Hồ sơ ngành hàng rau quả


Đặc điểm sinh thái, sinh sản của rau quả



tải về 1.25 Mb.
trang2/15
Chuyển đổi dữ liệu16.07.2016
Kích1.25 Mb.
#1745
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15

1.2Đặc điểm sinh thái, sinh sản của rau quả

1.2.1Đặc điểm sinh thái của rau


Rau có khả năng canh tác ngoài trời và trồng trong điều kiện có bảo vệ. Trong điều kiện nhà kính, nhà lưới, tiểu khí hậu nhân tạo thích hợp nhất được thành lập, do đó cho phép cây rau phát triển trong điều kiện tự nhiên ngoài trời không cho phép canh tác rau (mùa đông ở các xứ ôn đới). Rau trồng trong điều kiện bảo vệ thường cho năng suất rất cao, 250 - 300 t/ha/năm, tuy nhiên chi phí canh tác cũng rất cao vì tốn nhiều công lao động, năng lượng và nhu cầu kỹ thuật thâm canh cao.

Rau có nhiều loại, nhiều giống, nhiều biến chủng khác nhau. Mỗi loại đều có đặc tính sinh học khác biệt và yêu cầu điều kiện nhất định để sinh trưởng và phát triển, do đó tiến trình kỹ thuật sản xuất cây rau rất phong phú, đa dạng. Nhiều phương pháp canh tác được thực hiện trong ngành trồng rau mà ít khi hay không sử dụng cho ngành trồng trọt khác, chẳng hạn như phương pháp gieo ương cây con ở rau họ cải, phương pháp tạo giống củ bi trên khoai tây, phương pháp ức chế sinh trưởng của cây vào mùa đông trong điều kiện bảo vệ ...

Rau là loại cây thích hợp với chế độ trồng xen, trồng gối, gieo lẫn nhờ có hình thái, chiều cao độ phân cành và sự phân bố rễ khác nhau. Trồng xen, trồng gối là biện pháp kỹ thuật mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nghề trồng rau. Rau có thời gian sinh trưởng ngắn, một năm có thể trồng từ 2-3 vụ đến 4-5 vụ, cần nhiều công lao động trên đơn vị diện tích và đòi hỏi chăm sóc tỉ mỉ, thường xuyên.

Sự tăng trưởng, phát triển, yêu cầu ngoại cảnh, kỹ thuật canh tác, thu hoạch rau

1.2.1.1Cà chua


Tên tiếng Anh: Tomato

Tên khoa học: Lycopersicum esculentum, Mill

Cà chua là loại rau ăn quả rất được ưa thích vì phẩm chất ngon và chế biến được nhiều cách. Cà chua còn cho năng suất cao, do đó được trồng rộng rãi và được canh tác khoảng 200 năm nay ở Châu Âu để làm cây thực phẩm.

Bảng Phân tích thành phần dinh dưỡng trong 100g cà chua (AVRDC,


1972)

Thành phần

Số lượng

Thành phần

Số lượng

Nước (%)

95,0

Fe (mg)

0,8

Năng lượng (cal)

19,9

Na(mg)

4,0

Protein (g)

1,0

K (mg)

266,0

Lipid (g)

0,2

Vitamin A (I.U.)*

735,0

Glucid (g)

4,1

Vitamin B1 (mg)

0,06

Chất xơ (g)

0,6

Vitamin B2 (mg)

0,04

Tro (g)

0,6

Vitamin B12 (mg)

0,60

Ca (mg)

18,0

Vitamin C (mg)

29,0

P (mg)

18,0







* 1mg = 3330 I.U.

Ở nước ta việc phát triển trồng cà chua còn có ý nghĩa quan trọng về mặt luân canh, tăng vụ và tăng năng suất trên đơn vị diện tích, do đó cà chua là loại rau được khuyến khích phát triển. Tuy nhiên việc trồng cà chua chưa được phát triển mạnh theo mong muốn vì:

- Cà chua trồng trong điều kiện nóng và ẩm ở nước ta dễ mắc nhiều bệnh gây hại đáng kể như héo tươi, virus, Fusarium... khó phòng trị. Ngoài ra mùa hè vùng nhiệt đới làm cà kém đậu trái vì hạt phấn bất thụ.

- Công tác chọn tạo giống chưa được chú ý .

- Công nghiệp chế biến chưa phát triển khiến cho việc tiêu thụ cà vào lúc thu hoạch tập trung khó khăn, ảnh hưởng đến lợi tức của người trồng nên không khuyến khích sản xuất phát triển.

Đặc tính, yêu cầu ngoại cảnh, nhân giống, kỹ thuật canh tác, thu hoạch và tồn trữ cà chua

1.2.1.2Cây ớt cay


Tên tiếng Anh: Hot pepper

Tên khoa học: Capsicum Fruitescens L. Họ cà: Solanaceae

Ớt cay được xem là cây gia vị nên có mức tiêu thụ ít. Gần đây ớt trở thành một mặt hàng có giá trị kinh tế vì ớt không chỉ sử dụng làm gia vị trong công nghiệp chế biến thực phẩm mà còn là dược liệu để bào chế các thuốc trị ngoại khoa như phong thấp, nhức mỏi, cảm lạnh hay nội khoa như thương hàn, cảm phổi, thiên thời.. nhờ tính chất capsaicine chứa trong trái. Nhờ vậy nhu cầu và diện tích ớt ở nhiều nước có chiều hướng gia tăng.

Ở Việt Nam việc canh tác ớt chưa được quan tâm, phần lớn canh tác lẻ tẻ, không đầu tư thâm canh cao nên năng suất thấp, thường chỉ đạt 7-10 tấn ớt tươi/ha. Các tỉnh có diện tích canh tác và sản lượng cao như Bình Trị Thiên, Vĩnh Phú, Hà Bắc, Hà Sơn Bình, Thái Bình và Nghệ Tỉnh.



Đặc tính, yêu cầu ngoại cảnh, nhân giống, kỹ thuật canh tác, thu hoạch và tồn trữ ớt cay

1.2.1.3Cây rau họ cải


Tên khoa học : CRUCIFERAE, BRASSICACEAE

Đặc điểm các loài cải trồng:

1. Cải bắp (B. oleracea var. capitata): là cây 2 năm, năm đầu thân không vươn cao, chồi nách ít phát triển, bắp cuộn tròn, thành lập ở chồi ngọn, năm thứ hai cây thông qua giai đoạn xuân hóa và ánh sáng để vươn cao, trổ hoa và kết trái.

2. Cải bông (B. oleracea var. botrytis): là cây hằng niên, thân cao trung bình, lá hẹp hình thìa, phiến và cọng lá dài, chồi nách ít phát triển. Phần sử dụng làm thực phẩm là nụ hoa còn non thành lập từ nách lá trên cùng, nụ hoa nếu tiếp tục phát triển sẽ thành phát hoa. Cải bông yêu cầu điều kiện ngoại cảnh nghiêm khắc hơn các loài cải khác.

3. Cải bắc thảo, cải bẹ dún (B. campestris va B. oleracea var. sabaudi): là cây 2 năm, các lá dưới gom thành tán dầy, lá mọc thẳng đứng với gân chánh, bẹ lá dẹp, rộng và trắng, không cọng hay có cọng ngắn, cải cuộn bắp hay không cuộn bắp và thường chống chịu kém với sâu bệnh và điều kiện môi trường.

4. Cải bixen (B. oloracea var. gemmifera): là cây 2 năm, trước khi cuốn thân vươn cao, chồi nách phát triển mạnh và cuộn thành bắp nhỏ ở mỗi nách lá dọc thân trong khi chồi ngọn luôn luôn xòe không cuộn bắp. Cải bixen giàu dinh dưỡng nhưng năng suất thấp và nhiều sâu bệnh nên ít trồng phổ biến.

5. Su hào (B. oleracea var. gongylodes): là cây 2 năm có lá dài, cuống lá nhỏ, tròn, trong quá trình sinh trưởng thân phình to thành củ chứa dinh dưỡng và là bộ phận sử dụng chủ yếu.

6. Cải trắng, cải ngọt (B. chinensis B. integrifolia): là cây 2 năm nhưng được canh tác như cây 1 năm, cây nhỏ hơn cải thảo, lá mọc trần trên cọng dài, rìa lá hơi gợn sóng, cọng mọc xòe ở phía dưới, cọng mềm, màu trắng xanh, cải không thành lập bắp và chống chịu khỏe.

7. Cải mù tạc (B. juncea): là cây hằng niên, tán lá mọc xòe, rìa lá răng cưa sâu, cài không cuộn thành bắp. Hạt chứa nhiều chất béo (35-47%) và chất đạm (25%) dùng để ép dầu. Dầu cải dùng làm thức ăn hoặc sử dụng trong kỹ nghệ đồ hộp, kẹo bánh, nướng bánh mì, làm xà bông hay kỹ nghệ dệt. Bả mù tạc có vị cay dùng chế biến gia vị hay làm thuốc dán chống cảm lạnh, đau nhức.

Năng suất trung bình của các loại cải ở ĐBSCL như sau: Cải bắp 25-35 t/ha, cải bông 10-15 t/ha, cải củ: 30-40 t/ha, cải trắng, cải xanh, cải ngọt 20-25 t/ha, cải dưa 20-30 t/ha.

Rau trong họ thập tự có hàm lượng nước từ khá 85% (cải bixen) đến cao 95% (cải bắc thảo). Hàm lượng chất đường bột từ thấp 3g (Bắc Thảo) đến cao 8,3g (cải bixen), đường chứa trong cải là đường đơn (glucose, fructose), đường saccharose chỉ tìm thấy ở thân củ su hào, thân các loại cải ăn lá và ở các giống muộn, protein đa số thấp 1,2% (cải thảo) đến khá cao 4,9% (Cải bixen). Cải bông và cải bixen chứa nhiều N. Ngoài ra trong cải còn chứa nhiều acid amin tự do rất cần thiết cho người như triptophan, felanin, metonin, hispidin, Acginin, ... Ngoài vitamin C, A và B cải bắp còn chứa một lượng vitamin U đáng kể, do đó cải bắp có khả năng chữa lành các vết loét ở bao tử. Chất khoáng chủ yếu là Ca, K, P kế đến là Na và S, cải bixen chứa nhiều K và P; cải ăn lá chứa nhiều Ca và S; cải bông chứa nhiều Fe, Ca và P.

Lá cải chứa một lượng lớn những hợp chất hữu cơ chứa S (0,027-0,15%) tạo


cho cải có mùi vị đặc biệt. Ở cải bắp hợp chất lưu huỳnh được gọi là glucozinolat cấu tạo bởi 2 chất progoitrin và goitrin. Chất goitrin trong cơ thể người thiếu iod có khả năng kích thích hoạt động của tuyến giáp trạng làm tuyến nầy phù to gây bệnh bướu cổ.

Bảng Thành phần dinh dưỡng trong 100g phần ăn được của một số loại rau


ăn trong họ thập tự (National food review 1978, USDA)

Chất dinh dưỡng

Cải bắp

Cải bông

Cải bixen

Su hào

Bắc thảo

Nước (%)

92

91

85

90

95

Năng lượng (cal.)

24

27

45

29

14

Chất đạm (g)

1,3

2,7

4,9

2,0

1,2

Chất béo (g)

0,2

0,2

0,4

0,1

0,1

Chất bột đường (g)

5,4

5,2

8,3

6,6

3,0

Ca (mg)

49

25

36

41

43

P (mg)

29

56

80

51

40

K (mg)

233

295

390

372

253

Vitamin C (mg)

47

48

102

66

25

Vitamin A (I.U)

130

60

550

20

150

Cải bắp có khả năng dự trữ lâu trong kho chứa vào mùa đông dưới dạng tươi sống từ 5-6 tháng. Trong điều kiện ở nước ta cải bắp có thể dự trữ ở nơi mát từ 10-15 ngày sau khi thu hoạch. Su hào, cải bông có khả năng cất giữ khá 4-7 ngày nơi thóang mát, còn các lọai cải ăn lá thì thời gian cất giữ nhanh nhất. Cải có thể chế biến dưới nhiều hình thức để dự trữ như muối chua (cải bắp, cải dưa, cải bắc thảo); muối mặn (cải củ); muối khô (cải hủ từ cải bắp và cải bắc thảo). Đông lạnh tươi cải bông, cải bixen.

CÂY CẢI BẮP

Tên tiếng Anh: Cabbage

Tên khoa học: Brasica olereaceav var capitata (L.)

Cải bắp là loại rau trồng chủ yếu trong vụ Đông xuân được canh tác rộng khắp năm Châu và chiếm sản lượng cao nhất (Bộ Nông Nghiệp và công nghiệp thực phẩm, 1979).

Cải bắp được trồng ở các tỉnh ĐBSCL, trong những năm gần đây diện tích có chiều hướng giảm vì lợi nhuận thấp hơn trồng cải loại rau cải khác, không thể cạnh tranh với cải bắp chở từ Đà Lạt, về giá cả cũng như chất lượng.



Đặc tính, yêu cầu ngoại cảnh, nhân giống, kỹ thuật canh tác, thu hoạch và tồn trữ cải bắp

CÂY CẢI CỦ

Tên tiếng Anh: Radish

Tên khoa học: Raphanus sativus (L.)



Bảng Thành phần dinh dưỡng của cải củ so với cà rốt trong 100g phần ăn được (theo National Food Review, 1987, USDA)

Thành phần

Cải củ

Cà rốt

nước (%)

95

88

năng lượng (cal)

17

42

chất đạm (g)

1

1,1

Chất béo (g)

0,1

0,2

Cabohydrad (g)

3,6

9,7

Ca (mg)

30

37

P (mg)

31

36

K (mg)

322

341

Vitamin. C (mg)

26

8

Vitamin. A (I.U)

10

11

Chất lượng rễ củ tùy thuộc vào giống, thời kỳ thu hoạch và điều kiện đất đai. Tuy cải củ có giá trị dinh dưỡng thấp nhưng cho sản lượng cao, dễ trồng, dễ vận chuyển và cất giữ lâu được. Cải có nhiều giống, thời gian thu hoạch khác nhau nên có thể trồng nhiều vụ trong năm do đó là loại rau giải quyết giáp vụ tốt. Cải có thể chế biến nhiều cách: nấu, phơi, muối, nén, để dự trữ ăn trong những mùa hiếm rau. Ngoài ra giá thành sản xuất cải củ thấp vì ít tốn phân thuốc và công chăm sóc, do đó cải được canh tác rộng rãi ở nhiều nước.

Đặc tính, yêu cầu ngoại cảnh, nhân giống, kỹ thuật canh tác, thu hoạch và tồn trữ cải củ

1.2.1.4Cây rau họ bầu bí (CUCURBITACEAE)


Thường được sử dụng để nấu canh, luộc, xào (bầu, bí, mướp, khổ qua...), muối mặn hay muối chua (dưa leo), ăn tráng miệng (dưa dấu, dưa thơm tây), làm bánh mứt (bí đao, hột dưa hấu), đóng hộp (dưa leo), phơi khô (bầu). Một số loại có khả năng cất giữ lâu như bí đỏ, bí đao có thể góp phần giải quyết tình trạng giáp vụ rau. Rau trong họ bầu bí có hàm lượng nước rất cao (92-96%), chất đường bột khá cao (5-7%), Vitamin C khá (5-22 mg), protein rất thấp (1%).

Bảng Thành phần dinh dưỡng trong 100g phần ăn được của một số loại rau trong họ bầu bí (theo bảng thành phần hoá học thức ăn Việt Nam, 1972)



Chất dinh dưỡng

Bí đao

Bầu

Bí đỏ

Dưa leo

Dưa gang

Dưa hấu

Mướp

Khổ qua

Nước (%)

95,1

95,5

92,0

93,6

96,2

95,5

95,1

94,1

Năng lượng (cal.)

14

12

27

16

11

15

16

16

Chất đạm (g)

0,6

0,3

0,3

1,9

0,8

1,2

0,9

0,9

Chất bột đường (g)

2,9

2,4

6,2

3,0

2,0

2,5

3,0

0,3

Ca (mg)

21

26

24

23

25

8

28

18

P (mg)

25

23

16

27

37

13

45

29

Fe (mg)

0,2

0,3

0,5

1,0

0,4

1,0

0,8

0.6

B1 (mg)

0,02

0,01

0,06

0,03

0,04

0,04

0,04

0.07

Vitamin C (mg)

12

16

8

5

4

7

8

22

Caroten (mg)

0,02

0,01

0,02

0,03

0,26

0,2

0,32

0.08

Đặc tính, yêu cầu ngoại cảnh, nhân giống, kỹ thuật canh tác, thu hoạch và tồn trữ bầu bí

CÂY DƯA HẤU

Tên tiếng Anh: Watermelon

Tên khoa học: Citrullus lanatus (Thumb.) Mansf. Họ bầu bí: Cucurbitaceae

Dưa hấu có thời gian sinh trưởng ngắn, từ khi trồng đến khi thu hoạch là 2,5 tháng, năng suất cao (20-25tấn/ha), giữ được lâu ngày ở dạng tươi và thuận tiện chuyên chở đi xa nhờ vỏ ngoài cứng. Dưa hấu có giá trị dinh dưỡng khá nhờ hàm lượng đường trong trái cao (5-10%) và chứa nhiều vitamin. A và C. Dưa hấu ngoài việc ăn tươi, làm rượu (ở Nga) còn là nguồn nước quan trọng ở vùng sa mạc. Ở Việt Nam dưa hấu còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị của nước ta trong nhiều năm qua và trong tương lai.

Hiện nay các tỉnh ĐBSCL đều có trồng dưa hấu, nhưng tập trung nhiều các tỉnh, huyện như Sóc Trăng (huyện Phú Tâm, Đại Tâm, Long Phú), Bạc Liêu (Hồng Vân), Tiền Giang (Gò Công Tây, Chợ Gạo), Long An (Tân Trụ), Kiên Giang (Hà Tiên, Hòn Đất), Trà Vinh (Cầu Ngang), Cần Thơ (Ô Môn, Vị Thanh), Đồng Tháp (Lấp Vò) An Giang (Châu Phú), Cà Mau (Năm Căn), ...



Đặc tính, yêu cầu ngoại cảnh, nhân giống, kỹ thuật canh tác, thu hoạch và tồn trữ dưa hấu

CÂY DƯA LEO

Tên tiếng Anh: Cucumber

Tên khoa học: Cucumis sativus L. Họ bầu bí: Cucurbitaceae

Do có chứa lượng dinh dưỡng và năng lượng thấp nhưng có hàm lượng vitamin và chất khoáng cao nên dưa leo rất được ưa chuộng ở các nước có khẩu phần ăn giàu năng lượng. Ở nước ta dưa leo đã được trồng từ lâu, riêng ở thành phố Hồ Chí Minh hàng năm có diện tích gieo trồng dưa lên đến hàng trăm hecta ở hai huyện Củ Chi và Hóc Môn (Nguyễn Mân. 1984). Riêng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long dưa leo được trồng rất phổ biến, đặc biệt là vùng rau Sóc Trăng (huyện Mỹ Xuyên tập trong mùa mưa), An Giang (huyện Chợ Mới trồng quanh năm).

Dưa leo cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cho bữa ăn của con người nhưng nó chứa lượng dinh dưỡng và năng lượng rất thấp. Theo Gillivray. 1953 trong trái dưa leo chứa 96% nước và trong 100g dưa leo tươi chứa 14 calories; 0.7 mg protein; 24 mg calcium; vitamin 20IU; acid ascorbic 12 mg; thiamin 0.024 mg; riboflavin 0.075 mg và niacin 0.3 mg (Manyvong. 1997).



Đặc tính, yêu cầu ngoại cảnh, nhân giống, kỹ thuật canh tác, thu hoạch và tồn trữ dưa leo

CÂY BẦU


Tên tiếng Anh: Bottle gourd

Tên khoa học: Lagernaria siceraria (Molina) Standl. Họ bầu bí: Cucurbitaceae

Quả non là bộ phận sử dụng để luộc, nấu canh hay xào khi ăn hoặc thái nhỏ, phơi khô để ăn dần. Quả non chứa 90,7% nước, 0,7% đạm, 0,2% chất béo, 6,3% chất bột đường, 1,5% chất xơ và 0,6% chất khoáng. Tỉ lệ chất dinh dưỡng ở bầu kém hơn các cây khác trong họ nhưng thịt quả non ngọt, có tác dụng giải nhiệt, trừ độc, có thể chữa bịnh đái tháo và mụn lở. Hoa và hạt bầu cũng được sử dụng làm thuốc trong đông y. Võ quả già rất cứng dùng làm chai, lọ hay chế tạo đồ gia dụng. Ngoài ra bầu dễ trồng, sản lượng cao, thích hợp với điều kiện đất đai và khí hậu rộng rải nên được ưa chuộng trong sản xuất.

Đặc tính, yêu cầu ngoại cảnh, nhân giống, kỹ thuật canh tác, thu hoạch và tồn trữ bầu

1.2.1.5 Cây rau họ đậu (LEGUMINOSEA, FABACEAE)


Ở nước ta đậu rau được trồng rất nhiều, câc giống đậu đóng vai trò quan
trọng trong việc sắp xếp hệ thống cây trồng như luân canh, xen canh, trồng gối
nhờ tính chất cải tạo đất, ít bị sâu bệnh, do đó góp phần giải quyết giáp vụ rau
hăng năm, nhất lă vào mùa mưa khi lượng rau cung cấp ít đi vă chủng loại trồng
kém phong phú.

Câc loại rau ăn trong họ đậu:




1. Đậu đũa (yardlong bean, asparagus bean)

Vigna sesquipedalis Fruwirth

2. Đậu que, cove (Snapbean, french bean)

Phaseolus vulgaris (L.) Savi.

3. Đậu rồng (winged bean)

Psophocarpus tetragonoobus (A.P. de Cand)

4. Đậu ha lan (garden sugar pea)

Pisum sativum L.

5. Đậu vân, đậu móng chim (hyacinth bean)

Lablab purpureus Sweat.

6. Củ đậu (yam bean)

Pachyrrhizus erosus Urban.

Trong chủng loại rau đậu rau giữ vị trí quan trọng nhờ giá trị dinh dưỡng, đậu chứa nhiều đạm thực vật (5-6%) mà các loại rau khác không có được, các loại đậu non có cả chất béo (đậu hà lan 2%, đậu đũa 1,6%), nhiều loại vitamin và các chất khoâng.



Bảng phân tích thành phần dinh dưỡng trong 100g đậu ăn

Thành phần

Đậu cove

Đậu đũa

Đậu ha lan

Củ đậu

Đậu rồng

Nước (%)

80,0

83,0

81,0

92,0




Protein (g)

5,0

6,0

6,5

1,0

2,9

Glucid (g)

13,3

8,3

11,5

6,0

3,2

Cellulose (g)

1,0

2,0

1,0

0,7

-

Năng lượng (cal)

75,0

59,0

72,0

29,0

-

Ca (mg)

26,0

47,0

57,0

8,0

40,0

P (mg)

122,0

16,0

43,0

16,0

-

Fe (mg)

0,7

0,6

0,8

-

-

Vitamin A (mg)

1,0

0,5

-

-

416 I.U

B1 (mg)

0,34

0,29

0,4

-

0,15

B2 (mg)

0,19

0,18

-

-

0,07

PP (mg)

2,6

0,8

-

-

0,76

C (mg)

25,0

3,0

-

6,0

30,0

1mg= 3.330 I.U (International unit)

Đậu rất dễ chế biến thức ăn, thích hợp với khẩu vị của người tiêu dùng ở nhiều quốc gia, một số loại đậu làm nguyên liệu đóng hộp như đậu hà lan, đậu cove.



Đặc tính, yêu cầu ngoại cảnh, nhân giống, kỹ thuật canh tác, thu hoạch và tồn trữ cây rau họ đậu

CÂY ĐẬU COVE

Tín tiếng Anh: Snapbean, french bean Tín khoa học: Phaseolis vulgaris L. Họ Leguminosae, Fabaceae

Ở Châu Á, đậu cove được sử dụng nhiều bởi có giá trị dinh dưỡng cao như N, K, thiamin và vitamin. Trái tươi giầu vitamin A và C, trái có thể dùng ăn tươi, đóng hộp và đông lạnh. Ở một vài quốc gia Châu Á như Ấn Độ, Miến Điện, Nepal, Sri-Lanca, Bangladesh sử dụng hột khô của đậu cove trong những bữa ăn kiêng. Đậu cove là một trong những loại hoa màu thích nghi trong hệ thống luân canh với lúa (Bounnhong, 1993). Trong các loại đậu rau thì đậu cove là quan trọng nhất bởi phân bố rộng khắp và sản lượng tương đối lớn với tiềm năng là nguồn thu nhập của nông hộ nhỏ và là nguồn cung cấp vitamin vă chất khoâng (Yonzchong, 1994).



Đặc tính, yêu cầu ngoại cảnh, nhân giống, kỹ thuật canh tác, thu hoạch và tồn trữ đậu cô ve

ĐẬU ĐŨA


Tên tiếng Anh: Yardlong bean, asparagus bean

Tên khoa học: Vigna sesquipedalis Fruwirth, Vigna sinensis spp., Dolichos sesquipedalis L.

Họ Leguminosea, Fabaceae

Đậu đũa là loại rau phổ biến ở thị trường Châu Á, nhu cầu của thị trường nước ngoài trong những năm gần đây lă tiêu thụ trái tươi và đông lạnh. Phẩm chất trái dựa trên màu sắc và chiều dài trái. Tuy nhiên, yêu cầu nhập khẩu đậu đũa rất thay đổi tùy mỗi thị trường. Dạng trái cực dài màu xanh nhạt hầu hết được chấp nhận ở Thâi Lan và Hồng Kông trong khi Brunei thì thích trái ngắn màu xanh đậm vì có nhiều trái trong một kg. Châu Âu và Canada thì thích trái dài trung bình màu xanh nhạt (Piluek, 1994).



Đặc tính, yêu cầu ngoại cảnh, nhân giống, kỹ thuật canh tác, thu hoạch và tồn trữ đậu đũa

CÂY CỦ ĐẬU

Tín tiếng Anh: Yam bean

Tín khoa học: Pachy rrhizus erosus Urban Họ bầu b: Leguminosea, Fabaceae



Đặc tính, yêu cầu ngoại cảnh, nhân giống, kỹ thuật canh tác, thu hoạch và tồn trữ củ đậu

1.2.1.6Cây khoai củ (DIOSCOREACEAE)


Thành phần chất dinh dưỡng của khoai củ như sau:

- Nước : 65-75%

- Đạm : 1-2,5%

- Chất béo : 0,05-0,20%

- Carbohydrat : 15-25%

- Chất sợi : 0,5-1,5%

- Chất tro : 0,7-2,0%

- Vitamin C : 8-10mg/100g



Khoai củ là nguồn cung cấp vitamin. C quan trọng ở những nơi khoai được ăn với số lượng lớn như vùng phía tây Châu Phi, Mã Lai, vùng Caribê, Thái Bình Dương. Khoai củ dùng để chế biến thực phẩm làm bột, bánh, thức ăn gia súc. Lá và chồi non có thể dùng làm salads hay chế biến súp.

1.2.2Đặc điểm sinh thái của cây ăn quả


Theo tự nhiên mùa vụ thu hoạch của quả phân bố theo mùa vụ rõ rệt trong năm. Nhưng thực tế sản xuất, trên một số loại cây ăn trái ra hoa theo mùa được nhà vườn áp dùng các biện pháp kỹ thuật để điều khiển cây ra hoa theo ý muốn, để cây có trái nghịch mùa, bán với giá cao hơn mùa chính, nên có thể thấy trái xuất hiện trên thị trường quanh năm.

Bảng Khoảng cách trồng và mật độ một số cây ăn quả và cây đồn điền đa niên khác nhau.

Cây trồng

Tên latinh

Khoảng cách (m)

Mật độ / ha(1)


Cây họ Cam
Ca Cao
Cà phê
Cao su
Chôm chôm
Chuối
Cọ dầu
Dừa
Dứa
Điều
Đu đủ
Măng cụt
Mít
Ổi
Sầu riêng
Thầu dầu
Thanh long
Tiêu
Xoài

Persia americana
Citrus spp
Theobroma cacao
Coffea spp
Hevea brasiliensis
Nephelium lappaceum
Musa spp
E laeis guineennsis
Cocos nucifera
Ananas comesus
Anacardium occidentale
Carica papaya
Garcinia mangostana
Artocarpus heterophyllus
Psidium gujava
Durio zibethinus
Ricinus communis
Hylocereus undatus
Piper nigrum
Mangifera spp

8.0
6.0
3.0
3.0
6.0 x 3.0
8.0
3.0
8.0
8.0
(0.2 x 1.0)
8.0
4.0
8.0
8.0
6.0
10.0
0.5
3.0 x 3.5
2.5
10.0

157
278
1112
1112
555
157
1112
157
157
33.334
157
825
157
157
278
100
40.000
700 – 800
1600
100

Các bước cần thiết để thành lập vườn cây

Đặc tính, yêu cầu ngoại cảnh, nhân giống, kỹ thuật canh tác, thu hoạch và tồn trữ xoài

Đặc tính, yêu cầu ngoại cảnh, nhân giống, kỹ thuật canh tác, thu hoạch và tồn trữ cam quýt

Đặc tính, yêu cầu ngoại cảnh, nhân giống, kỹ thuật canh tác, thu hoạch và tồn trữ nhãn

Đặc tính, yêu cầu ngoại cảnh, nhân giống, kỹ thuật canh tác, thu hoạch và tồn trữ chuối

Đặc tính, yêu cầu ngoại cảnh, nhân giống, kỹ thuật canh tác, thu hoạch và tồn trữ dứa

Каталог: images -> 2007
2007 -> Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> QuyếT ĐỊnh số 46/2007/QĐ-bnn, ngày 28 tháng 5 năm 2007 Ban hành Quy định về việc xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng
2007 -> Trung tâm phát triển nông thôN
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p x¸c ®Þnh hµm l­îng vitamin c (axit ascobic) tcvn 4715 89
2007 -> Tiªu chuÈn ViÖt nam §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p thö tcvn 4712-89
2007 -> Iso 9000: 2000 Thuật ngữ và định nghĩa hệ thống quản lý chất lượng Thuật ngữ liên quan đến chất lượng
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp

tải về 1.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương