Hồ sơ ngành hàng rau quả


Nhận định chuyên gia và đề xuất



tải về 1.25 Mb.
trang12/15
Chuyển đổi dữ liệu16.07.2016
Kích1.25 Mb.
#1745
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15

5Nhận định chuyên gia và đề xuất

5.1Cung cầu rau quả trong nước, quốc tế và dự báo


Các xu hướng ảnh hưởng đến cầu thực phẩm, do đó ảnh hưởng đến cầu rau quả chế biến bao gồm:

  • Tăng nhu cầu sản phẩm sạch, an toàn, có lợi cho sức khỏe

  • Tăng nhu cầu rau quả trong khẩu phần ăn hàng ngày do rau quả chứa vitamin và các chất chống oxi hóa.

  • Tăng nhu cầu sản phẩm hữu cơ (organic)

  • Tăng nhu cầu các sản phẩm tiện lợi (chế biến sẵn)

  • Tăng nhu cầu sản phẩm mang tính đặc sản dân tộc

Dự báo của Tổ chức Nông - Lương thế giới (FAO), thời kỳ 2001-2010 nhu cầu nhập khẩu rau quả của các nước trên thế giới sẽ gia tăng với mức tiêu thụ rau quả hằng năm bình quân 3,6%, trong khi tốc độ phát triển sản lượng rau quả chỉ đạt 2,8%. Như với đối với thị trường rau quả thế giới cung vẫn chưa đáp ứng được cầu.

Thị trường quả nhiệt đới tuy nhỏ nhưng đang phát triển nhanh. Ba thị trường nhập khẩu quả tươi nhiệt đới chính là châu Âu, Mỹ và Nhật Bản chiếm tới 75% nhập khẩu của thế giới. Theo ước tính của FAO, năm 2001 nhập khẩu các loại quả nhiệt đới tươi của thế giới tiếp tục tăng 4,5% so với năm trước lên 2,137 triệu tấn. Trong đó, nhập khẩu của các nước phát triển ước đạt 1,774 triệu tấn, tăng 5,1% so với năm 2000, chiếm 83% tổng lượng nhập khẩu các loại quả tươi nhiệt đới, còn nhập khẩu của các nước đang phát triển ước đạt 363 nghìn tấn, tăng 1,7%.

Dứa là quả nhiệt đới được trao đổi phổ biến nhất và hầu hết ở dạng chế biến. Hiện nay, tổng lượng xuất khẩu dứa hộp toàn thế giới là khoảng trên 1 triệu tấn. Xoài là quả nhiệt đới quan trọng thứ hai xét về phương diện thương mại trên toàn thế giới, cả về sản lượng và giá trị. Khối lượng xoài tươi xuất khẩu vượt đạt 393,2 nghìn tấn trong năm 2001. Trong những năm đầu 1990s, xuất khẩu xoài tươi tăng trưởng 8%/năm.

Xu hướng hiện nay là tăng cường khối lượng nhập khẩu vì người tiêu dùng hiểu rõ giá trị của quả nhiệt đới hơn, có thu nhập cao hơn và nhu cầu của người gốc châu Á sống định cư ở EU và Mỹ. Mức tăng nhập khẩu lớn nhất là đối với xoài, vải và nhãn (khoảng 7%/năm).



FAO cũng đưa ra dự đoán, năm 2002 nhu cầu nhập khẩu quả tươi nhiệt đới sẽ tiếp tục tăng 5%, lên 2,25 triệu tấn. Dự báo, ba năm tới nhu cầu nhập khẩu quả tươi nhiệt đới sẽ tăng với tốc độ 3%/năm và sẽ đạt 2,46 triệu tấn vào năm 2005. Trong đó, dự kiến nhập khẩu xoài tươi trên thế giới sẽ tăng lên 460 nghìn tấn. Nhu cầu nhập khẩu vải sẽ tăng khoảng 7%/năm tức là khoảng 50.000 tấn trong cùng thời kỳ trên do người tiêu dùng ngày càng ưu thích mùi vị và khả năng chế biến của các loại quả này. Số liệu 5% tăng trưởng của nhu cầu về nhãn cũng hứa hẹn cho tương lai của loại quả này. Các loại quả khác như sầu riêng và chôm chôm phục vụ cho thị trường châu Á cũng khá hứa hẹn.

5.2Các vấn đề cần nghiên cứu sâu hơn về ngành hàng rau quả


  • Nghiên cứu tác động của việc gia nhập WTO đến ngành hàng, đặc biệt là đời sống của nông dân trồng rau quả

  • Nghiên cứu chọn tạo và sử dụng các giống có năng suất cao phẩm chất tốt vào sản xuất. Một số giống rau quả địa phương có năng suất thấp so với các giống mới ở các nước tiên tiến cần nghiên cứu lai tạo giống tốt. Nghiên cứu chọn lựa các giống rau có khả năng thích nghi với điều kiện nhiệt độ cao, chịu úng, chống chịu sâu bệnh tốt để trồng vào các tháng giáp vụ.

  • Nghiên cứu áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, thâm canh tăng năng
    suất, tăng cường trồng xen, trồng gối, gieo lẫn để tăng sản lượng trên đơn vị diện
    tích.

  • Nghiên cứu công nghệ sau thu hoạch để tăng chất lượng sản phẩm và kéo dài thời gian cung cấp.

5.3Thách thức và cơ hội của ngành hàng

5.3.1 Thuận lợi


  • Nông dân Việt Nam đã tích lũy nhiều kinh nghiệm, về thiết kế đồng ruộng, cải thiện đặc tính lý hóa đất; áp dụng các kỹ thuật để điều cây ra hoa ....

  • Quả là một loại nông phẩm có lợi tức cao: trong thời gian qua, diện tích vườn cây ăn trái đã gia tăng nhanh chóng vì chúng thường đem lại lợi tức lớn hơn nhiều loại hoa màu khác. Tùy loại mà lợi tức hơn từ 1,5 đến 10 lần so với lúa.

  • Nước ta có điều kiện tự nhiên thích hợpcho cả các cây ăn trái nhiệt đới và á nhiệt đới, và ôn đới.

  • Diện tích đất còn khá lớn như miền Trung du, Đông Nam bộ, Tây Nguyên .v.v…

  • Nguồn giống phong phú

  • Chính phủ có nhiều giải pháp khuyến khích phát triển ngành trồng cây ăn trái, hỗ trợ nông dân về tín dụng, miễn giảm thuế trong thời gian đầu lập vườn

  • Đã có các viện trường nghiên cứu giống, kỹ thuật sản xuất, chế biến quả để giải quyết đầu ra… Xây dựng thương hiệu quả để xuất khẩu

5.3.2 Khó khăn


  • Cây ăn trái lâu thu lợi: Phần lớn các cây ăn trái là cây lâu năm (đa niên) thường phải mất từ 3 tới 5 năm mới cho thu hoạch, như vậy thời kỳ kiến thiết vườn khá dài, đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu khá lớn. Nhà vườn phải tính tới biện pháp xen canh, lấy ngắn nuôi dài.

  • Thị trường bấp bênh: Đầu ra của nhiều loại quả còn bị hạn chế và bấp bênh.

  • Công nghệ sau thu hoạch còn hạn chế: khâu hậu thu hoạch quả tươi chưa phát triển như: phân loại, làm sạch, đóng gói, tồn trữ, xử lý các đối tượng sâu bênh sau thu hoạch như nấm bệnh trên trái, trứng ruồi đục quả. Các nhà máy chế biến quả đã có nhưng chưa hoạt động hết công suất vì thiếu thị trường, vì kỹ thuật lạc hậu, giá nguyên liệu cao.. …

  • Do thu mua ở nhiều vườn khác nhau nên chúng không đồng nhất, đây là một trở ngại khi xuất quả tươi.

  • Những vườn cây ăn trái cũ thường có những giống không tốt, cần phải cải thiện giống.

  • Đa số cây giống do tư nhân sản xuất, nên chất lượng cây giống không được bảo đảm. Đặc biệt là vấn đề bệnh cây, chẳng hạn bệnh Greening trên cam quít.

  • Một số biện pháp kỹ thuật áp dụng chưa tốt, chẳng hạn bón phân mất cân đối, lạm dụng đạm, cụ thể bón đạm vào giai đoạn nuôi trái thơm nên con ngọn to, nước trái nhiều nitrate... Một số nông dân dùng thuốc bảo vệ thực vật quá ngưỡng cho phép như ngành trồng nho, táo. Ngược lại, cũng có nhiều nông dân chẳng chú ý gì tới bảo vệ thực vật nên mẫu mã trái rất kém.

  • Chất lượng quả của nước ta còn kém, cả về mặt mẫu mã, kích thước, vệ sinh… Cần phải nhấn mạnh tới sự kiểm dịch thực vật hết sức khắt khe ở các thị trường nước ngoài, đặc biệt là đối tượng trứng ruồi đục quả.

  • Tính không đồng nhất của sản phẩm do thu gom từ các vườn sản xuất nhỏ, nhiều giống khác nhau, kỹ thuật áp dụng khác nhau… tức là do các hệ thống sản xuất nhỏ gây ra.

  • Một số loại trái không đạt tiêu chuẩn, như kích thước trái nhỏ chiếm tỉ lệ quá nhiều. Thí dụ măng cụt phải to, từ 8 - 10 trái/kg mới xuất được.

  • Nông dân hiện nay hầu như chưa có khái niệm gì về WTO mà họ chỉ nghĩ đơn giản đó là công việc của Nhà nước, như vậy làm sao có thể cạnh tranh khi hội nhập? Muốn cạnh tranh, trước hết phải bắt đầu từ chất lượng sản xuất, phải có sản phẩm chất lượng cao thì mới cạnh tranh được. Trong khi đó thực trạng hiện nay của VN là sản xuất manh mún, chất lượng quá kém. Ngay khi chưa gia nhập WTO, hiện nay trái cây VN đã bị lấn sân bởi trái cây ngoại rồi

  • Trong lĩnh vực sản xuất, xuất nhập khẩu rau quả đang có rất nhiều khó khăn vì các nước vẫn sử dụng các rào cản để bảo hộ nền nông nghiệp của họ. Đặc biệt là hệ thống SPS về vấn đề kiểm dịch, kiểm tra thực phẩm theo tiêu chuẩn rất cao.

  • Mặc dù có sự tăng trưởng cao nhưng phát triển cây ăn quả trong thời gian qua phần nào mang nặng tính tự phát của người dân trước mức lợi nhuận do các cây ăn quả đem lại. Sản xuất cây ăn quả ở Việt Nam còn rất manh mún, phân tán, chưa có vùng chuyên canh lớn trồng một giống quả, không có hình thức liên kết sản xuất, tiêu thụ khép kín như HTX chuyên canh, tổ hợp tác kinh tế... Qui mô vườn cây của phần lớn các hộ trồng rau quả còn rất nhỏ. Việc cung ứng quả cho thị trường và cho công nghiệp chế biến được thực hiện bằng hình thức thu gom. Do đó sản xuất không tạo được khối lượng hàng hoá đủ lớn, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, nên khách cần mua lô hàng với khối lượng lớn, ta không đáp ứng được vì không kịp thu gom trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó, hiện tượng “vườn tạp” còn khá phổ biến trong các hộ ra đình, vì thế ảnh hưởng rất lớn tới việc sản xuất tập trung nâng cao lượng rau quả hàng hoá và tăng quá trình thương mại hoá đối với cac hộ sản xuất rau quả.

  • Thêm vào đó, năng suất các cây ăn quả Việt Nam còn thấp so với mức chuẩn trung bình của khu vực cũng như trên thế giới, như năng suất dứa của Việt Nam chỉ đạt bình quân 13 tấn/ha trong khi đó Thái Lan đạt mức 24,5 tấn/ha. Những yếu tố này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của ngành, đặc biệt là khả năng cạnh tranh của các sản phẩm, nhất là trong giai đoạn hội nhập vào nền kinh tế khu vực, chịu rất nhiều sụ cạnh tranh từ Thái Lan, Phi lipin và Indonesia.

Каталог: images -> 2007
2007 -> Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> QuyếT ĐỊnh số 46/2007/QĐ-bnn, ngày 28 tháng 5 năm 2007 Ban hành Quy định về việc xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng
2007 -> Trung tâm phát triển nông thôN
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p x¸c ®Þnh hµm l­îng vitamin c (axit ascobic) tcvn 4715 89
2007 -> Tiªu chuÈn ViÖt nam §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p thö tcvn 4712-89
2007 -> Iso 9000: 2000 Thuật ngữ và định nghĩa hệ thống quản lý chất lượng Thuật ngữ liên quan đến chất lượng
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp

tải về 1.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương