Huỳnh Vũ Lam nghiên cứu truyện dân gian khmer nam bộ DƯỚi góc nhìn bối cảnh luậN Án tiến sĩ ngôn ngữ VÀ VĂn hóa việt nam


Sự tích lễ vào năm mới (Chol Chnam Thmay) của người Khmer



tải về 1.32 Mb.
trang21/23
Chuyển đổi dữ liệu31.03.2018
Kích1.32 Mb.
#36804
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   23

1. Sự tích lễ vào năm mới (Chol Chnam Thmay) của người Khmer


Tên người kể:

Danh Mến

Địa điểm ghi nhận

TT Kế Sách, huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng

Ngày tháng ghi nhận:

15 giờ 30 ngày 15/4/2013

Thể loại:

truyền thuyết

Cụ thể hơn về người kể: 40 tuổi, người Khmer, nam giới, đã lập gia đình. Nghề nghiệp: Giáo viên dạy tiếng Khmer cho sư sãi ở trường Bổ túc văn hoá Paly Trung cấp Nam Bộ - tỉnh Sóc Trăng. Trình độ: Đại học; đang học Sau đại học. Biết nhiều sách tiếng Khmer của Campuchia.

Bối cảnh: Vào chiều ngày thứ nhất của tết Chôl Ch’năm Th’mây, tại phòng khách gia đình ông Danh Mến, có một đứa cháu trai đang ngồi xem ca nhạc Khmer. Tôi và ông Mến ngồi đối diện nhau ở bộ ghế giữa nhà, gia đình không có ai. Không khí trầm lắng, trong nhà có nhiều sách. Phía trước nhà ông Danh Mến là ngôi chùa Pô Thi K’sach, nơi đang diễn ra lễ đón năm mới, âm thanh nhạc Khmer văng vẳng từ ngoài vọng vào. Từng đoàn người lên chùa dâng cơm cho sư. Tôi nhờ ông kể lại cho tôi nghe sự tích lễ Chôl ch’năm th’mây của người Khmer.



Kết cấu

Văn bản

Ông Danh Mến (DM) ngưng một lát, lầm bầm “không biết dùng từ gì cho nó chuẩn tiếng Việt?” rồi hướng về tôi nói: “hôm trước đọc trong tuyển tập văn học Campuchia tôi có thấy người ta dùng một từ …” tiếp tục ngưng để suy nghĩ, mắt nhìn lên trần nhà.

Trước đây có một vị gọi là Ka binh Maha- Prum, là người tài giỏi, ….

Tôi nhắc: có phải gọi là vị thần tối cao không?




DM: đúng rồi, gọi là thần tối cao, có nghĩa là ông ta rất tài giỏi về việc thuyết pháp,


ông ta rất tài giỏi về việc thuyết pháp về đạo, về đời cho mọi người nghe trong đó có người trần lẫn chư thiên. Nhưng sau này có một cậu bé gọi là Tho-Mà-Bal cũng am hiểu về thế sự, về đạo.

DM: Trong đạo Bà La Môn có 3 bộ kinh là : kinh Vệ đà, Kinh … (ngừng để suy nghĩ). Tôi nói: “thầy cứ nói bằng tiếng Khmer cũng được”. DM: tiếng Khmer gọi là Trây Wêt, là ba bộ kinh quan trọng







Từ sự khéo ăn khéo nói của mình, Tho-Mà-Bal lấy ba bộ kinh ấy giảng cho mọi người nghe. Từ sự khéo ăn khéo nói đó, mọi người ngày càng ưa thích lắng nghe, trong đó có cả chư thiên (những người trước đây từng nghe Ka-Pinh Maha Prum giảng). Thần Maha Prum nghe tiếng tăm của chàng trai Tho-Mà-Bal liền nghĩ: “cậu bé này khá nhỉ, hôm nào xuống thử tài nó xem”

Hơi chậm và ngập ngừng

Sau đó Maha Prưm xuống thử tài Thomabal : “Bây giờ ta nghe ngươi là người thông minh, mọi người đều nghe thuyết pháp kể cả chư thiên trước đây từng nghe thuyết pháp của ta mà bây giờ cũng bỏ đi nghe thuyết pháp của ngươi. Thì bây giờ ta đặt 3 câu hỏi, nếu nhà ngươi trả lời được thì ta sẽ tự cắt đầu, còn không thì ngược lại. Ba câu hỏi đó thì ông ta đặt ra là: thứ nhất hỏi cái duyên của người ta, người Khmer gọi là Key Pức Sàrậy …. (không nghe rõ), buổi sáng ở đâu? Buổi trưa ở đâu, buổi tối ở đâu?




Thomabal tức thời không thể trả lời được mới hẹn 7 ngày sau, một tuần sau mới trả lời câu hỏi của Kabinh Maha Prưm. Nhưng mà trong mấy ngày đó không tìm thấy lời giải thì .. buồn quá, sợ quá nên tìm cái chỗ để thoát, chạy trốn đó mà. Nhưng do quá buồn, sáu ngày rồi quá kiện sức đi nên mới chạy trốn tìm lối thoát đó mà, nên chạy trốn . Do mệt quá nên mới nghỉ dưới gốc một cây thốt nốt, trong quá trình ngồi dưới gốc cây thốt nốt thì thấy một đôi chim “…Pri” (nghe ko rõ), tương đương với người Việt là chim đại bàng. Con cái và con đực nói chuyện với nhau, Pri cái hỏi: “giờ mai này mình có gì ăn?”. Anh Pri đực trả lời: Mai mình sẽ có thịt Thomabal ăn rồi”. Đại bàng cái mới hỏi: “tại sao mà có thịt Thomabal ăn?” Chim đực mới nói là do cậu bé này thua câu đố do Kabil MahaPrum đặt ra. Đại bàng cái hỏi lại câu đố là như thế nào? Đại bàng đực mới thmuo (tiếng Khmer) lại, đại bàng cái mới hỏi “theo anh ba đều đó là cái gì?” Chim đực mới nói: cái duyên con người sáng là ở mặt nên con người phải rửa mặt, buổi trưa là ở ngực nên khi nóng nực con người thường lấy nước vỗ vào ngực cho mát, buổi tối là ở chân nên con người trước khi đi ngủ là người ta rửa chân để cho nó sạch sẽ để đi ngủ.

Tôi chêm vào hỏi thêm “duyên là gì thầy?”

Ông DM hướng về tôi và nói: nếu anh muốn biết thêm thì hôm trước tôi có nghe một cái bài ca tụng giải thích ý nghĩa sâu xa về tại sao buổi sáng cái duyên ở mặt, buổi trưa ở bụng và buổi tối ở chưn. Nếu mà mình nói nghĩa tốt của nó chỉ là rửa mặt hay làm gì đó thôi nhưng mà nhưng khi nghe cái này (tức là tài liệu mà ông nói) thấy triết lí quá. [ông quay sang rầy đứa con đang mở nhạc hơi lớn] và đi tìm cái tài liệu đó …




Ông cầm tài liệu đã ghi và giải thích cho tôi nghe. Ông nói:

Người ta phỏng vấn các vị dạy học ở đại học Phật giáo hoàng gia Campuchia và đại học và đại học Phật giáo ở BattamPoong nói về ý nghĩa sâu xa của ba điều về cái duyên, tôi nghe và ghi lại thôi. Nhưng mà nghe người ta nói thì mình thấy đúng, vì nhận xét về văn hoá, thì hôm trước thầy Phạm Ngọc Dương (?, một người đang dạy chương trình cao học ở Trà Vinh) nói rằng ngoài việc nói những gì văn hoá diễn ra hằng ngày thì mình phải nói ý nghĩa biểu tượng của nó. Thành ra tôi thấy cái này chắc nó gắn liền với ý nghĩa biểu tượng, việc làm thì khác, còn ý nghĩa biểu tượng nằm ở xâu xa trong việc làm đó là gì?

Tôi gật đầu đồng ý với ông DM

Nghĩa thứ nhất là cái mặt, gắn liền với cái miệng của mình, thành ra tại sao rửa? ý muốn nói trong quá trình sáng lên cái miệng mình và cái mặt mình phải giao lưu với mọi người nên trước khi mình nói chuyện gì đấy, thì mình phải thanh tịnh, thì nó cũng đúng với ba điều dạy của nhà Phật là là “thân – khẩu – ý”. Cái miệng (khẩu) mình phải sạch để giao lưu, nói chuyện với người khác nên phải rửa.

Còn ý nghĩa thứ hai, ngực nó gắn với trái tim, thì trái tim của mình phải trong sạch, trái tim tốt, trái tim với đạo với đời. Hồi nãy là khẩu, bây giờ là “ý”. Và cuối cùng cái chân đại diện cho cơ thể con người là “thân”.






Sau đó thì thần Maha Prưm tự cắt đầu mình chịu thua. Bảy cô con gái của thần mới mang đầu lên đỉnh núi Tu Di.

Tôi hỏi: theo thầy ý nghĩa của truyện này là gì?

DM: Ý nghĩa truyện này là muốn ca ngợi con người

Tôi: Nhưng tại sao lại là ngày đầu năm mới?

DM: Cái này tui cũng thấy lạ nhưng chưa rõ, có lẽ còn liên quan đến đạo Bà La Môn.




Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 1.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương