động hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ năm 2004 là 579 người. Dịch vụ phục vụ đời sống hàng ngày do tư thương vận chuyển hàng tới tận bản làng để bán, hoặc thu đổi hàng lấy nông - lâm sản, thực phẩm. Hoạt động của các hộ kinh doanh rất thuận lợi cho nhân dân, họ đi đến từng thôn, bản, từng nhà nhằm đáp ứng nhu cầu, cung cấp kịp thời hàng đến tay người tiêu dùng, thu gom hết sản phẩm mà nhân dân có nhu cầu bán. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn nhiều bất cập, quy mô kinh doanh quá nhỏ, hàng bán ra đắt, hàng mua vào rẻ, hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng hết hạn sử dụng, gian lận trong khâu cân, đo, đong, đếm, kinh doanh không đăng ký quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn chưa được đảm bảo.

- Mạng lưới chợ nông thôn chưa phát triển do tập quán mua bán tại chợ của nhân dân nông thôn chưa có, chưa quen. Hiện tại Huyện có một chợ tại trung tâm thị trấn. Chợ xây dựng theo chương trình trung tâm cụm xã, hiện nay đã đưa vào sử dụng nhưng ít người đến chợ, chợ xa khu dân cư, không thuận lợi cho việc mua bán đi lại.

- Chính sách trợ giá, trợ cước các mặt hàng thiết yếu phục vụ đồng bào dân tộc và trợ cước tiêu thụ nông sản đã góp phần quan trọng nhằm bình ổn giá cả thị trường, tạo cho đồng bào được hưởng sự bình đẳng trong mua, bán một số mặt hàng thiết yếu; Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao năng suất, tăng thu nhập; Ổn định đời sống của đồng bào nhất là đồng bào khu vực đặc biệt khó khăn.

b. Dịch vụ khác:

- Dịch vụ vận tải: Từ khi đường Hồ Chí Minh hoàn thành (GĐI), nhu cầu vận tải hàng hoá, hành khách tăng, lượng đầu xe tham gia vận tải tăng đáng kể góp phần phục vụ việc đi lại và trao đổi hàng hoá của người dân, đặc biệt là giao lưu với tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng. Hiện có một số hộ kinh doanh vận tải hành khách, hàng hoá.

- Dịch vụ kỹ thuật: Đây là các dịch vụ cung cấp vật tư hàng hoá, kỹ thuật cây giống, chuyển giao công nghệ, máy móc, thông tin...đến nay, dịch vụ này có bước phát triển, nhưng thực tế số lượng chưa nhiều, chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân.

- Dịch vụ công nghiệp: Chưa phát triển, chỉ mới hình thành các dịch vụ sửa chữa nhỏ như: Sửa chữa mô tô, ti vi, đồng hồ...tập trung ở thị trấn Plây Kân, xã BờY và một số điểm sửa chữa xe trên tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua.

- Dịch vụ tài chính tín dụng: Hoạt động ngân hàng đã hỗ trợ vốn cho các hoạt động kinh doanh, dịch vụ của các cá nhân và nhóm, hộ kinh doanh, hộ kinh tế gia đình.

- Du lịch: Chưa hình thành rõ nét.

3.2 . Dân số Lào động và xã hội:



3.2.1 Dân số:

- Tổng dân khu vực quy hoạch năm năm 2005 là 31.496 người. Chiếm 8.59% dân số tỉnh KonTum. Tỷ tăng trung bình năm thời kỳ 2000-2005 là 2-2,2%/năm. Nam giới:15.120 Người, Nữ giới: 15.750 Ng. Dân cư đô thị: 7.039ng; dân cư nông thôn: 23.831ng.



- Đây là khu vực có 17 dân tộc cùng sinh sống người các dân tộc chiếm 66.5% dân số toàn khu vực. Trong đó dân tộc đông nhất là Giẻ Chiêng, Xê Đăng, Gia Rai còn lại là các dân tộc ít người khác như : Brâu, RơMâm.

Bảng 5 : Dân số hiện trạng trong khu vực quy hoạch

STT

TÊN KHU VỰC DÂN CƯ

DÂN SỐ (NGƯỜI-2005)

DÂN TỘC THIỂU SỐ (NG-2005 )

1

Xã Đắk Dục

4209

2.525

2

Xã Đắk Nông

3080

2.002

3

Xã Đắk Xú

4189

2.807

4

Xã Đắk Kan

3307

2.083

5

Sa Loong

3267

2.287

6

Xã Bờ Y

4163

2.831

7

Thị trấn Plây Kần

9281

6.410




Tổng

3.1496

20.945

- Thành phần dân cư:

  • Bộ phận cộng đồng dân cư bản địa: Chủ yếu là đồng bào dân tộc ít người. có lối sống cộng đồng nông thôn, tương đối độc lập, tách biệt, khép kín về khu vực canh tác, khu vực cư trú có thiết chế xã hội chặt chẽ; Hình thái tổ chức của đồng bào là Plây, làng. Sản xuất tự cung, tự cấp, trình độ dân trí thấp, nhiều phong tục tập quán còn lạc hậu. Một số bộ phận nhỏ bắt đầu hoà nhập vào nền kinh tế thị trường, biết cách làm ăn và sản xuất chủ yếu dọc đường Hồ Chí Minh, các quốc lộ 14. và 40.

  • Bộ phận dân cư phân công di cư xây dựng kinh tế mới: Được điều chuyển tư các tỉnh phía Bắc vào để xây dựng kinh tế Tây Nguyên. Nhóm dân cư này còn có các đối tượng khác như: Dân di cư theo gia đình quân nhân, gia đình cán bộ công nhân, các hộ tiểu thương buôn bán. Phần lớn số dân di cư này là người kinh có trình độ văn hoá, hiểu biết khoa học kỹ thuật, có tinh thần đoàn kết cần cù Lào động và sáng tạo. Phần lớn số dân trên sinh sống tại thị trấn Plây Kần .

  • Bộ phận cộng đồng dân cư di cư tự do: Dân cư tự do, chủ yếu định cư trên địa bàn các xã Đắk Nông, Đắk Xú, Đắk Long, Bờ Y. Đa số hộ dân di cư tự do trên địa bàn hầu hết là đồng bào dân tộc thiểu số. Khu vực làng Đắk Mế xã Bờ Y là địa bàn sinh sống dân tộc Brâu, cuộc sống kinh tế của các hộ này còn gặp nhiều khó khăn vì trình độ canh tác còn lạc hậu, trình độ dân trí còn hạn chế…

- Phân bố dân cư: Trên địa bàn khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y có 2 khu vực chính mà các cộng đồng dân cư sinh sống: Đô thị và nông thôn.

  • Khu vực đô thị: Theo thống kê của huyện Ngọc Hồi năm 2005 có 9.281 người sinh sống tại thị trấn Plây Kần chiếm tỷ lệ 29,3% dân số toàn Huyện, phần lớn là người kinh.

  • Khu vực nông thôn: Năm 2005 huyện Ngọc Hồi có 22.215 người sống ở khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ 70,7% dân số toàn huyện, hầu hết là cộng đồng các dân tộc bản xứ và cộng đồng các dân tộc thiểu số ở các tỉnh phía Bắc di cư vào.

- Tôn giáo: Trên đia bàn Khu vực quy hoạch có các tôn giáo như Đạo Tin Lành chiếm 20%, Ki tô giáo chiếm 15% các tôn giáo khác chiếm 35%, còn lại là đạo Phật và không theo tôn giáo nào. Trong những năm qua, các hoạt động của tổ chức tôn giáo cơ bản tuân thủ theo quy định của pháp luật

- Văn hoá và ngôn ngữ: Các dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên có nền văn hoá giàu bản sắc rất gần với thiên nhiên mang tính hoang sơ, phồn thực có dấu ấn của đạo Bà la môn, Hin Đu. Nghiên cứu văn hoá truyền thống của dân tộc Dẻ Triêng, Xơ Đăng về lễ hội Cồng Chiêng, Đâm Trâu, Bỏ Mả, các truyền thuyết như: Trường ca Đam San, Xinh nhã, Đẻ đất đẻ nước...và các làng nghề truyền thống cho ta thấy các dân tộc Tây Nguyên nói chung và huyện Ngọc Hồi nói riêng có nền văn hoá phong phú, giàu bản sắc, mang sắc thái riêng hoà trong một sắc thái chung của mái nhà chung Tây Nguyên. Tiếng nói và chữ viết theo hệ Malayo - polyn seian (đa đảo).

3.2.2. Lao động:

- Số người trong độ tuổi lao động là 15728,12 người (2005), chiếm 49,9% dân số. Cụ thể thống kê theo bảng sau:



Bảng 6 : Dân số và Lào động hiện trạng trong khu vực quy hoạch

STT

TÊN KHU VỰC DÂN CƯ

DÂN SỐ

(NGƯỜI)


TỶ LỆ LAO ĐỘNG/TỔNG DÂN SỐ (%)

LAO ĐỘNG (NGƯỜI)

1

Xã Đắk Dục

4209

48,3

2032,947

2

Xã Đắk Nông

3080

51,03

1571,724

3

Xã Đắk Xú

4189

48,2

2019,098

4

Xã Đắk Kan

3307

48,1

1590,667

5

Xã Sa Loong

3267

50,1

1636,767

6

Xã Bờ Y

4163

50,6

2106,478

7

Thị trấn Plây Kần

9281

51,4

4770,434




Tổng

31946

49,9369

15728,12

- Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế thống kê theo bảng sau:

Bảng 7: Dân số và lao động hiện trạng trong các ngành Kinh tế.

STT

HẠNG MỤC

HIỆN TRẠNG 2005 (NGƯỜI)

I

Tổng dân số

31.496

II

Dân số trong tuổi LĐ (người)

15.728




- Tỷ lệ % so với tổng dân số.

49,94%

III

Tổng LĐ làm việc trong các ngành kinh tế (người)

15.394




- Tỷ lệ % so LĐ trong độ tuổi .

97,88%

IV

Lao động đang làm việc phân theo ngành:




1

LĐ nông nghiệp, thuỷ sản (người)

6.915




- Tỷ lệ % so LĐ làm việc.

44,92%

2

LĐ CN, TTCN, XD (người)

5.913




- Tỷ lệ % so LĐ làm việc

38,41%

3

LĐ dịch vụ, thương mại, HCSN (người )

2.566




- Tỷ lệ % so LĐ làm việc

16,67%

V

Thất nghiệp và mất sức lao động.

334




- Tỷ lệ % so LĐ trong độ tuổi.

2,12%

VI

Dân số phụ thuộc (người)

15.768

- Hiện nay, trên địa bàn có khoảng 700 lao động đang làm việc trong khối cơ quan nhà nước huyện Ngọc Hồi, trong đó đại học chiếm 18,2%, cao đẳng 15,0%, trung cấp 47,6%, sơ cấp 13,2. Cán bộ cơ sở tính đến 2005, trên địa bàn huyện có 150 cán bộ của 19 chức danh ở 6 xã, thị trấn; Trình độ văn hoá, cấp I chiếm 52,7%, cấp II chiếm 39,8%, cấp III chiếm 7,5%.

3.2.3.Tốc độ đô thị hoá: Tốc độ đô thị hoá thấp đạt 1 - 2%/năm. Tỉ lệ đô thị hoá toàn vùng: 2- 2,5 %/năm(thị trấn Plây Kần và khu dịch vụ cửa khẩu với Lào & Campuchia ).




tải về 3.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương