Hồ sơ ngành hàng rau quả


Dữ liệu về chính sách phát triển ngành hàng rau quả



tải về 1.25 Mb.
trang10/15
Chuyển đổi dữ liệu16.07.2016
Kích1.25 Mb.
#1745
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15

4Dữ liệu về chính sách phát triển ngành hàng rau quả

4.1Các chính sách quốc tế liên quan đến phát triển ngành hàng rau quả


Trong khuôn khổ Hiệp định khung giữa ASEAN và Trung Quốc với mong muốn xây dựng Khu vực mậu dịch tự do ACFTA, các nước tham gia hiệp định đã đồng ý đẩy nhanh tốc độ cắt giảm thuế đối với các mặt hàng nông sản và thuỷ sản chưa qua chế biến. Có thể phần nào nhận thấy một trong những lý do để thúc đẩy cắt giảm thuế sớm đối với những sản phẩm thuộc các Chương từ 01 đến 08 vì các sản phẩm nông sản chưa qua chế biến thường là những mặt hàng không nhạy cảm đối với các nước ASEAN cũng như Trung Quốc. Hơn nữa, thương mại về nông sản giữa các nước ASEAN và Trung Quốc chỉ chiếm dưới 10% trong tổng kim ngạch trao đổi thương mại giữa hai bên. Một điểm cần lưu ý là do đặc điểm khí hậu giữa Trung Quốc và các nước ASEAN là tương đối khác nhau (Trung Quốc có khí hậu hàn đới và một phần ôn đới, trong khi tất cả các nước ASEAN có khí hậu nhiệt đới, trừ một phần của Việt Nam có khí hậu ôn đới), do vậy phần lớn các sản phẩm nông sản của Trung Quốc và các nước ASEAN là bổ sung cho nhau nhiều hơn là cạnh tranh trực tiếp. Do vậy, việc đẩy nhanh tiến độ cắt giảm thuế có thể tạo ra sự thắng lợi cho cả hai bên (win-win deal), tức là các hai bên sẽ đều có lợi từ việc giảm thuế nhanh. Mặc dù các mặt hàng nông sản chỉ chiếm một phần nhỏ trong thương mại giữa hai bên, nhưng đối với từng mặt hàng cụ thể, từng nước cụ thể thì việc cắt giảm thuế được hy vọng sẽ tạo ra tác động thuận lợi đáng kể, kích thích trao đổi thương mại và qua đó tăng thu nhập cho nông dân của ASEAN cũng như Trung Quốc.

Trên cơ sở đó, Điều 6 của Hiệp định Khung về thành lập Khu vực mậu dịch tự do ACFTA đã qui định chi tiết về Chương trình thu hoạch sớm. Theo đó, các nước đồng ý thực hiện một lịch trình cắt giảm thuế nhanh hơn đối với các sản phẩm thuộc Chương 01 đến Chương 08. Tất cả các mặt hàng ở cấp độ 8/9 số (Mã HS) tám chương đầu của Biểu thuế HS sẽ nằm trong Chương trình Thu hoạch sớm, ngoại trừ một số mặt hàng cụ thể được một quốc gia thành viên đưa vào Danh mục Loại trừ của mình nằm trong phần Phụ lục. Như vậy, thông qua Danh mục Loại trừ, các nước tham gia hiệp định có thể đưa ra những sản phẩm nhạy cảm đối với nước mình mà chưa muốn thực hiện cắt giảm thuế ngay theo Thu hoạch Sớm.

Bảng Các sản phẩm thuộc Chương trình Thu hoạch Sớm

Chương

Mô tả

01

Động vật sống

02

Thịt và nội tạng động vật

03



04

Sữa và các sản phẩm từ sữa

05

Các sản phẩm khác từ động vật

06

Cây sống

07

Rau ăn được

08

Quả và hạt ăn được

Về lịch trình cắt giảm thuế, tất cả các mặt hàng trong Chương trình Thu hoạch sớm sẽ được chia thành 3 nhóm mặt hàng để cắt giảm và xóa bỏ thuế quan, được xác định và thực hiện theo khung thời gian quy định. Tính đến trình độ phát triển kinh tế của các nước ASEAN ở mức độ khác nhau, lịch trình giảm thuế là khác nhau đối với Trung Quốc, 6 nước ASEAN (Bruney, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines và Singapore)-gọi là ASEAN 6; và 4 nước thành viên mới (Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam)- gọi là các nước CLMV. Tất cả các sản phẩm thuộc thuộc phạm vi Chương trình Thu hoạch Sớm sẽ được chia làm 3 nhóm sản phẩm để thực hiện giảm và bỏ thuế theo định nghĩa như sau:

Nhóm 1 Đối với Trung Quốc và ASEAN 6, các sản phẩm thuộc nhóm này sẽ có mức thuế MFN áp dụng cao hơn 15%; Đối với các nước CLMV, các sản phẩm thuộc nhóm này có mức thuế MFN áp dụng bằng và cao hơn 30%.

Nhóm 2 Đối với Trung Quốc và ASEAN 6, các sản phẩm thuộc nhóm này sẽ có mức thuế MFN áp dụng nằm trong khoảng 5% (kể cả) và 15% (kể cả); Đối với các nước CLMV, các sản phẩm thuộc nhóm này có mức thuế MFN áp dụng nằm trong khoảng 15% (kể cả) và 30% (không kể).

 Nhóm 3 Đối với Trung Quốc và ASEAN 6, các sản phẩm thuộc nhóm này sẽ có mức thuế MFN áp dụng thấp hơn 5%; Đối với các nước CLMV, các sản phẩm thuộc nhóm này có mức thuế MFN áp dụng thấp hơn 15%.

Như đã nêu trên, để hạn chế tác động xấu đến sản xuất những mặt hàng nhạy cảm, Hiệp định khung cho phép các nước thành viên đưa ra một Danh mục loại trừ (bao gồm các sản phẩm chưa được vào thực hiện Chương trình thu hoạch sớm). Mỗi quốc gia có các mặt hàng trong Danh mục loại trừ, có thể sửa đổi Danh mục loại trừ bất cứ lúc nào để đưa một hay nhiều mặt hàng này vào Chương trình thu hoạch sớm. Theo Hiệp định khung, trong số 7 nước ASEAN đã hoàn thành đàm phán với Trung Quốc về Danh mục loại trừ (gồm Brunei, Campuchia, Indonesia, Myanmar, Singapore, Thái Lan, Việt Nam) thì có 5 nước không loại trừ mặt hàng nào. Duy chỉ có Campuchia và Việt Nam là có đưa ra danh sách loại trừ một số mặt hàng chưa tham gia Chương trình thu hoạch sớm.

Danh mục loại trừ giữa Việt Nam và Trung Quốc có 15 mặt hàng, bao gồm 4 mặt hàng thuộc Chương 01 (gia cầm giống), 6 mặt hàng thuộc Chương 02 (thịt và nội tạng của gia cầm), 2 mặt hàng thuộc Chương 04 (trứng chim và trứng gia cầm), và 3 mặt hàng thuộc Chương 08 (quả có múi như chanh, bưởi)


4.2Chính sách trong nước liên quan đến phát triển ngành hàng rau quả


Thuế suất thuế nhập khẩu bình quân của hàng nông sản là 24%, với 12 mức thuế từ 0% đến 100%, thuộc loại cao trong khu vực (Indonesia: 8,3%, Malaysia 2,5%, Philipin 18%, Thái Lan 26,5%).Hàng nông sản được bảo hộ bằng thuế cao hơn so với các hàng hoá khác (24%/18% bình quân chung), mức độ chênh lệch giữa các mức thuế lớn.

Trước đây, Việt Nam thường áp dụng biện pháp cấm hoặc giấy phép để hạn chế nhập khẩu mỗi khi có nhu cầu bảo hộ sản xuất trong nước, thể hiện sự quản lý vẫn mang tính hành chính, mệnh lệnh. Từ năm 2001 đến nay, thể hiện sự chủ động tích cực trong hội nhập, Quyết định 46 của Thủ tướng Chính phủ năm 2001 về quy chế quản lý xuất nhập khẩu hàng hoá giai đoạn 2001 - 2005 đã loại bỏ hàng loạt các hàng rào phi thuế. Đến nay chỉ còn áp dụng giấy phép nhập khẩu đối với đường ăn. Ban hành hạn ngạch thuế quan đối với một số mặt hàng như bong, muối, thuốc lá lá.



Каталог: images -> 2007
2007 -> Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> QuyếT ĐỊnh số 46/2007/QĐ-bnn, ngày 28 tháng 5 năm 2007 Ban hành Quy định về việc xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng
2007 -> Trung tâm phát triển nông thôN
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p x¸c ®Þnh hµm l­îng vitamin c (axit ascobic) tcvn 4715 89
2007 -> Tiªu chuÈn ViÖt nam §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p thö tcvn 4712-89
2007 -> Iso 9000: 2000 Thuật ngữ và định nghĩa hệ thống quản lý chất lượng Thuật ngữ liên quan đến chất lượng
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp

tải về 1.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương