Hồ sơ ngành hàng rau quả


Cơ sở dữ liệu về tình hình bệnh dịch



tải về 1.25 Mb.
trang14/15
Chuyển đổi dữ liệu16.07.2016
Kích1.25 Mb.
#1745
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15

6Cơ sở dữ liệu về tình hình bệnh dịch

6.1Các bệnh dịch liên quan đến ngành hàng rau quả

6.1.1Sâu bệnh hại rau


Sâu bệnh hại bầu

Sâu bệnh hại cà chua

Sâu bệnh hại cải bắp

Sâu bệnh hại đậu cove

Sâu bệnh hại dưa hấu

Sâu bệnh hại dưa leo

Sâu bệnh hại ớt

Sâu bệnh hại khoai củ

6.1.2Sâu bệnh hại cây ăn quả


Sâu bệnh hại xoài

Sâu bệnh hại cam quýt

Sâu bệnh hại nhãn

Sâu bệnh hại chuối

6.2Số liệu thiệt hại do bệnh dịch gây ra

6.2.1Các năm 1993-1998

6.2.1.1Rau


Sâu tơ, sâu xanh, rệp, sâu khoang, bệnh thối nhũn vi khuẩn,... vẫn thường xuyên gây hại ở các vùng trồng rau trong cả nước. Đáng kể nhất là sâu tơ, vụ đông xuân 1997, sâu tơ đã phát sinh, gây hại nặng cục bộ trà bắp cải chính vụ ở Hà Nội vào tháng 10 đến tháng 12; mật độ sâu có lúc lên tới hàng trăm con/m/2. Trong mấy năm gần đây, sâu xanh da láng đã xuất hiện hại rau họ hoa thập tự ở một số nơi ở Hà Nội, Đà Lạt, Hà Tây,... trong vụ

xuân hè từ tháng 3 đến tháng 5,một số xã trồng rau ở Hà Nội đã bị loại sâu

này hại nặng. Dòi đục lá đã xuất hiện khá phổ biến trên nhiều loại rau, cà, bầu bí, đậu đỗ.

6.2.1.2Cây ăn quả


a) Cây cam, quít:

- Bệnh vàng lá greening là bệnh đáng lo ngại nhất cho các vùng trồng cam, quít trong cả nước. Đến nay, diện tích bị nhiễm bệnh khoảng 18.674ha, trong có. 12.270 ha bị bệnh nặng, tỷ lệ cây bị bệnh từ 20-45%. Ngoài ra, sâu vẽ bùa phát sinh, gây hại khá phổ biến trong vườn ươm và thời kỳ kiến thiết cơ bản. Nhện đỏ, nhện trắng hại khá phổ biến, năm 1996 và 1998 các vườn cam, quít bị hại nặng hơn so với các năm trước; tỷ lệ lá bị hại 40- 70%, mật độ 20- 25 con/1á. Ngài đục quả cam cũng xuất hiện, gây hại ở một số vùng trồng cam, đặc biệt là năm 1994 nhưng do áp dụng biện pháp phòng trừ hữu hiệu nên mức độ gây hại giảm

b) Cây vải, nhãn:

- Bệnh sương mai: Phát sính hàng năm vào tháng 3, 4, gây hại hoa và quả non. Năm nào ẩm độ cao, mưa phùn kéo dài thì năm đó bệnh gây hại nặng (năm 1995).

- Nhện lông nhung gây hại phổ biến ở các vườn vải, nhãn từ tháng 3 đến tháng lo hàng năm, tỷ lệ lá bị hại phổ biến 12- 15%, nơi cao 30-50%.

- Hiện tượng chết rũ cây vải thiều: Xuất hiện rải rác ở các vùng trồng vải từ những năm trước, nhưng từ 1996 đến nay, bệnh phát sinh gây hại phổ biến trên diện rộng ở huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), Chí Linh (Hải Dương) và một số vùng lân cận. Hàng năm, bệnh thường gây hại nặng từ tháng 7 đến tháng 10 vào mùa mưa sau lúc thu hoạch quả. Năm 1997 là năm có số lượng cây vải chết nhiều nhất. Năm 1998, hiện tượng chết cây vải tiến triển chậm hơn.

Chỉ tính riêng - tỉnh (Bắc Giang và Hải Dương) đã có khoảng 10.000 cây bị chết. Đến nay, vẫn chưa tìm được nguyên nhân gây chết và chưa có biện pháp để ngăn chặn hiện tượng chết cây vải một cách có hiệu quả.

Trên một số cây ăn quả khác như cây na, mỗi hại khá phổ biến ở một số tỉnh miền Đông Nam bộ (Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu, …). Trên cây mận, mơ, đào... bệnh chảy gôm hại khá phổ biến ở các tỉnh Sơn La, Lào cai.


6.2.2Năm 1997

6.2.2.1Rau


Bệnh mốc sương cà chua, khoai tây nặng hơn so với đông xuân 95-96, đặc biệt là vụ xuân (tháng 8). Sâu xanh bướm trắng trên bắp cải mật độ rất cao, hàng trăm con/m2, ruồi đục lá phát triển phổ biến trên bắp cải ở vùng Đà Lạt và là đối tượng nông dân đang lo ngại.

6.2.2.2Cây ăn quả


a) Vải nhãn:

Đáng lưu ý là hiện tượng chết héo xuất hiện ở vườn vải từ 4-7 tuổi ở Bắc

Giang, Hải Dương, Lạng Sơn, Quảng Ninh... Riêng Bắc Giang có khoảng 7.000 cây, Hải dương có > 2.000 cây bị bệnh.

Các đối tượng khác như bệnh sương mai, nhện... hại ở mức độ bình thường.



b) Cam, quýt:

Phổ biến và đáng lo ngại nhất vẫn là bệnh vàng lá cam quýt ở các vùng

trồng cam trong cả nước. Bệnh vàng lá, quả trên quýt nhập nội từ Trung

Quốc phát triển ở Lạng Sơn và xuất hiện trong giai đoạn đầu của cây quýt.

Các đối tượng khác tuy có phát sinh gây hại nhưng không ảnh hưởng lớn tới

năng suất.


6.2.3Năm 1998

6.2.3.1Rau


Đối tượng đáng lưu ý là sâu tơ, sâu xanh trên rau họ thập tự, có 21.149ha

nhiễm sâu tơ, 13.576 ha nhiễm sâu xanh; mức độ hại tương đương so với năm 97. Do nắng nóng, ít mưa nên các bệnh thối nhũn bắp cải, bệnh sương mai trên cà chua, khoai tây nhẹ hơn so với các vụ trước.


6.2.3.2Cây ăn quả


- Cây vải, nhãn: Đáng lưu ý là bệnh chết rũ cây vải thiều ở Hải Dương,

Bắc Giang tiếp tục phát triển sau mùa thu hái quả, sau đó bệnh giảm, tỷ lệ cây bị bệnh hầu như không đáng kể; Tính từ năm 1997 tới nay, Bắc Giang đã có trên 8000 cây bị chết, Hải Dương đã có trên 500 cây bị chết. Bệnh sương mai hại hoa, quả non trên vải, nhãn nhẹ hơn các năm trước. Bọ xít hại vải, nhãn mật độ cao hơn các năm trước. Nhện hại tương đối phổ biến, tỷ lệ trung bình 10-15% số lá, nơi cao 100% số lá bị hại. Sâu đục gân lá tỷ lệ hại 8-12% lá, tập trung ở đợt lộc thu (cuối tháng 7 đầu tháng 8).

- Cây ăn quả có múi: Sâu vẽ bùa hại đợt lộc xuân ở hầu hết các tỉnh trồng

cam, quýt phía Bắc, tỷ lệ lá hại phổ biến 20-30%, nơi cao 80-100% lá. Bệnh

vàng lá vẫn tiếp tục phát triển, gây hại nhiều vườn cam, quýt ở các tỉnh; Tại

tỉnh Hoà Bình có 10 ha bị nhiễm, trong đó có 3 ha bị nhiễm nặng. Do thời tiết nắng nóng, nhện trắng, nhện đỏ gây hại nặng hơn mọi năm, tỷ lệ lá, quả bị hại từ 25 - 30%, cao 40-50% (Hà Giang, Hoà Bình, Hưng Yên, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đồng Tháp, Vĩnh Long,...). Bệnh loét sẹo tăng hơn so cùng kỳ 1997, tỷ lệ trung bình 10-15% số lá (quả), cao 30-40% số lá (quả). Bệnh vân vàng lá (Greening) phát sinh gây hại phổ biến trên những vườn cam quýt từ 5 tuổi trở lên ở tất cả các vùng, tỷ lệ cây bị bệnh từ 18-21%, cao 30-35%.

Cây na: Mối hại khá phổ biến ở một số tỉnh miền Đông Nam bộ (Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu).

6.2.4Năm 1999

6.2.4.1Rau


- Trên rau họ thập tự: Các đối tượng sâu tơ, rệp, sâu xanh bướm trắng có mức độ gây hại nặng hơn so với năm 98:

+ Sâu tơ: hại rộng các trà rau, hại nặng hơn trà rau chính vụ vào cuối tháng 2 đến giữa tháng 3; mật độ phổ biến 45-64 con/m2, cao 500 con/m2, những ruộng không phun trừ mật độ sâu lên tới 1250-1500 con/m2, gây xơ lá và có ruộng không cho thu hoạch (Bắc Giang, Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh, Cao Bằng, Hưng Yên); diện tích nhiễm ở Bắc Giang 3000 ha, nặng 1500 ha, Hà Nội 1786 ha, nặng 600 ha;

+ Rệp: phân bố rộng, hại nặng hơn trà rau chính vụ vào đầu tháng 2-cuối tháng 3; tỷ lệ hại phổ biến 39-57%, nơi cao 100% số cây có rệp;

+ Sâu xanh bướm trắng hại cục bộ từ đầu tháng 2 đến giữa tháng 3, mật độ nơi cao tới 50-100 con/m2; Bắc giang có 1000 ha bị nhiễm, trong đó có 100 ha nhiễm nặng; Do nắng nóng, ít mưa nên các bệnh thối nhũn bắp cải, bệnh sương mai nhẹ hơn so với các vụ trước.

- Trên khoai tây, cà chua: Rệp, bọ trĩ có mức độ gây hại nặng hơn so với năm 98:

+ Bọ trĩ: gây hại cả vụ đông (cao điểm vào cuối tháng 12-đầu tháng 1) và vụ xuân (cao điểm vào đầu tháng 2 đến giữa tháng 3); tỷ lệ phổ biến 60-69%, cao 100% cây bị hại.

+ Rệp: cao điểm gây hại vụ đông từ đầu đến cuối tháng 1, vụ xuân từ đầu tháng 2 đến trung tuần tháng 3; tỷ lệ cây bị hại trung bình 33-68%, cao 50-l00%.

Bệnh sương mai, nhện... hại nhẹ hơn năm 98.


6.2.4.2Cây ăn quả


- Cây vải, nhãn: Bệnh sương mai: tỷ lệ hại trung bình 10-15%, cao 50% số chùm hoa, quả non; cao điểm gây hại từ cuối tháng 3 đến giữa tháng 4. Nhện lông nhung: tỷ lệ trung bình 8-12%, cao trên 30% chùm; cao điểm gây hại tháng 3, tháng 4. Bọ xít có mật độ trung bình 0,5-1 con/chùm, cao 15 con/chùm; cao điểm gây hại từ đầu tháng 4 đến cuối tháng 5. Ngoài ra còn có rệp sáp, sâu đục gân lá... các đối tượng trên hại diện rộng hầu hết các vùng trồng vải (Hải Dương, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hưng Yên), mức độ hại cao hơn so với năm 98. Riêng hiện tượng chàm vỏ quả xuất hiện tại Bắc Gang, Hải Dương sau đợt mưa ngày 17/5 với tỷ lệ 8-10%, cục bộ 70-100% số quả.

Cây ăn quả có múi: Các đối tượng đáng lưu ý là: Bệnh vàng lá vẫn tiếp tục phát triển, gây hại vườn cam, quýt ở các tỉnh; tại tỉnh Hoà Bình, Hà Giang, Tuyên Quang... tỷ lệ trung bình 43%, cao 59% số cây bị bệnh. Trên 450 cây cam 5-6 năm tuổi ở Nông trường Cao Phong (tỉnh Hoà Bình) có hiện tượng rụng quả và lõi biến màu nâu đen do nấm gây nên vào cuối tháng 4 đầu tháng 5.


6.2.5Năm 2000

6.2.5.1Rau


- Cây rau họ thập tự:

Đối tượng đáng lưu ý là sâu tơ trên rau họ thập tự, mật độ phổ biến 37-50 con/m2, cao 300-450 con/m2, cá biệt có ruộng mật độ 1000 con/m2(Hưng Yên, Hà Nội, Hải Phòng...) ; cao điểm gây hại vào cuối tháng 2 đến trung tuần tháng 3 trà bắp cải muộn taị các vùng chuyên canh rau của các tỉnh: Hà Nội, Hà Tây, Hải Phòng, Hưng Yên... tuy nhiên, mức độ gây hại nhẹ hơn so với cùng kỳ năm 1999. Rệp phát triển và gây hại từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 3 với tỷ lệ phổ biến 40-50% cây bị nhiễm, nơi cao 100% cây bị nhiễm, cấp 2-3. Ngoài ra, sâu xanh, sâu khoang, bệnh sương mai, bệnh thối nhũn bắp cải gây hại cục bộ.

- Cây khoai tây, cà chua:

Bệnh mốc sương phát sinh, gây hại ở mức độ cao hơn cùng kỳ năm trước; cao điểm gây hại từ đầu tháng 1-đầu tháng 2 với tỷ lệ bệnh phổ biến 25-30% cây, cao 50-60% cây bị bệnh, cấp 3-5. Các đối tượng khác như nhện, bọ trĩ... có diện phân bố hẹp, mức độ gây hại nhẹ hơn so với năm 1999.


6.2.5.2Cây ăn quả:


- Cây vải, nhãn:

Bệnh sương mai hại hoa, quả non với tỷ lệ trung bình 15-17% chùm hoa, quả (trên vải) và 25-37% chùm hoa, quả (trên nhãn), do đợt rét cuối tháng 3 kéo dài kèm theo mưa phùn nên bệnh nặng hơn so với năm 1999. Rệp sáp gây hại tương tự năm 99 với mật độ trung bình 15-30 con/cành. Sâu đục quả trên giống vải lai nặng hơn năm 99, tỷ lệ trung bình 15-17% số quả bị đục; trên cây nhãn có 1440 ha bị nhiễm sâu đục quả, trong đó có 580 ha có trên 70% số quả bị đục (Tiền Giang, Bình Phước). Sâu đục gân lá xuất hiện gây hại ở hầu hết các vùng trồng vải nhãn, tỷ lệ lá bị hại từ 7-15%, cao 35-40%. Các đối tượng khác như bọ xít nâu, nhện lông nhung nhẹ hơn năm 1999.

- Cây ăn quả có múi:

Bệnh vàng lá cam quýt (Greening) vẫn tiếp tục phát triển, gây hại nhiều vườn cam, quýt ở các tỉnh như Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Tiền Giang..., tỷ lệ cây bị bệnh phổ biến từ 5-12%, cá biệt có một số vườn cây tuổi lớn, chăm sóc kém tỷ lệ cây bị bệnh lên tới 25-30%. Sâu đục thân, cành hại rải rác ở tất cả các vườn trồng cam quýt, tỷ lệ cây bị đục từ 3-5%, tỷ lệ cành bị đục từ 1-3%, cá biệt có diện tích bị hại tới 15-25% số cây (Tuyên Quang, Phú Thọ). Các đối tượng khác như nhện trắng, nhện đỏ, sâu vẽ bùa, bệnh sẹo quả... gây hại cục bộ.


6.2.6Năm 2001

6.2.6.1Rau


  • Cây rau họ thập tự

Đối tượng đáng lưu ý là sâu tơ trên rau họ thập tự, mật độ phổ biến 15-97 con/m2 (cao hơn cùng kỳ năm 2000 từ 1,4-2,6 lần), nơi cao 300-500 con/m2, cá biệt có ruộng mật độ 1000 con/m2(Hưng Yên, Hà Nội, Hải Phòng...); cao điểm gây hại vào cuối tháng 2 đến trung tuần tháng 3 trên trà bắp cải muộn tại các vùng chuyên canh rau của các tỉnh: Hà Nội, Hà Tây, Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc Ninh... mức độ gây hại nặng hơn, diện phân bố rộng hơn so với cùng kỳ năm 2000. Rệp phát triển và gây hại từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 3 với tỷ lệ phổ biến 40-60% cây bị nhiễm, nơi cao 100% cây bị nhiễm, cấp 2-3. Ngoài ra, sâu xanh, sâu khoang, bệnh sương mai, bệnh thối nhũn bắp cải gây hại cục bộ.

- Cây khoai tây, cà chua:

Bệnh mốc sương phát sinh, gây hại ở mức độ tương đương cùng kỳ năm trước; cao điểm gây hại từ giữa tháng 1- giữa tháng 2 với tỷ lệ bệnh phổ biến 35-50% cây, cao 50-60% cây bị bệnh, cấp 3-5. Bọ trĩ gây hại khoai tây trà sớm, trà đại trà vào cuối tháng 12 đến cuối tháng 1; tỷ lệ hại phổ biến từ 52-90% (cao gấp 3 lần cùng kỳ năm 2000). Các đối tượng khác như nhện,... có diện phân bố hẹp, mức độ gây hại nhẹ hơn so với năm 2000.

6.2.6.2Cây ăn quả


- Cây vải, nhãn:

Bệnh sương mai hại hoa, quả non với tỷ lệ trung bình 15-17% chùm hoa, quả, nơi cao 40% chùm hoa, quả (trên vải); tại Bắc Giang, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương có 2015 ha bị nhiễm bệnh; mức độ tương đương so với năm 2000.

Cũng tại các tỉnh trên, có 2430 ha vải bị nhiễm rệp sáp với 5-20% số cành lộc non, chùm hoa, quả bị nhiễm. Có 1500 ha bị nhiễm nhện lông nhung với 15-30% số cành lộc non bị nhiễm.

Bệnh héo rũ vải thiều xuất hiện tại nông trường chè Đường Hoa, huyện Quảng Hà (tỉnh Quảng Ninh) vào cuối tháng 10 làm cho 200 cây bị chết và trên 1000 cây đang trong giai đoạn nhiễm bệnh.

- Cây ăn quả có múi:

Bệnh vàng lá cam quýt (Greening) vẫn tiếp tục phát triển, gây hại nhiều vườn cam, quýt ở các tỉnh Hà Giang, Hoà Bình, Cao Bằng, nhất là vườn cây đã trồng sau 7-8 năm; tỷ lệ cây bị bệnh phổ biến từ 7-15%, cá biệt có một số vườn cây tuổi lớn, chăm sóc kém tỷ lệ cây bị bệnh lên tới 37-60%. Sâu đục thân, đục cành hại rải rác ở tất cả các vườn trồng cam quýt, tỷ lệ cây bị đục từ 3-5%, tỷ lệ cành bị đục từ 1-3%, cá biệt có diện tích bị hại tới 15-25% số cây (Tuyên Quang, Hà Giang). Nhện gây hại tương đối nặng ở các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái..., tỷ lệ quả bị rám 27-35%, cao 50%. Các đối tượng khác như sâu vẽ bùa, bệnh sẹo quả... gây hại cục bộ.


6.2.7Năm 2002

6.2.7.1Rau


  • Cây rau họ thập tự

Đối tượng đáng lưu ý là sâu tơ trên rau họ thập tự, mật độ phổ biến 100 - 150 con/m2, nơi cao 300-500 con/m2; cao điểm gây hại vào cuối tháng 2 đến trung tuần tháng 3 trên trà bắp cải trà chính vụ và trà muộn tại các vùng chuyên canh rau của các tỉnh: Hà Nội, Hà Tây, Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc Ninh... Rệp phát triển và gây hại từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 3 với tỷ lệ phổ biến 40-60% cây bị nhiễm, nơi cao 100% cây bị nhiễm, cấp 2-3. Ngoài ra, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang, bệnh sương mai, bệnh thối nhũn bắp cải gây hại cục bộ.

  • - Cây khoai tây, cà chua

Bệnh mốc sương phát sinh, gây hại ở mức độ tương đương cùng kỳ năm trước; cao điểm gây hại từ giữa tháng 1- giữa tháng 2 với tỷ lệ bệnh phổ biến 35-50% cây, cao 50-60% cây bị bệnh, cấp 3-5. Các đối tượng khác như nhện, dòi đục lá, bọ trĩ... gây hại cục bộ.

6.2.7.2Cây ăn quả


- Cây vải, nhãn:

Thời gian gây hại của các đối tượng chính tập trung từ tháng 3 đến tháng 5, trong đó một số đối tượng có xu hướng gia tăng như bọ xít nâu, rệp sáp. Diện tích các cây vải, nhãn bị nhiễm bọ xít khoảng 3000 ha (tăng gấp 3 lần so với năm 2001); diện tích nhiễm rệp sáp khoảng 2900 ha (tăng 20% so với năm 2001); bệnh sương mai hại hoa, quả non với tỷ lệ trung bình 7-12% chùm hoa, quả, nhẹ hơn so với năm 2001; nhện lông nhung gây hại ở mức độ bình thường.

- Cây ăn quả có múi:

Bệnh vàng lá cam quýt (Greening) vẫn tiếp tục phát triển, gây hại nhiều vườn cam, quýt ở các tỉnh, nhất là vườn cây đã trồng sau 7-8 năm; tỷ lệ cây bị bệnh phổ biến từ 7-15%, cá biệt có một số vườn cây tuổi lớn, chăm sóc kém tỷ lệ cây bị bệnh lên tới 30-35%. Nhện gây hại tương đối nặng ở các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái..., tỷ lệ quả bị rám 20-25%, cao 30%. Hiện tượng thiếu nước trầm trọng trong tháng 4 và tháng 5 cũng đã làm cho nhiều vườn cam đang ra quả ở các tỉnh phía Nam bị ảnh hưởng, quả bị vàng và rụng non. Các đối tượng khác như sâu vẽ bùa, bệnh sẹo quả... gây hại cục bộ.

- Cây sầu riêng:

Bệnh Phytophthora vẫn tiếp tục phát triển, đặc biệt ở 2 tỉnh Đồng Nai và Tiền Giang. Nguyên nhân chủ yếu để bệnh phát triển là do cây trồng đã lâu năm, không sử dụng phân chuồng, đất trồng bị nén chặt, vệ sinh vườn chưa tốt, đồng thời do xử lý cho cây ra hoa quá nhiều làm cho cây thiếu dinh dưỡng và nước tưới... giảm khả năng chống chịu bệnh của cây.


6.2.8Năm 2003

6.2.8.1Rau


- Cây rau họ thập tự:

Đối tượng đáng lưu ý là sâu tơ, xuất hiện trên các trà rau, trong đó trà rau chính vụ và trà muộn bị hại nặng hơn. Mật độ phổ biến 20-35 con/m2, nơi cao 150-300 con/m2; cao điểm gây hại vào cuối tháng 12 đến trung tuần tháng 3 trên trà bắp cải trà chính vụ và trà muộn tại các vùng chuyên canh rau của các tỉnh: Hà Nội, Hà Tây, Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc Ninh... Theo thống kê chưa đầy đủ, tại vùng chuyên canh rau của các tỉnh phía Bắc có 1247 ha bị nhiễm sâu, trong đó có 62 ha bị nhiễm rất nặng, một số diện tích bị ăn xơ lá. Tuy nhiên, mật độ sâu thấp hơn và diện phân bố hẹp hơn so với năm 20002.

Rệp phát triển và gây hại từ cuối tháng 1 đến cuối tháng 3 với tỷ lệ phổ biến 40-60% cây bị nhiễm, nơi cao 100% cây bị nhiễm, cấp 2-3. Ngoài ra, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang, bệnh sương mai, bệnh thối nhũn bắp cải gây hại cục bộ.

- Cây khoai tây, cà chua:

Bệnh mốc sương phát sinh, gây hại ở mức độ tthấp hơn cùng kỳ năm trước; cao điểm gây hại vào giai đoạn ra hoa – thu hoạch quả với tỷ lệ bệnh phổ biến 10-15% cây, cao 30% cây bị bệnh, cấp 3-5. Các đối tượng khác như nhện, dòi đục lá, bọ trĩ... gây hại cục bộ.

6.2.8.2Cây ăn quả


- Cây vải, nhãn:

Thời gian gây hại của các đối tượng chính tập trung vào giai đoạn cây ra lộc non, nụ hoa và quả non từ tháng 3 đến tháng 5, trong đó một số đối tượng có xu hướng gia tăng như nhện lông nhung, bọ xít nâu, sâu đục quả. Diện tích các cây vải, nhãn bị nhiễm bọ xít nâu khoảng 5875 ha (tăng gấp 1,9 lần so với năm 2002); diện tích nhiễm nhện lông nhung khoảng 6300 ha (tăng 2,1 lần so với năm 2002); bệnh sương mai hại hoa, quả non với tỷ lệ trung bình 7-12% chùm hoa, quả, nhẹ hơn so với năm 2002.

- Cây ăn quả có múi:

Bệnh vàng lá cam quýt (Greening) vẫn tiếp tục phát triển, gây hại nhiều vườn cam, quýt ở các tỉnh, tỷ lệ cây bị bệnh phổ biến từ 7-15%, cá biệt có một số vườn cây tuổi lớn, chăm sóc kém tỷ lệ cây bị bệnh lên tới 30-35%. Nhện gây hại tương đối nặng ở các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái..., tỷ lệ quả bị rám cao hơn năm 2002 với tỷ lệ trung bình 30-35%. Các đối tượng khác như sâu vẽ bùa, bệnh sẹo quả... gây hại cục bộ.

- Cây sầu riêng:

Bệnh Phytophthora vẫn tiếp tục phát triển, đặc biệt ở 2 tỉnh Đồng Nai và Tiền Giang. Nguyên nhân chủ yếu để bệnh phát triển là do cây trồng đã lâu năm, không sử dụng phân chuồng, đất trồng bị nén chặt, vệ sinh vườn chưa tốt, đồng thời do xử lý cho cây ra hoa quá nhiều làm cho cây thiếu dinh dưỡng và nước tưới... giảm khả năng chống chịu bệnh của cây.

- Cây dứa:

Giống dứa Cayene trồng ở Bắc Giang, Thanh Hoá, Nghệ An bị bệnh thối rễ gây héo đỏ lá thời kỳ cây bắt đầu ra hoa quả vụ quả thứ nhất (sau trồng từ 10-12 tháng trở đi). Bệnh xuất hiện trên các chân đất xấu, tầng canh tác mỏng, thoát nước trong mùa mưa kém. Diện tích nhiễm ở 3 tỉnh trên là 272,5 ha, trong đó có 71 ha bị nhiễm bệnh nặng. Tỷ lệ bệnh nơi nhẹ là 5-10% số cây, trung bình 15-23% số cây, nơi cao từ 30-50% số cây, cá biệt có nơi trên 70% số cây bị hại và đã nhổ bỏ.


6.2.9Năm 2004


- Cây vải, nhãn:

Bệnh sương mai và bọ xít là 2 đối tượng chính hại vải nhãn trong vụ xuân 2004. Bệnh sương mai hại hoa, quả non có diện tích nhiễm là 8532 ha; tỷ lệ bệnh trung bình 5-10%, cao 40% số chùm hoa, quả. Có 8016 ha bị nhiễm bọ xít với mật độ trung bình 3-5 con/m2, cao 20 con/ m2. Các đối tượng khác như bệnh chàm quả, rệp, nhện lông nhung, sâu đục gân lá, sâu đục cuống quả… gây hại ở mức độ bình thường.

- Cây sầu riêng:

Bệnh xì mủ do nấm Phytophtora spp. gây ra vẫn tiếp tục phát triển, tuy nhiên mức độ nhiễm bệnh của năm qua giảm hơn so với những năm trước. Phần lớn nông dân đã được các ngành chức năng hướng dẫn biện pháp kỹ thuật để ngăn ngừa, chủ yếu là biện pháp tăng cường dinh dưỡng và tưới đủ nước cho cây.

- Cây ăn quả có múi:

Bệnh vàng lá cam quýt (Greening) vẫn tiếp tục phát triển, gây hại nhiều vườn cam, quýt ở các tỉnh, tỷ lệ cây bị bệnh phổ biến từ 7-15%, cá biệt có một số vườn cây tuổi lớn, chăm sóc kém tỷ lệ cây bị bệnh lên tới 30-35%. Nhện gây hại tương đối nặng ở các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái..., tỷ lệ quả bị rám cao hơn năm 2003 với tỷ lệ trung bình 35-42%. Các đối tượng khác như sâu vẽ bùa, bệnh sẹo quả... gây hại cục bộ.


6.2.10Năm 2005

6.2.10.1Rau


- Cây rau họ thập tự :

Sâu tơ phát sinh với mật độ phỏ biến 8-10 con/m2, cục bộ 200-250 con/m2 ; sâu xanh bướm trắng hại rải rác các vùng chuyên canh rau, mật độ phổ biến 2-5 con/m2, cao 20-25 con/m2 ; các loại sâu bệnh khác phát sinh gây hại cục bộ. Nhìn chung các loạiu sâu bệnh trên rau họ hoa thập tự nhẹ hơn năm 2004.

- Cây cà chua:

Đối tượng hại chính là dòi đục lá, bệnh mốc sương và bệnh xoăn lá do vi rút, tuy nhiên mức độ hại thấp hơn so năm 2004.


6.2.10.2Cây ăn quả:


- Cây vải, nhãn:

Bệnh chàm quả, bệnh sương mai và sâu đục cuống quả là những đối tượng chính hại vải nhãn trong năm 2005. Diện tích vải bị nhiễm bệnh chàm quả là 87.000 ha với tỷ lệ quả bị bệnh khoảng 45-52% ; bệnh sương mai hại hoa, quả non có diện tích nhiễm là 1550 ha, tỷ lệ bệnh trung bình 5-10%, cao 50% số chùm hoa, quả ; sâu đục cuống quả có diện tích nhiễm là 17.000 ha, tỷ lệ quả có sâu khoảng 8-12% ; các loại sâu bệnh khác như rệp, nhện lông nhung, sâu đục gân lá, gây hại ở mức độ bình thường.

- Cây sầu riêng:

Bệnh xì mủ do nấm Phytophtora spp. gây ra vẫn tiếp tục phát triển, tuy nhiên mức độ nhiễm bệnh của năm qua giảm hơn so với những năm trước. Phần lớn nông dân đã được các ngành chức năng hướng dẫn biện pháp kỹ thuật để ngăn ngừa, chủ yếu là biện pháp tăng cường dinh dưỡng và tưới đủ nước cho cây.

- Cây xoài :

Bệnh sương mai, bệnh thán thư hại hoa là 2 loại bệnh đáng lưu ý. Diện tích nhiễm 2 loại bệnh này khoảng 25.000 ha với tỷ lệ phổ biến 12-15% số chùm hoa bị bệnh.

- Cây nho :

Bệnh thán thư gây hại nặng các vườn trồng nho. Có 800 ha bị nhiễm bệnh với 52-70% chùm quả bị bệnh, trong đó có 50-55% số quả bị bệnh.

- Cây ăn quả có múi:

Bệnh vàng lá cam quýt (Greening) vẫn tiếp tục phát triển, gây hại nhiều vườn cam, quýt ở các tỉnh, tỷ lệ cây bị bệnh phổ biến từ 7-15%, cá biệt có một số vườn cây tuổi lớn, chăm sóc kém tỷ lệ cây bị bệnh lên tới 30-35%. Nhện gây hại tương đối nặng ở các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái..., tỷ lệ quả bị rám cao hơn năm 2004 với tỷ lệ phổ biến 35-45%, nơi cao trên 70% số quả bị rám và khoảng 50% bề mặt quả có vết rám làm ảnh hưởng tới chất lượng quả. Các đối tượng khác như sâu vẽ bùa, bệnh sẹo quả... gây hại cục bộ.



Каталог: images -> 2007
2007 -> Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> QuyếT ĐỊnh số 46/2007/QĐ-bnn, ngày 28 tháng 5 năm 2007 Ban hành Quy định về việc xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng
2007 -> Trung tâm phát triển nông thôN
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p x¸c ®Þnh hµm l­îng vitamin c (axit ascobic) tcvn 4715 89
2007 -> Tiªu chuÈn ViÖt nam §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p thö tcvn 4712-89
2007 -> Iso 9000: 2000 Thuật ngữ và định nghĩa hệ thống quản lý chất lượng Thuật ngữ liên quan đến chất lượng
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp

tải về 1.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương