I. SỰ CẦn thiết phảI ĐIỀu chỉnh quy hoạCH


PHẦN IV ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN KHU KINH TẾ



tải về 3.51 Mb.
trang10/23
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2017
Kích3.51 Mb.
#32820
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   23

PHẦN IV

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN KHU KINH TẾ

ĐẾN NĂM 2025.


I. PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG TRONG KHU KINH TẾ:

Trên cơ sở các phần đã phân tích ở trên, dự kiến phân vùng quy hoạch như sau:


1.1. Phân vùng đô thị: Là phân vùng động lực chủ đạo của khu kinh tế, phát triển kinh tế công nghiệp, thương mại, dịch vụ là chủ yếu. Phân vùng phát triển dọc theo các tuyến QL14, QL14C và QL40; trong đó thị trấn Plây Kần là trung tâm, phía Bắc đến giáp ranh giới với huyện Đắk giei, phía Nam đến vườn quốc gia Chưmonray, phía Đông đến giáp sông Pô Kô, phía Tây đến giáp cửa khẩu biên giới. Tại phân vùng này sẽ có các khu công nghiệp & thương mại, khu hành chính và kiểm soát cửa khẩu, thị trấn Plây Kần , các khu đô thị mới, các khu dân cư cũ trong diện đô thị hoá và các khu du lịch dịch vụ giáp với biên giới Việt nam - Lào – Campuchia .

1.2. Phân vùng ngoài đô thị (nông thôn): Là phân vùng động lực thứ cấp của khu kinh tế; phân vùng này phát triển kinh tế công nghiệp vừa và nhỏ, tiểu thủ công nghiệp, thương mại-du lịch, canh tác nông-lâm nghiệp và dịch vụ nông thôn. Phạm vi của vùng là phần lãnh thổ còn lại của khu kinh tế sau khi trừ phân vùng phát triển đô thị. Tại phân vùng này sẽ có những khu du lịch lớn, các điểm dân cư nông thôn, các khu phát triển nông lâm nghiệp và hệ thống dịch vụ gắn với nông thôn tiệm cận với phân vùng đô thị.

II. MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TRONG KHU KINH TẾ: Đô thị trong khu kinh tế sẽ được phát triển theo 2 giai đoạn như sau :


2.1. Giai đoạn 2006-2015:

- Là đô thị chuyên ngành phục vụ phát triển kinh tế ở khu vực cửa khẩu, trong chương trình phát triển tam giác kinh tế 3 nước Việt Nam - Lào – Campuchia . Trong đó thị trấn Plây Kan vẫn là trung tâm tổng hợp của huyện Ngọc Hồi - tỉnh Kon Tum.

- Tính chất chuyên ngành của đô thị: công nghiệp - thương mại - dịch vụ và du lịch.

- Quy mô dân số đô thị trong giai đoạn này: 100.000 người (trong đó có 3,14 vạn dân cư cũ sẽ tham gia lập thị) - Tương đương với đô thị hạng III.

- Quy mô đất đai: 8.614,7 ha.

- Quy mô hành chính dự kiến: khoảng 9 đơn vị hành chính cấp phường (trong đó: số đơn vị hành chính hiện tại sẽ tham gia lập thị: 1 thị trấn và 6 xã cũ sẽ được đô thị hoá từng phần) (xem ở mục IV dưới đây).

- Các xã nông thôn trong khu kinh tế trong giai đoạn này không thuộc quyền quản lý hành chính của đô thị này.

2.2. Giai đoạn 2015-2025:

- Dự báo sẽ thành đô thị tổng hợp của khu vực biên giới (đô thị biên giới). Khi đó thị trấn Plây Kần sẽ là 1 đơn vị hành chính trực thuộc đô thị này.

- Quy mô dân số đô thị: 29 vạn dân (nội thị là 22 vạn - ngoại thị là 7 vạn). Đô thị tương đương với hạng II (thành phố hạng II).

- Quy mô đất đai: 18.874 ha.

- Quy mô hành chính dự kiến: Khoảng 19 đơn vị hành chính cấp phường, xã ( trong đó 13 phường nội thị và 6 xã ngoại thị).

III. MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRONG KHU KINH TẾ

3.1. Các giai đoạn phát triển của phân vùng nông thôn: phân vùng nông thôn trong khu kinh tế cũng phát triển qua 2 giai đoạn theo sự phát triển của đô thị như sau:


3.1.1. Giai đoạn 2006-2015:

Các xã nông thôn trong khu kinh tế vẫn thuộc quản lý hành chính của huyện Ngọc Hồi không thuộc quản lý hành chính của đô thị.

Số lượng các xã vẫn bao gồm 6 xã: Đắk Dục, Đắk Nông, Đắk Xú, Bờ Y, Sa Loong và Đắk Kan. Ranh giới hành chính vẫn theo ranh giới cũ sau khi đã trừ những phần đất xây dựng đô thị và các cơ sở kinh tế của khu quy hoạch.

Dân cư bao gồm: 1 phần dân cư của xã cũ, còn lại chủ yếu là dân cư mới nhâp cư theo kế hoạch. Tổng dân số nông thôn quy hoạch trong giai đoạn này là 5 vạn.



3.1.2 .Giai đoạn 2015-2025: Giai đoạn 2025 vẫn là 6 xã như trên, nhưng về mặt quản lý sẽ trở thành 6 xã ngoại thành của đô thị trong ranh giới khu kinh tế. Tổng dân cư nông thôn trong giai đoạn này là 7 vạn người.

3.2. Mô hình tổ chức các xã nông thôn:



3.2.1. Cơ cấu hệ thống:

Cơ cấu hệ thống chức năng đối với 1 xã nông thôn trong khu kinh tế cũng bao gồm: trung tâm xã, trung tâm cụm xã, các điểm dân cư, các khu vực canh tác sản xuất nông nghiệp và hệ thống hạ tầng kỹ thuật- xã hội phục vụ cho đời sống và sản xuất. Cấu trúc dự kiến như sau:

- Trung tâm xã: trung tâm xã là khu vực bố trí các công trình hạ tầng xã hội, các cơ sở dịch vụ phục vụ cho đời sống và sản xuất, đồng thời cũng là nơi sinh hoạt cộng đồng của nhân dân trong xã, giao lưu với các xã khác; ngoài ra trung tâm xã cũng là 1 trong những điểm dân cư chính trong xã. Tuỳ theo quy mô, một xã có thể có từ 1 đến vài trung tâm xã.

- Trung tâm cụm xã: là trung tâm của nhiều xã; ở khu vực Tây Nguyên rộng lớn và có địa hình chia cắt việc bố trí loại trung tâm này khá phổ biến. Nhưng trong khu vực quy hoạch do khá gần với đô thị nên không bố trí loại trung tâm này.

- Điểm dân cư nông thôn là các khu ở của dân cư nông thôn; một xã có thể có nhiều điểm dân cư nông thôn. Trong điểm dân cư gồm có các loại nhà ở như: nhà kết hợp dịch vụ, nhà vườn, nhà ở trang trại...v.v. Các đơn vị ở cơ sở được lấy theo 1 trong 3 tiêu chí: theo diện tích (đối với các khu bằng phẳng), theo từng quả đồi, hoặc doi đất (đối với khu có địa hình kém phẳng) và theo sự tương đồng dân tộc (đối với nhóm dân tộc ít người).

- Các khu vực sản xuất: Bao gồm sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), sản xuất phi nông nghiệp. Định mức đất nông nghiệp bố trí phù hợp với các quy định hiện hành của nhà nước cho mỗi người. Các khu vực này được bố trí theo quy hoạch.

- Các công trình hạ tầng xã hội trong xã bao gồm: cơ quan hành chính, đoàn thể cấp xã, trường THCS, tiểu học, trạm y tế, công trình thông tin văn hoá (câu lạc bộ hoặc nhà văn hoá, nhà truyền thống, hội trường..v.v), điểm bưu điện....Các cửa hàng dịch vụ mua bán, công trình thể thao, công trình lễ hội, tín ngưỡng, cây xanh...v.v. Các công trình này thường được bố trí ở khu vực trung tâm xã.

- Các công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống: như điện, đường, trường, trạm, thuỷ lợi, nghĩa trang, vệ sinh, môi trường...v.v: bố trí theo quy hoạch.

3.3. Các giải pháp, quan điểm định hướng xây dựng xã nông thôn:

- Giải pháp quy mô, hệ thống và phân bố: Các xã trong khu quy hoạch đều có quy mô khá lớn (dân số trên 1 vạn, diện tích tự nhiên từ 6.000-9.000 ha, có xã lên tới 17.000 ha) vì vậy trong một xã nên bố trí phân tán nhiều trung tâm xã (có trung tâm chính và các trung tâm khu vực). Quy mô của trung tâm xã bố trí khoảng từ 50-70 ha (có thể lên tới trên 70 ha nhưng không nên quá lớn hơn. Các trung tâm này nên bố trí gần các khu vực khu vực nông trường, lâm trường, các khu công nghiệp hoặc các cơ sở sản xuất kinh tế phi nông nghiệp để tận dụng các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Trung tâm xã bố trí ở nhưng vị trí thuận lợi, phân bố sao cho phạm vi phục vụ < 10km, đảm bảo thuận lợi về giao thông đến với các xã khác và đến với các điểm dân cư trong xã.

Các điểm dân cư nên bố trí tập trung: Các điểm dân cư nông thôn nên bố trí tập trung thành các đơn vị lớn khoảng 50 ha/điểm tại vị trí thuận lợi đảm bảo 3 nguyên tắc chính: vừa liên hệ tốt với trung tâm xã, vừa tiện lợi với khu vực canh tác nông nghiệp hoặc các loại hình sản xuất khác, hướng vào mục tiêu đô thị hoá nông thôn tăng cường kinh tế dịch vụ và canh tác nông nghiệp theo phương thức công nghệ cao. Cự ly đi đến nơi canh tác tốt nhất là bán kính khoảng 2 km trở lại.Trong các điểm dân cư nông thôn cũng có những công trình công cộng có quy mô phù hợp với các đơn vị ở trong điểm.

Đối với điểm dân cư của các dân tộc cần tôn trong truyền thống dân tộc, có thể tăng cường quy mô bằng cách bố trí cụm điểm dân cư có tính tương đồng.

Các khu vực sản xuất cần bố trí tiện lợi với các điểm dân cư nông thôn, hệ thống hạ tầng kỹ thuật cần bố trí tiện ích cho việc sản xuất và đời sống của dân cư nông thôn.

- Giải pháp tổ chức không gian: Đối với trung tâm xã nên tổ chức theo cụm chức năng: hành chính, văn hoá-thể dục thể thao, y tế-giáo dục, khu vực thương mại dịch vụ để dễ tạo bộ mặt cho trung tâm.

Các trung tâm xã nên tổ chức phát triển không gian theo dạng tuyến điểm đối với các điểm cải tạo. Đối với các điểm phát triển mới nên hướng sự phát triển không gian theo dạng điểm tập trung (dạng mạng). Hệ thống công trình dịch vụ công cộng tổ chức thành cụm chức năng: hành chính, văn hoá-thể dục thể thao, y tế-giáo dục, khu vực dịch vụ thương mại. Đồng thời nên tổ chức tập trung để dễ tạo bộ mặt khu trung tâm.

Các điểm dân cư phát triển tập trung theo dạng mạng với các cấu trúc từ cụm đến cụm, không phát triển dạng dải bám theo đường giao thông. Khu đất xây dựng công trình công cộng điểm dân cư theo cụm cần xác định tại trung tâm và có hướng phát triển trùng với hướng phát triển của dân cư. Tại khu vực này cần xác định hướng phát triển cho hoạt động dịch vụ thương mại là điểm trung tâm. Các đơn vị ở cơ sở nên bố trí theo hướng điểm trung tâm và phát triển ly tâm theo địa hình. Đối với các điểm dân cư theo hình thức cụm này cũng có thể được tổ chức bao gồm một điểm dân cư chính và các điểm dân cư nhỏ xung quanh. Khoảng cách giữa các điểm dân cư trong cụm trong khoảng 500m. Các công trình công cộng của điểm dân cư đặt tại điểm dân cư chính.

Đối với điểm dân cư các dân tộc bản địa Tây Nguyên được tổ chức không gian như: các điểm dân cư hiện trạng cải tạo cần tôn trọng hiện trạng, tìm các vị trí đan xen trong khu vực tổ chức sinh hoạt cộng đồng đưa thêm các công trình công cộng điểm dân cư. Các điểm dân cư xây dựng mới có thể tổ chức sân thể thao kết hợp với sân lễ hội, không gian cây xanh nghỉ ngơi. Tại các điểm dân cư có thể có dịch vụ thương mại tại các hộ dân, nhưng nên bố trí các hộ làm dịch vụ thương mại tại các vị trí đầu mối, không nên ở tại khu vực trung tâm buôn làng. Các điểm dân cư cần được tổ chức mang tính hướng nội với không gian chính là không gian sinh hoạt văn hoá cộng đồng - nhà rông. Mỗi điểm dân cư cần có khu vườn rau cho các hộ gia đình, có thể bố trí tại vùng đệm xung quanh điểm dân cư. Không nên tổ chức dân cư hộ nhiều thế hệ sống trong nhà dài, có thể bảo tồn nhà dài bằng cách sử dụng nhà dài cho các không gian công cộng như lớp học, nhà trẻ hay các không gian công cộng khác. Cần tổ chức khu vực chăn nuôi gia Xúc, gia cầm tránh gây ô nhiễm môi trường. Giữa các hộ theo truyền thống có thể không có ranh giới cụ thể nhưng giao thông trong buôn làng cần được tổ chức mạch lạc, hai bên có thể sử dụng hàng rào cây xanh nhằm tạo cảnh quan và vệ sinh môi trường.

Đối với điểm dân cư trang trại nên tổ chức các điểm quy mô nhỏ từ 10 - 15 hộ để có thể kết hợp với các hình loại điểm dân cư khác trong việc sử dụng chung các công trình hạ tầng xã hội. Các trang trại nên chia các lô đất theo chiều dài để tiết kiệm các đường, ống hạ tầng kỹ thuật, cũng như các mối liên hệ mật thiết giữa các trang trại.



tải về 3.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương