Huỳnh Vũ Lam nghiên cứu truyện dân gian khmer nam bộ DƯỚi góc nhìn bối cảnh luậN Án tiến sĩ ngôn ngữ VÀ VĂn hóa việt nam


Mô hình bản ghi chép dùng trong điền dã thu thập truyện dân gian Khmer Nam Bộ



tải về 1.32 Mb.
trang13/23
Chuyển đổi dữ liệu31.03.2018
Kích1.32 Mb.
#36804
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   23

3.3. Mô hình bản ghi chép dùng trong điền dã thu thập truyện dân gian Khmer Nam Bộ


Chức năng của một thể loại được kể chỉ có tác dụng trong bối cảnh nhất định nào đó chứ không có khả năng tác dụng trong nhiều bối cảnh khác. Ví dụ, thần thoại, theo Malinowski, chỉ có ý nghĩa đối với hoàn cảnh sống của tộc người trên đảo Trobiand chứ không chắc sẽ có tác dụng đối với tộc người khác. Một tác phẩm VHDG chỉ có chức năng và giá trị cụ thể, trực tiếp trong một cộng đồng nhất định và nó phải được ghi nhận khi đang diễn xa. Thoát khỏi môi trường đó, bản thân nó và những giá trị xung quanh nó đã bắt đầu thay đổi. Do đó, điền dã là phương pháp căn bản để tiến hành nghiên cứu VHDG trong bối cảnh. Để thực hiện được nguyên tắc này, đòi hỏi người nghiên cứu phải thiết lập mô hình khác với truyền thống thì mới có thể ghi nhận được quá trình diễn ra việc diễn xướng truyện dân gian.

Theo nhà nghiên cứu folklore Hoa Kì Alan Dundes, một định nghĩa về folklore phải có ba cấp độ để phân tích là kết cấu (texture), văn bản (text) và bối cảnh (context) của văn bản đó. Cụ thể hơn, kết cấu chính là đặc điểm ngôn ngữ khi sử dụng bằng cách nói hay viết, văn bản là một dị bản hay một lần kể duy nhất của một câu chuyện, bối cảnh là một tình huống xã hội riêng mà một tác phẩm được sử dụng thật sự. Theo El-Shamy, thì bản ghi chép phải thể hiện được cái gì kích thích tạo nên sự phản ứng kể chuyện và các yếu tố đó phải được bố trí trong sự hòa hợp với các yếu tố môi trường xung quanh. Theo tài liệu hướng dẫn sinh viên các ngành folklore, cách ghi nhận văn bản theo bối cảnh của thư viện trường Đại học bang Utah (Utah State University) – Hoa Kì [153], thì một “bản ghi chép” dùng để ghi nhận thông tin và diễn biến của một sự kiện diễn xướng, kể chuyện trong một bối cảnh có ba phần: Bối cảnh là những gì quan sát được ngoài văn bản, là những ghi chú của người sưu tầm được thiết lập trước khi có nội dung kể, gồm nơi chốn và những hoàn cảnh mà văn bản được sưu tầm. Văn bản là nội dung cơ bản của phát ngôn kể. Kết cấu là tất cả những gì mà người ta sử dụng để tạo nên văn bản, là các thủ pháp ở cấp độ bề mặt của văn bản (điệp âm, hiệp vần, hòa phối, điệp từ, và thanh điệu).



Tham khảo những cách làm đã thực hiện trước đây, chúng tôi thấy nhà nhân học người Pháp Jacques Dournes, trong những năm tháng sống và làm việc tại Đông Dương, đã có cách ghi nhận các cuộc điền dã dân tộc học rất đáng tham khảo.  Trong tác phẩm viết về Jacques Dournes, Andrew Hardy [1, tr.257-259] cũng đã sử dụng cách ghi nhận chia thành 02 cột: bên trái ghi nội dung, diễn biến câu chuyện/ hoạt động; bên phải ghi cảm nhận, chú thích của tác giả. Ở đây chúng tôi vận dụng cách làm của ông nhưng có sự thay đổi như sau:

Phần bối cảnh gồm các yếu tố: (1) Tựa đề/ sự kiện kể chuyện: người điền dã có thể đặt và trả lời các câu hỏi: sự kiện, câu chuyện nói về cái gì? Nếu không có tựa thì nội dung nào là hợp lí nhất? Cố gắng càng ngắn gọn mà miêu tả được nội dung thì càng tốt. (2) Thể loại: Câu chuyện đang kể thuộc thể loại nào (theo quan điểm của người sưu tầm). Tuy nhiên trong một số trường hợp, vẫn phải hỏi người dân địa phương về tên gọi và nội hàm thể loại. Trường hợp có nhiều câu chuyện thì phần này cũng có thể không cần thể hiện vì thể loại không phải là trọng tâm trong hướng tiếp cận bối cảnh. (3) Người kể và người tham gia: Miêu tả cụ thể hơn về người kể, người cung cấp thông tin, gồm: tên, quê quán và nơi ở hiện tại, tuổi và giới tính; trình độ học vấn, dân tộc, gia đình và tín ngưỡng, nghề nghiệp; sở thích; có mối quan hệ thế nào với người sưu tầm. Nhìn chung càng cụ thể chi tiết về những người tham gia thì việc gợi ý cho cách kiến giải truyện kể càng thuận lợi. Trong quá trình miêu tả những người tham gia, người nghiên cứu có thể chạm đến các yếu tố về truyền thống gia đình, các yếu tố văn hóa rộng lớn của tộc người, những phong tục tập quán có liên quan, những suy nghĩ và tình cảm của người tham gia tự bộc lộ hoặc do bản thân người điền dã tự cảm nhận trước khi cuộc kể bắt đầu. (4) Tình huống có sự kích thích: Đây là phần quan trọng nhất của việc ghi chép trong hướng nghiên cứu đặt tác phẩm VHDG trong bối cảnh. Người ghi chép phải xác định rõ nơi xảy ra câu chuyện, miêu tả cái hoàn cảnh nào mà người kể và người nghe gặp gỡ và kể ra câu chuyện. Người nghiên cứu có thể trả lời những câu hỏi sau như một dạng gợi ý nhằm mở rộng hướng miêu tả: Tiết mục này thường diễn ra ở đâu? Có người nào có thể trình bày tiết mục này khi học nghe hoặc quan sát không? Nếu có thì là ai? Bằng cách nào mà những người này tham gia vào một phần của buổi kể chuyện? Chức năng của tiết mục này trong nhóm người tham gia là gì?

Phần văn bản: là những gì mà người nghiên cứu thu nhận được từ người kể chuyện. Có thể là câu chuyện, truyền thuyết, truyện cười, hoặc các loại truyện kể khác. Cố gắng cung cấp nguyên văn từng chữ một bản ghi lại sự kể chuyện, bao gồm những lời nói tục, các kiểu mở đầu sai, lúc ngập ngừng và thích thú. Rất nhiều trường hợp, cách thức diễn đạt cung cấp những thông tin quan trọng để hiểu nghĩa. Do diễn ngôn kể chuyện được hình thành trong qua trình giao tiếp và đối thoại giữa nhiều người và diễn ra theo các quy tắc hội thoại nên một câu chuyện sẽ không diễn ra như kiểu mà những người văn bản hóa trước đây đã làm. Câu chuyện đó, sẽ bị ngắt quãng và chêm xen vào những đoạn trao đổi của người nghe tương tác với người kể. Câu chuyện đó cũng sẽ được đi kèm với những xúc động của bản thân người kể cũng như người nghiên cứu. Vì vậy, câu chuyện được kể trong bối cảnh có cấu trúc không giống với câu chuyện được văn bản hóa.

Phần kết cấu của văn bản: là phần mà người ghi chép thể hiện “cảm giác” về phong cách của tiết mục được thể hiện; những nhận định về cách thức mà câu chuyện được thể hiện hoặc tạo lập; những đánh giá về cách sử dụng từ ngữ, lối kể, cách dùng các biện pháp tu từ, … ở người kể chuyện và những phản ứng của người nghe về khía cạnh này. Sự phản ứng của người nghe là một dạng của phê chuẩn cộng đồng. Có thể trả lời các câu hỏi sau như những gợi ý để mở rộng hướng miêu tả: Có phải cách nói hay cách kể là một phần tạo nên ý nghĩa? Bằng cách nào? Câu chuyện vui không? Vì sao? Phần từ ngữ nào? Hay cách chơi chữ hoặc suy nghĩ nào tạo ra tiếng cười, nỗi buồn? Nó đáng tin không? Người trình bày có tạo ra những cử chỉ, điệu bộ, những động tác dư thừa so với văn bản nhưng lại có nhiều cơ sở để tạo ý nghĩa không? Màu sắc, thời gian trong ngày, trong năm có quan trọng không? Tiết mục đó có “ý nghĩa tự nhiên” cho những người thưởng thức không? Nếu có thì cái gì làm cho người ta thấy rằng nó dễ hiểu và rõ ràng? Có những cấm kị hay phê chuẩn đi cùng với một tiết mục hay là việc tạo lập, diễn xướng và phân phát của văn bản hay không? …

Trong một bản ghi chép, các phần nêu trên được bố trí thành một bảng như sau: Phần trên cùng dành cho việc thể hiện bối cảnh, chia thành nhiều dòng, mỗi dòng thể hiện một yếu tố trong bối cảnh vừa trình bày ở trên. Phần bối cảnh không ghi rõ nhan đề mà chỉ ghi các yếu tố của một bối cảnh. Sau phần bối cảnh, bản ghi chép chia thành hai cột, cột bên trái thể hiện kết cấu, cột bên phải thể hiện văn bản.



Ở đây, cần nói rõ hơn về cột bên trái. Dù cột này dùng để ghi kết cấu của văn bản (tức là những đánh giá, cảm nhận của người ghi chép về cấu trúc diễn ngôn kể) nhưng vẫn hàm chứa trong đó một phần các yếu tố của bối cảnh. Đó là những lời dẫn dắt câu chuyện, tường thuật lại sự kiện của người nghiên cứu để người đọc dễ theo dõi. Đó còn là những tình huống tương tác nhỏ giữa những người tham gia để thúc đẩy câu chuyện phát triển hay bế tắt. Do đó, dù ghi tên cột là kết cấu nhưng phải hiểu là bao hàm trong đó cả bối cảnh. Để giúp cho người đọc dễ nhận biết, chúng tôi quy ước: phần bối cảnh xen vào trong kết cấu sẽ được thể hiện bằng chữ in thường, còn phần suy nghĩ riêng của người điền dã sẽ in nghiêng Có thể mô hình hóa như sau:




Tựa đề/ sự kiện:







Tên người tham gia:







Địa điểm ghi nhận







Ngày tháng ghi nhận:







Thể loại:







Cụ thể hơn về người tham gia:




Tình huống kích thích:


Kết cấu

Văn bản













Sau đây chúng tôi xin dẫn một bản ghi chép cụ thể theo mô hình nêu trên.

Tựa đề/ sự kiện:

Chuyện bốn anh tài và hoàng tử Pras Thông

Tên người tham gia:

Thạch Thuôl và 5 vị cao niên, không ghi rõ tên (vì bối cảnh không tiện can thiệp)

Địa điểm ghi nhận

ấp Bưng Triết, xã Liêu Tú, huyện Trần Đề, Sóc Trăng

Ngày tháng ghi nhận:

12/3/2013, buổi sáng

Thể loại:

Cổ tích thế sự nhưng lại có chức năng giải thích lễ nghi

Cụ thể hơn về người tham gia:

Ông Thạch Thuôl năm nay 64 tuổi, là nam giới, nghề nghiệp làm ruộng, nguyên phó hiệu trưởng trường tiểu học Liêu Tú, huyện Trần Đề, Sóc Trăng, đã nghỉ hưu. Ông tốt nghiệp Trung học sư phạm và dạy học được 30 năm. Ông Thuôl được xem là trí thức Khmer, tức là người có học vấn phổ thông và có nghề nghiệp là thầy giáo, từng làm công tác quản lí, đã từng đi tu. Trong suy nghĩ và quan niệm của ông vừa có những yếu tố thiên về khoa học, chính trị, hướng tới cách sống được cho là văn minh (do một số chi tiết ông vừa kể nhưng cũng vừa phê phán nó không văn minh, cổ hủ, không đúng với chủ trương của nhà nước) vừa có những kết tinh của nền văn hóa Khmer cô truyền (qua việc ông nắm rõ những phong tục tập quán rất chặt chẽ).

Những người còn lại là những vị cao niên trong sóc, họ cũng làm ruộng nhưng đã lớn tuổi nên thảnh thơi hơn, sáng có dịp đi gặp những người bạn đồng niên. Họ cũng là người kết tinh văn hóa của xóm làng nhưng do không được học nhiều nên hạn chế trong cách diễn đạt. Họ có khả năng đánh giá những gì ông Thạch Thuôl kể và “tung hứng”, nhắc nhở nếu ông Thuôl quên chi tiết.

Tình huống kích thích:

Trong đợt đi sưu tầm điền dã kéo dài 05 ngày (10/3 đến ngày 15/3/2013), tôi ngụ trong nhà một thầy giáo ở ấp Bưng Triết, xã Liêu Tú, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng. Buổi sáng, khi thanh niên và những người trong độ tuổi đi làm đồng, hay đi làm thuê ra khỏi nhà, các vị cao niên thường ngồi tại quán tạp hóa, có bán cà phê và các loại thức uống. Họ uống nước và nói chuyện thời sự. Tôi cũng tham gia vào cuộc trò chuyện với ông Thuôl và 05 người đàn ông khác. Ông Thuôl giới thiệu tôi với ba người kia, trong đó có nhắc đến việc tôi đang đi sưu tầm truyện dân gian Khmer. Ba vị kia nói ông Thuôl là thầy giáo nên biết nhiều chuyện, yêu cầu ông kể cho tôi và các vị còn lại nghe. Tuy vậy, cả 06 người đều không bắt đầu mà trò chuyện về mùa màng, thóc lúa. Chợt có một vị lớn tuổi, mình vận xà rông – trang phục truyền thống của người Khmer- đi ngang. Cả sáu vị đều chắp tay vái chào, vị cao niên kia cũng chắp tay chào lại. Tôi hỏi: “Ông ấy là ai mà các bác đều phải chào vậy?”. Ông Thạch Thuôl trả lời: ông đó là vị à cha của sóc này, là người biết nhiều lễ nghi, có từng đi tu, được mọi người kính nể nên ai cũng chào. Lúc ấy, cô chủ quán bưng ra một dĩa bánh gừng, một loại bánh của người Khmer trong lễ cưới, mời mọi người ăn. Ông Thuôl hỏi đám cưới của ai? Cô chủ quán trả lời là đám của đứa em ruột. Ông Thuôl quay sang tôi hỏi: thầy ăn bánh gừng chứ có biết sự tích lễ cưới người Khmer không? Tôi cười và thưa: “Dạ xin bác cứ kể”.




Kết cấu

Văn bản

Ông Thạch Thuôl (TT) nhấp một ngụm cà phê rồi bắt đầu kể bằng tiếng Việt, đôi khi pha lẫn vài tiếng Khmer

Giọng điệu người kể không hề đổi so với cách nói bình thường, lời kể không tỏ ra thiện chí vì câu cụt, nhưng có lẽ do phải kể bằng tiếng Việt nên mới có hiện tượng đó.

Ở đây các khóa cũng không được sử dụng.

- Bốn người không có nhà và nghèo đi học đạo, được ông thầy thấy thương nhận làm đệ tử để dạy. Ông thầy dặn vợ mình chăm sóc bốn đứa thật tốt để nó học hiệu quả

Một ông ngồi đối diện nói: “Dơ! cứu người … hông phải đâu, kêu là giống như bác sĩ vậy đó”. Ông TT nói: à gọi là thầy thuốc có phép cải tử hoàn sinh.

- Sau khi thành tài, mỗi người có 01 đặc điểm: bắn cung, xem bói, thợ lặn và cứu người chết mà cho nó sống lại

Ông TT vừa kể vừa dùng điệu bộ để diễn tả, lời nói có giọng điệu, nhấn mạnh ở cuối câu

Một vị nói: “Tưng” là sông chứ không phải hồ. Ông TT đồng ý , là sông ăn ra biển.



Thật ra là chim “đại bàng”, do ông không phát âm đúng tiếng Việt. Ba vị còn lại cũng không phản đối.

Cách nói “8 giờ” bị hiện đại hóa.

- Trên đường về bốn người nằm nghỉ dưới gốc cây cạnh một hồ lớn. Bốn người thách nhau xem ai tài giỏi Những người còn lại thách anh biết bói, nói thử chuyện của ngày mai xem có gì. Anh bói lật sách vở ra xem nói là ngày mai đúng 8 giờ có con chim “đại hoàng” bắt một công chúa của nước nào đó bay qua đây.

Ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật trong câu chuyện được bình dân hóa như cách nói hàng ngày của đám thanh niên nơi phum sóc. Cách diễn đạt hoa mĩ hay lời nói gián tiếp của những người có học sẽ hoàn toàn khác với phong cách dân dã của các vị này.

- Hôm sau, đúng 8 giờ sự thật có một chim đại hoàng cắp công chúa bay qua. Nhìn thấy công chúa rất đẹp. Mấy người kia nói anh chàng bắn giỏi thử bắn đi. Anh liền giương cung bắn con chim rớt xuống sông sâu, kéo theo công chúa. Anh bơi lội mới nói: “trách nhiệm của tao, tao phải vớt công chúa lên”. Nói xong liền vớt công chúa lên như đã chết

Vừa kể vừa cười, giọng ra vẻ thú vị. Ba vị kia cũng tỏ vẻ biết, liên tục gật đầu và phụ họa. Ông TT có vẻ hào hứng nên nói tiếng bằng tiếng Việt luôn, không chêm vào tiếng Khmer nữa.

- Anh biết cứu người mới giở phép ra cứu công chúa sống dậy. Sau đó cả bốn người đều muốn lấy công chúa làm vợ. Ai cũng tranh công: Người bắn giỏi nói: “nếu không có tao thì chim đã mang công chúa đi rồi, lấy gì tụi mày cứu”. Anh bói nói: “nếu không có tao đoán thì làm sao mày bắn được?”. Anh bơi lội giỏi nói: “nếu tao hông vớt lên thì làm sao bọn mày có được mà giành?” Anh cuối cùng nói: “nếu tao không cứu công chúa sống thì lấy đâu mà đòi cưới”. Không ai chịu bỏ hết.

“Ông đó” tức là Phật Thích Ca. Ở đây, chúng tôi ghi nguyên văn diễn ngôn kể của ông TT lại, không biên tập.

- Lúc đó, Thích Ca chưa thành phật, còn đầu thai ở kiếp người, làm con của tỉ phú giàu có, đang đi làm cho vua nước đó. Vua đặt cho ông đó làm toà án để xử kiện.

Một người nhắc “Bắn cung” chứ! Ông TT chữa lại.

Đoạn này còn thiếu một sự giải thích vì sao lại là người biết bơi mới được cưới công chúa làm chồng và vì sao những người kia không được. Tuy nhiên cả những người ngồi đó cũng không nhớ.

- Rồi ông mới hỏi từng, người từng, nghe trình bày lại. Sau đó ông mới phán: Người bói và người cứu sống lại sẽ làm cha với mẹ công chúa. Còn ông bắn súng, (à quên ) bắn cung thì làm anh của cô này. Còn người vớt từ dưới sông lên sẽ làm chồng. Bốn người cũng thỏa thuận đồng ý với cách giải quyết của ông xử kiện.




- Và đám cưới được tổ chức long trọng cho người này. Làm cho ông bà uống rượu, và hai người này ngồi như là cha mẹ, người kia là anh. Đó trở thành một tục lệ của người Khmer đến bây giờ.

Một vị chen vào: sau khi cưới người đem bánh đi biếu họ hàng, những người lớn tuổi. Ông TT đồng ý và nói thêm:

- Người Khmer làm lễ cưới phải có hoa cau và buộc thành ba chụm. Một chụm để cho cha mẹ, một chụm để cho anh, chụm còn lại để đặt lên các món bánh đi cho họ hàng




- Đúng rồi, người ta lấy bánh để trên bàn thờ, hai cái bánh lớn hình rẻ quạt để trên bàn thờ. Người Khmer tổ chức lễ cưới chủ yếu bên nhà gái, nhà trai muốn làm hay không cũng được. Đó là phong tục.

Tôi hỏi: “Trong đoạn xử kiện của ông quan, thì ổng có nói vì sao chọn anh bơi lội làm chồng không?”. Cả bốn người đều tỏ ra biết và tranh nhau nói. Ông TT giải thích:

“À, ông ấy nói do anh này ôm từ đáy biển lên có sự đụng chạm với nhau”.






Thấy không khí rôm rả tôi hỏi tiếp: “Thầy có biết truyện nào về người Khmer có nguồn gốc từ đâu không?




Ông TT trả lời: cái đó không rành lắm, có nhưng là truyền thuyết khó tin được, nhớ lựng chựng thôi.

Nhìn chung những câu chuyện mà ông TT kể có sự chấp vá nhiều mảnh, giọng ông kể không tự tin,

Khi kể xong ông TT lại nói: “nhưng mà mấy chuyện này mê tín lắm, đừng có tin. Nghe người ta nói vậy chứ mình chưa biết thế nào. Nghe mấy ông lão kể chứ chưa thấy sách nói biết có thật hay không.



- Hồi đầu kia người ta nói không có ai trên trái đất này, chỉ có một ông trời ổng sắp đặt có một nữ một nam, rồi họ sanh ra 10 đứa, 5 trai 5 gái. Sau đó sắp xếp cho 5 cặp cưới nhau và chia thành từng dân tộc. Nguồn gốc giống nhau, nhưng chia thành từng cặp người Hoa, người Việt, người Mĩ, …

Ngưng một thời gian, ông TT nói: “tui có nhớ về chuyện tục lệ trong đám cưới, nói vì sao lúc động phòng cô dâu đi vào trước, người chồng phải nắm vạt áo vợ”. Cái đó có 01 cái tích truyện. Chuyện này là chuyện có thật ở Campuchia.




Hơi ngừng lại, không biết Chăm hay Chàm. Ba vị kia cũng nói là không rõ. Tôi giải thích Chăm và Chàm là giống nhau.

Cách phát âm của ông Thuôl nghe hơi nặng và khác với những người khác. Thay vì là Pras Thông, ông nói thành Pras Thông.

Dừng lại không biết cái cây trong tiếng Việt kêu thế nào nhưng tiếng Khmer gọi là Boộk Thloốk.



- Hồi đó có một ông vua gọi là À Tích-Pôn-Sa, người Campuchia, có con trai tên là Pras Thông. Ông vua này bị người Chàm chiếm đất, lên ngôi làm vua tại nước đó. Khi hoàng tử Pras Thông lớn lên xin ở lại, nhờ vua Chăm ở nhờ trong cung vua, làm chính trị trong nước của vua Chăm. Pras Thông ở nhờ trong một gốc cây, vốn kiếp trước là con vật.

Có một vị nói: Đâu phải! Phật đi hóa duyên, chứ đâu phải dâng cơm. Ông TT: nói: à, đi hóa duyên.

Đoạn này ông TT đã ghép một chuyện khác của đức Phật vào chi tiết cái cây

- Có con vật ở trong cây đó. Phật đi dâng cơm. Đến trưa ngồi nghỉ lại gốc cây đó, thấy con vật ra nhìn, Phật cho cơm nó ăn. Khi nó mở miệng ra, cái lưỡi nó mở làm hai. Phật mới nói: con vật này kiếp sau nó sẽ làm vua nước này.

Có người chen vô: Làm vật chứng giả, nói là sách cũ.

Cách kể thiếu logic, nhớ đâu kể đó. Điều này cho thấy một khía cạnh quan trọng trong việc ghi nhớ truyện dân gian. Chỉ khi nào các tình tiết trong chuyện có ý nghĩa và có chức năng với cộng đồng thì người ta mới dễ ghi nhớ, nếu không thì sẽ rất dễ nhầm lẫn, chắp vá.

Một người khác chen vào: nhưng thực tế là vàng đo mới đem chôn. Ông TT gật đầu và hào hứng kể tiếp.



- Trở lại chuyện Pras Thông. Hoàng tử muốn kiếm cách để lấy lại đất nước mới cho chôn dưới gốc cây Boộk Thloốk một vạn lượng vàng và làm một cuốn sách hơ trên lửa đó cho nó cũ. Sau đó, hoàng tử đi nói với vua Chàm là đất nước này là do vua cha để lại, có vật làm chứng, ông phải ra đi. Vua Chàm không chịu nên cãi nhau. Pras Thông nói: “Thôi có hai vật chứng: một là cuốn sách hai là có một vạn lượng vàng chôn dưới gốc cây, mà chưa lấy”

Một người nói: là đồng hóa dân Chàm. Ông TT đồng ý nhắc lại.

- Pras Thông nói: “Nếu mà vua không đi thì phải có vật chứng như tôi. Còn không thì phải đi đào vàng”. Sau đó quả thật như vậy, vua Chàm tức quá chết đi. Hoàng tử lên ngôi, liền sáp nhập dân Chàm vào đất nước mình.

Đoạn này mới quay lại câu chuyện chính về hoàng từ và công chúa rắn.

- Vào một đêm nọ, vua thấy khó ngủ bèn đi ra biển, thời đó nước của ông Thông giống nước mình gần biển, ngắm cảnh. Ông gom một số quân ra một hòn đảo nhỏ ngoài biển để tham quan. Nhưng nước cạn mới đi được, nước sâu không đi được. Đám quần thần hát múa cho vua được vui. Do vui quá nên nước dâng lên không thể về, phải ngủ lại.

Một vị nói: sao tới năm trăm người lận. Ông TT nói: ai biết, chuyện kể vậy mà.

- Khi ấy công chúa long vương xin cha lên cõi người để vui chơi. Long vương cho phép công chúa cùng 500 thị nữ lên trên mặt nước chơi.

Thật ra không phải là nghĩ thầm mà là khấn vài mới hợp lí. Đây có lẽ do ngôn ngữ tiếng Việt của ông TT không rành.

Thật ra phải nói là: mới biết không phải là ma quỷ

- Lên tới đảo, công chúa thấy mọi người ngủ say chỉ riêng hoàng tử Thông còn thức. Hoàng từ thấy nhiều người bèn nghĩ thầm nếu là ma quỷ thì tan biến còn là người thì giữ nguyên. Nghĩ xong thấy đoàn người còn y nguyên, hoàng tử mới biết là người.

Có người nhắc : Công chúa biết mình là con vua nên phải có phép tắc. Ông TT đồng ý


- Hai người mới nói chuyện và hoàng tử cảm thấy thương công chúa. Công chúa cũng đồng ý thương lại. Ông Pras Thông muốn công chúa ở lại nước mình nhưng công chúa nói không được, phải báo cho ông già biết. Phải xin phép cha chứ không tự quyết. Long vương nghe xong đồng ý, cho phép con gái lấy Pras Thông. Ông vua dưới nước bèn làm phép cho nước rút hết, đất bằng phẳng để chất rạp làm đám cưới tại đảo. Long vương cũng lên.

Cái cách kể này có lẽ ảnh hưởng từ phong tục tập quán về cưới hỏi của người Khmer.

- Sau đó Long Vương mới yêu cầu xuống nước làm đám cưới lần nữa để giới thiệu họ hàng, và phân chia địa vị. Nhưng Pras Thông là người phàm không thể xuống nước được nên chàng cảm thấy buồn không nói nửa lời. Công chúa thấy chồng buồn nên hỏi chuyện tại sao ? “mình là vợ chồng có gì phải nói cho em biết”

Cách dùng từ “chịu trách nhiệm” rất hiện đại.

Các vị tham gia đều khẳng định nước Pông Thlốt là có thiệt, tức là Campuchia hiện nay. Sau này người Khmer mới lấy tích đó để làm đám cưới cho con cái. Sau này người ta gọi tích đó Pras Thôn - Neang Nec.



- Pras Thông mới nói thật chuyện mình không thể xuống nước theo lời vua nước. Công chúa nói: “Vậy anh đừng lo, em chịu trách nhiệm. Anh cứ nắm vạt áo của em, mấy người lính của anh cứ bám vào anh thì sẽ đi được”. Mọi người thực hiện và đi xuống được long cung và làm đám cưới. Sau đó được trao ngôi trị vì nước đó

Tôi hỏi ; Thể loại này kêu bằng gì vậy thầy ? Ông TT trả lời : nói chung gọi là rương nì tiên (truyện kể), hoặc rương pút (chuyện kể có thật) đều đúng.

“Chuyện thật mà lâu rồi chứ không phải mới đây”- một vị khác chen vào giải thích.






Qua cách ghi nhận như trên, bản ghi chép thể hiện được nội dung câu chuyện nằm ở cột bên phải, còn phần cách thức, cơ cấu tạo nên câu chuyện và những xúc cảm tâm lí được thể hiện ở cột bên trái. Chính cột bên trái đã có những gợi ý hoặc những chỉ báo cho việc phân tích ý nghĩa và giá trị của truyện dân gian. Chính những hoạt động, những lời nói, những trao đổi, thương thuyết, phản ứng giữa người nói và người tham dự mới cung cấp dữ kiện mang tính thực tiễn nhất tạo nên giá trị của tác phẩm. Theo dõi xong câu chuyện có sự ghi nhận kết cấu và bối cảnh, người đọc căn cứ vào những chỉ báo trong từng lời ghi chép, có thể có những đánh giá về nhiều mặt đằng sau văn bản. Người đọc cũng hình dung được tâm trạng của người tham gia và không khí của buổi kể chuyện qua mô tả của người nghiên cứu. Người đọc cũng sẽ thấy được cái cảm giác cụ thể mà người điền dã cảm nhận, trải nghiệm, suy ngẫm về từng chi tiết. Roger D. Abrahams cho rằng “vận động là đặc trưng quan trọng nhất của một tiết mục folklore” [105, tr.190]. Do đó khi ghi chép, tìm hiểu diễn ngôn kể chuyện, chúng ta không chỉ nhìn nó như một thực thể mà còn cảm nhận cùng với nó. Sự đồng cảm này vốn có ở việc xây dựng tiết mục về mặt thẩm mĩ nhưng nó chỉ có hiệu lực khi tiết mục được trình diễn.

Để thấy rõ sự thay đổi về mặt thể hiện nội dung của hai cách ghi chép theo bối cảnh và lối văn bản hóa, chúng tôi lập sơ đồ so sánh 01 câu chuyện được thể hiện theo hai phương pháp khác nhau: Truyện 04 chàng trai tài giỏi với hai cách ghi chép, bên trái là ghi theo hướng tiếp cận bối cảnh, bên phải là Sự tích bông cau trong lễ cưới của dân tộc Khmer (bản sưu tầm của Tiền Văn Triệu)






Ghi chép theo cách tiếp cận bối cảnh

Truyện được Văn bản hóa

Bối cảnh

Từ sự kiện chiếc bánh gừng trong quán cà phê, một sự kích thích khơi gợi cho ông Thạch Thuôl muốn kể câu chuyện để giải thích.

Ghi tên người kể: thầy giáo Thạch Mạnh, ở xã Thạnh Tân, huyện Thạnh Trị, Sóc Trăng




-Bốn người đi học đạo ở một ông thầy. Mỗi người thành tài một kiểu: bói, bắn cung, lặn, cứu người

-Trên đường về bốn người thách nhau, anh coi bói nói sự việc có người bị chim bắt

-Sự thật diễn ra giống vậy, mỗi người đều ra tay cứu công chúa sống lại.

-Bốn người đều muốn cưới công chúa, cãi nhau. Thích ca chưa thành Phật, làm quan xử kiện

-Phân xử người thợ lặn được làm chồng, những người còn lại làm anh và cha mẹ.


- Có 4 người bạn thân chia nhau tìm thầy học phép thuật > mỗi người học được 1 phép: xem bói, bắn cung, lặn, cứu người

- Trên đường về, gặp nhau ở con sông S’tưng, tại gốc cây gừa Ni C’rốt > thi tài với nhau.

- Ở vương quốc Cre Me, có vua Pre Ba Me Hanu, có công chúa Khe Ma Ri > đi dạo > bị chim Crut bắt >

Anh coi bói nói sẽ có chim mang vật quý giá đến và gây tranh cãi > chim Crut bay ngang > anh bắn cung, giương tên bắn trúng chân chim > công chúa rơi xuống nước > anh biết lặn lao xuống cứu nhưng công chúa đã chết khi đưa vào bờ > anh còn lại làm thuốc cứu công chúa sống lại.

- Cả bốn người đều muốn cưới công chúa > nhờ à cha Pre Po Thi Sát phân xử > à cha khuyên mọi người nên đoàn kết giúp đỡ nhau, không nên tranh cãi > cuối cũng phán:

+Người xem bói làm cha vì biết trước việc xảy ra

+Người cứu sống làm mẹ vì anh như người sinh ra công chúa lần nữa.

+Người bắn cung làm anh vì biết che chở bảo vệ em

+Người biết lặn là chồng vì đã ôm ấp công chúa lúc cứu từ dưới nước lên.


Ý nghĩa được diễn giải

Ý nghĩa của lễ cắt bông cau buộc thành ba chụm để cho cha mẹ và anh cũng với họ hàng

Hai người cưới nhau phải biết ơn 3 người còn lại bằng cách dùng bông cau trong lễ cưới và chia thành 03 bó:

+ bó 1 cho cha kèm 21 trái cau

+bó 2 cho mẹ kèm 12 trái cau

+bó 3 cho anh kèm 6 trái cau



Sơ đồ trên cũng là diễn tiến của một câu chuyện nhưng được thu nhận ghi chép và thể hiện trong hai cách thức khác nhau nên kết cấu cốt truyện không tương đồng. Khi ghi chép trong bối cảnh, do câu chuyện này chỉ là một phần của một loạt các chuỗi sự kiện khác nhằm chuẩn bị cho một lễ cưới nên kết cấu cốt truyện sau hai lần kể có dung lượng đơn giản, chủ yếu phục vụ cho việc giải thích. Ngược lại, cốt truyện của câu chuyện được sưu tầm và văn bản hóa theo lối truyền thống rất chi tiết và có dung lượng dài. Thậm chí, cốt truyện theo hướng văn bản hóa còn cố gắng đính vào nhiều chi tiết như tên người, tên chim, sông, cây cối, …làm cho câu chuyện trở nên nặng nề không cần thiết. Vì không có bối cảnh trực tiếp nên việc văn bản hóa truyện kể thường có xu hướng chi tiết hóa, kéo dài câu chuyện sao cho nó có khả năng phù hợp với nhiều tình huống, vươn tới nhiều đối tượng. Ngược lại, khi một câu chuyện kể trong bối cảnh, nó có khuynh hướng giản lược hóa rất nhiều chi tiết thừa, chỉ giữ lại những điều cần nói theo một mục tiêu nào đó. Nội dung câu chuyện không phải do bản thân cốt truyện phơi bày mà là do hoàn cảnh và ý muốn của người kể thể hiện. Cốt truyện dài hay ngắn, chi tiết hay đơn giản bản thân nó không quyết định mà do bối cảnh quyết định. Tuy vậy, nói như vậy không có nghĩa là người kể muốn kể sao cũng được mà nội dung câu chuyện còn tùy thuộc vào người nghe quyết định một phần. Phần cốt truyện hay type truyện hạt nhân nào được giữ lại trong khi kể không phải do nguyên tắc bên ngoài chi phối mà do cộng đồng tham gia quyết định. Nếu người nghe là những người có chung vốn văn hóa với người kể, có những kí ức và nếp sinh hoạt cộng đồng trong một thời gian dài, khi gặp câu chuyện quen thuộc thì cách kể và các chi tiết hay type truyện sẽ nhiều hơn, phong phú hơn; sự phản ứng của người nghe để điều chỉnh lời kể ít hơn. Ngược lại, nếu câu chuyện lạ, không có nguồn gốc từ địa phương, xuất hiện đối tượng nghe ngoài cộng đồng, thì số lượng chi tiết, motif có thể ít hơn; sự phản hồi của người nghe có thể sẽ nhiều hơn. Thậm chí, trong những cộng đồng có nền văn hóa xa lạ với nền văn hóa mà câu chuyện khởi phát, nhiều chi tiết, motif và type truyện có thể bị lược bỏ hoặc thay thế bằng yếu tố khác miễn là cộng đồng sử dụng câu chuyện đó hiểu và chấp nhận.

Như trong phần lí thuyết ở chương 1 đã giới thiệu, bản chất của hướng nghiên cứu VHDG theo bối cảnh là nghiên cứu dựa trên cơ sở ngôn ngữ học xã hội, trong đó có ngữ dụng học. Vì vậy, diễn ngôn trong giao tiếp được xem là đối tượng chính để nghiên cứu văn học chứ không phải là văn bản. Cho nên, một câu chuyện được ghi chép theo kiểu này có thể chỉ toàn là những lời đối thoại giữa hai hoặc nhiều người và những hoạt động trong bối cảnh kèm theo. Khi tiếp nhận và đọc, người đọc nên thực hiện theo kiểu đọc cả không khí và bối cảnh của câu chuyện ấy, tức là phải thay đổi thói quen đọc văn bản theo một giọng kể từ đầu đến cuối bằng một cách đọc đặt mình vào không khí của buổi kể chuyện thật sự. Theo đó, ngôn ngữ sẽ phóng túng hơn và cho phép co giãn theo cảm xúc người kể mà không bị gò bó vào các nguyên tắc ngữ pháp của văn bản viết.

Về khả năng ứng dụng của mô hình ghi chép này ở các thể loại khác. Căn cứ vào đặc trưng tiếp cận theo định hướng bối cảnh đối với tác phẩm VHDG, mô hình ghi chép trong luận án có thể phù hợp với tất cả các thể loại có liên quan đến yếu tố diễn xướng. Nghĩa là bất cứ tác phẩm VHDG nào được thể hiện trong cuộc sống thực tế theo kiểu có một quá trình, có sự giao tiếp tương tác giữa người nói và người nghe, có sự trải nghiệm của cá nhân người điền dã thì có thể sử dụng. Vì mô hình ghi chép tập trung chủ yếu vào yếu tố bối cảnh và diễn xướng nên bất cứ khi nào có các hoạt động ấy diễn ra đều có thể ứng dụng. Cho dù thể loại của văn bản được kể là gì đi chăng nữa thì cách ghi chép cũng không thay nhiều đổi về mặt cơ cấu. Điều này có thể thấy rõ không chỉ ở các loại tự sự dân gian (truyện cười, cổ tích, truyền thuyết, ngụ ngôn, thần thoại, …) mà có thể ứng dụng với chút thay đổi ở các loại như triết lí dân gian (câu đố, tục ngữ), loại trữ tình dân gian (ca dao, dân ca) và cả sân khấu dân gian và các thể loại có kết hợp giữa ngôn từ với biểu diễn (ví dụ chằm riêng chà pây của người Khmer Nam Bộ).

Chẳng hạn với loại trữ tình dân gian như ca dao, việc miêu tả bối cảnh xảy ra và cái tình huống kích thích một câu ca dao được diễn xướng là điều vô cùng cần thiết. Điều gì đã làm cho câu ca dao được ứng dụng? môi trường nào thường xảy ra việc diễn xướng một bài ca dao dân ca? Cái cách mà người ta mở đầu để báo hiệu diễn xướng một bài ca dao thế nào? … là những câu hỏi mà phần mô tả bối cảnh ở phần trên phải thể hiện. Mức độ chi tiết càng nhiều thì việc lí giải càng dễ. Phần kết cấu của việc ghi chép diễn xướng ca dao là khó nhất, vì nó phải thể hiện trong đó vừa hoạt động của người thể hiện lẫn người nghe vừa đặc tả âm thanh, xúc cảm của không khí diễn xướng. Ca dao không có cốt truyện nên phần trình bày không bị chi phối bởi tuyến tính thời gian. Tục ngữ và câu đố cũng có những khó khăn tương tự khi xây dựng mô hình một cách rõ ràng. Tuy nhiên nếu nắm vững nguyên tắc ghi chép và mục tiêu của việc thay đổi hướng nghiên cứu thì mô hình này có thể ứng dụng rộng rãi. Chỉ có điều, không thể sử dụng lại khuôn mẫu này mà phải có sự sáng tạo, gia công.


 Tiểu kết


1. Để thực hiện thay đổi phương hướng nghiên cứu truyện dân gian từ văn bản sang tiếp cận bối cảnh, người thực hiện cần phải có những phương tiện và kĩ thuật phù hợp với phương pháp mới. Chương này đã bàn về cách thức thực hiện ghi chép một câu chuyện được nghiên cứu trong bối cảnh. Cách thức ghi chép này làm thay đổi cách đọc và cách hiểu đối với một câu chuyện. Việc ghi chép trong cách nghiên cứu theo bối cảnh không chỉ sử dụng giấy viết mà còn nên dùng đến tất cả các phương tiện thông tin khác để hỗ trợ.

2. Việc chấp nhận các điều kiện cơ bản để xem xét một tình huống nào đó là bối cảnh cũng quan trọng như việc xem xét cái nào là tác phẩm thực sự đối với nghiên cứu theo văn bản. Do đó, việc đặt ra những giới hạn có tính quy ước là một điều kiện quan trọng cho công tác nghiên cứu. Những yếu tố nào khích thích được một hành động kể chuyện xem như là một tình huống tạo bối cảnh. Trong quá trình ghi nhận sự kiện đang diễn ra, các kiến thức về tâm lí học, xã hội học và nhân học được vận dụng tối đa vào một bản ghi chép. Ở đó, những cảm nhận chủ quan của người thực hiện lẫn những quan sát thái độ của người tham gia được sắp xếp vào trong một thể thống nhất. Với cách làm đó, đọc xong bản ghi chép, chúng ta cũng đã có được những cách hiểu cơ bản về ý nghĩa và giá trị tác phẩm.



3. Qua mô hình bản chi chép cho thấy việc thể hiện toàn bộ nội dung của một câu chuyện được kể trong bối cảnh có tác dụng giúp cho người đọc hình dung một cách chính xác những gì diễn ra đằng sau lời kể. Những động lực, những nhu cầu nào đã khiến cho một câu chuyện dài hay ngắn đã được phần kết cấu trong bản ghi chép mô tả. Với bản chất là sự đối thoại, là diễn ngôn kể, câu chuyện giờ đây không chỉ là lời của một người kể cho một đối tượng giả định mà là kể cho những đối tượng cụ thể, có sự tiếp xúc trực tiếp. Do đó, lời kể trở nên gọn và hướng về hành động ngôn từ nhiều hơn. Ở đây, không có một nguyên tắc nào từ bên ngoài quy định phần nào sẽ được giữ lại trong việc kể chuyện trong bối cảnh. Phần quyết định yếu tố nào được giữ lại, yếu tố nào bỏ đi trong một tiết mục kể chuyện là do người nghe và người kể quyết định dựa trên bối cảnh cụ thể.

Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 1.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương