Hồ sơ ngành hàng rau quả


Đề xuất các cơ chế và chính sách tạo điều kiện để phát triển bền vững ngành hàng rau quả



tải về 1.25 Mb.
trang13/15
Chuyển đổi dữ liệu16.07.2016
Kích1.25 Mb.
#1745
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15

5.4Đề xuất các cơ chế và chính sách tạo điều kiện để phát triển bền vững ngành hàng rau quả

5.4.1Chính sách thương mại

5.4.1.1Phương hướng khai thác các thị trường quan trọng


Khu vực châu Á

    Thị trường trọng điểm tại khu vực này sẽ là ASEAN, Trung Quốc (bao gồm cả Đài Loan và Hồng Công), Nhật Bản và Hàn Quốc.

    ASEAN là thị trường khá lớn với trên 500 triệu dân. Sắp tới, khi AFTA được thực hiện đầy đủ, nước ta càng có thêm điều kiện xuất khẩu vào thị trường này. Các doanh nghiệp nước ta cần tích cực, chủ động tận dụng thuận lợi do cơ chế AFTA mở ra để gia tăng xuất khẩu sang thị trường này, hạn chế nhập siêu, giảm buôn bán qua trung gian Xingapo. Mặt hàng trọng tâm cần được đẩy mạnh xuất khẩu sẽ là gạo, linh kiện vi tính, sản phẩm cơ khí (các nước ngoài Đông Dương) và hàng hoá tiêu dùng, thực phẩm chế biến, sản phẩm nhựa, hàng bách hoa (Lào và Campuchia). Mặt khác, trong những năm tới, khả năng xuất khẩu gạo, dầu thô cho khu vực này sẽ giảm. Trong khi đó, với việc áp dụng biểu thuế AFTA, hàng của ASEAN có điều kiện thuận lợi hơn trong việc đi vào thị trường nước ta, do đó càng cần phấn đấu gia tăng khả năng cạnh tranh để đi vào thị trường ASEAN, cải thiện cán cân thương mại.

    Trung Quốc là một thị trường lớn, vừa là bạn hàng quan trọng đầy tiềm năng, vừa là đối thủ cạnh tranh của nước ta. Do đó, nước ta cần tích cực, chủ động hơn trong việc thúc đẩy buôn bán với Trung Quốc mà trọng tâm là các tỉnh Hoa Nam và Tây Nam Trung Quốc, phấn đấu đưa kim ngạch lên khoảng 9,5 tỷ USD vào năm 2010. Một trong những phương cách là tranh thủ thoả thuận ở cấp Chính phủ về trao đổi một số mặt hàng với số lượng lớn, trên cơ sở ổn định, thúc đẩy buôn bán chính ngạch. Bên cạnh đó, cần coi trọng buôn bán biên mậu, tận dụng phương thức này để gia tăng xuất khẩu. Việt Nam nên cân nhắc để sớm thực hiện bỏ thuế nhập khẩu rau quả với Trung Quốc theo Chương trỡnh thu hoạch sớm mà khụng chờ đến năm 2006-2008. Thực tế cho thấy, nếu rau quả Thái Lan tiếp tục được hưởng ưu đói về thuế nhập khẩu khi vào thị trường Trung Quốc so với Việt Nam thì chỉ trong vài năm tới Thái Lan sẽ độc chiếm hoàn toàn thị trường quả nhiệt đới nhập khẩu của Trung Quốc. Đến khi đó, Việt Nam có muốn "chen chân" vào cũng sẽ hết sức khó khăn. Hơn nữa, có nhiều bạn hàng quen thuộc mà chúng ta đó hỡnh thành trong mấy năm qua sẽ mất dần, việc dành lại họ sẽ không phải chuyển đơn giản và sẽ mất rất nhiều thời gian cũng như công sức.

Trong khi đó, việc chúng ta mở cửa sớm hơn thị trường trong nước đối với rau quả của Trung Quốc cũng không thực sự quá lo ngại. Trước tiên, thực tế hiện nay chúng ta chưa hoàn toàn kiểm soát được nhập khẩu từ Trung Quốc, do vậy phần đáng kể rau quả Trung Quốc đó được nhập lậu vào Việt Nam mà không nộp thuế. Do vậy, việc bỏ thuế nhập khẩu cũng chỉ như một biện pháp mang tính hỡnh thức. Hơn nữa, như đó phân tích ở trên Trung Quốc và Việt Nam là tương đối bổ sung nhau về thương mại quả, trong đó Trung Quốc xuất khẩu quả ôn đới và Việt Nam có thể mạnh về quả nhiệt đới. Do vậy, việc bỏ thuế nhập khẩu đối với quả của Trung Quốc sẽ không gây ra những xáo trộn mạnh đối với sản xuất rau quả trong nước.

Đồng thời, cần chú trọng thị trường Hồng Công, một thị trường tiêu thụ lớn và vốn là một khâu trung chuyển quan trọng nhưng gần đây có xu hướng giảm trong buôn bán với ta. Mặt hàng chủ yếu vào hai thị trường này sẽ là dầu thô, hải sản, cao su, rau quả, thực phẩm chế biến và hàng hoá tiêu dùng.

Đối với thị trường Nhật Bản, phấn đấu đưa tỷ trọng xuất khẩu vào Nhật Bản lên 15% vào năm 2010. Trong thời gian tới, cần đi đến thoả thuận về việc Nhật Bản dành cho hàng hoá của Việt Nam quy chế tối huệ quốc đầy đủ. Các doanh nghiệp cần tăng cường tìm hiểu các thông tin có liên quan đến phương thức phân phối, thủ tục xin chứng nhận chất lượng JIS, JAS và Ecomark cũng như chế độ xác nhận trước về thực phẩm nhập khẩu của Nhật Bản. Đây là việc rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với việc đẩy mạnh xuất khẩu nông sản và thực phẩm, mặt hàng mà nước ta có thế mạnh. Ngoài ra, cần quan tâm thu hút vốn đầu tư từ Nhật Bản để xuất khẩu trở lại Nhật Bản. Mặt hàng chủ lực xuất khẩu sang Nhật Bản là: Hải sản, hàng dệt may, giày dép và sản phẩm da, than đá, cao su, cà phê, rau quả, thực phẩm chế biến, chè, đồ gốm sứ và sản phẩm gỗ. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị công nghệ cao, chất dẻo nguyên liệu, linh kiện điện tử - tin học - cơ khí, thuốc trừ sâu và nguyên liệu, sắt thép, nguyên phụ liệu dệt - may - da.

Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu lớn trong khu vực. Tuy nhiên cho đến nay nước ta vẫn có nhập siêu lớn với thị trường này. Hàng xuất khẩu của nước ta chưa có chỗ đứng vững chắc trên thị trường Hàn Quốc, chủ yếu là do Hàn Quốc vẫn đang duy trì hàng rào thuế và phi thuế ở mức khá cao. Trong thời gian tới, mục tiêu đặt ra là duy trì và đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu dệt may, hải sản, giày dép, cà phê, rau quả, than đá, dược liệu và tìm cách thâm nhập vào thị trường nông sản. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ thị trường này sẽ là máy móc, thiết bị, phụ tùng, phương tiện vận tải, chất dẻo nguyên liệu, linh kiện điện tử - tin học - cơ khí, phân bón, sắt thép, tân dược và nguyên phụ liệu dệt - may - da.

Đài Loan hiện là bạn hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Trong những năm tới, làn sóng di chuyển sản xuất từ Đài Loan ra nước ngoài đang tăng lên do giá nhân công trong nước tăng và chính sách tăng cường hợp tác với phía Nam của chính quyền Đài Loan. Nước ta cần tận dụng xu thế này để nâng cao năng lực sản xuất trong các ngành da giày, may mặc, cơ khí, chế biến gỗ, sản phẩm nhựa và đồ điện. Ngoài ra, Đài Loan đã gia nhập WTO với những cam kết về mở cửa thị trường rộng hơn cả Trung Quốc. Đây sẽ là thuận lợi để đẩy mạnh việc thâm nhập thị trường Đài Loan. Mục tiêu trong thời gian tới là đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng như sản phẩm gỗ, hải sản, cao su, dệt may, giày dép, rau quả và chè

Khu vực châu Âu

Tại Tây Âu, trọng tâm sẽ là EU (đã mở rộng ra 25 nước) mà chủ yếu là các thị trường lớn như Đức, Anh, Pháp, Hà Lan và Italia. Trong các quốc gia EU, Đức là bạn hàng quan trọng nhất của Việt Nam, tiếp theo đó là Anh, Pháp và Hà Lan. Hàng hoá xuất khẩu sang EU chủ yếu là giày dép, hàng dệt may, cà phê, hải sản, cao su, than đá, điều nhân và rau quả. Để tăng cường hơn nữa xuất khẩu sang EU, do đòi hỏi cao về chất lượng và luật lệ phức tạp tại EU, cần tăng cường thu thập và phổ biến thông tin cho các doanh nghiệp, chú trọng nâng cao chất lượng hàng hoá, nhất là hải sản và thực phẩm chế biến, tranh thủ việc EU coi Việt Nam là "nước có nền kinh tế thị trường" để bảo đảm cho hàng hoá Việt Nam được đối xử bình đẳng với hàng hoá của các nước khác khi EU điều tra và thi hành các biện pháp chống bán phá giá. Phấn đấu duy trì tỷ trọng 18% xuất khẩu vào thị trường này. Nhìn chung, nhiều mặt hàng có thể tăng cường xuất khẩu vào EU nhưng trọng tâm vẫn sẽ là hàng dệt may, giày dép, hải sản, rau quả, cao su, sản phẩm nhựa, sản phẩm gỗ và sản phẩm cơ khí.

Quan hệ thương mại với các nước Đông Âu và SNG, nhất là Liên bang Nga cần được khôi phục do đây là thị trường có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, những thị trường này đều vận hành theo cơ chế thị trường với một số đặc thù của giai đoạn chuyển đổi. Do đó, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp thâm nhập thị trường này như bảo lãnh tín dụng xuất khẩu cho người xuất khẩu hàng hoá vào Nga và Đông Âu thông qua Quỹ hỗ trợ tín dụng xuất khẩu theo phương thức "Nhà nước và doanh nghiệp cùng làm"; xây dựng một số trung tâm tiêu thụ hàng hoá; hỗ trợ, tận dụng cộng đồng người Việt để đưa hàng vào Nga và Đông Âu; tạo dựng một số cơ sở sản xuất tại chỗ...

Trọng tâm về hàng hoá xuất khẩu sẽ là cao su, chè, thực phẩm chế biến, rau quả, hàng hoá tiêu dùng, hàng dệt may, giày dép và hàng thủ công mỹ nghệ. Hàng nhập khẩu chủ yếu sẽ là thiết bị năng lượng, thiết bị mỏ, hàng quốc phòng, phân bón, sắt thép, phương tiện vận tải, lúa mỳ và tân dược.



Khu vực Bắc Mỹ

Trọng tâm là thị trường Hoa Kỳ. Đây là nước nhập khẩu lớn hàng đầu thế giới với nhu cầu rất đa dạng. Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực đã tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu hàng hoá của nước ta, đồng thời thúc đẩy các nước đầu tư vào Việt Nam đề xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Trong 5 năm tới, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của nước ta với tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường này phấn đấu đạt 24% tổng kim ngạch.

Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vào thị trường Hoa Kỳ sẽ là hàng dệt may, giày dép, sản phẩm nhựa, sản phẩm cơ khí điện, sản phẩm gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ, hải sản, cà phê, hạt tiêu, nhân điều, chè, gia vị, rau quả và thực phẩm chế biến. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị công nghệ cao, phần mềm, máy bay, phương tiện vận tải, hoá chất, tân dược, sản phẩm cao su, chất dẻo nguyên liệu, bông nguyên liệu, lúa mỳ và nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc.

Trong số các ngành hàng trên, chế biến gỗ, chế biến thực phẩm, sản xuất đồ nhựa bước đầu đã có những tín hiệu lạc quan. Riêng một số ngành như dệt may, giày dép, chế biến hải sản đã dành sự quan tâm thích đáng đến việc nghiên cứu thị trường Mỹ từ trước khi ký kết Hiệp định nên có được mức tăng trưởng khá vững chắc.


5.4.2Chính sách đầu tư, tài chính


Đối với vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước, chúng ta cần phải xác định rõ các lĩnh vực ưu tiên mà đòi hỏi nhà nước phải “nhúng tay” vào. Đầu tư ngân sách nhà nước cho nông nghiệp trong thời gian qua chủ yếu tập trung vào thủy lợi (khoảng 60% đầu tư cho xây dựng cơ bản trong lĩnh vực nông nghiệp -nông thôn) và nhất là cho cây lúa. Trong những năm tới đây, cơ cấu đầu tư phải có những điều chỉnh thích hợp với tình hình và điều kiện phát triển hiện tại của ngành nông nghiệp.

Theo đó tăng cường đầu tư hơn nữa cho công tác khuyến nông và nghiên cứu khoa học, nhất là khoa học ứng dụng. Để có thể nhanh chóng cải thiện và đa dạng hoá giống rau và cây ăn quả đòi hỏi đầu tư nhiều hơn nữa cho nghiên cứu chọn lọc, lai tạo các giống mới, giống có chất lượng. Mặc dù trong những năm qua, nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cho công tác khoa học đã tăng nhanh từ khoảng 80 tỷ đồng/năm trong giai đoạn 1997-1999 lên trên 200 tỷ đồng trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, nếu so sánh với các nước trong khu vực như Thái Lan thì tỷ trọng của đầu tư cho nghiên cứu khoa học ở Việt Nam vẫn còn rất hạn chế8.

Có thể nhận thấy, cho đến nay đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước vẫn chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất mà chưa có sự hỗ trợ thích đáng cho khâu tiêu thụ - thị trường. Do vậy, nhà nước cần có đầu tư thoả đáng đối với “đầu ra” của quá trình sản xuất. Theo số liệu điều tra thì chi phí vận chuyển chiếm đến 60% tổng chi phí hoạt động của người buôn bán rau quả. Chính vì vậy, việc phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ vận chuyển lưu thống sẽ góp phần quan trọng giảm giá thành rau quả và tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu rau quả, nhất là rau quả tươi sang thị trường Trung Quốc. Do đó, một hướng cần ưu tiên đầu tư hơn nữa từ nguồn ngân sách nhà nước là hệ thống cơ sở hạ tầng cho tiêu thụ (kho tàng, bến bãi, phương tiện vận tải...), đặc biệt là các chợ đầu mối, chợ bán buôn rau quả, hệ thống kho bảo quan, nhất là kho lạnh ở các tỉnh biên giới như Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh. Công tác xây dựng và phát triển các chợ bán buôn rau quả cần được đưa vào thành một chương trình ưu tiên đầu tư cho các chợ nông sản trong thời gian tới, nhằm từng bước hướng tới việc buôn bán rau quả với số lượng lớn, chất lượng đồng đều.

Trong những năm qua, nguồn vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước chủ yếu cho các doanh nghiệp nhà nước và tập trung vào khâu chế biến. Tuy nhiên, những phân tích trên đây cho thấy chính bảo quản và xử lý sau thu hoạch là khâu cần phải nhanh chóng phát triển trong thời gian trước mắt. Cụ thể hơn, Nhà nước cần ưu tiên cho đầu tư sử dụng vốn vay ưu đãi để xây dựng hệ thống kho lạnh ở các cửa khẩu, vùng nguyên liệu, chợ đầu mối để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho công tác xuất khẩu rau quả tươi.

Đối với thị trường biên mậu với Trung Quốc, cần tăng cường vai trò của ngân hàng để phục vụ hoạt động xuất khẩu rau quả, đưa thanh toàn qua ngân hàng vào nề nếp theo thông lệ quốc tế. Hiện nay một trong những vướng mắc mà doanh nghiệp hai bên gặp phải là phương thức thanh toán tiền hàng trong buôn bán biên mậu vì việc thanh toán phổ biến bằng tiền mặt thường xảy ra rủi ro rất nhiều cho doanh nghiệp hai bên. Do đó ngân hàng hai bên cần gặp nhau để định ra các phương thức thanh toán thích hợp, phù hợp với điều kiện buôn bán vùng biên giới, đảm bảo lợi ích của hai bên.

5.4.3Giải pháp phát triển thị trường, xúc tiến thương mại


Công tác xúc tiến thương mại cần được đẩy mạnh hơn nữa. Trong thời gian tới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với Hiệp hội Trái cây Việt Nam cùng hợp tác xây dựng nhà chưng bày sản phẩm và giao dịch ở thị trường Trung Quốc. Việc tham gia hội chợ triển lãm cũng nên thực hiện theo hình thức hợp tác để có thể hỗ trợ lẫn nhau tăng thêm sức mạnh và giới thiệu sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam một cách phong phú, đàng hoàng hơn. Thị trường Trung Quốc là thị trường lớn nhất tiêu thụ rau quả Việt Nam và tiềm năng của thị trường này vẫn còn rất lớn thì cần phải đặc biệt có chiến lược xúc tiến thương mại đặc biệt có qui mô và bài bản.

Các doanh nghiệp và nhất là Hiệp hội trái cây cần khẩn trương xúc tiến ngay việc tổ chức đăng ký nhãn hiệu trái cây Việt Nam cho một số loại trái cây đặc sản của nước ta như xoài cát Hoà Lộc, bưởi Năm Roi, bưởi Phúc Trạch, vú sữa Lò Rèn, thanh long Bình Thuận, nhãn tiêu Da Bò, nhãn lồng Hưng Yên, vải thiều Thanh Hà, v.v. tại thị trường Trung Quốc. Những thương hiệu sẽ mang lại cho các doanh nghiệp sở hữu thêm nhiều lợi nhuận trên sản phẩm bán ra và hơn nữa tạo ra một thị trường tương đối ổn định. Với các thương hiệu khác nhau, các doanh nghiệp kinh doanh rau quả có thể phân biệt sản phẩm của mình qua hình ảnh và hương vị, tránh phải cạnh tranh đơn thuần về giá cả đắt rẻ. Đối với những sản phẩm hình thành được thương hiệu thì thị trường sẽ tương đối ổn định vì người tiêu dùng ưu chuộng và gắn bó với các thương hiệu đã nằm sâu trong ký ức họ. Sức mạnh thương hiệu cho phép doanh nghiệp chế biến - kinh doanh có thêm đòn bẩy thương lượng với khách hàng trong nước cũng như quốc tế. Tuy nhiên, để làm tốt công tác này, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ tài chính thích hợp cho các doanh nghiệp thông qua Hiệp hội ngành hàng để đăng ký tại những thị trường chính. Thực tế cho thấy kiến thức và kinh nghiệm về thương hiệu hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, bao gồm doanh nghiệp kinh doanh rau quả còn hạn chế nên cần có cú hích ban đầu từ phía Nhà nước.

Về thương hiệu, nên làm một nghiờn cứu để xác định hai loại hình sản phẩm cụ thể xây dựng hai loại thương hiệu. Loại thứ nhất là trái cây nổi tiếng sẽ mang thương hiệu quốc gia. Loại thứ hai kém nổi tiếng hơn sẽ mang thương hiệu của Hiệp hội Trái cây Việt Nam.

Về phía Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng nên phân bổ một phần ngân sách nghiên cứu khoa học cho các đề tài nghiên cứu thị trường nông lâm sản. Từ trước đến nay, chúng ta vẫn thiếu vắng các đề tài nghiên cứu khoa học về lĩnh vực này. Đây là thiếu sót mà chúng ta cần nhanh chóng điều chỉnh.


5.4.4Công nghệ và thông tin


Chúng ta cần phải củng cố và nâng cao chất lượng các viện/trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống cây ăn quả, rau. Lập qui hoạch sản xuất giống phù hợp với từng vùng sinh thái. Nhà nước chỉ nên tập trung vào nghiên cứu, chọn, lai tạo các giống gốc. Tuy nhiên, cũng có sự hỗ trợ huấn luyện về kỹ thuật sản xuất giống xác nhận cho các doanh nghiệp hay cơ sở sản xuất giống thương mại để khuyến khích họ sản xuất đủ giống tốt cung cấp cho nông dân.

Thay đổi trong quy trình xây dựng và phát triển các đề tài nghiên cứu khoa học cũng là rất cần thiết. Theo đó, các đề tài cần xuất pháp từ nhu cầu thực tiễn theo yêu cầu của thị trường thay vì quyết định một cách chủ quan từ trên xuống như hiện nay. Nói một cách khác, các đề tài nghiên cứu sẽ được thực tiễn thị trường đặt hàng và phục vụ cho nhu cầu thiết thực đối với từng mặt hàng rau quả.

Nhà nước cần xây dựng một qui trình đấu thầu đề tài thay vì phân bổ một cách dài trải như hiện nay. Ngân sách nghiên cứu của nhà nước cần đầu tư có chọn lọc cho các đề tài mang tính cấp thiết theo yêu cầu của tình hình thực tiễn thay vì cấp đều theo bình quân chủ nghĩa cho tất cả các đơn vị nghiên cứu. Ngân sách nghiên cứu khoa học của nhà nước không chỉ cho các đơn vị thuộc nhà nước mà cần có sự mở rộng ra các cơ sở nghiên cứu thương mại theo yêu cầu đặt hàng của nhà nước dựa trên cơ sở hiệu quả kinh tế.

Công tác nghiên cứu khoa học-công nghệ đối với rau quả cần tập trung vào hai lĩnh vực chủ yếu. Thứ nhất là nghiên cứu chọn lọc, lai tạo, thuần hoá những giống mới, giống tốt để cung cấp đủ cho nông dân tại các vùng sinh thái khác nhau. Chúng ta phải luôn tạo ra những giống mới, giống đặc sản, và hơn nữa tạo ra những giống trái vụ, lệch vụ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng. Thứ hai, nên tập trung vào nghiên cứu đưa ra các công nghệ bảo quả rau quả để nâng cao thời hạn bảo quả rau quả. Công nghệ giúp kéo dài thời gian bảo quản rau quả vừa giúp kéo dài thời vụ của các loại rau quả vừa góp phần to lớn để nâng cao chất lượng rau quả, nhất là đối với rau quả phục vụ cho xuất khẩu. Chúng ta nên tập trung phát triển những giống mới, giống tốt phù hợp với thị trường quốc tế.

Các kết quả nghiên cứu về giống cũng như công nghệ bảo quản cần phải được phổ biến ứng dụng rộng rãi, đặc biệt thông qua hệ thống khuyến nông cơ sở để các hộ nông dân nhanh chóng áp dụng những tiến bộ kỹ thuật.

Việc thông tin thị trường và các vấn đề có liên quan đến rau quả còn rất hạn chế. Ngay đối với thị trường Trung Quốc mà đôi khi chúng ta nhầm tưởng là chúng ta có nhiều thông tin, hiểu rừ về thị trường này; thỡ thực tế cho thấy hiểu biết của chỳng ta cũn hết sức hạn chế. Những thay đổi về chính sách kiểm dịch khi Trung Quốc chính thức gia nhập WTO cũng hoàn toàn làm các doanh nghiệp Việt Nam bất ngờ, dẫn đến hàng trăm xe tải chở dưa hấu bị ách tắc lại vỡ khụng làm đúng thủ tục kiểm dịch. Những thay đổi về nhu cầu tiêu dùng rau quả của người dân Trung Quốc cũng lần nữa khiến doanh nghiệp của Việt Nam phải ngạc nhiên vỡ họ vẫn cho là phần đông người tiêu dùng Trung Quốc dễ tính, chỉ thích hàng rẻ. Do đó, doanh nghiệp và nông dân thiếu thông tin đầy đủ kịp thời cho sản xuất và kinh doanh.

Hiện nay chúng ta vẫn chưa có hệ thống giám sát và thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, xử lý thông tin nên không có thông tin để cung cấp, chưa kể đến lý ra phải có bộ phận gồm các chuyên gia giỏi chuyên tập trung phân tích thông tin để dự đoán tình hình thị trường nhằm đề ra đề xuất các chính sách, chiến lược chủ động thay vì bị động đối phó giải quyết tình thế như hiện nay.

Thông tin cũng là một khâu quan trọng cần được lưu tâm củng cố và phát triển hơn nữa. Một mặt, chúng ta phải tăng cường củng cố công tác thông tin để cung cấp đầy đủ, cập nhất thông tin về diễn biến tình hình thị trường giá cả cho các doanh nghiệp, hộ nông dân để họ có thể kịp thời đối phó với những thay đổi nhanh chóng của thị trường. Hơn nữa, vai trò quan trọng hơn đối với nhà nước là tập trung vào công tác dự báo, đánh giá và nghiên cứu thị trường. Đây là việc đòi hỏi nhiều vốn đầu tư và công sức mà bản thân từ doanh nghiệp không thể làm nổi. Hơn nữa, do vậy nhà nước và sau đó là Hiệp hội ngành hàng phải thực sự đóng vai trò quan trọng. Nhà nước cần thu thập và phổ biến cho các doanh nghiệp thông tin về các thị trường xuất khẩu đặc biệt là về tiêu chuẩn chất lượng, thủ tục kiểm dịch, yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm và xu hướng nhu cầu tiêu thụ. Những thông tin này là hết sức hữu ích đối với doanh nghiệp để chuẩn bị sẵn sàng và kịp thời khai thác nhu cầu của các thị trường nước ngoài.


5.4.5 Tổ chức sản xuất


Cũng như đối với nhiều nông sản hàng hoá khác, qui mô sản xuất nhỏ, phân tán như hiện nay trong ngành rau quả đang và sẽ tạo ra rất nhiều khó khăn cho sản phẩm Việt Nam trong quá trình cạnh tranh. Do vậy, nhà nước cần có những hỗ trợ để tổ chức lại sản xuất theo hướng tạo ra những vùng chuyên canh, sản xuất tập trung. Các hộ sản xuất qui mô nhỏ cần liên kết lại theo hình thức tổ hợp tác hoặc hợp tác xã kiểu mới.

Để tạo điều kiện hình thành những vùng chuyên canh rau quả lớn, chúng ta cũng cần có những chính sách linh hoạt về đất đai. Vì vậy, chúng ta cần mạnh dạn có những thay đổi như về mức hạn điền, thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất, các thủ tục hành chính liên quan đến áp dụng các quyền sử dụng đất đai. Có như vậy, mới tạo ra hàng lang pháp lý thuận lợi cho phép người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành các vùng chuyên canh có quy mô lớn và nhất là kích thích sự phát triển của mô hình trang trại rau quả.

Trong những năm tới đây, Nhà nước nên ưu tiên đầu tư trọng điểm cho những vùng rau, quả chuyên canh có quy mô lớn để xây dựng tạo vùng hàng hoá chất lượng cao. Mỗi vùng nên chọn một số loại rau, quả đã chứng tỏ lợi thế và đang có thị trường tiêu thụ mạnh để ưu tiên phát triển như: Đồng bằng sông Cửu Long (cam, bưởi, dứa, xoài, dưa hấu, nhãn, sầu riêng), Đồng bằng sông Hồng (vải, nhãn, rau ôn đới và rau cao cấp), Đông Bắc (vải, nhãn, cam, dứa), Tây Bắc (mận, na), Đà Lạt (rau cao cấp), Duyên hải Nam Trung Bộ (dưa hấu, thanh long, nho), Đông Nam Bộ (xoài, chôm chôm), Bắc Trung Bộ (chuối, bưởi, cam). Về tổ chức lại sản xuất, mỗi tỉnh cần xác định cho mỡnh 2-3 chủng loại để sản xuất hàng hóa lớn theo công nghệ tiên tiến GAP (Good Agricultural Practices).

5.4.6An toàn vệ sinh thực phẩm


Cũng như nhiều loại nông sản thực phẩm khác, an toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề phải quan tâm hàng đầu đối với rau quả vì lợi ích của người tiêu dùng trong nước cũng như phục vụ công tác xuất khẩu. Cần hết sức lưu ý là các loại rau quả chủ yếu là ăn sống. Các cơ quan chức năng, cụ thể là Cục Bảo vệ thực vật, Cục Quản lý thị trường và Tổng cục Hải quan phải phối hợp chặt chẽ việc nhập khẩu và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Vấn đề dư lượng hoá chất đã tác động xấu tới xuất khẩu rau quả.

Nhà nước cũng nên sớm có hiệp định về kiểm dịch thực vật (KDTV)với Trung Quốc để rau quả Việt Nam có thể dễ dàng trong xuất khẩu. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần nhanh chóng ban hành các qui trình sản xuất trái cây an toàn (GAP), xây dựng qui trỡnh cụ thể để xác nhận trái cây được sản xuất theo GAP. Điều này sẽ hỗ trợ đầu ra, nhất là việc xuất khẩu trái cây Việt Nam ra thị trường thế giới.

Nói tóm lại, cho đến nay sự phát triển của ngành hàng rau quả mới chủ yếu dựa vào sự khai thác những lợi thế sẵn có của Việt Nam về khí khậu, đất đai, con người. Khả năng cạnh tranh của rau quả Việt Nam vẫn chỉ chủ yếu dựa trên mức giá thấp.

Ngành rau quả Việt Nam là một ngành hàng cung cấp nhiều sản phẩm đa dạng, trong đó có những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao, những cũng còn nhiều sản phẩm có khả năng cạnh tranh trung bình hoặc thấp. Tuy vậy, có thể khẳng định ngành rau quả Việt Nam là một ngành hàng có nhiều tiềm năng phát triển để phục vụ hơn nữa thị trường trong nước và tăng nhanh lượng xuất khẩu.

Xuất khẩu rau quả đang mở ra một cơ hội để có bước phát triển vượt bậc nhờ có sự chuyển hướng sang đa dạng hoá nông sản. Nhu cầu thế giới được dự đoán là sẽ có những bước phát triển thuận lợi. Trong bối cảnh chung đó, để đáp ứng với nhu cầu tiêu dùng thị trường nội địa và xuất khẩu của mình, Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường chính cho Việt Nam. Yếu tố quan trọng ở đây là chất lượng của khâu sản xuất và chế biến của Việt Nam. Phát triển xuất khẩu cần tập trung voà nâng cao chất lượng của nguyên liệu đầu vào và khâu chế biến, cố gắng nâng cao dần giá trị gia tăng của sản phẩm, cải thiện cơ sở hạ tầng hỗ trợ như nhà kho, cơ sở làm lạnh, xây dựng chiến lược marketing trên một số thị trường lựa chọn trọng điểm.

Như vậy, để thực sự đưa ngành hàng rau quả thành một ngành hàng sản xuất lớn và đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD vào năm 2010 thì chúng ta cần phải đầu tư nhiều hơn nữa cả về tiền của và công sức vào khoa học công nghệ, hệ thống hạ tầng phục vụ lưu thông.



Каталог: images -> 2007
2007 -> Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> QuyếT ĐỊnh số 46/2007/QĐ-bnn, ngày 28 tháng 5 năm 2007 Ban hành Quy định về việc xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng
2007 -> Trung tâm phát triển nông thôN
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p x¸c ®Þnh hµm l­îng vitamin c (axit ascobic) tcvn 4715 89
2007 -> Tiªu chuÈn ViÖt nam §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p thö tcvn 4712-89
2007 -> Iso 9000: 2000 Thuật ngữ và định nghĩa hệ thống quản lý chất lượng Thuật ngữ liên quan đến chất lượng
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp

tải về 1.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương