I. SỰ CẦn thiết phảI ĐIỀu chỉnh quy hoạCH


Khả năng ảnh hưởng của bồi lắng hồ chứa, dòng chảy



tải về 3.51 Mb.
trang18/23
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2017
Kích3.51 Mb.
#32820
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   23

4.2.1. Khả năng ảnh hưởng của bồi lắng hồ chứa, dòng chảy


- Sau khi xây dựng đập, hồ chứa nước trước đập được hình thành, dưới ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu, thuỷ văn, địa hình, địa chất, thảm phủ, quá trình vận hành, các đặc trưng hồ chứa như quá trình bồi lắng, xói lở, chất lượng nước, tiểu khí hậu khu vực, bắt đầu bị biến đổi. Các biến đổi này nếu vượt quá phạm vi dự đoán sẽ làm giảm hiệu quả khai thác sử dụng của hồ so với thiết kế, thậm chí có khi còn làm cho các công trình mất tác dụng.

- Bồi lắng hồ chứa làm ô nhiễm môi trường thông qua quá trình tương tác các chất hoá học giữa bề mặt hạt phù sa và nước hồ, quá trình bồi lắng có thể làm biến đổi lượng ôxy hoà tan trong nước, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của các loài thuỷ sinh.


4.2.2. Sạt lở bờ hồ, bờ dòng chảy, ta luy


- Sạt lở là quá trình hình thành bờ mới, do kết quả xói lở, sụt và những biến dạng khác của mặt đất trong vùng của mép nước mới. Mức độ tái tạo lại bờ mới khá lớn: Sự mài mòn bao gồm khoảng 50% chiều dài của bờ của nhiều hồ chứa, dòng chảy. Các yếu tố khác như thủy lực nước dưới đất ven bờ, tính chất cơ lý của đất đá bờ hồ, thủy lực dòng chảy... đều ảnh hưởng đến xói lở bờ hồ chứa.

4.3. Các tác động của con người đến môi trường

- Các hoạt động được thực hiện trong giai đoạn quản lý và vận hành khi dự án hoàn thành là quản lý giám sát các khu nhà tái định cư, cơ sở hạ tầng cấp thoát nước và vệ sinh môi trường; Vận hành, bào trì trạm bơm, các trạm xử lý nước thải, hệ thống cống, thu gom và thoát nước, quản lý và bảo dưỡng các tuyến đường, các bến xe, sửa chữa những hư hỏng. Các yếu tố tác động đến môi trường bao gồm:

Tại các khu vực nhà tái định cư và một số khu vực dân cư thu nhập thấp được cải thiện cơ sở hạ tầng cấp thấp. Sự di dân từ các khu vực khác đến và gia tăng các vấn đề xã hội tại các khu được cải thiện cơ sở hạ tầng.

Thay đổi giá trị sử dụng đất và lựa chọn trong phát triển kinh tế xã hội chung.

Các hoạt động tại các nhà máy xử lý nước thải như: Thu gom, vận chuyển, xử lý bùn phát sinh, giám sát chất lượng nước sau khi sử lý.

Theo rõi và cảnh báo về công tác phòng chống lũ quét, sạt lở đất.

Hình thành các cụm dân cư, phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ dân sinh.


V. NHỮNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC KHI THỰC HIỆN DỰ ÁN

5.1. Tác động đến các yếu tố tự nhiên môi trường được con người sử dụng



5.1.1 Việc cấp nước sạch sinh hoạt

Việc được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh là một yếu tố quan trọng nâng cao sức khoẻ của nhân dân, tăng cường sức khoẻ Lào động, tăng tuổi thọ, giảm chi phí cho các dịch vụ y tế, xã hội. Giúp người dân nhận thức được tầm quan trọng của việc dùng nước sạch và vệ sinh môi trường.



5.1.2 Việc xây dựng mới hệ thống các đường giao thông, bến xe

- Hệ thống các đường giao thông được xây dựng mới, việc đi lại của người dân được thuận tiện, giảm thời gian và chi phí cho đi lại, giúp tăng hiệu quả lao động.

- Hình thành hệ thống giao thông đối nội và đối ngoại thích hợp khiến người dân có cơ hội giao lưu học hỏi nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, trong cuộc sống, mở mang nhận thức, tăng cường tri thức cho đồng bào vùng sâu, vùng xa, xoá dần sự cách biệt giữa miền xuôi và miền núi.

- Xây dựng mới nhiều bến xe, bãi, kho hàng giúp việc giao lưu, thông thương, trao đổi hàng hoá giữa các vùng trong tỉnh và trong khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, nâng cao đời sống vật chất cho người dân.

- Đi lại thuận tiện là điều kiện để thu hút khách du lịch trong nước và Quốc tế đến với vùng kinh tế cửa khẩu Bờ Y, nhất là những khu du lịch leo núi và du lịch sinh thái phía Bắc có sức thu hút khách du lịch cao.

5.1.3 Phát triển hệ thống thuỷ lợi, và sản xuất nông nghiệp

- Khi dự án quy hoạch được thực hiện, một hệ thống các hồ chứa nước được hình thành, trong đó có các đập dâng nước, đây là điều kiện tốt nhất để trữ nước và làm thay đổi môi trường sinh thái ở khu vực này.

- Khi dự án quy hoạch được thực hiện, đặc biệt là xây dựng các hồ chứa nước đã làm thay đổi chế độ thuỷ văn, đặc biệt là làm tăng dòng chảy mùa cạn cho vùng hạ lưu, tạo thuận lợi cho việc lấy nước tưới cho canh tác nông nghiệp, cây công nghiệp, và nước sinh hoạt ở hạ lưu.

- Các hồ chứa làm tăng mực nước ngầm trong mùa cạn, sự dịch chuyển của nước ngầm ở khu vực, bổ sung vào dòng chảy của các sông suối, tăng thêm trữ lượng hồ chứa trong khu vực, tăng độ ẩm trong đất giúp cây trồng, rừng phát triển tốt, tăng độ che phủ thực vật toàn khu vực ảnh hưởng đến độ ẩm, mức độ bốc hơi ngưng tụ của khu vực.

- Tăng khả năng pha loãng và tự làm sạch của nước, làm giảm nhẹ ô nhiễm nước trong khu vực hạ lưu hồ. Tạo điều kiện cải thiện và bảo vệ hệ sinh thái nước của vùng hồ và hạ lưu. Làm tăng khả năng tưới và tiêu nước thải của sản xuất nông nghiệp, cây công nghiệp, chăn nuôi và sinh hoạt của người dân.

- Các hồ nước ở giữa trung tâm thị trấn, có xây dựng các đài nước trang trí, cùng diện tích trồng hoa, cây xanh, đảm bảo mỹ quan, mỹ thuật, góp phần tích cực cho Bờ Y trở thành đô thị văn minh hiện đại.

- Xây dựng hồ chứa mới có thể làm ngập hay chiếm mất diện tích đất các vùng canh tác, mất các mỏ khoáng sản trong vùng lòng hồ. Nhưng lại tạo ra những cơ hội mới mở rộng diện tích canh tác cho khu vực mới nhờ dự án có nguồn nước dồi dào và cung cấp độ ẩm bảo đảm theo yêu cầu của cây trồng, thúc đẩy sự phát triển của hệ thảm thực vật rừng.

- Các hồ trữ được nước, sẽ mất đi khái niệm thiếu nước về mùa khô, sinh hoạt của nhân dân có nhiều thuận lợi, tăng cường sức khỏe, tạo cuộc sống bình an, trù phú hơn, đồng bào dân tộc không lo phải du canh, du cư.

- Việc thu hồi đất sẽ gây ra ảnh hưởng vĩnh viễn hoặc tạm thời đến đời sống, sinh hoạt, công việc kinh doanh và các vấn đề tâm linh đối với một số hộ gia đình.

- Do tác động ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh và thay đổi sinh hoạt của các hộ gia đình dẫn đến thiệt hại về thu nhập và xáo trộn cuộc sống, có thể gây khó khăn trong học tập của con em các hộ gia đình.

- Việc đánh giá tác động môi trường rất cần thiết và phải nghiên cứu một cách toàn diện để đạt được mục đích sử dụng tổng hợp nguồn nước có hiệu quả nhất của các hồ chứa và giảm thiếu các tác động xấu trong khu vực nghiên cứu.

5.1.4 Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

- Nguồn thải các chất ô nhiễm sản xuất công nghiệp là rất lớn, cần phải gom thu kịp thời, tiến hành phân loại rác có độc hại sẽ xử lý cục bộ rồi đưa về khu xử lý rác chung, chất thải rắn được thu gom rác hữu cơ sẽ đưa đến bãi rác để chôn lấp, rác vô cơ được thu gom để tái chế, chất thải lỏng đưa về trạm xử lý sơ bộ, rồi tập trung về trạm xử lý chung làm sạch trước khi thải ra ngoài.

- Đồng thời sắp xếp bố trí, thay đổi công nghệ sản xuất thành chu kỳ khép kín, hạn chế độc hại cho môi trường xung quanh, môi trường đô thị là việc làm không thể thiếu được với những khu công nghiệp hiện đại hiện nay.

- Bố trí các kho chứa nhiên liệu và nguyên liệu dễ cháy nổ và độc hại.... cần phải xa khu trung tâm, xa khu dân cư và dễ dàng xử lý khi có sự cố.



5.1.5 Hệ thống giao thông đô thị: Nguồn ô nhiễm giao thông đối với môi trường không khí và tiếng ồn đô thị là rất lớn. Khi dự án quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y được thực hiện, hệ thống giao thông nội bộ và giao thông liên tỉnh, liên vùng có mật độ lớn, do vậy tiếng ồn và lượng khói xả của các phương tiện là rất lớn, cần bố trí các bến, trạm đón trả khách, tiếp nhiên liệu, tăng cường phương tiện giao thông công cộng, giảm thiểu giao thông cá nhân.

5.1.6 Hệ thống cây xanh: Cần phải thiết kế quy hoạch hệ thống cây xanh trong đô thị thật hợp lý, đúng tiêu chuẩn quy hoạch. Diện tích đó bao gồm: Hệ thống công viên, vườn dạo, cây xanh cách ly công nghiệp, cách ly giao thông, cây xanh trong khuôn viên công trình...

5.1.7 Hệ thống thoát nước đô thị: Hệ thống thoát nước đô thị gồm có hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thoát nước thải từ sinh hoạt và sản xuất để đảm bảo vệ sinh môi trường nước mặt khỏi bị ô nhiễm và hệ thống thoát nước mưa để tránh úng lụt. Khả năng tự thấm nước mưa hoặc tự điều hoà chứa nước mưa của đô thị thường là rất kém cho nên cần phải tính toán quy hoạch hệ thống thoát nước của đô thị để tránh ngập lụt trong mùa mưa.

5.2. Tác động tích cực đến chất lượng cuộc sống cộng đồng



5.2.1. Các điều kiện kinh tế - xã hội: Dự án quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y vào hoạt động sẽ làm tăng khả năng sản xuất và dịch vụ của một đô thị hiện đại và cả vùng dân cư lân cận đô thị, có thể mang lại lợi ích lớn như mở rộng phát triển công nghiệp, các công trình khách sạn, cửa hàng, lưu thông hàng hoá và các dịch vụ kinh tế khác. Ngược lại sẽ làm tăng lượng chất thải khí, chất thải lỏng một cách đáng kể gây ô nhiễm môi trường. Các công trình khách sạn, cửa hàng, lưu thông hàng hoá và các dịch vụ kinh tế khác sẽ làm tăng giá trị sử dụng đất và đẩy nhanh quá trình đô thị hoá các vùng lân cận. Nhiều khu chợ mới sẽ được hình thành gần đường giao thông, tác động môi trường vật lý đối với các khu dân cư ở cạnh khu công nghiệp là tác động của ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí, ô nhiễm tiếng ồn và chấn động đối với sức khoẻ cộng đồng.

Phát triển các khu trung tâm du lịch, vui chơi, giải trí, khu nghỉ cuối tuần cho người dân. Tăng cường sức khỏe của nhân dân, thu hút du lịch sinh thái của khách trong nước và Quốc tế.



5.2.2. Các điều kiện ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng: Tác động của dự án quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y đối với sức khoẻ cộng đồng nói chung bao gồm tác động của tiếng ồn, chấn động, ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường nước, hiện tượng sụt lở và tai nạn giao thông. Các tác động ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe cộng đồng không chỉ giới hạn trong phạm vi nội thị mà còn kể đến cả các vùng lân cận, đặc biệt là đối với các vùng dân cư ở cạnh các khu công nghiệp và cạnh đường giao thông chính, nhất là các khu bệnh viện, nhà trẻ và trường học.

VI. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN MÔI TRƯỜNG

Khi thực hiện dự án quy hoạch xây dựng chung khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y tuy có nhiều tác động tích cực đến đời sống cộng đồng và sự phát triển chung của xã hội, nhưng cũng có nhiều tác động tiêu cực cần phải khắc phục để nâng cao đời sống cộng đồng.

6.1. Bảo vệ môi trường nước

Trong quy hoạch tổng thể của không gian vùng Bờ Y, nhất là quy hoạch nguồn nước phục vụ các ngành kinh tế quốc dân, để giảm thiểu các tác động xấu, cần thực hiện các biện pháp sau:

- Để giảm nhẹ ảnh hưởng ngập lụt khu vực thượng lưu hồ chứa, cần xem xét chọn vị trí tuyến đập thích hợp, chọn chiều cao đập thích hợp sao cho diện tích đất canh tác, diện tích khu thị trấn lân cận bị ngập là ít nhất, số dân bị ảnh hưởng, số km đường giao thông quan trọng bị ngập là ít nhất.... mà hiệu quả công trình vẫn đảm bảo.

- Thu dọn sạch lòng hồ trước khi tích nước sẽ giảm bớt được suy giảm chất lượng nước trong hồ đáp ứng được các nhu cầu sử dụng nước.

- Thực hiện tốt quá trình vận hành (xây dựng quy trình vận hành hợp lý) sẽ tiết kiệm được nước và giảm ảnh hưởng xấu đến hạ lưu.

- Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ sẽ hạn chế xói mòn đất trên lưu vực thượng lưu hồ chứa và hạn chế được bồi lắng trong hồ, nâng cao tuổi thọ của công trình.

- Từng bước xây dựng công trình bảo vệ bờ (kè bờ) bảo vệ bờ sông hạ lưu để hạn chế hiện tượng xói lở hạ lưu đập và bờ sông vùng hạ lưu.

6.2. Môi trường không khí

- Trồng cây dọc theo đường giao thông có độ cao 6-15m nhằm hạn chế, phát tán bụi và tiếng ồn từ các phương tiện giao thông.

- Thay đổi quy trình sản xuất, thay thế nhiên liệu sạch hơn trong quá trình đốt của các loại máy móc.

- Kiểm soát phát tán khói bụi dạng hạt ở các khu công nghiệp bằng cách lắp các thiết bị góp ướt phun nước để loại các hạt ra khỏi dòng khí thải.

- Thiết lập trạm quan trắc theo dõi ô nhiễm không khí.

6.3. Giảm tác động của tiếng ồn

Một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn thường được sử dụng sau đây:

- Quy hoạch tuyến giao thông, khu công nghiệp và dân cư hợp lý. Xây dựng vành đai cây xanh dọc tuyến đường giao thông, khu công nghiệp, các khu vực trong thành phố và khu tập trung dân cư.

- Kiểm soát tiếng ồn trong nhà bằng cách bố trí hợp lý các phòng, làm cửa kính chắn gió và cách âm các phòng với bên ngoài môi trường.

- Dùng biện pháp kỹ thuật cải tiến quy trình vận hành nhằm kiểm soát chấn động và hạn chế tiếng ồn.

- Giáo dục nâng các cao hiểu biết và trách nhiệm của cộng đồng trong việc chống ô nhiễm tiếng ồn.

6.4. Quan trắc môi trường

Việc quan trắc, kiểm tra, đo đạc, và đánh giá tác động môi trường phải được tiến hành liên tục theo đúng quy định của Thông tư 276/TT- BKHCN của Bộ Khoa học Công nghệ ban hành 6/3/1997 để đảm bảo kiểm soát các tác động đối với việc thực hiện dự án và đề ra các giải pháp thực hiện để ngăn ngừa sự suy thoái cũng như bảo vệ môi trường xung quanh.

VII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

- Đồ án quy hoạch khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y là đồ án quy hoạch xây dựng một cách đồng bộ, từ nguồn nước, đến hệ thống giao thông đối nội, đối ngoại, cơ sở hạ tầng, điện năng. Quy hoạch thành các khu chức năng với đầy đủ chức năng của một đô thị hiện đại. Trên cơ sở rà soát lại thực trạng và tình hình dân sinh, kinh tế -xã hội nói chung, tình hình tài nguyên thiên nhiên và vào lợi thế của vị trí địa lý khu vực của Bờ Y. Đề suất cải tạo khôi phục các công trình cũ, xây dựng mới nhiều công trình cơ sở hạ tầng, với đặc thù của địa hình vùng núi, nên việc khai thác sử dụng nguồn nước bằng biên pháp công trình, xây dựng cơ sở hạ tầng gặp nhiều khó khăn trong việc vận chuyển vật liệu, đi lại đòi hỏi phải mất nhiều thời gian và vốn đầu tư lớn. Nếu xét về hiệu quả đầu tư lâu dài thì đây là mục tiêu lâu dài mang nhiều lợi ích quốc gia. Cho nên việc đầu tư xây dựng này còn mang lại lợi ích thiết thực cho đồng bào vùng cao, vùng sâu vùng xa nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần. Xét về khía cạnh ảnh hưởng của môi trường, xin có một số kết luận và kiến nghị sau:

7.1 Kết luận:



7.1.1 Về hiện trạng môi trường

- Khu vực nghiên cứu quy hoạch thuộc huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum là một huyện miền núi có tốc độ đổi mới và đô thị hóa còn chậm, nông nghiệp, công nghiệp chưa phát triển, do vậy vấn đề gây ô nhiễm không xảy ra nghiêm trọng trên phạm vi rộng mà mang tính cục bộ ở phạm vi hẹp. Tuy nhiên ô nhiễm nặng nề ở phạm vị hẹp nếu không được xử lý cũng sẽ nhanh chóng làm suy thoái môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân nhanh chóng.

- Hầu như việc đầu tư vào việc bảo vệ nguồn nước, đầu tư vào công nghệ xử lý nước thải chưa được đáp ứng, cấp nước sinh hoạt còn kém, năm 2005 mới xây dựng nhà máy cấp nước sạch ở trung tâm huyên lỵ (thị trấn Plây Kần). Do vậy đây là một vấn đề cần được quan tâm đúng mức.

- Chất lượng nguồn nước nói chung là tốt, nhưng thường xuyên bị đe dọa bởi ô nhiễm do tích lũy các điểm ô nhiễm, nhất là các chất ô nhiễm từ thời chiến tranh để lại cần được khảo sát kỹ hơn.

- Nguồn nước dồi dào nhưng lại không phân bố đều theo không gian và thời gian. Về mùa khô nói chung là thiếu nước sinh hoạt, nước phục vụ tưới cây lương thực, hoa màu và cây công nghiệp. Chất lượng nước cung có nhiều vấn đề do thường xuyên đe dọa ô nhiễm. Phần lớn chất lượng nước chỉ đảm bảo tưới cho nông nghiệp, cây công nghiệp, để sử dụng cho mục đích sinh hoạt cần phải lựa chon nguồn nước và xử lý kỹ.

- Khu vực Bờ Y là một khu vực có các loại động thực vật quý hiếm. Nhưng rừng và các loại động vật quý ở đây đang bị mất dần do tốc độ khai thác, chặt phá rừng trong khi việc trồng rừng cần phải có thời gian dài và một công việc khó khăn phức tạp.



7.1.2. Khi đồ án quy hoạch được từng bước thực hiện

- Hầu hết các công trình xây dựng có khả năng gây ô nhiễm ở đây có quy mô không lớn, không gây tác động nghiêm trọng đến môi trường. Các tác động nhỏ có thể sảy ra bởi địa hình vùng cao dốc nhiều và bị chia cắt. Do đó khi các công trình giao thông, thủy lợi khi được xây dựng cần được tính toán kỹ để đảm bảo an toàn và tuổi thọ cao. Đặc biệt các công trình thủy lợi cần tính toán kỹ trong trường hợp có lũ và lở đất, vấn đề xói mòn và bùn cát bồi lắng.

- Việc quy hoạch xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y tuy có ảnh hưởng đến việc mất một số diện tích đất rừng, đất canh tác, đất thổ cư, nhưng mất mát đó không đáng kể so với hiệu quả mà nó mang lại, chẳng hạn như:

Việc quy hoạch, mở rộng các hồ chứa nước sẽ mang lại cho khu vực một môi trường sinh thái vô cùng thuận lợi: Độ ẩm cao hơn, nhất là về mùa khô, mực nước ngầm tăng lên, làm các hệ thực vật rừng có điều kiện tốt về độ ẩm đất, không khí tốt để phát triển, tăng thêm độ che phủ thực vật rừng.

Các hồ trữ được nước, sẽ mất đi khái niệm thiếu nước về mùa khô, sinh hoạt của nhân dân có nhiều thuận lợi, tăng cường sức khỏe, tạo cuộc sống bình an, trù phú hơn, đồng bào dân tộc không lo phải du canh, du cư.

Mạng lưới giao thông phát triển đồng đều, tạo điều kiện đi lại thuận tiện, tiết kiệm thời gian, tập trung làm việc có hiệu quả cao.

Cùng với các danh lam thắng cảnh của khu vực, Bờ Y còn tạo ra môi trường du lịch sinh thái, du lịch leo núi, dưỡng sinh, chữa bệnh.... thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.

- Đây là dự án quy hoạch xây dựng tổng thể mang tính định hướng không gian, nên việc đánh giá tác động môi trường dừng ở mức lược duyệt tác động môi trường. Tuy nhiên để có những nhận định đúng đắn phục vụ cho các bước đi tiếp theo, cần tiến hành điều tra, đo đạc, phân tích đánh giá chi tiết về môi trường chất lượng nước, địa hình, địa chất để làm căn cứ, cơ sở cho việc đánh giá tác động môi trường trong quy hoạch. Nói chung các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng cũng có các tác động tích cực là chính, các công trình xây dựng gần khu dân cư hay nằm gần nhau mang tính tổng thể cần được đánh giá kỹ hơn trong các giai đoạn sau khi đã có đủ các tài liệu về phân tích thí nghiệm, tài liệu địa chất, địa hình cụ thể hơn.

7.2. Kiến nghị

- Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của các ngành kinh tế khu vực Bờ Y, cần tập trung ưu tiên vào xây dựng các cơ sở kỹ thuật hạ tầng như: Đường giao thông, hồ chứa nước, hệ thống cấp thoát nước, xử lý rác thải bằng công nghệ tiên tiến, khai thác sử dụng, bảo vệ tài nguyên một các hợp lý, tạo điều kiện tốt cho công tác bảo vệ môi trường.

- Có kế hoạch bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm ở khu vực, nhất là vườn Quốc gia Chưmomray khi dự án quy hoạch được tiến hành.

- Thiết lập một số trạm quan trắc về khí tượng thủy văn để dự báo các trận lũ quét, lở đất, kiểm tra chất lượng nước thường xuyên và định kỳ nhằm bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên nước.

- Các khu công nghiệp mới xây dựng cần đầu tư để cải tiến quy trình công nghệ xử lý chất thải, giữ gìn vệ sinh môi trường, bắt buộc phải tuân theo quy định của Nhà nước về công nghệ sản xuất và đảm bảo vệ sinh môi trường.

- Quản lý, kiểm soát việc mua bán sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong khu vực. Đồng thời khuyến khích nhân dân áp dụng phương pháp phòng trừ dịch bệnh tổng hợp để tránh tác nhân gây hại đến môi trường đất, nước và không khí đảm bảo chất lượng môi trường chất lượng cuộc sống.

- Cần quản lý, theo dõi các khu xử lý nước thải, xây dựng hồ chứa nước thải lắng lọc tự nhiên, xác định thời gian, mức độ xả nước thải ra sông Pô Kô vào thời gian mà mực nước sông lên cao. Cấm xả nước chưa đạt tiêu chuẩn và rác thải ra sông suối.

PHẦN VI


QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐỢT ĐẦU (2006-2015)
I. MỤC TIÊU

- Giải quyết các vấn đề trước mắt có tính thiết yếu và cấp bách trong khu kinh tế để hấp dẫn đầu tư trong và ngoài nước nhằm tạo điều kiện phát triển nhanh khu kinh tế, từng bước tạo động lực phát triển đến 2025. Tạo cơ sở để quản lý xây dựng theo quy hoạch, thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư và bảo vệ môi trường cảnh quan đô thị.

- Xác lập thứ tự ưu tiên các công trình đầu tư làm căn cứ quản lý xây dựng trong giai đoạn 2003-2010.
II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

1. Phân vùng đô thị

- Giai đoạn 2006-2015, phân vùng đô thị chủ yếu phát triển các khu vực trung tâm chính và trung tâm vùng đô thị của các đô thị Bắc, Nam, Tây Bờ Y và Thị trấn Plây Kần.

- Tổng diện tích phát triển phân vùng đô thị trong giai đoạn này là: 8.614,7 ha, trong đó:

 Đất dân dụng là : 3.677,5ha.

 Đất ngoài dân dụng là: 4.937,1ha.

- Khai thác quỹ đất hiện có: Tiếp tục kết hợp với địa phương khai thác xây dựng hiệu quả khu vực thị trấn Plây Kần như quy hoạch đã lập; Tiếp tục xây dựng các khu vực 400ha đã được lập và duyệt quy hoạch năm 2001.

- Đối với khu đô thị cũ: Khai thác hiệu quả các khu đất còn trống cho phát triển đô thị (công trình công cộng, cây xanh sân vườn, nhà ở). Đặc biệt khai thác các khu đất trống hoặc đất sử dụng kém hiệu quả trong các ô phố để tổ chức cây xanh sân vườn, sinh hoạt giao tiếp, văn hoá thể thao của đơn vị ở. Đồng thời nâng cao môi trường cảnh quan cho các khu ở trong đô thị.

- Các khu vực làng xóm được quy hoạch cải tạo thành đô thị hoá lại. Bổ sung các công trình công cộng, phúc lợi và các công trình hạ tầng kỹ thuật nhất là hệ thống giao thông và cấp thoát nước.

2. Phân vùng nông thôn

- Giai đoạn 2006-2015, phân vùng nông thôn được phát triển đồng bộ từ các điểm dân cư nông thôn, các khu vực sản xuất và các hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ cho nông thôn. Phát triển trong phạm vi cả 6 xã: Đắk Dục, Đắk Nông, Đắk Xú, Saloong, Pờ Y và Đắk Kan.

- Tổng diện tích phát triển phân vùng nông thôn trong giai đoạn này là: 61.825,4ha trong đó:

 Đất ở xây dựng là:1.891ha.

 Đất Sản xuất nông lâm nghiêp là: 40.960,3ha.

 Đất rừng quốc gia:10.644,8ha.

 Đất rừng phòng hộ: 8.329,2ha.



Bảng 41: Bảng thống kê quy mô các giai đoạn xây dựng khu kinh tế

STT

TÊN PHƯỜNG XÃ



XÂY DƯNG GIAI ĐOẠN 1

( 2006-2015)



BỔ XUNG GIAI ĐOẠN 2

(2015- 2025)



TỔNG QUY MÔ

ĐẾN 2025


DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN (HA)

DÂN SỐ DỰ KIẾN (NG)

DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN (HA)

DÂN SỐ DỰ KIẾN (NG)

DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN (HA)

DÂN SỐ DỰ KIẾN (NG)

II

Phân vùng đô thị

8.614,7

100040










221.878

1

Phường 1

157,95

1650

523,05

14850

681

16500

2

PHƯỜNG 2

893

17500







893

17500

3

PHƯỜNG 3

657

7000

430

10500

1087

17500

4

PHƯỜNG 4

242

0

659

17500

901

17500

5

PHƯỜNG 5 (GỒM CẢ KHU HÀNH CHÍNH)

1305

16500







1305

16500

6

PHƯỜNG 6 (TRỪ PHẦN THUỘC TT PLÂY KẦN)

448

6600

552

9900

1000

16500

7

PHƯỜNG 7







1140

17500

1140

17500

8

PHƯỜNG 8 (MỘT PHẦN TT PLÂY KẦN)

638

17000







638

17000

9

Phường 9

1120

6400

692

9600

1812

16000

10

PHƯỜNG 10 (GỒM CẢ KHU KIỂM SOÁT CỬA KHẨU)

1588

15500







1588

15500

11

PHƯỜNG 11

523

3500

1583

14000

2106

17500

12

PHƯỜNG 12 (GỒM CẢ KHU TM QUỐC TẾ)

1463

17000







1463

17000

13

PHƯỜNG 13







1264

15000

1264

15000

II

PHÂN VÙNG NÔNG THÔN

61.825,4

50.058










70.682

14

XÃ ĐẮK DỤC GỒM CẢ KHU DL HỒ ĐẮK DỤC)

1677

8400

5109

3600

6786

12000

15

Xã Đắk Xú (gồm cả khu DL hồ Đắk Xú)

2127

7500

7241

7500

9368

15000

16

XÃ BỜ Y (GỒM CẢ KHU DL CỬA KHẨU)

1521

9450

4719

1050

6240

10500

17

XÃ SA LOONG (GỒM CẢ KHU TRUNG TÂM NCKH&DV CHUYÊN ĐỀ HỒ SA LOONG)

1260

14000

15798

0

17058

14000

18

XÃ ĐẮK KAN

2398

10800

3790

1200

6188

12000

19

XÃ ĐẮK NÔNG (GỒM CẢ KHU DL VỌNG CẢNH VÀ LEO NÚI CEMPÚT-BIA)

1073




5845

13000

6918

13000

20

KHU CÔNG NGHIỆP TRONG HÀNG RÀO

750,1




1253,9




2004

0




Tổng số

70440

150.0

50598,95

142.462

70.440

292.56


tải về 3.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương