Hồ sơ ngành hàng rau quả


Thị phần sản lượng rau quả do Việt Nam sản xuất



tải về 1.25 Mb.
trang8/15
Chuyển đổi dữ liệu16.07.2016
Kích1.25 Mb.
#1745
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   15

3.3Thị phần sản lượng rau quả do Việt Nam sản xuất

3.3.1Xuất khẩu rau quả của Việt Nam


Sản xuất rau quả có từ rất lâu ở Việt Nam. Tuy nhiên Việt Nam mới chỉ xuất khẩu rau quả trong một vài thập kỷ gần đây. Trong thập kỷ 60,70 và 80, Việt Nam chủ yếu trao đổi buôn bán với Liên Xô và thành viên khối Đông âu, đặc biệt là khi Việt Nam chính thức gia nhập vào Cộng đồng Hỗ trợ Kinh tế (COMECON) - một tổ chức hợp tác phát triển thương mại giữa Liên Xô với các nước XHCN khác. Việt Nam và Cu Ba là hai nước nhiệt đới duy nhất trong COMECON, do đó Việt Nam là nước cung cấp quả nhiệt đới chính cho Liên Xô và các nước Đông Âu.

Giống như các sản phẩm xuất khẩu khác, rau quả cũng được xuất khẩu thông qua các hiệp định song phương giữa hai quốc gia. Do giá cả chưa được định theo cơ chế thị trường nên thương mại giữa các thành viên khối COMECON chỉ dưới hình thức hàng đổi hàng. Do thương mại chủ yếu thông qua các hợp đồng hàng đổi hàng song phương nên rất khó để có thể biết chính xác giá trị xuất khẩu. Theo tính toán của FAO, xuất khẩu rau quả trong thập kỷ 70 của Việt Nam đạt khoảng 8-15 triệu đô la/năm, tương đương với 200-300 USD/tấn, cho thấy các nước này chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng giá trị thấp6.

Một trong những hạn chế sản xuất và xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong những thập kỷ 70-80 là do chính sách của Nhà nước lúc đó vẫn tập trung vào đẩy mạnh sản xuất lương thực, nhất là sản xuất lúa gạo, nhằm đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho người dân và giảm nhập khẩu gạo. Cho đến khi Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 6 tiến hành, một loạt chính sách trong phong trào đổi mới, nhằm khuyến khích sự phát triển của khu vực tư nhân, tập trung nhiều hơn vào sản xuất nông sản giành cho xuất khẩu và nhất là sau nghị quyết khoán 10 (năm 1988) sản xuất hàng hoá mới thực sự phát triển. Rau quả cũng như những ngành hàng khác được sản xuất thương mại hoá phục vụ tốt hơn nhu cầu trong nước và định hướng xuất khẩu mạnh hơn. Chính những thay đổi về mặt chính sách và hỗ trợ xuất khẩu rau quả đã góp phần mở rộng xuất khẩu, tăng kim ngạch từ 35 triệu USD năm 1980 đến 50 triệu USD năm 1990.

Trong giai đoạn 1989-91, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa rơi vào khủng hoảng, gây ra sự sụp đổ của COMECON và làm gián đoạn trao đổi thương mại giữa các nước thành viên. Thêm vào đó, suy thoái kinh tế cũng làm giảm cầu nhập khẩu các sản phẩm của Việt Nam. Sự sụp đổ của khối COMECON và xu thế tự do hoá thị trường đòi hỏi phải có sự điều trỉnh sâu sắc hơn, nhất là về vấn đề định hướng và tìm bạn hàng xuất khẩu. Thay vì chỉ thực hiện các hiệp định thương mại Chính phủ song phương, các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả phải tìm kiếm và đàm phán hợp đồng với người mua. Bên cạnh đó, họ phải xác định và mở ra những thị trường mới, đặc biệt là ở Châu Á. Kết quả là, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã giảm mạnh từ 9535 tấn năm 1989 xuống còn 450 tấn năm 19917.

Nhưng chỉ trong vòng một vài năm, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã bắt đầu tăng mạnh trở lại và đạt với tốc độ rất nhanh trong những năm gần đây. Kim ngạch xuất khẩu tăng từ 56 triệu USD năm 1990 lên trên 300 triệu USD năm 2001. Sự tăng trưởng nhanh về kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam do nhiều nguyên nhân, trong đó chịu tác động mạnh của (i) chính sách mở rộng phát triển thương mại, (ii) sự tham gia của các thành phần trong hoạt động xuất khẩu, (iii) các nhà nhà xuất khẩu (tư nhân hoặc nhà nước) tăng cường khả năng xác định thị trường mới và đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng và an toàn thực phẩm của các thị trường này, (iv) do tác động của các chính sách vĩ mô như chính sách tỷ giá hối đoái thả nổi và (v ) cuối cùng là do sự tăng lên trong nhu cầu nhập khẩu tiêu thụ của các nước khác, đặc biệt là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan…

Bảng Khối lượng xuất khẩu rau quả của Việt Nam



 

Đơn vị

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

Rau

Nghìn tấn

335

264

266

288

326

326

423

472

528

223

Khoai tây

Tấn

13

25

2

78

33

3

15

40

143

262

Cà chua

Tấn

27

10

83

24

39

47

95

163

29

8

Dưa hấu

Tấn

52

786

2648

3720

2924

19794

64406

44413

66773

132856

Quả

Nghìn tấn

50

49

67

88

186

301

408

346

310

149

Chuối

Tấn

9613

4701

7775

10429

6005

41523

43948

81431

65343

27038

Nho

Tấn

53







10

12

1

0

28

30




Cam

Tấn

66




4

7

41

46

26

66

30




Dứa

Tấn

15

17

43

990

65

76

12

34

12

82

Nguồn: FAO

Bảng Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam (triệu đô la)






1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

Rau quả

90.2

71.2

52.6

106.6

213.1

344.3

221.2

151.5

178.8

235.5

Nguồn: FAO

Kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2005 ước tính đạt 250 triệu USD, tăng hơn 5 lần so với 46 triệu USD năm 1986. 6 tháng đầu năm 2006, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 136 triệu đô la Mỹ, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2005, đạt 48,6% kế hoạch năm.

Bảng Tình hình xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2006

 

Đơn vị tính

Kế hoạch 2006

Ước thực hiện 6 tháng 2006

Thực hiện 6 tháng 2005

So sánh (%)

6T-2006

/6T-2005


6T-2006/

KH 2006


Kim ngạch xuất khẩu, trong đó:

Tr. USD

37750

18728

14897

125,7

49,6

Hàng rau quả

Tr.USD

280

136

119

114,3

48,6

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2006 

Theo Vinanet, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả cả nước trong tháng 9/2006 đạt 24.790.434 USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả trong 9 tháng đầu năm lên 195.715.208 USD, tăng 32,2% so với tháng 8/2006. Đây là tháng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong quý 3/2006. 



Bảng Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam phân theo nước nhập khẩu

Tên nước

Kim ngạch xuất khẩu tháng 6 (USD)

Kim ngạch xuất khẩu tháng 7 (USD)

Kim ngạch xuất khẩu tháng 8 (USD)

Kim ngạch xuất khẩu tháng 9 (USD)

Kim ngạch xuất khẩu 9 tháng (USD)

Đài Loan

3 166 510

2 897 109

2 024 621

2 408 937

22 043 787

Nhật Bản

2 210 520

2 151 892

1 994 621

1 904 129

20 359 514

Trung Quốc

1 709 200

1 670 152

1 819 573

2 579 838

17 919 182

Liên Bang Nga

1 363 972

1 514 916

1 912 133

1 693 514

17 488 623

Mỹ

1 250 641

1 891 298

1 932 768

1 848 626

12 693 408

Hồng Kông

779 674

765 663

869 906

1 151 633

7 363 117

Hà Lan

60 211

397 857

550 886

85 982

6 856 781

Singapore

579 584

627 285

770 874

627 041

5 585 060

Thái Lan

219 383

433 431

621 228

1 034 998

5 399 866

Hàn Quốc

464 225

464 499

55 202

891 893

5 319 806

Các nước khác

9 175 054

7 539 675

6 197 319

10 563 843

74 686 064

Tổng

20 978 974

20 353 777

18 749 131

24 790 434

195 715 208

Nguồn: Vinanet 2006

Tuy nhiên, theo báo cáo mới nhất của Trung tâm Thông tin NN&PTNT, xuất khẩu rau quả năm 2002 lại có chiều hướng giảm xuống. Tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2002 chỉ đạt khoảng 223 triệu USD. Nguyên nhân chủ yếu do giá xuất khẩu giảm xút và lượng xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, một thị trường chiếm tỷ trọng lớn nhất, gặp khó khăn, đặc biệt là đối với các loại quả tươi.

Hiện nay Việt Nam vẫn đang tích cực phát triển sản xuất rau quả, không ngừng đẩy mạnh các chơng trình xúc tiến thương mại nhằm tăng lượng xuất khẩu rau quả. Theo kế hoạch,Việt Nam đang phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu rau quả là 1 tỷ USD vào năm 2010. Đây thực sự là một mục tiêu rất khó có thể đạt được. Tuy nhiên về tiềm năng thì Việt Nam là nước có những lợi thế có thể tăng khả năng xuất khẩu rau quả trong thời gian tới.

Bảng Kế hoạch mở rộng xuất khẩu nông sản đến năm 2010






Năng suất

(t/ha)

Kim ngạch XK

(Triệu USD)

Đầu tư

(Triệu USD)

Lao động

(1000 người)

2005

2010

Rau và cây gia vị




200

690

408

850

Măng tây

10

50

200

90

400

Măng tre

13

50

150

45

60

Nấm

-

30

100

65

100

Đậu

25

20

60

45

120

Khoai sọ

11

10

30

2

45

Cà chua

40

10

30

6

30

Hạt tiêu

16.5

30

100

140

55

Cây gia vị khác




-

20

15

40

Cây ăn quả




120

350

42

155

Chuối

25

30

100

8

60

Cây có múi

15

10

30

5

15

Vải

10

5

10

2

5

Xoài

12

5

10

2

5

Cây ăn quả khác




20

50

5

10

Hoa và cây cảnh




10

60

5

110

Nguồn: Dự án Phát triển rau quả và cây cảnh Việt Nam, 2000-2010

3.3.2Sản xuất và xuất khẩu rau quả của một số nước trong khu vực


Mặc dù có sự phát triển đáng kể trong thời gian qua cả về sản lượng và diện tích gieo trồng, năng lực sản xuất rau quả của Việt Nam vẫn còn rất khiếm tốn, đặc biệt là về sản lượng quả nhiệt đới so với các nước khác trong khu vực. Bảng sau đây so sánh về sản lượng của một số loại quả giữa Việt Nam với các nước trong khu vực ASEAN.

Bảng Sản lượng một số loại quả của các nước năm 2001 (000 tấn)






Dứa

Xoài

Cây có múi

Chuối

Trung Quốc

1338.7

3262.9

10460.0

5554.7

  Ấn độ

1100.0

11500.0

4870.0

16000.0

  Indonesia

300.0

950.0

680.0

3600.0

  Malaysia

130.0

30.0

28.5

560.0

  Philippin

1700.0

886.0

177.3

5100.0

 Thái Lan

1978.8

1633.5

1079.5

1750.0

Việt Nam

284.5

178.8

442.6

1248.0

Nguồn: FAO, Tổng Cục Thống kê

Như vậy, đối với cả bốn loại quả nhiệt đới chính Việt Nam đều có sản lượng thấp hơn hẳn so với ba nước ASEAN, chỉ trừ đối với quả có múi sản lượng của Việt Nam cao hơn đáng kể so với Philipin. Nếu chỉ tính riêng 2 mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam là xoài và dứa thì sản lượng của chúng ta thấp hơn hẳn so với các nước thành viên của ASEAN. Năm 2001, sản lượng xoài của Indonesia và Philipin đạt khoảng 900 ngàn tấn, cao gấp khoảng 5 lần so với của Việt Nam. Còn sản lượng xoài của Thái Lan đạt 1,6 triệu tấn cao gấp 9 lần so với sản lượng xoài của Việt Nam. Năm 2001, sản lượng dứa của Thái Lan cũng đạt gần 2 triệu tấn, cao gấp 7 lần so với của Việt nam, trong khi đó sản lượng dứa của Philipin cũng đạt 1,7 triệu tấn, bằng khoảng 6 lần so với của Việt Nam. Tương tự, đối với chuối, sản lượng của Việt nam cũng thấp hơn so với của các nước khác trong khu vực Asean. Năm 2001, sản lượng chuối của Philipin đạt trên 5 triệu tấn, bằng 4 lần so với của Việt nam. Trong khi đó, sản lượng chuối của Indonesia cũng đạt khoảng 3,6 triệu tấn, cao xấp xỉ 3 lần so với của Việt Nam.

So sánh tình hình sản xuất một số loại quả cho thấy, Việt nam không phải là nước có lợi thế mạnh trong sản xuất cây ăn trái. Bên cạnh đó, Việt Nam chịu sự cạnh tranh rất mạnh từ các nước trong khu vực Asean, đặc biệt là Thái Lan và Philipin.

Bảng Giá xuất khẩu rau quả (đô la/tấn)



1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

491.11

602.51

639.15

559.11

571.56

592.08

411.22

410.22

73.86

Nguồn: FAO

Nhờ tiềm lực sản xuất mạnh nên trong những năm qua, Thái Lan, Phi lipin là những nước xuất khẩu rau quả rất mạnh trong khu vực. Theo báo cáo của FAO, năm 2001 lượng xuất khẩu chuối của Philipin trên 2 triệu tấn chuối, đạt kim ngạch gần 300 triệu USD, cao gấp khoảng 30 lần so với Việt Nam. Năm 2001, lượng xuất khẩu chuối của Trung Quốc và Malaysia cũng đạt khá cao so với Việt Nam tương ứng 39 ngàn tấn và 29 ngàn tấn. Trong các nước trong khu vực thì Philipin là nước có tiềm năng sản xuất và xuất khẩu rau quả lớn nhất. Bên cạnh xuất khẩu một lượng lớn chuối hàng năm, Philipin còn là nước xuất khẩu dứa nhiều nhất trong khu vực. Năm 2001, Philipin xuất khẩu trên 1,5 triệu tấn dứa tươi, đạt kim ngạch gần 30 triệu USD. Ngoài Philipin thì Thái lan và Malaysia cũng là những nước xuất khẩu dứa nhiều trong khu vực. Năm 2001, lượng xuất khẩu dứa của Malaysia đạt trên 16 ngàn tấn và cũng coa hơn rất nhiều so với của Việt Nam . Tuy nhiên sản phẩm dứa xuất khẩu chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn lại là dứa đóng hộp. Lượng dứa đóng hộp xuất khẩu của Việt Nam cao hơn rất nhiều so với dứa tươi, đạt 7,5 ngàn tấn năm 200, tuy nhiên vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với lượng xuất khẩu dứa hộp của một số nước như Thái Lan (418 ngàn tấn), Philipin (254 ngàn tấn).



Bảng Giá trị và sản lượng xuất khẩu một số loại quả của các nước năm 2001

 

Chuối

Dứa

Dứa hộp

Xoài

lượng (tấn)

giá trị (000USD)

l­ượng (tấn)

giá trị (000USD)

l­ượng (tấn)

giá trị (000USD)

l­ượng (tấn)

giá trị (000USD)

Trung Quốc

39265

20821

2277

1444

26567

11419

3222

1681

Indonesia

263

50

2020

887

135807

62742

425

289

Malaysia

29626

8334

16912

2614

15999

7468

4164

2438

Philippin

2129309

297371

154412

27407

254186

90843

38523

35990

Thái Lan

5522

2154

6471

1503

418722

207060

10829

4895

Việt Nam

4200

1000

65

60

7500

5000

300

900

Chú ý: Giá trị và lượng lấy từ FAO, giá trị và lượng xuất khẩu dứa chia thành một số loại khác nhau, ở đây nghiên cứu chỉ lấy dứa và dứa đóng hộp

Nguồn: FAO

Tương tự, lượng xuất khẩu xoài của Việt Nam cũng rất thấp so với các nước khác. Năm 2001, lượng xuất khẩu xoài của Việt Nam là 300 tấn trong khi của Thái Lan là trên 10 ngàn tấn, philipin là trên 38 ngàn tấn. Những con số này cho thấy, tiềm năng sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam còn rất thấp so với các nước trong khu vực. Để có thể cạnh tranh được với sự xâm nhập của rau quả ngoại nhập, nhất là sau khi thực hiện lịch trình giảm thuế AFTA, thì Việt nam cần cố gắng rất nhiều nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của rau và đặc biệt là quả Việt Nam



Каталог: images -> 2007
2007 -> Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> QuyếT ĐỊnh số 46/2007/QĐ-bnn, ngày 28 tháng 5 năm 2007 Ban hành Quy định về việc xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng
2007 -> Trung tâm phát triển nông thôN
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p x¸c ®Þnh hµm l­îng vitamin c (axit ascobic) tcvn 4715 89
2007 -> Tiªu chuÈn ViÖt nam §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p thö tcvn 4712-89
2007 -> Iso 9000: 2000 Thuật ngữ và định nghĩa hệ thống quản lý chất lượng Thuật ngữ liên quan đến chất lượng
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp

tải về 1.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương