HỒ SƠ MỜi thầu số hiệu gói thầu: Gói thầu số 06



tải về 2.3 Mb.
trang17/20
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích2.3 Mb.
#2196
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20

2.14. Công tác vữa xây dựng:

Tiêu chuẩn tham chiếu:

TCVN 4314:2003 Vữa xây dựng, yêu cầu kỹ thuật

TCVN 3121-1:2003: Vữa xây dựng, phương pháp thử: xác định kích thước hạt cốt liệu lớn nhất

TCVN 3121-1: 2003: Vữa xây dựng, phương pháp thử: Lấy mẫu và chuẩn bị thử

Vữa cát xi măng phải bao gồm xi măng và cát theo quy định, tỷ lệ thành phần các vật liệu này được quyết định trong hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt và thiết kế cấp phối vật liệu của thí nghiệm tại một phòng thí nghiệm hợp chuẩn

Hỗn hợp vữa thử phải được chuẩn bị và kiểm tra bởi Nhà thầu trước sự chứng kiến và của bên Giám sát sau khi đã hoàn thành việc kiểm tra sơ bộ thành phần hỗn hợp. Hỗn hợp thử phải được trộn trong cùng thời gian và xử lý bằng cùng những phương tiện mà Nhà thầu đề nghị sử dụng trong suốt thời gian thi công công trình

Phải làm ba mẻ vữa riêng biệt, mỗi mẻ phải gồm không dưới 0,5 m3 vữa, 06 khối lập phương 150mm sẽ được làm từ mỗi mẻ vữa. Ba khối phải được kiểm tra sau 7 ngày và ba khối còn lại kiểm tra sau 28 ngày. Nếu bất kỳ một khối lập phương nào trong các mẻ vữa không đủ tiêu chuẩn theo quy đinh, hỗn hợp phải được tính toán lại

Nếu phải tính toán lại hỗn hợp vữa, việc làm vữa và kiểm tra vữa phải được làm nhiều lần cho tới khi hỗn hợp thử đáp ứng những yêu cầu nói trên.

Nhà thầu phải giữ biên bản chi tiết của mỗi lần đúc và mối quan hệ với các khối kiểm tra, nếu các khối kiểm tra không đạt yêu cầu về độ bền theo quy định thì Nhà thầu phải kiểm tra và thay đổi những vấn đề chi tiết trong hỗn hợp và cần có sự chấp thuận của bên Giám sát trược khi tiếp tục diễn ra các công việc đúc.



2.15. Công tác bê tông:

Kết cấu bê tông là bất kỳ loại bê tông nào được sử dụng trong xây dựng bê tông cốt thép, Bê tông phi kết cấu bao gồm các loại nguyên liệu phù hợp với Các tiêu chuẩn hiện hành nhưng không có bất kỳ đòi hỏi nào về độ cứng vững và được sử dụng chỉ để lấp các khoảng trống với các mục đích tương tự ở nơi chịu lực không đáng kể.

Một bề mặt hình thành là một bề mặt được đổ khuôn bằng cốp pha.

Một bề mặt tự do là một bề mặt ngang hoặc gần ngang được tạo nên bằng cách gạt bằng bay hay bằng một loại gạt nào đó cho đến mức cần thiết và hoàn thành như đòi hỏi.

Tỷ lệ nước/xi măng là tỉ lệ giữa khối lượng của nước trong hỗn hợp bị tách ra bởi khối lượng của xi măng trong hỗn hợp. Nước là nước trong hỗn hợp bao

2.15.1 Điều khoản quy định chung:

Nhà thầu sẽ đưa ra những nhóm chung, sự sắp xếp và mức độ của các loại bề mặt và kết cấu khác nhau và thiết lập các độ cao và mặt cắt để chỉ ra các đường bao và cao độ cho công việc xây dựng. Tất cả các cao độ và mặt cắt sẽ được bảo vệ một cách có hiệu quả cho đến tận khi công trình hoàn thành.

Các nguyên vật liệu, tỷ lệ hỗn hợp, vận chuyển, đầm nén, bảo dưỡng và kiểm tra bê tông sẽ phải phù hợp với các yêu cầu của Tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tương đương.

Nhà thầu sẽ nộp cho Chủ đầu tư và Bên Giám sát chi tiết đầy đủ của các nguyên liệu mà Nhà thầu dự định sử dụng để làm bê tông. Sẽ không có bê tông nào được đưa vào trong công trình cho đến khi Chủ đầu tư và Bên Giám sát chấp thuận các nguyên vật liệu mà sẽ làm bê tông. Các nguyên liệu đã được chấp thuận sau đó sẽ không bị thay đổi hoặc thay thế bằng các nguyên liệu khác mà không có sự đồng ý của Chủ đầu tư và Bên Giám sát.

2.15.2 Tổ chức sản xuất bê tông tại hiện trường:

Ngay khi bắt đầu thực hiện Hợp đồng, Nhà thầu phải trình lên Chủ đầu tư và Bên Giám sát để thông qua bản kê khai các chi tiết yêu cầu của đặc tính kỹ thuật này, đề nghị của Nhà thầu tổ chức các công việc sản xuất bê tông tại hiện trường.

Bản kê phương pháp này bao gồm những mục sau đây:

1. Kế hoạch dự định

2. Vị trí và sơ đồ của thiết bị sản xuất thi công

3. Phương pháp tổ chức thiết bị sản xuất bê tông như đã đề nghị

4. Quy trình kiểm tra chất lượng bê tông và các nguyên vật liệu để sản xuất bê tông

5. Vận chuyển và đổ bê tông

6. Chi tiết cốp pha bao gồm thời gian và quy trình gia cố tạm thời xà, tấm bê tông

7. Bảo vệ và bảo dưỡng bê tông



2.15.3 Hỗn hợp bê tông đã được chuẩn bị sẵn:

Bê tông của một nhà sản xuất duy nhất về hỗn hợp bê tông đã được chuẩn bị sẵn có thể được sử dụng cho công trường với sự chấp thuận của Chủ đầu tư và Bên Giám sát. Sự chấp thuận này chưa được thực hiện khi mà Chủ đầu tư và Bên Giám sát nhận thấy rằng công tác tổ chức, kiểm tra sản xuất và vận chuyển hỗn hợp bê tông được chuẩn bị sẵn chưa theo đúng yêu cầu của đặc tính kỹ thuật theo các Tiêu chuẩn tham chiếu hiện hành.



2.15.4Vấn đề trộn bê tông:

Trước khi bất kỳ máy móc nào được dùng cho việc đổ, trộn, vận chuyển, đầm nén và hoàn thành bê tông được đặt hoặc chuyển đến công trường, Nhà thầu sẽ nộp cho Bên Giám sát danh sách của tất cả các máy móc mà Nhà thầu dự định sử dụng và sự sắp xếp mà Nhà thầu dự định.

Mỗi máy trộn sẽ được kiểm tra trước khi được sử dụng để trộn bê tông cho công trình.

Tất cả việc trộn bê tông sẽ dưới sự kiểm tra của một giám sát viên có kinh nghiệm (của Nhà thầu và của Bên Giám sát)

Các thiết bị đo trọng lượng và định lượng sẽ được bảo dưỡng trong tình trạng tốt, sự chính xác của chúng sẽ được duy trì trong sai số nêu trong tiêu chuẩn 22 TCN 60-84; TCVN 4453-1995 và kiểm tra độ chính xác của trọng lượng và định lượng ít nhất 30 ngày một lần.

Công suất thùng của máy trộn sẽ không được vượt quá chỉ tiêu quy định. Tốc độ và thời gian trộn sẽ do Nhà thầu đề xuất.

Chủ đầu tư và Bên Giám sát có thể yêu cầu kiểm tra khi nghi ngờ tính chính xác của việc trộn của Nhà thầu.

2.15.5 Đổ bê tông:

Trước khi bắt đầu đổ bê tông, Nhà thầu sẽ nộp một bản “Báo cáo phương pháp“ đổ bê tông để Bên Giám sát và Chủ đầu tư phê duyệt, trong đó phải chỉ ra các chi tiết của thiết bị nhà thầu dự định dùng và các thủ tục và quy trình của hoạt động Nhà thầu dự định cho công việc

Trước khi đổ bê tông tiếp, các mặt của bê tông trước đó sẽ phải sạch, cứng và chắc chắn, nhưng sẽ không có nước thừa trên bề mặt.

Chu trình đổ:

Bê tông sau khi trộn được đổ càng sớm càng tốt vào vị trí cuối cùng của nó. Nó sẽ được đổ sao cho tránh được sự di chuyển vị trí của cốt thép, hoặc các phần công việc khác nằm trong bê tông.

Tất cả bê tông trong một mẻ hoặc một lần đổ sẽ được đổ trong một lần liên tục. Nó sẽ được đổ cẩn thận xung quanh tất cả các phần đặt trong bê tông để nhằm tránh không bị nứt hoặc rỗ

Tất cả công việc chuẩn bị sẽ được hoàn thành trước khi bắt đầu đổ bê tông và vì vậy, việc đổ bê tông sẽ không bị gián đoạn trước khi trở nên cứng. Không có bất cứ loại bê tông nào đã bị cứng cục bộ trong quá trình chuyển tiếp được sử dụng trong công trình và việc vận chuyển bê tông từ máy trộn đến điểm đổ sẽ phải phù hợp với yêu cầu này.

Bê tông sẽ không được đổ trong lúc trời mưa lớn, hoặc kéo dài. Các phương tiện sẽ được cung cấp để làm sạch nước mưa trên bề mặt bê tông đã đổ. Bê tông sẽ không được đổ trong vùng nước đọng đó, phần bê tông huỷ bỏ sẽ được vận chuyển đến nơi đúng quy định.

Sẽ không bao giờ được cho thêm nước vào trong hỗn hợp bê tông vì bất cứ lý do gì trong quá trình vận chuyển từ nơi trộn bê tông hoặc trong quá trình đổ bê tông vào vị trí.



Gián đoạn trong khi đổ bê tông:

Nếu như việc đổ bê tông bị gián đoạn vì bất cứ lý do gì và thời gian của sự gián đoạn không thể đoán trước được hoặc có thể sẽ kéo dài, trước khi việc đổ được tiến hành lại sau khi bị gián đoạn, Nhà thầu sẽ phải làm sạch bề mặt mà bê tông có thể được đổ vào, bê tông mới đổ vào phải hợp lý và đầm chặt vào bê tông hiện có để loại tất cả sự phân tầng trong bê tông.

Thời gian ngừng cho phép khi đổ bê tông không có chất phụ gia được lấy theo Bảng 18 TCVN 4453:1995; Nếu thời gian vượt quá thời gian quy định trong Bảng 18 thì phải xử lý bề mặt bê tông trước khi đổ bê tông mới vào.

Đầm bê tông:

Bê tông sẽ được đầm nén hoàn toàn trong cả khoảng lớp đổ. Nó sẽ được đổ vào cốp pha và xung quanh cốt thép và các thành phần khác, mà không được làm vị trí của chúng bị dịch chuyển.

Bê tông sẽ được đầm nén với sự trợ giúp của máy đầm dùi và đầm bàn (theo từng loại cụ thể), trừ khi Bên giám sát và Chủ đầu tư đồng ý phương pháp khác.

Việc đầm nén sẽ liên tục cho đến khi bê tông không còn co ngót nữa, một lớp vữa mỏng đã xuất hiện trên bề mặt và không còn thấy bong bóng khí trong bê tông. Máy đầm không bao giờ được sử dụng để dịch chuyển bê tông và sẽ được rút ra từ từ để ngăn ngừa khoảng rỗng bên trong bê tông. Việc đầm rung sẽ không được làm dịch chuyển vị trí của cốt thép và các thành phần khác được lắp đặt định vị trong bê tông.



Vấn đề bảo dưỡng bê tông:

Bê tông sẽ được bảo dưỡng trong suốt giai đoạn đầu khi bắt đầu đông cứng tránh mất nước và ảnh hưởng của nhiệt độ gây ra nứt. Phương pháp bảo dưỡng sẽ không tạo ra hư hỏng thuộc bất cứ hình thức nào cho bê tông.

Việc bảo dưỡng sẽ phải đủ thời gian như quy định để đạt được các mục tiêu trên, nhưng trong bất cứ trường hợp nào phải không ít hơn 7 ngày hoặc đến tận khi bê tông đã được xây phủ

Quy trình bảo dưỡng sẽ bắt đầu ngay khi bê tông đã đủ rắn để không bị ảnh hưởng bởi quá trình này, và trong trường hợp diện tích lớn hoặc rót liên tục, thì việc bảo dưỡng sẽ bắt đầu đối với phần đã hoàn thành trước khi các phần khác được hoàn thành.

Chi tiết dự định của nhà thầu cho việc bảo dưỡng bê tông sẽ được nộp cho Bên Giám sát và Chủ đầu tư trước khi bắt đầu đổ bê tông công trình 01 ngày.

Vấn đề bảo đảm giữ độ ẩm bê tông:

Các bề mặt bê tông đã hoàn thành có thể sẽ phải được bảo dưỡng bằng cách giữ lại cốp pha ở nguyên vị trí trong giai đoạn yêu cầu và luôn giữ cho cốp pha được ướt.

Nếu Chủ đầu tư và Bên Giám sát yêu cầu riêng thi Nhà thầu sẽ thêm vào việc bảo dưỡng như trên, cung cấp một phương tiện phù hợp cho việc che ánh nắng trực tiếp từ mặt trời vào bề mặt bê tông trong ít nhất bốn (04) ngày trong giai đoạn đầu bảo dưỡng

Vấn đề bảo vệ bê tông:

Bê tông mới đổ sẽ được bảo vệ khỏi mưa và các dòng nước chảy trên bể mặt cho đến tận khi nó đã đủ cứng không bị ảnh hưởng bởi những tác nhân này.

Không cho phép đi lại trên bề mặt bê tông cho đến tận khi bê tông đã đủ cứng để có thể đi lại trên đó theo quy định.

Bê tông đổ tại các vị trí của công trình không được chịu tải cho đến tận khi nó đạt được cường độ trung bình tối thiểu như đã được quy định trong các Tiêu chuẩn hiện hành.



Vấn đề chống thấm:

Chống thấm sẽ được làm bằng nguyên vật liệu và mẫu như đã được chỉ ra trong bản vẽ thiết kế đã được phê duyệt. Không một nguyên liệu chống thấm nào được đưa vào công trường cho đến tận khi Nhà thầu đã nộp đầy đủ chi tiết về nguyên vật liệu mà Nhà thầu định sử dụng, và tất cả những nguyên vật liệu này đã được Chủ đầu tư và Bên Giám sát đồng ý .



Bản ghi lại việc đổ bê tông:

Bản báo cáo, theo mẫu đã được trình Chủ đầu tư và Bên Giám sát từ phía Nhà thầu, Nhà thầu giữ về các chi tiết của mỗi lần rót bê tông đổ trong công trình. Tất cả những báo cáo này sẽ bao gồm loại bê tông, vị trí đổ, ngày đổ, nhiệt độ xung quanh và nhiệt độ bề mặt bê tông ở thời điểm đó (nhiệt độ không khi ngoài trời), lượng nước trong hỗn hợp bê tông, chi tiết của hỗn hợp, số mẻ, kết quả của các cuộc kiểm tra đã tiến hành, vị trí của khối kiểm tra và chi tiết của các lỗi đã lấy ra.

Nhà thầu cung cấp cho Chủ đầu tư và Bên Giám sát 04 (bốn) bản coppy các báo cáo này mỗi tuần, báo cáo các công việc đã tiến hành trong tuần trước đó. Và thêm vào đó, Nhà thầu phải cung cấp cho Chủ đầu tư và Bên Giám sát biểu đồ thống kê của cường độ khối 28 ngày,... và các thông tin khác về bê tông đã đổ trong tuần nếu như có yêu cầu của Bên Giám sát và Chủ đầu tư.

2.16. Công tác cốt thép trong bê tông:

2.16.1 Bảo quản cốt thép:

Cốt thép sẽ được lưu giữ trong ngăn hoặc những giá bằng gỗ trên một giá cứng không thấm nước, nó sẽ tránh được bẩn và vẫn giữ được thẳng

Cốt thép phải được lưu giữ và bảo vệ khỏi thời tiết tránh bị ăn mòn và rỗ mặt

Tất cả cốt thép đã bị xói mòn hoặc bị rỗ đến một mức nào đó mà theo ý kiến của Chủ đầu tư và Bên giám sát, mà ảnh hưởng đến chất lượng thép sẽ được đưa ra khỏi công trường.



2.16.2 Uốn cốt thép:

Nhà thầu sẽ chuẩn bị và nộp cho Bên Giám sát và Chủ đầu tư danh mục thép thanh mà Nhà thầu dự định sử dụng trong công trường phù hợp với bản vẽ thiết kế đã được phê duyệt và chỉ ra các chi tiết cắt và uốn của cốt thép.

Nhà thầu sẽ cắt và uốn cốt thép với hướng dẫn trong TCVN 4453-1995 hoặc tương đương. Uốn thanh bằng phương pháp uốn nguội lực uốn thấp và đều. Các móc hay góc uốn phải theo quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam.

2.16.3 Đặt cốt thép:

Cốt thép sẽ được đặt một cách an toàn vào vị trí với sai số cho phép trong bất cứ hướng nào song song với mặt bê tông và sai số ở mức cho phép ở phương vuông góc với mặt bê tông, với điều kiện rằng mặt phủ sẽ không bị giảm xuống dưới mức tối thiểu theo quy định.

Trừ phi được Chủ đầu tư và Bên Giám sát đồng ý cho làm khác, tất cả các thanh giao nhau sẽ được buộc vào nhau bằng dây thép luyện mền như đã nói ở trên.

Các khối đệm sẽ được sử dụng để đảm bảo tầng phủ được duy trì trên cốt thép. Các khối sẽ càng nhỏ càng tốt và phải được Chủ đầu tư và Bên Giám sát đồng ý về hình dạng. Chúng sẽ được làm bằng vữa trộn từ tỷ lệ 1/2 xi măng và cát. Các dây buộc trong khối để buộc vào cốt thép phải là dây buộc sử dụng cho buộc cốt thép. Khối đệm này sẽ có cường độ nén giống như bê tông và tỉ lệ ngấm nước sẽ không cao hơn của bê tông đặc.

Loại đệm khác có thể sẽ được sử dụng nếu được sự đồng ý của Chủ đầu tư và Bên Giám sát

Cốt thép phải được cột vững chãi để nó không bị dịch chuyển trong quá trình đổ bê tông. Những thứ định vị trong cốt pha phải tránh khỏi chỗ mà bê tông đang đổ sẽ chiếm. Cốt thép phẳng phải có giàn đỡ đủ giúp các hoạt động đổ bê tông và sẽ không được bỏ ra ngoài trong suốt quá trình đổ bê tông

Cốt thép trong trường hợp sử dụng liên kết hàn, phải được sự chấp thuận của Chủ đầu tư và Bên Giám sát. Quy trình hàn phải tuân thủ theo TCVN 4453-1995 hoặc tương đương

Nhà thầu phải đảm bảo rằng tất cả các cốt thép để chờ trong công trình sẽ không bị biến dạng, thay đổi hay gặp các hư hại khác.

Trước khi đổ bê tông trong bất kỳ phần nào của công trình mà có cả cốt thép trong đó, cốt thép phải được làm sạch và không có tạp chất kể cả bê tông có thể còn dính lại từ lần đổ trước.

2.16.4 Lớp che phủ cốt thép:

Bê tông che phủ cốt thép sẽ tương đương hoặc lớn hơn lớp che phủ trong bản vẽ theo mức độ được cho phép

Khi lớp che phủ nhỏ hơn quy định, hạng mục công việc này sẽ được sửa chữa hoặc loại bỏ theo yêu cầu của Chủ đầu tư và Bên Giám sát.

2.17 Công tác cốp pha cho bê tông:

Tiêu chuẩn tham chiếu: TCVN 4453-1995, hoặc tương đương



2.17.1 Điều khoản chung:

Nhà thầu sẽ chỉ ra cao độ và mặt cắt cho công việc xây dựng, tất cả các cao độ và mặt cắt sẽ được bảo vệ đến tận khi công trình đã hoàn thành

Cốp pha sẽ được dựng chắc chắn để chịu được tải trọng bên trên chúng được tạo ra bởi bê tông tươi, các thiết bị rung, ... và các trọng lực khác đặt trên trong quá trình chế tạo bê tông trên công trường.

2.17.2 Cốp pha và ván khuôn:

Nhà thầu sẽ nộp các bản vẽ chi tiết của cốp pha với đẩy đủ những tính toán theo quy định cho Chủ đầu tư và Bên Giám sát phê duyệt

Những phần chống đỡ trên mặt đất sẽ được lắp đặt chắc chắn trên bệ được thiết kế để tránh lún, các mố nối trong cốp pha cho các bề mặt trần sẽ liền nhau hoặc tạo nên một kiểu liên tục

Tất cả các mối nối trong cốp pha bao gồm cả cốp pha cho các mối nối xây dựng sẽ kín không cho đá và xi măng lọt ra ngoài. Khi cốt thép đi qua cốp pha, cốp pha phải được làm kín tại các vị trí đó

Cốp pha phải được thiết kế sao cho có thể dịch chuyển ra khỏi nơi làm việc dễ dàng mà không làm hại đến bề mặt bê tông, nó cũng có các phần cho sửa chữa nhỏ về vị trí, nếu thấy cần thiết, để đảm bảo vị trí chính xác của các bề mặt bê tông. Việc di chuyển vị trí của cốp pha và lún vì trọng lực của bê tông tươi cũng sẽ được cho phép nơi cần thiết.

Cốp pha sẽ không được sử dụng lại sau khi đã bị khuyết tật mà có thể làm hư hại đến bề mặt của bê tông.

Các phần bê tông đúc sẵn định ra cho công trình, hoặc do Nhà thầu dự định và được Chủ đầu tư và Bên Giám sát đồng ý, sẽ được làm theo mức độ chính xác theo quy định trong các tiêu chuẩn Việt Nam tham chiếu.

2.17.3 Chuẩn bị Cốp pha và ván khuôn:

Trước khi đổ bê tông vào vị trí cốp pha, cốp pha phải được làm sạch và được quét một lớp chống dính. Lớp này sẽ hoặc là một loại dầu phù hợp trộn với dung dịch ướt, nhũ tương nước trong dầu hoặc là dầu nhớt chứa các dung dịch hoá học. Nhà thầu sẽ không sử dụng nhũ tương dầu trong nước hoặc bất kỳ chất chống dính nào gây ra nhuộm màu hoặc phai màu của bê tông, các hố khí trên bề mặt bê tông hoặc làm chậm quá trình hình thành bê tông.

Trong trường hợp cần thiết phải cố định cốt thép trước khi đặt cốp pha, sẽ tiến hành việc chuẩn bị bề mặt của cốp pha trước khi đưa chúng vào vị trí. Nhà thầu sẽ không được phép để cốt thép bị làm bẩn bởi chất chống dính của cốp pha.

Trước khi đổ bê tông, tất cả các bụi bặm, mảnh vỡ xây dựng và các tạp chất khác sẽ được mang ra ngoài khu vực đổ

Trước khi đổ bê tông, tất cả các nêm và các phương tiện gá khác sẽ giữ cốp pha không di chuyển trong quá trình đổ và Nhà thầu sẽ luôn theo dõi cốp pha trong quá trình đổ để đảm bảo rằng không có sự di chuyển nào.

2.17.4 Tháo dỡ cốp pha và ván khuôn:

Cốp pha sẽ được tháo dỡ cẩn thận mà không làm ảnh hưởng tới bê tông. Sẽ không tháo dỡ cốp pha nào cho đến khi mà bê tông đã có đủ cường độ để chịu được mọi ảnh hưởng có thể xảy ra.

Cốp pha có thể được tháo dỡ khỏi các bề mặt khi bê tông đã đạt được cường độ theo quy định, với điều kiện cường độ đạt được được xác định bằng cách làm các thử nghiệm trên các khối mẫu thử nghiệm và bảo dưỡng trong cùng một điều kiện như bê tông trên công trường

Sự phù hợp với yêu cầu sẽ không làm giảm nhẹ trách nhiệm của Nhà thầu phải hoãn việc tháo dỡ cốp pha đến tận khi việc tháo dỡ có thể được hoàn thành mà không làm ảnh hưởng tới bê tông



2.17.5 Sửa chữa các mặt không đạt yêu cầu:

Nếu trong quá trình tháo dỡ cốp pha thấy bề mặt bê tông có lỗi hoặc không đạt yêu cầu, Nhà thầu sẽ không được sửa lỗi đó trước khi Bên Giám sát kiểm tra và nhận được thông báo hướng dẫn từ Bên Giám sát và Chủ đầu từ

Tại những vùng rỗ tổ ong mà Bên Giám sát và Chủ đầu tư đồng ý có thể được sửa chữa phải đục đến phần bê tông chắc chắn hoặc quá hơn 75mm. Trong trường hợp khu vực bê tông cốt thép phải đục tới sau cốt thép 25mm hoặc quá hơn 75mm, các lỗ đục phải có cạnh vuông góc với bề mặt bê tông. Sau khi làm sạch bằng nước, một lớp xi măng mỏng lỏng sẽ được quét lên mặt bê tông trong các lỗ và sau đó nó sẽ được đổ ngay lập tức bằng bê tông cùng loại nhưng với đá có kích thước nhỏ hơn 20mm, sẽ được đổ đến điểm của cạnh trên cùng của lỗ. Sau bảy ngày, bê tông trên miệng lỗ sẽ được đục bỏ và mặt sẽ trở nên bằng phẳng

Sửa chữa các khuyết tật bê tông đã hoàn thành trong các kết cấu có nước sẽ chỉ được tiến hành với sự chấp thuận của Bên Giám sát và Chủ đầu tư.

Những hiện tượng không bình thường của bề mặt ngoài hạn chế của sai số trong TCVN 4453-87 sẽ được làm lại bằng phẳng theo cách và mức độ do bên giám sát và chủ đầu tư hướng dẫn.

Những khiếm khuyết khác ngoài những điều đã nói ở trên sẽ được xử lý theo hướng dẫn của Bên Giám sát.



2.18. Công tác xây, trát, hoàn thiện:

Tiêu chuẩn tham chiếu:

TCVN 4085 : 2011 Kết cấu gạch đá. Quy phạm thi công và nghiệm thu

TCVN 4459-1987: Hướng dẫn pha trộn và sử dụng vữa trong xây dựng

TCVN 5674 : 1992 Công tác hoàn thiện trong xây dựng. Thi công và nghiệm thu

TCVN 4516- 1988: Hoàn thiện mặt bằng xây dựng. Quy phạm thi công và nghiệm thu

Hoặc các tiêu chuẩn khác tương đương

2.19 Công tác xây:

2.19.1 Công tác chuẩn bị:

Sau khi mặt bằng chuẩn bị xong, Nhà thầu phải tiến hành xác định tim, trục công trình, tim móng, đường mép hố móng theo bản vẽ thiết kế đã được phê duyệt

Công tác xác định các mốc cao độ, trục nhà và công trình phải được kiểm tra, nghiệm thu và lập thành biên bản, sau khi được bàn giao, Nhà thầu phải có trách nhiệm bảo vệ theo quy định trong suốt thời gian thi công công trình.

Thành và đáy hố móng phải được kiểm tra và bảo vệ, nước, rác và các vật thể lạ khác phải được dọn sạch. Khi đất đáy móng có những biểu hiện khác thường, Nhà thầu phải lập phương án xử lý, và cần phải có sự chấp thuận của Chủ đầu tư và Bên Giám sát trước khi triển khai thi công.

+ Xi măng dùng cho công trình phải đáp ứng các yêu cầu quy định trong các tiêu chuẩn hiện hành của nhà nước về xi măng. Trong công trình, đối với mỗi loại yêu cầu của công tác xây trát, chỉ dùng một loại xi măng thống nhất đã được chấp thuận, mọi sự khác đi nào cần có sự chấp thuận của Bên Giám sát và Chủ đầu tư trước khi sử dụng.

+ Gạch, đá: Các loại gạch đá cung cấp cho công trình phải là loại đã được chấp thuận, có giấy chứng nhận về quy cách và chất lượng do bộ phận KCS của nơi sản xuất cấp

Quy cách gạch đá sử dụng cho công trình phải tuân theo những quy định hiện hành của nhà nước.

Trong công trình, đối với mỗi loại yêu cầu của công tác xây, chỉ dùng một loại gạch (đá) thống nhất đã được chấp thuận, mọi sự khác đi nào cần có sự chấp thuận của Bên Giám sát và Chủ đầu tư trước khi sử dụng.

Mọi sự sai khác về vật liệu không đáp ứng yêu cầu phải được di chuyển ra khỏi công trình.

2.19.2 Vữa xây dựng:

Vữa dùng trong khối xây, tô, trát phải có mác và các chỉ tiêu kỹ thuật thỏa mãn yêu cầu thiết kế và yêu cầu của TCVN 4085-1985 cũng như các quy định trong Tiêu chuẩn “Hướng dẫn pha trộn và sử dụng vữa xây dựng“. Tỷ lệ các thành phần nguyên vật liệu trong vữa phải được thiết kế cấp phối vật liệu từ một phòng thí nghiệm hợp chuẩn.

Thời gian trộn vữa bằng máy từ lúc đổ xong cốt liệu vào máy trộn không được nhỏ hơn 2 phút

Thời gian trộn vữa bằng tay kể từ lúc bắt đầu trộn không được nhỏ hơn 3 phút

Trong quá trình trộn vữa bằng máy hoặc bằng tay, không được đổ thêm bất cứ vật liệu nào khác vào trong cối vữa.

2.19.3 Dàn giáo ván khuôn:

Nhà thầu phải trình lên Chủ đầu tư và Bên Giám sát một hồ sơ thiết kế hệ thống dàn giáo và ván khuôn cho công tác xây, trát. Thời điểm trình phải trước khi thực hiện công tác xây ít nhất là 07 ngày, và chỉ được thực hiện khi được sự chấp thuận của Chủ đầu tư và Bên Giám sát.

Công tác ván khuôn và dàn giáo trong thi công công tác xây, trát phải được thực hiện theo quy định của các quy phạm nhà nước hiện hành về ván khuôn dàn giáo.

Không được dùng các loại dàn giáo chống, dựa vào tường đang xây, không bắt ván lên tường mới xây, dàn giáo phải cách tường đang xây ít nhất là 0.05m.

Các loại dàn giáo phải đảm bảo ổn định, bền vững, chịu được tác động do con người, do đặt vật liệu và do di chuyển các thùng vữa trên dàn giáo khi xây trát. Dàn giáo phải không được gây trở ngại cho quá trình thi công xây dựng, tháo lắp phải dễ dàng.

Trong trường hợp sử dụng dàn giáo định hình, Nhà thầu phải cung cấp cho Bên Giám sát mọi thông tin liên quan đến tính năng sử dụng cũng như thao tác lắp đặt trong quá trình sử dụng.

Mọi sự thay đổi khác về dàn giáo, ván khuôn, cần phải có được sự đồng ý chấp thuận của Bên Giám sát trước khi sử dụng.

2.19.4 Kỹ thuật xây:

a) Trước khi xây phải nhúng nước gạch. Những viên gạch dính bùn đất, rêu mốc phải được cạo rửa sạch trước khi xây;

b) Quy cách xây gạch là phải ngang bằng, thẳng đứng, mặt phẳng, góc vuông. Mạch đứng của lớp gạch trên phải so le với mạch đứng ở lớp dưới ít nhất 5 cm. Độ ngang bằng của hàng, độ thẳng đứng mặt bên và góc phải được kiểm tra ít nhất 2 lần trong một đoạn cao từ 0,5 đến 0,6 m;

c) Mạch xây không dày quá 12 mm đối với mạch ngang và 10 mm đối với mạch đứng. Mạch nên giới hạn trong khoảng 7- 12 mm;

d) Sau khi xây xong một hoặc hai lớp, phải dùng bay để miết lại các mạch vữa cho chặt, đầy chặt vữa, không dùng gạch vỡ để chèn vào mạch.

Chỗ giao nhau, nối tiếp của khối xây tường phải xây đồng thời; khi tạm ngừng xây cần để mỏ giật, không để mỏ nanh;

e) Nên xây với độ cao đồng đều trên toàn bộ công trình để nền lún đều. Nếu phải chia nhiều đoạn để xây, thì chỗ ngắt đoạn xây giật cấp theo kiểu bậc thang, chênh lệch chiều cao giữa hai khối xây không quá 1,2m;

g) Để liên kết giữa tường chính và cột khi xây cao không đồng thời, dùng các thanh thép đặt trước trong tường chính hoặc cột;

h) Chỉ nên xây tường cao từ 1m đến 1,2m với tường dầy nhỏ hơn 0,6m, rồi ngừng 24 giờ, sau đó mới xây tiếp; Nếu tường dầy hơn, thì giảm chiều cao một đợt xây;

i) Không được va chạm mạnh, đặt vật liệu, tựa dụng cụ và đi lại trực tiếp trên khối xây đang thi công hoặc mới thi công xong nhưng vữa chưa đủ cứng rắn;

k) Trong quá trình xây, nếu phát hiện thấy vết nứt phải đánh dấu, xác định nguyên nhân để xử lý;

l) Khi xây tiếp trên khối xây đã cứng rắn: tưới nước, rải vữa, rồi mới xây tiếp;

m) Việc đắp đất ở phía sau và bên trên các khối xây chỉ tiến hành khi vữa trong khối xây đã đạt cường độ thiết kế, đắp từng lớp ngang bằng, đều trên toàn bộ chiều dài và đối xứng ở hai bên để đảm bảo ổn định cho công trình; Nếu chia ra từng đoạn để đắp, thì đắp theo từng đoạn đối xứng; Cách đắp và trình tự đắp đất phải qui định trong thiết kế biện pháp thi công.

2.20 Công tác hoàn thiện:

Thi công công tác hoàn thiện công trình, ngoài việc tuân thủ theo những quy định trong tiêu chuẩn TCVN 5674-1992 và TCXDVN 303:2004, cần phải tuân theo những quy định về an toàn lao động, về phòng cháy chữa cháy cũng như những tiêu chuẩn khác liên quan đã được Nhà nước ban hành

Đối với những kết cấu chế tạo và gia công sẵn ở nhà máy, công tác hoàn thiện được thực hiện ngày trong quá trình chế tạo và phải tuân thủ theo những quy định riêng.

Nhà thầu sẽ phải thiết lập một quy trình thực hiện công tác hoàn thiện cho từng hạng mục công việc riêng của toàn bộ gói thầu và một quy trình thực hiện hoàn thiện tổng thể công trình (nếu như trong thiết kế đã không nêu cụ thể). Quy trình này phải được trình và chấp thuận từ bên Giám sát và Chủ đầu tư. Trong quy trình này cần thiết phải nêu cụ thể từng công việc của công tác hoàn thiện và những sai số cho phép có thể chấp thuận được.

+ Kỹ thuật ốp lát:

- Công tác ốp lát phải tuân thủ theo tiêu chuẩn TCVN 5674 : 1992 (Công tác hoàn thiện trong xây dựng. Thi công và nghiệm thu).

- Các yêu cầu về vật liệu chính, vật liệu phụ tương tự như đối với công tác láng nền, lát gạch.

- Chỉ được ốp gạch ngay khi lớp tô còn ướt (ẩm). Dán bằng hồ dầu xi măng nguyên chất hoặc loại hồ đặc biệt dùng riêng cho dán gạch có thêm một số phụ gia.

- Trước khi tiến hành dán gạch, phải lấy nivô chuẩn cách đều 50cm một đường ngay giáp vòng quanh toàn bộ mặt nhà để đảm bảo cho các đường joint tuyệt đối chính xác. Các đường mốc thẳng đứng cũng lấy được bằng dây dọi cách đều 1m một đường, đảm bảo joint đứng các hàng gạch liên tục từ trên xuống dưới suốt mặt tường nhà.

- Dùng xi măng trắng nguyên chất để trét joint. Phải trét cho các joint đầy hồ xi măng, không vây bẩn lên mặt gạch. Phải chùi thật sạch bóng mặt gạch ngay sau khi trét joint, đảm bảo không có chút xi măng nào phủ bám.

- Đối với gạch ceramic, cần có sự tính toán để giữ nguyên khổ gạch, chẵn cho từng kích thước chiều ngang, chiều đứng của các mặt tường khu vệ sinh. Trường hợp hạn hữu có thể được cắt gạch song phải được thông qua Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát, nên đặt vào các góc khuất khó nhìn thấy của tường hoặc nền nhà.

- Yêu cầu để cho viên gạch bám chắc vào mặt tường là mặt dưới viên gạch, phần tiếp xúc với tường phải đầy đủ hồ, không bị rỗng, bộng, joint trét thật kỹ lưỡng. Kiểm tra bằng cây gỗ gõ vào từng viên. Mọi sai sót đều không chấp nhận, phải tháo bỏ làm lại.

+ Công tác sơn:

- Dùng giấy nhám hoặc đá mài cọ sạch bề mặt tường, quét hết bụi bẩn, phải cạo sạch lớp sơn cũ, sau đó mới chà sạch bề mặt.

- Công tác vệ sinh có bao gồm chuẩn bị hiện trường, che chắn đồ vật trong nhà, di chuyển các đồ vật ra khỏi vị trí cần sơn.

- Rơi vãi trong thi công sơn là không thể tránh khỏi, cần có biện pháp che nền hà tránh sơn bám vào nên, thường là rải bạt, rải cát lớp mỏng xuống nền. Quá trình vệ sinh kèm theo quá trình kiểm tra lỗi của tường lần cuối.

- Sơn nước được sử dụng cho tường trong nhà, trần, cột, … khi lớp hồ tô các bộ phận này đảm bảo đã khô và đủ cứng nghĩa là quá trình thủy hóa của xi măng trong hỗn hợp vữa tô đã đạt đến điểm quy định.

- Vật liệu dùng làm matit cho sơn nước theo chỉ định của thiết kế. Việc sử dụng chất liệu này phải tuân thủ các hướng dẫn của nhà sản xuất kèm theo lô hàng. Khi hỗn hợp đã trộn bị cứng phải loại bỏ, không được dùng.

- Mặt kết cấu trước khi sơn phải được tưới đủ nước để đảm bảo lớp matit có độ bám tốt, không bị rạn nứt.

- Công tác chà phẳng mặt bằng giấy nhám phải tiến hành kịp thời.

- Bả matit thật kỹ, chà giấy nhám thật phẳng cho đến khi dùng đèn rọi kiểm tra không còn vết gợn thì mới tiến hành sơn phủ. Trong quá trình sơn, phải tiếp tục dùng đèn kiểm tra ở mọi góc độ. Các sai sót phải được kịp thời sửa chữa ngay rồi mới được sơn các lớp tiếp theo.

- Bề mặt sau khi sơn phải đảm bảo thật bằng phẳng, mịn màng không lồi lõm. Màu sơn đồng nhất không có tỳ vết, hoen ố hoặc vết sơn chảy đọng.

- Cần có biện pháp che chắn phần sơn đã hoàn thiện ở những nơi có nhiều người đi lại hoặc thao tác công tác khác để tránh các vết bẩn do tay chân hoặc làm vật liệu khác bám vào.

- Phần tiếp xúc mặt ngoài Nhà thầu phải có biện pháp chống nứt tường sau sơn.

+ Công tác xử lý chống thấm, chống ẩm và các lỗi của tường.

- Cần xử lý tất cả các lỗi trước khi sơn, một khi đã sơn xong mà chưa xử lý triệt để các lỗi, lớp sơn có thể nhanh chóng bị hỏng làm xấu ngôi nhà.

- Xử lý chống ẩm bằng sơn lót chống kiểm chuyên dụng, sơn chống thẩm thấu.

- Chống thấm : xác định nguyên nhân thấm và xử lý triệt để, đây là nguyên nhân dẫn đếnlỗi sơn nhanh nhất. Bước này có thể làm trước cả khi làm vệ sinh.



Каталог: dichvu -> dauthau
dauthau -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
dauthau -> HỒ SƠ YÊu cầu chào hàng cạnh tranh gói thầu số 3: toàn bộ phần xây lắp của dự ÁN
dauthau -> HỒ SƠ MỜi thầu số hiệu gói thầu: Gói thầu số 05
dauthau -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc HỒ SƠ MỜi thầU Áp dụng phưƠng thứC
dauthau -> Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
dauthau -> HỒ SƠ YÊu cầu chào hàng cạnh tranh
dauthau -> Tên gói thầu số 02: Toàn bộ phần xây lắp của dự án Công trình: Hội trường khu huấn luyện dự bị động viên Bình Thành Phát hành ngày: 10/09/2015
dauthau -> GÓi thầu số 12: TƯ VẤn khảo sáT, thiết kế BẢn vẽ thi công và DỰ toán hạng mục hệ thống cấp nưỚc mặN
dauthau -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc HỒ SƠ MỜi thầU

tải về 2.3 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương