Hồ sơ ngành hàng rau quả


Chăm sóc và bảo vệ cây trồng, quản lý dịch hại và phòng trừ tổng hợp



tải về 1.25 Mb.
trang15/15
Chuyển đổi dữ liệu16.07.2016
Kích1.25 Mb.
#1745
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15

6.3Chăm sóc và bảo vệ cây trồng, quản lý dịch hại và phòng trừ tổng hợp


Cây trồng có thể bị thiệt hại hoặc giảm sút năng suất do tác hại của cỏ dại, côn trùng và bệnh cây, chưa kể đến các tác nhân khác cũng gây giảm năng suất khi phát triển thành dịch hại như chuột, ốc bươu vàng…Công tác quản lý dịch hại và phòng trừ cần được thực hiện thông qua các biện pháp mang tính tổng hợp, vừa có hiệu quả đồng thời đảm bảo an toàn cho con người và môi trường sống.

6.3.1Kiểm soát cỏ dại


Cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng, nước và ánh sáng với cây trồng, trong nhiều trường hợp còn là nơi trú ẩn của côn trùng và nguồn bệnh. Thống kê của FAO cho thấy thiệt hại trên cây trồng do cỏ dại gây ra khoảng 12% tổng sản lượng cây trồng trên toàn thế giới, đặc biệt ở các nước kém phát triển tỷ lệ này có thể lên đến 25%. Các loại cỏ dại thường thấy trên đất lúa và đất cây trồng cạn được liệt kê ở bảng 4.8.

Các biện pháp kiểm soát cỏ dại bao gồm:       


6.3.1.1Biện pháp vật lý (cày bừa, cắt, nhổ, cuốc, cho ngập nước, che phủ đất, đốt).


Bảng Các loại cỏ thường gặp trên đất lúa và đất trồng cạn

Tên cỏ dại

Tên latinh

Loại cỏ

Độ dài st

1. Đất lúa
Cỏ lồng vực
Cỏ đuôi phụng
Rau mác
Cỏ chỉ
Các loại Lác

2.Đất cây trồng cạn
Cỏ tranh
Cỏ cú
Cỏ may
Cỏ hôi
Trinh nữ móc
Dền gai

Echinochloa crusgalli
Leptochloa chinensis
Monochoria vaginalis
Cynodon dactylon
Cyperus spp

Imperata cylindrica


Cyperus rotundus
Chrysopogon aciculatus
Eupatorium odoratum
Mimosa invisa
Amaranthus spinosus

cỏ hoà bản
cỏ hoà bản
cỏ lá rộng
cỏ hoà bản
cỏ hoà bản

cỏ hoà bản


cỏ hoà bản
cỏ hoà bản
cỏ lá rộng
cỏ lá rộng
cỏ lá rộng

hàng niên
hàng niên
hàng niên
đa niên
đa niên

đa niên
đa niên


đa niên
đa niên
đa niên
hàng niên

Cỏ hoà bản là cỏ lá hẹp hay cỏ một lá mầm, cỏ lá rộng thường là cỏ hai lá mầm.

6.3.1.2Biện pháp canh tác (xen canh, luân canh, bố trí lịch canh tác thích hợp).

6.3.1.3Biện pháp hoá học (sử dụng thuốc diệt cỏ):


Thuốc diệt cỏ là biện pháp thường có hiệu quả kinh tế cao,có kết quả nhanh trên diện rộng, ít tốn công lao động. Nhưng cũng có thể gây ra các tác hại như gây ô nhiễm môi trường, gây thiệt hại cho cây trồng nếu không xử lý đúng liều lượng và phương pháp.

Thuốc cỏ bao gồm nhiều chủng loại, có thể được phân ra như sau:



  1. Dựa theo sự chọn lọc hoặc không chọn lọc: sự phân biệt này có tính tương đối tuỳ theo liều lượng sử dụng và trạng thái sinh trưởng của  cây trồng. Tính chọn lọc xuất phát từ đặc điểm là thuốc diệt cỏ chỉ phá vỡ các chức năng quan trọng của cỏ nhưng không gây hại cho cây trồng (thí dụ: atrazine – tên thương mại: Gasaprim, diệt cỏ nhưng không diệt cây bắp).

  2. Dựa theo thời gian sử dụng

  • Đối với cỏ: trước nẩy mầm (gọi là tiền nẩy mầm) hoặc sau nẩy mầm (gọi là hậu nẩy mầm).

  • Đối với cây trồng: trước khi trồng hoặc sau khi trồng.

6.3.2Quản lý côn trùng gây hại


Chiến lược trong phòng trừ côn trùng gây hại không phải chỉ đề cập đến một biện pháp đơn độc, nhưng phải dựa trên sự tổng hợp của nhiều biện pháp như: (a) sử dụng giống kháng, (b) vệ sinh đồng ruộng & các biện pháp canh tác, (c) sử dụng thiên địch, (d) bố trí thời vụ và cơ cấu cây trồng thích hợp, (e) luân canh, (f) sử dụng bẫy, chất dẫn dụ, chất xua đuổi và thuốc trừ sâu. Đó là nội dung của biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (Integrated Pest Management – IPM), với hy vọng sẽ có tác dụng hữu hiệu trong việc phòng trừ côn trùng gây hại trên cây trồng.

6.3.2.1Sử dụng giống kháng: như các giống lúa kháng rầy nâu

6.3.2.2Biện pháp canh tác


Việc vệ sinh đồng ruộng, tiêu diệt các cỏ dại là ký chủ phụ hay nơi ẩn náu của côn trùng gây hại, bố trí lịch gieo trồng đồng loạt (không để cho luôn có sự hiện diện của cây trồng ở các tuổi sinh trưởng khác nhau trên vùng), trồng xen, luân canh.

Các biện pháp này sẽ giúp cắt đứt chu kỳ phát triển và hình thành dịch côn trùng trên một cây trồng nào đó (cắt nguồn thức ăn…)


6.3.2.3   Biện pháp sinh học


Đây là một biện pháp nhiều triển vọng, bao gồm sử dụng các thiên địch, côn trùng ăn thịt, gây bệnh (sử dụng Bacillus thuringiensis – BT để diệt sâu đục thân lúa, bắp, sâu tơ trên rau), ký sinh (sử dụng ong Trichogramma evanescens ký sinh và làm hư trứng côn trùng), phóng thích các côn trùng đực đã bị chiếu xạ  tia gamma  cho vô sinh (thí dụ: diệt trừ ruồi đục quả ở đảo Okinawa của Nhật, dùng động vật diệt côn trùng (như nuôi vịt ăn rầy trên ruộng).

6.3.2.4  Biện pháp vật lý


Dùng bẫy đèn, bẫy cây trồng (thí dụ: cây thuốc lá và bắp là các cây ký chủ ưa thích của sâu đục bông vải, nếu cứ cách mỗi 15 - 20 hàng bông vải, có 1 hàng thuốc lá hoặc bắp được trồng thì sâu đục quả bông sẽ tập trung về các cây này, và ít gây hại cho bông vải hơn), diệt nơi trú ẩn của sâu đục (thí dụ: bẻ cờ cây bắp - để lại 2 hàng không bẻ cho mỗi 4 hàng được bẻ - trước khi cây thụ phấn sẽ giúp mang đi các sâu non nằm trong thân cờ cây bắp, nhờ đó giảm được số sâu đục thân), bẫy pheromone  sinh dục cái để dẫn dụ  các côn trùng đực đến để tiêu diệt (thí dụ; bẫy pheromone dẫn dụ bọ hà khoai lang, dùng cây é tía để dẫn dụ ruồi đục trái trên cây ăn trái).

6.3.2.5 Biện pháp hoá học (sử dụng thuốc trừ sâu), có nhiều loại thuốc trừ sâu khác nhau, được phân loại dựa theo nhiều cách, như:


a. Theo con đường xâm nhập / tác động côn trùng:

  1. Thuốc tiếp xúc (contact insecticide), giết côn trùng khi tiếp xúc trực tiếp với thuốc. Nguy hiểm vì diệt cả các thiên địch (như nhện), các côn trùng không gây hại.

  2. Thuốc vị độc (stomach insecticide), thuốc gây độc cho côn trùng khi ăn vào cùng với thức ăn .

  3. Thuốc nội hấp, lưu dẫn (systemic insecticide), thuốc được xử lý vào đất hay trực tiếp trên cây trồng, được cây hấp thụ và vận chuyển đến vị trí bị côn trùng tấn công. Có các ưu điểm là: (1) mang tính chọn lọc đối với các côn trùng gây hại mà không ảnh hưởng đến côn trùng không ăn cây, (2) thuốc ít bị mưa rửa trôi, và ít bị ánh sáng mặt trời phân giải, nên tác động của thuốc lâu hơn, (3) diệt  cả các côn trùng nằm sâu trong mô cây.

  4. Thuốc xông hơi (fumigant insecticide), tiêu diệt côn trùng bằng khí, hơi độc khi áp dụng. Thường được áp dụng để xử lý kho vựa, kho hàng, phương tiện vận tải, trừ mối…

b. Theo nguồn gốc hoá học của thuốc:

  1. Thuốc thảo mộc: dây thuốc cá (derris), cây thuốc lá (nicotine).

  2. Thuốc tổng hợp: chứa các hoạt chất khác nhau như:

  • Nhóm chlor hữu cơ ( Fipronil- Regent 3G…), chúng có thể tồn lưu lâu dài và đi vào dây chuyền thực phẩm của động vật hoang dại. Có phổ tác dụng rộng, nhưng nói chung không được sử dụng cho rau, cây thực phẩm. Nhiều thuốc đã bị cấm sử dụng và lưu hành.

  • Nhóm lân hữu cơ (Phosalone, Fenitrothion…), không tồn lưu lâu, nhưng độc với động vật có xương sống hơn là nhóm chlor hữu cơ.

  • Nhóm carbamate (carbofuran – Furadan, carbaryl – Sevin, Aldicarb – Temik…), có đặc tính ít độc qua miệng và da đối với động vật có vú hơn lân hữu cơ, ít tồn lưu, phổ tác dụng rộng, hiệu lực cao và tương đối rẻ tiền.

  • Nhóm pyrethroid (pyrethrin, cypermethrin,…), có đặc tính bền với ánh sáng (tồn tại 4 – 7 ngày trên mặt lá), phổ tác dụng rộng, sử dụng với liều lượng thấp.

  • Nhóm điều hoà sinh trưởng côn trùng (Insect Growth Regulator- IGR), Là những chất được dùng để biến đổi sự phát triển của côn trùng, chủ yếu là các hormone nhân tạo.

  • Nhóm gốc vi sinh vật (như Bacillius thurigiensis – BT)

c. Theo dạng chế phẩm:

  • Bột thấm nước (wettable powder) – ký hiệu :BTH, WP

  • Hạt (grain            ------------------------------------- : H, G

  • Bột hoà nước (soluble powder)   ----------------- : BHN, SP

  • Bột khô (dust)                       -------------------: B, BR, D

  • Nhũ dầu (emullsifiable concentrate/ solution) : ND, EC/ES

6.3.3Quản lý bệnh hại cây trồng


Bệnh cây do các tác nhân sau gây ra: nấm, vi khuẩn, virus, mycoplasma, và tuyến trùng. Có nhiều biện pháp để kiểm soát bệnh hại cây trồng như sau

6.3.3.1  Sử dụng giống kháng bệnh:


Đây là biện pháp hữu hiệu nhất, vấn đề là tính kháng bệnh của một cây trồng lại thường không kéo dài lâu, do sự phát triển nhanh chóng các chủng /nòi gây bệnh mới. Do đó, công việc lai tạo tuyển chọn giống kháng phải được thực hiện liên tục và đi trước các chủng gây bệnh.

6.3.3.2 Biện pháp canh tác:


Thời gian gieo trồng, quản lý dinh dưỡng cây trồng, vệ sinh đồng ruộng, luân canh, sử dụng các vật liệu trồng sạch bệnh, khử đất vườn ươm thuốc lá, rau cải.

6.3.3.3 Biện pháp sinh học:


Thí dụ như trồng bông vạn thọ để diệt tuyến trùng, sử dụng nấm Paccilomyces lilacinus để gây bệnh cho tuyến trùng hại chuối, cam quít và khoai tây.

6.3.3.4  Sử dụng thuốc trừ bệnh:


Với mục tiêu giết hoặc ngăn cản sự sinh trưởng của nấm gây bệnh. Có nhiều loại thuốc trừ nấm khác nhau, được phân ra do :

a. Tác dụng của thuốc đối với nấm gây bệnh



  1. Thuốc có tác dụng phòng ngừa (protective): được phun trên lá hoặc quả, nhằm ngăn cản nấm bệnh không xâm nhiễm vào bên trong cây. Thuốc không diệt được nấm bệnh đã chui vào bên trong, thí dụ như Zineb, Mancozeb, dung dịch Bordeaux…

  2. Thuốc có tác dụng điều trị (eradicant): được phun lên lá, xử lý hạt hoặc bón vào đất nhằm giết hoặc ngăn cản nấm ngay cả sau khi chúng đã xâm nhiễm bên trong cây, thí dụ như Propiconazole (Tilt). Carbendazim(Derosal).

Một số lớn loại thuốc được dùng để vừa phòng ngừa lẫn điều trị như Metalaxyl (Ridomil).

b.  Theo nguồn gốc hoá học của thuốc diệt nấm



  1. Vô cơ: Bao gồm các thuốc gốc đồng, lưu huỳnh, thuỷ ngân (thí dụ như dung dich Bordeaux), vẫn còn hiệu lực đến ngày nay nhưng do gây ảnh hưởng xấu đến môi trường (tích luỹ kim loại nặng trong đất) nên bị cấm hoặc hạn chế sử dụng.

  2. Hữu cơ và tổng hợp: Có trên 200 thuốc diệt nấm khác nhau (mancozeb, metalaxyl,…). Các thuốc diệt nấm đời mới có ưu điểm chung: (1) rất hiệu nghiệm ở nồng độ thấp, (2) dễ bị vi sinh vật đất phân huỷ, (3) an toàn cho người sử dụng và động vật, (4) ít độc đối với cây trồng.

6.4Biện pháp chăm sóc khác

6.4.1Tỉa cành, tạo tán cây (đối với cây đa niên)


Tỉa cành, tạo tán là một biện pháp loại bỏ một cách thận trọng, có kế hoạch các bộ phận của cây trồng nhằm đạt được một số mục đích cụ thể.

Khi tỉa bỏ một số phần của cành (như cành, lá), nói chung sẽ có sự giảm sút diện tích quang hợp của cây, chiều cao cây, hình dạng cây và năng suất ban đầu. Tuy nhiên, cắt tỉa cây dẫn tới sản xuất ra các quả to và có phẩm chất cao hơn, đáp ứng yêu cầu thị trường. Lý do là việc cắt tỉa đã giảm bớt sự cạnh tranh về ánh sáng, nước và dinh dưỡng giữa các bộ phận của cây trồng. Vấn đề là mức độ cắt tỉa như thế nào để tạo ra sự cân bằng giữa năng suất chung và giá trị thương phẩm của nông sản.

Đối với các cây già, cắt tỉa sẽ thúc đẩy phát triển sự sinh trưởng dinh dưỡng mới mặc dù có sự sút giảm về tổng diện tích quang hợp. Lý do là rễ sẽ hấp thu nhiều nước và dinh dưỡng hơn cho các chồi còn lại, đây là cơ sở của biện pháp làm trẻ lại cây trồng (rejuvenation).

Có 4 kiểu cắt tỉa tuỳ theo mục đích của chúng:



  1. Cắt tỉa phòng bệnh: cắt tỉa các cành, các bộ phận chết hoặc hư hỏng của cây.

  2. Cắt tỉa tạo dáng: cắt tỉa một số cành, nhánh nhỏ, lá của cây vào giai đoạn đầu của sự phát triển để cải thiện dáng hình của cây. Đây là biện pháp kỹ thuật phổ biến đối với hoa kiểng hay cây cảnh quan (landscape plants).

  3. Cắt tỉa sửa chữa: cắt tỉa các cành mọc không đúng vị trí để duy trì dáng hình mong muốn của cây. Biện pháp này thường được tiến hành sau việc cắt tỉa tạo dáng.

  4. Cắt tỉa phục hồi (làm trẻ lại): cắt tỉa thân chính hoặc đa số các thân nhằm tạo dáng lại hoặc phục hồi cho phần trên của một cây đã già.

6.4.2Xử lý ra hoa


Xử lý ra hoa đồng loạt sẽ giúp thu hoạch đồng loạt, giảm lao động thu hái, tăng hiệu quả đầu tư (như trong trường hợp trên cà phê), còn xử lý ra hoa và đậu quả trái vụ (vụ nghịch) sẽ giúp tăng thu nhập cho nông dân, do giá nông sản cao hơn so với chính vụ. Các biện pháp xử lý ra hoa bao gồm:              

  1. Phun trên lá nitrat kali (KNO3) với nồng độ 1-2% để kích thích ra hoa xoài, họ cam quýt, nhãn.

  2. Phun Thiourea với nồng độ 70 – 80g/20 lít nước để kích thích ra hoa  trên xoài.

  3. Xử lý ra hoa trên dứa vào khoảng 12-14 tháng sau khi trồng bằng khí đá (CaC2): 1 hạt/cây bỏ vào giữa ngọn cây dứa, hay dùng ethepon - một hợp chất sinh khí ethylen - với 30 ml ở nồng độ 1,2 ppm phun vào ngọn cây dứa.

  4. Dùng Cultar (paclobutrazol) nồng độ từ 30cc – 50cc/cây rãi đều chung quanh hình chiếu tán lá xoài.

6.4.3Chống xói mòn trên đất dốc

6.4.3.1Sử dụng cây phủ đất:


Trồng các thực vật dạng bò và cây bụi mà sẽ phát triển thành các thảm cây phủ đất dày dưới các cây lớn như cam quýt, ca cao, cao su..., các thảm cây phủ đất này sẽ làm giảm xói mòn đất, đồng thời hạn chế cỏ dại.

Cây thảm phủ có thể được giới thiệu bao gồm:



  • Kudzu nhiệt đới (Pueraria phasioloides)

  • Đậu ma (Centrosema pubescens)

  • Đậu lông (Centrosema mucunoides)

  • Cỏ stylo (Stylosanthes gracilis)

  1. Trồng cây theo đường đồng mức:

Các hàng trồng hay băng trồng đi theo đường đồng mức, khi độ dốc càng lớn thì khoảng cách giữa các hàng và băng trồng càng nhỏ nhằm tránh hiện tượng xói mòn cục bộ.

  1. Làm đất tối thiểu

  2. Áp dụng các phương pháp nông lâm kết hợp.

6.4.3.2Chống gió


  • Trồng cây chắn gió quanh nông trại các cây me, tre, bạch đàn, keo lá tràm, keo tai tượng, keo lai… là những cây chắn gió tốt.

  • Áp dụng các phương pháp nông lâm kết hợp.

  • Thời gian thu hoạch: tuỳ theo loại cây trồng, giống và yêu cầu của sản phẩm

Bảng Thời gian và các chỉ định thu hoạch của các cây trồng khác nhau.

Cây trồng

Thời gian thu hoạch

Các chỉ định khác

Ngày sau trồng

Ngày sau ra hoa

a/ Cây hàng niên

 

 

 

Khoai lang

105 – 150

 

 

Cà chua, Ớt ngọt

 

 

Trái chuyển màu từ xanh sang đỏ nhạt

Hành củ, Tỏi,

 

 

Ngọn khô và rủ, củ phát triển đầy

Gừng

 

 

 

Đậu bắp

 

 

Trái đầy, đầu trái bẻ kêu dòn

b/ Cây đa niên

 

 

 

Xoài

 

4 tháng

 

Cam quít

 

5 – 6 tháng

 

Chuối

 

3 – 4 tháng

 

Dứa

12-14 tháng

5 – 6 tháng

 

Dừa

 

11 – 12 tháng

Bông xuất hiện mỗi 45 ngày, thu hoạch khoảng 8 lần/năm

7Các trang web và tổ chức có liên quan đến ngành hàng

7.1Tên các trang web thông tin về ngành hàng


  • Trang rau quả của Bộ phận dịch vụ thông tin thị trường - Bộ nông nghiệp Mỹ (The USDA AMS Market News Service) http://www.ams.usda.gov/fv/mncs/index.htm

  • Báo cáo về tình hình thị trường thế giới đối với các mặt hàng: lúa, hoa quả, đường, bông và thuốc lá http://www.fas.usda.gov/htp/fruit_veg.asp

  • Cổng thông tin về quả thế giới http://www.fruitnet.com/

  • Giá rau quả từ 1996 ở Bắc Mỹ và châu Âu http://www.todaymarket.com/

  • Trang web www.ipsard.gov.vn hoặc hỏi anh Dần: các bản tin của Trung tâm Thông tin (AgroInfo), trích các phần liên quan đến rau quả

  • Trang web www.agroviet.gov.vn: chuyên trang rau quả. Tin giá lấy cho tháng 7-9/06

  • Trang web www.mard.gov.vn: báo cáo ngành, kế hoạch ngành, trích các phần liên quan đến rau quả.

  • Giá rau quả Http://www.tge.or.jp/english/em200.html

  • Cơ sở dữ liệu về giá nông sản của FAO:

http://apps.fao.org/

  • Bản tin thị trường hàng hoá của FAO năm 1999-2000

http://www.fao.org/waicent/faoinfo/economic/esc/comtrade.htm

  • Giá của một số hàng hoá nông sản chính và thương mại cập nhật hàng tuần từ năm 1998 đến năm 2000 của FAO:

http://apps2.fao.org/ciwpsystem/ciwp_q-e.htm
Các trang web về thương mại
Các trang web của các tổ chức quốc tế
Các trang web của các cơ quan thống kê quốc gia

7.2Tên các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước chuyên nghiên cứu về sản phẩm


  • Nhóm ngành hàng, Trung tâm Tư vấn chính sách, Viện nghiên cứu chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn;

  • Văn phòng phía Nam, Viện nghiên cứu chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn;

  • Viện nghiên cứu rau quả (Nguyễn Thị Tân Lộc, Hoàng Bằng An)

  • CIRAD (Muriel Figuié, Paule Moustier)

  • Đại học nông lâm Thủ Đức (Phan Thị Giác Tâm)

7.3Các báo cáo các hội thảo về ngành hàng trong nước và quốc tế


Báo cáo hội thảo rau quả Tiền Giang
Báo cáo hội thảo rau quả Hà Nội

Tài liệu tham khảo

ICARD-MISPA. 2004. Báo cáo nền ngành hàng rau quả.

Trần Xuân Hiển. 2005. Nguyên liệu trong bảo quản và chế biến nông sản thực phẩm. Đại học An Giang.

Nguyễn Văn Minh. 2003. Trồng trọt đại cương. Khoa Nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên, Đại học An Giang.

Nguyễn Thanh Triều. 2005. Kỹ thuật trồng cây đa niên. Bộ môn Khoa học cây trồng, Khoa Nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên, Đại học An Giang.

Phạm Văn Kim. Các nguyên lý về bệnh hại cây trồng. Bộ môn Bảo vệ thực vật, Khoa Nông nghiệp và sinh học ứng dụng, Đại học Cần Thơ.

Lê Thanh Phong và Nguyễn Bảo Vệ. Giáo trình cây ăn trái. Bộ môn Khoa học cây trồng, Khoa Nông nghiệp và sinh học ứng dụng, Đại học Cần Thơ.

Trần Thị Ba và Trần Thị Kim Ba. Giáo trình trồng rau. Bộ môn Khoa học cây trồng, Khoa Nông nghiệp và sinh học ứng dụng, Đại học Cần Thơ.

Bộ môn Bảo vệ thực vật, Khoa Nông nghiệp và sinh học ứng dụng, Đại học Cần Thơ. Rau an toàn: Kỹ thuật trồng, sâu bệnh hại và biện pháp phòng trị.





1 Cần phải nói rằng những con số này có thể không bao gồm tiêu thụ rau quả như một phần sản phẩm chế biến (như nước quả và mứt) và tiêu thụ ở nhà hàng.

2 Theo tiêu chí của Tổng cục thống kê, các nhóm được chia theo năm nhóm thu nhập từ nghèo nhất tới các hộ có thu nhập cao nhất.

3 Xin nhắc lại là các hộ “thành thị” bao gồm cả ở Hà Nội, TPHCM, các thành phố và thị xã khác. Sản xuất rau quả ở thành thị có thể ở các vườn trong thành phố hoặc tại các khu đất ở ngoại ô mà các hộ có quyền sử dụng.

4 Hàng năm, Trung Quốc xuất khẩu 3 tỉ USD rau quả và nhập khẩu khoảng 300-400 triệu USD

5 Một số nguồn thống kê tính gia vị (đặc biệt là hạt tiêu) là sản phẩm rau quả. Nếu tính theo nghĩa rộng như vậy thì Singapore là một thị trường quan trọng, nhập khẩu trên 50 triệu USD rau quả và gia vị của Việt Nam

6 IFPRI-MARD, 2001

8Đầu tư từ ngân sách nhà nước cho nghiên cứu khoa học trong nông nghiệp chỉ chiếm 0,25% của GDP nông nghiệp giai đoạn 2001-2004. Trong khi đó tỷ trọng tương ứng của Thái Lan là 1,4%; Malaysia là trờn 1%, Trung Quốc là 0,5-0,6%. Nguồn: Vietnam Public Expenditure Review, June 2000.


Каталог: images -> 2007
2007 -> Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> QuyếT ĐỊnh số 46/2007/QĐ-bnn, ngày 28 tháng 5 năm 2007 Ban hành Quy định về việc xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng
2007 -> Trung tâm phát triển nông thôN
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p x¸c ®Þnh hµm l­îng vitamin c (axit ascobic) tcvn 4715 89
2007 -> Tiªu chuÈn ViÖt nam §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p thö tcvn 4712-89
2007 -> Iso 9000: 2000 Thuật ngữ và định nghĩa hệ thống quản lý chất lượng Thuật ngữ liên quan đến chất lượng
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp

tải về 1.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương