I. SỰ CẦn thiết phảI ĐIỀu chỉnh quy hoạCH


Hiện trạng xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội



tải về 3.51 Mb.
trang5/23
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2017
Kích3.51 Mb.
#32820
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23

3.5. Hiện trạng xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội

3.5.1.Trung tâm huyện lị:

- Thị trấn Plây Kần là huyện ly của huyện Ngọc Hồi cũng đã được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội đáp ứng đủ yêu cầu phát triển kinh tế của địa phương, hỗ trợ và thúc đẩy các trung tâm xã phát triển. Trong đó hệ thống giáo dục có trường nội trú Cấp II,III; Y tế có trung tâm y tế huyện quy mô 100 giường, 01 sân vận động, 01 trạm phát thanh truyền hình do Huyện tự đầu tư.


- Tuy nhiên về trang thiết bị còn nghèo nàn thiếu thốn, hạ tầng kỹ thuật còn yếu kém chưa đạt tiêu chuẩn tối thiểu của cấp đô thị loại 5; Công tác quản lý đô thị chưa được quan tâm nhiều, trung tâm Huyện lị cũng chưa được ưu tiên đầu tư thích hợp, nhân dân đầu tư là chủ yếu.

- Theo định hướng phát triển của tỉnh Kon Tum, trong tương lai gần, thị trấn Plây Kần sẽ được quy hoạch mở rộng để trở thành thị xã cửa khẩu Quốc tế với 15 vạn dân. Điều này rất có ý nghĩa cho sự phát triển khu kinh tế, bởi nơi đây chính là đầu mối giao lưu kinh tế trong chiến lược phát triển vùng hệ thống cụm công nghiệp và các cảng biển miền Trung như: Chân mây, Liên chiểu, Dung Quất, khu kinh tế mở Chu Lai.

3.5.2. Các cơ sở CN-TTCN và dịch vụ:


- Trong những năm qua với xu thế phát triển chung của Tỉnh trong khu vực đã xuất hiện một số cơ sở sản xuất và kinh doanh. Song các cơ sở này còn nhỏ bé, sản phẩm tự cung tự cấp, chưa có sự cạnh tranh trên thị trường, đáp ứng nhu cầu tối thiểu của dân trong khu vực.

- Về số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp và TTCN trong khu vực có 07 Doanh nghiệp nhà nước; 02 Công ty trách nhiệm hữu hạn; 07 Doanh nghiệp tư nhân; 89 hộ sản xuất cá thể .

- Cơ sở dịch vụ có 02 chợ nhỏ mua bán hàng nông thuỷ sản và cung cấp nhiều yếu phẩm cho dân trong vùng và 01 chợ ở trung tâm thị trấn.

3.5.3. Các vùng, khu, điểm du lịch: Từ năm 2001 đến năm 2005, đã thu hút nhiều khách trong và ngoài nước đến tham quan đường mòn Hồ Chí Minh, khu tưởng niệm chiến thắng Plây Kần , cửa khẩu quốc tế Bờ Y- ngã ba Đông Dương, nghiên cứu văn hoá truyền thống của dân tộc Dẻ Triêng về lễ hội cồng chiêng, đâm trâu, bá mã...và các làng nghề truyền thống. Tuy nhiên, tiềm năng du lịch chưa được khai thác một cách hiệu quả, chưa tạo nên được các sản phẩm du lịch độc đáo, mang tính riêng biệt của địa phương. Cảnh quan tự nhiên ở một số nơi bị phá vỡ, môi trường sinh thái bị ảnh hưởng; Các điểm du lịch lại không tập trung và chưa thực sự đầu tư đúng mức nên chưa thu hút được du khách.

3.5.4. Các trung tâm thương mại dịch vụ:


- Lớn nhất là khu dịch vụ tại cửa khẩu năm 2004 có 3.597 lượt người, năm 2005 có 7.446 lượt người qua đây, kim nghạch XNK đạt 21 triệu-22 triệu USD với hàng hoá chủ đạo là máy móc, vật liệu xây dựng, gỗ..vv.

- Các cơ sở thương mại dịch vụ khác : tập trung chủ yếu ở thị trấn Plây Kần với các của hàng, của hiệu bán lẻ quy mô nhỏ nhỏ lẻ phục vụ cho tiêu dùng nội vùng.


3.5.5. Công trình công cộng có tính chất cấp Tỉnh và vùng:


Hiện nay trong vùng chưa có công tình công cộng mang quy mô Tỉnh và cấp vùng.

3.5.6. Nhà ở :


- Nhà ở đô thị: Bình quân đầu người 10-15m2 sàn/người dân đô thị, nhà kiên cố đạt 90%-95%, nhà tạm cấp bốn 5-10%.

- Nhà ở các xã nông thôn: Nhà ngói 10%; Nhà tầng: 5%; Nhà sàn: 73%; Nhà tạm 12 %.


3.5.7. Di dân:


- Tốc độ đô thị hoá trong vùng: 0,1- 0,2%/năm. Nhìn chung vấn đề di dân từ nông thôn ra đô thị trong vùng là thấp. Nguyên nhân do sức hút của đô thị còn yếu, chưa có các khu công nghiệp tập trung hoặc các dịch vụ đô thị chưa phát triển.

- Vẫn còn Dân du canh du cư, chặt phá rừng làm nương rẫy diễn ra hàng năm vì tập tục canh tác của một số dân tộc thiểu số trong vùng.


3.5.8. Định canh định cư:


- Từ năm 1996 các dự án định canh định cư được tách từ chương trình 327 thành chương trình riêng, năm 1999 được sát nhập vào chương trình mục tiêu xoá đói giảm nghèo (năm 2001 được sát nhập vào chương trình 135 mới). Một số dự án đầu tư cho Huyện. Nhiều thôn, bản với bộ mặt nông thôn mới đã được hình thành với mô hình nhà xây, vườn cây công nghiệp, cây ăn quả, giếng nước sạch. Phần lớn các trường học tranh tre nứa lá đã dần dần được thay thế bằng trường học xây kiên cố. Công tác định canh định cư (ĐCĐC) đã góp phần ổn định cuộc sống, công tác xoá đói giảm nghèo cho nhân dân vùng dự án, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng sâu, vùng xa có tác dụng nhất định. Tập quán sinh hoạt, sản xuất của nhân dân ngày càng thay đổi và tiến bộ. Tuy nhiên vốn đầu tư thấp nên việc đầu tư thường dàn trải, làm hạn chế việc phát huy hiệu quả của vốn đầu tư; các dự án phần lớn ở các xã vùng sâu, vùng xa dẫn đến công tác tổ chức thực hiện và chỉ đạo có nhiều hạn chế. Công tác vận động ĐCĐC chưa thường xuyên, liên tục, nhiều vùng nhân dân còn ỷ lại vào đầu tư của Nhà nước, chưa phát huy tốt phương châm Nhà nước, nhân dân cùng thực hiện dự án.

3.5.9. Kinh tế mới:


- Thực hiện việc tăng dân số, tạo nguồn nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội là việc làm hết sức cần thiết, góp phần điều hoà về Lào động cũng như dân cư giữa các miền của đất nước, nhưng thực tế dân số tăng cơ học tăng chưa nhiều (bình quân cả giai đoạn 2001 - 2005 là 2,80%). Giai đoạn 2001- 2005 trên địa bàn huyện có nhiều hộ dân từ phía Bắc đến xây dựng vùng kinh tế mới. Phần lớn nhân dân đã yên tâm với nơi ở mới, góp phần khai hoang và phát triển kinh tế trên địa bàn, đón đồng bào vào trồng và chăm sóc cây công nghiệp đã tạo ra nhiều vùng sản xuất hàng hoá có hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng còn những bất cập như: Công tác chuẩn bị cơ sở hạ tầng cho việc di dời đôi lúc chưa thật tốt, dẫn đến nhiều khi người dân đến nơi ở mới rất khó khăn. Nhiều hộ chưa thật yên tâm với nơi ở mới nên đã bàn về quê cũ hoặc đi nơi khác.

3.5.10. Dân di cư tự do:


- Trên địa bàn có một số hộ dân di cư tự do, nhìn chung dân di cư tự do từ năm 1995 đến nay hầu hết là ngoài Tỉnh, chủ yếu là vùng nông thôn, thiếu đất để sản xuất, điều kiện làm ăn khó khăn, thường xảy ra thiên tai và nhiều lý do khác nên phải đi đến vùng đất mới có cuộc sống tốt hơn. Địa điểm cư trú hiện nay chủ yếu là sống xen lẫn với các thôn, bản của đồng bào dân tộc.

Đa số cộng đồng dân di cư tự do có kỹ năng lao động, tự nguyện đến định cư và sinh sống lâu dài, nhiều hộ đã yên tâm biết cách làm ăn, xây dựng được kinh tế khá phát triển, đã góp phần xây dựng quê hương mới; Một số có tác động đến phương thức sản xuất cho đồng bào dân tộc tại chỗ. Góp phần điều hoà Lào động dân cư một cách tự nhiên. Tuy nhiên, dân di cư tự do đến sẽ làm phá vỡ quy hoạch phát triển KT-XH của địa phương, khó khăn trong việc sắp xếp hộ định cư lâu dài. Đồng bào dân tộc thiểu số cho thuê hay bán đất canh tác, gây nên tình trạng thiếu đất đi sản xuất, dẫn đến tình trạng bất ổn xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến chính sách dân tộc của Đảng. Hơn nữa dân di cư tự do sống phân bố rải rác, không tập trung, vì vậy việc đầu tư cho cộng đồng này để phát triển kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn.




tải về 3.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương