Hồ sơ ngành hàng rau quả


Những thay đổi về thị trường xuất khẩu rau quả



tải về 1.25 Mb.
trang9/15
Chuyển đổi dữ liệu16.07.2016
Kích1.25 Mb.
#1745
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   15

3.4Những thay đổi về thị trường xuất khẩu rau quả


Thị trường xuất khẩu rau quả lớn của Việt Nam vẫn là Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, Liên bang Nga. Với số dân đông và tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức cao, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng cho các nước ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng một khi khu vực thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc được hình thành. Kim ngạch buôn bán giữa 2 nước tăng 74%/năm. Năm 2005, kim ngạch thương mại song phương đạt 8,73 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2004 (năm 2000 mới đạt 2,46 tỷ USD). Dự báo con số này sẽ đạt 10 tỷ USD năm 2006 và 2007. Hiện tại thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc chiếm hơn 10 % kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Trung Quốc là nước xếp thứ nhất trong số các nước xuất khẩu hàng hóa sang Việt Nam và đứng thứ 3 trong số các nước nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc là: dầu thô, cao su, dầu thực vật, gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ dán, quặng sắt, chất dẻo, hải sản, rau xanh, hoa quả. Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc các mặt hàng: xe máy CKD và IKD, máy móc, thiết bị, phụ tùng, phân bón, sắt thép các loại, rau quả,… Do giữa hai nước có đường biên giới chung nên lộ trình giảm thuế trong AC-FTA sẽ đem lại cơ hội to lớn để tăng thương mại song phương của cả hai nước.

Bảng Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc



Mặt hàng nông sản chính xuất sang Trung Quốc

Thứ tự của Trung Quốc trong tổng số các thị trường xuất khẩu

Kim ngạch xuất khẩu năm 2004 (triệu đô la Mỹ)

Kim ngạch xuất khẩu năm 2005 (triệu đô la Mỹ)

Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu năm 2005 so với năm 2004 (%)

Tỷ lệ xuất khẩu sang Trung Quốc trong tổng trị giá xuất khẩu năm 2005 (%)

2004

2005

Rau quả

1/38

1/34

24.97

34.94

39.93

17.42

Cao su

1/35

1/32

357.93

519.20

45.06

65.98

Điều

2/33

2/29

70.22

97.37

38.66

20.00

Chè

4/34

4/18

3.50

6.08

73.71

9.16

Dầu mỡ động thực vật

4/9

6/7

2.35

1.26

-46.38

8.12

Gạo

7/34

7/22

19.21

11.97

-37.69

1.56

Gỗ và sản phẩm gỗ

8/42

6/41

35.08

60.34

72.01

3.90

Cà phê

17/40

16/37

5.89

7.63

29.54

1.40

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Vụ Kế hoạch, 2006

Tuy nhiên Việt Nam luôn nhập siêu trong ngoại thương với Trung Quốc và lượng nhập siêu có xu hướng tăng, từ 200 triệu năm 2000 lên 500 triệu đô la Mỹ năm 2001 và tăng tới 1726 và 1728 triệu đô la Mỹ trong 2 năm 2003 và 2004. Số liệu thống kê từ Bộ Thương mại cho biết, kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang Trung Quốc đã giảm từ 142,8 triệu USD năm 2001 xuống còn 35 triệu USD năm 2005. Trong đó, riêng rau quả - mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong khối lượng xuất khẩu năm 2004 chỉ đạt 20 triệu USD, bằng 14% so với kim ngạch xuất khẩu rau quả cao nhất là năm 2001, và chỉ bằng 29,65% so với năm 2003. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu rau quả của Việt Nam từ Trung Quốc lại tăng từ 30,9 triệu USD năm 2001 lên 80,2 triệu USD năm 2005. Dự báo kim ngạch nhập khẩu rau quả Trung Quốc vào Việt Nam năm 2006 sẽ còn lớn hơn nữa. Điều này khiến Trung Quốc từ một thị trường nhập siêu, tiêu thụ đến 50% sản lượng rau quả Việt Nam đã trở thành nhà xuất khẩu với kim ngạch luôn xuất siêu vào Việt Nam. Có thể nói Việt Nam đã để tuột mất cơ hội do chương trình thu hoạch sớm (Early Harvest Program - EHP) mang lại. Trong khi đó hàng xuất khẩu của Thái Lan vào Trung Quốc tăng mạnh, năm 2004 đạt 445 triệu đô la Mỹ, tăng 81% so với năm 2004.

Ngoài ra, Mỹ, Ấn Độ, Tây Âu là những thị trường tiềm năng cho rau quả Việt Nam, tuy nhiên đòi hỏi khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Thương vụ Việt Nam tại Mỹ nhận định, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào thị trường Mỹ năm 2006 có thể đạt từ 7,3-7,7 tỷ USD. Một số doanh nghiệp nhập khẩu lớn như Wal Mart hay Safeway của Mỹ trước đây chưa có quan hệ kinh doanh với Việt Nam hoặc còn qua trung gian hoặc đang có kế hoạch di chuyển sản xuất ra nước ngoài đã chọn Việt Nam là thị trường chiến lược. Một số doanh nghiệp Mỹ đang có quan hệ làm ăn với Trung Quốc cũng muốn mở rộng hoặc chuyển kinh doanh sang Việt Nam.

Bảng Kim ngạch xuất nhập khẩu rau quả và hạt giữa Việt Nam và Hoa Kỳ



Đơn vị: nghìn đô la Mỹ




Rau quả Mỹ nhập vào Việt Nam

Rau quả Việt Nam xuất sang Mỹ

Tháng 6

Tháng 7

Tháng 8

8 tháng đầu 2006

Tháng 6

Tháng 7

Tháng 8

8 tháng đầu 2006

Rau tươi, đông lạnh hoặc sơ chế; củ và các sản phẩm rau ăn được khác dạng tươi hoặc khô

18

0

0

29

116

152

140

859

Rau củ chế biến

153

189

219

1 290

674

646

1 107

5 834

Quả và hạt (không bao gồm hạt có dầu), tươi hoặc khô

278

196

1 305

3 812

13 942

14 322

15 118

104 032

Quả chế biến và sản phẩm từ quả (không bao gồm nước quả)

0

23

0

155

2 191

2 910

1 572

14 829

Nước quả, nước rau, không bao gồm nước rau quả lên men

0

5

0

102

21

68

58

1 018

Tổng các mặt hàng rau quả và hạt

449

413

1 524

5 388

16 944

18 098

17 995

126 572

Tổng tất cả các mặt hàng

88 118

88 511

88 008

625 868

930 941

836 719

867 269

6 009 772

Nguồn: Cơ quan thống kê Hoa Kỳ 2006

Ghi chú: 1) Kim ngạch nhập khẩu hàng từ Mỹ vào Việt Nam được tính theo giá FAS, là giá tại cảng xuất của Mỹ, bao gồm giá bán, cước vận chuyển nội địa, bảo hiểm và các chi phí phát sinh khác để đưa hàng đến phương tiện chuyên chở tại cảng xuất khẩu của Mỹ (nhưng không bao gồm phí bốc dỡ hàng lên phương tiện chuyên chở).

2) Kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ được tính theo giá CIF, là giá hàng hoá tại cảng đến đầu tiên trên đất Mỹ (không bao gồm thuế nhập khẩu của Mỹ).

Каталог: images -> 2007
2007 -> Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> QuyếT ĐỊnh số 46/2007/QĐ-bnn, ngày 28 tháng 5 năm 2007 Ban hành Quy định về việc xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng
2007 -> Trung tâm phát triển nông thôN
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p x¸c ®Þnh hµm l­îng vitamin c (axit ascobic) tcvn 4715 89
2007 -> Tiªu chuÈn ViÖt nam §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p thö tcvn 4712-89
2007 -> Iso 9000: 2000 Thuật ngữ và định nghĩa hệ thống quản lý chất lượng Thuật ngữ liên quan đến chất lượng
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp

tải về 1.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương