HỒ SƠ MỜi thầu số hiệu gói thầu: Gói thầu số 06


Quy định trách nhiệm chung



tải về 2.3 Mb.
trang16/20
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích2.3 Mb.
#2196
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20
Quy định trách nhiệm chung :

  • Chủ đầu tư :

    1. Tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện công tác giám sát thi công.

    2. Có trách nhiệm cung cấp kịp thời các thông tin bổ sung cho TVGS về tiêu chuẩn áp dụng, bản vẽ và những sửa đổi khác của dự án.

    3. Chủ trì các cuộc họp định kỳ, bất thường giữa các bên.

  • Tư vấn giám sát : theo yêu cầu của hợp đồng và phải:

    1. Giám sát chất lượng quá trình thi công xây lắp và lắp đặt thiết bị theo hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt.

    2. Giám sát khối lượng thi công.

    3. Giám sát tiến độ thi công.

    4. Giám sát an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

    5. Ban hành báo cáo chất lượng thi công khi kết thúc công trình.

  • Nhà thầu : Ngoài những yêu cầu đã nêu trong hợp đồng với chủ đầu tư, NT chính phải :

  1. Tổ chức công trường và thi công an toàn phù hợp với các văn bản pháp quy hiện hành

  2. Tuân thủ các yêu cầu thiết kế, kỹ thuật, các tiêu chuẩn và quy phạm viện dẫn trong hồ sơ thầu hoặc tiêu chuẩn chuyên ngành khác.

  3. Trước khi bắt đầu thi công hạng mục/ công trình ( ít nhất 01 tuần), phía Nhà thầu phải đệ trình cho Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát các tài liệu sau :

    • Kế hoạch và biện pháp thi công tổng thể của hạng mục/ công trình.

    • Kế hoạch kiểm soát và đảm bảo chất lượng nội bộ của phía Nhà thầu.

    • Biện pháp thi công chi tiết từng hạng mục.

    • Đầu tuần Nhà thầu phải thông báo cho Chủ đầu tư và phía Tư vấn giám sát bằng văn bản về tiến độ thi công của tuần đó, trong đó ít nhất phải có các nội dung :

      • Số lượng nhân sự tham gia thi công.

      • Vật tư, thiết bị dự kiến sử dụng ( nếu được cả tình trạng TB)

      • Những ngày dự kiến không làm việc.

      • Sơ bộ tóm tắt tiến độ của tuần trước đó.

  4. Cung cấp cho phía TVGS đầy đủ và kịp thời những chứng chỉ, bằng chứng liên quan đến chất lượng thi công của dự án (hồ sơ năng lực của các nhà thầu phụ nếu có), nhằm đảm bảo chất lượng công trình theo mong muốn của Chủ đầu tư.

  5. Nghiên cứu kỹ các hồ sơ thiết kế trước khi tiến hành thi công, những vấn đề chưa rõ ràng trong hồ sơ thiết kế phải được phải được làm sáng tỏ với Tư vấn thiết kế và Chủ đầu tư.
      1. Mối quan hệ giữa Nhà thầu với Đơn vị giám sát và Chủ đầu tư trong công tác giám sát chất lượng :



2.2.3. Quy định trách nhiệm và các công việc của các bên liên quan đối với các công đoạn thi công :

  1. Sơ đồ tổ chức nhân sự (ghi rõ trách nhiệm, quyền hạn, điện thoại liên hệ…)

    • Sơ đồ tổ chức nhân sự của Nhà thầu : Nhà thầu trình Tư vấn giám sát xem xét, đánh giá đệ trình Chủ đầu tư phê duyệt.

    • Sơ đồ tổ chức nhân sự của Tư vấn giám sát : Tư vấn giám sát trình Chủ đầu tư phê duyệt.

    • Sơ đồ tổ chức của Chủ đầu tư : Chủ đầu tư phát hành cho các bên tại công trình.

  2. Chỉnh sửa thiết kế (nếu có)

Khi phát hiện những thiếu sót hoặc bất hợp lý trong thiết kế, Nhà thầu thi công và Tư vấn Giám sát có trách nhiệm thông báo lên Chủ đầu tư để xử lý chỉnh sửa hồ sơ thiết kế theo sơ đồ sau:


Thông tin không ảnh hưởng giá thành



Thông tin có ảnh hưởng giá thành.


  1. Khối lượng phát sinh  NT đệ trình, TVGS xem xét, trình CĐT duyệt.

  2. Tổ chức nghiệm thu:

 Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015.

 Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015.

 Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015.


  1. Bàn giao mặt bằng:

 CĐT bàn giao cho NT; TVGS chứng kiến.

  1. Bàn giao tim mốc:

 TVTK bàn giao cho NT; CĐT và TVGS chứng kiến để kiểm tra trong quá trình thi công. NT kiểm tra, phát hiện sai sót không phù hợp để TVTK điều chỉnh (nếu có), NT có nhiệm vụ phải bảo quản đến kết thúc công trình.

  1. Hồ sơ hoàn công :

Trách nhiệm của chủ đầu tư : tạo điều kiện, cung cấp các hồ sơ pháp lý cho NT.

Trách nhiệm của nhà thầu chính : có trách nhiệm lập hồ sơ hoàn công cho toàn bộ công trình theo quy định hiện hành, trong đó các bản vẽ hoàn công phải được ghi rõ họ tên và chữ ký của người lập bản vẽ hoàn công. Người đại diện theo pháp luật của Nhà thầu thi công xây dựng phải ký tên và đóng dấu trên hồ sơ hoàn công.

Trách nhiệm của TVGS : trên cơ sở bản vẽ hoàn công do nhà thầu lập, TVGS kiểm tra và ký xác nhận.


  1. Giải quyết sự cố trên công trường :

Khi công trường xảy ra sự cố, nhà thầu thi công, Tư vấn giám sát có trách nhiệm liên lạc ngay cho Chủ đầu tư và các bên liên quan bằng mọi phương thức có thể (Điện thoại, Fax, Báo trực tiếp …) để cùng nhau giải quyết sự cố theo điều chương VI của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng :

  • Các bên tham gia dự án cùng tiến hành lập Biên bản kiểm tra hiện trường sự cố; Quay phim, chụp ảnh hiện trường và cứu người bị nạn, ngăn ngừa sự cố gây ra thảm họa tiếp theo.

  • Chủ đầu tư lập báo cáo sự cố xảy ra tại công trình xây dựng đang thi công xây dựng; Gửi báo cáo sự cố công trình xây dựng cho các cơ quan quản lý theo quy định.

  • Sau khi có kết quả đánh giá xác định mức độ và nguyên nhân sự cố, Tư vấn Giám sát giúp CĐT tổng hợp Hồ sơ sự cố công trình xây dựng để CĐT yêu cầu cơ quan bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân gây ra sự cố công trình có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại và chi phí cho việc khắc phục sự cố theo qui định của pháp luật.

2.3.4. Quy định chi tiết danh mục các tài liệu đảm bảo chất lượng mà các nhà thầu phải trình cho tư vấn giám sát:

a. Hồ sơ nhân lực: Nhà thầu lập trình CĐT và TV

+ Danh sách công nhân (đã được học an toàn lao động)

+ Giấy giới thiệu đính kèm danh sách nhà thầu phụ đã được chấp thuận (nếu có).

b. Hồ sơ thiết bị : Nhà thầu lập trình CĐT và TVGS

+ Danh mục thiết bị của công trình ( có thể vào đầu mỗi tuần, cùng với tiến độ thi công )

+ Hồ sơ thiết bị

+ Giấy kiểm định thiết bị

+ Danh sách nhân lực vận hành + Chứng chỉ tay nghề ( cho những thiết bị có yêu cầu )

c. Hồ sơ phòng thí nghiệm:  Nhà thầu lập trình CĐT và TVGS

+ Danh sách các Phòng thí nghiệm và cơ quan thí nghiệm đề nghị.

+ Giấy xác nhận chọn Phòng thí nghiệm của CĐT/ TVGS

+ Quy trình thí nghiệm ( nếu cần )

+ Những hồ sơ khác liên quan

d. Quy trình thi công: Theo các Quy phạm, Tiêu chuẩn hiện hành và các yêu cầu kỹ thuật khác trên đây, tuy nhiên tối thiểu là :

+ Mục đích, phạm vi, tiêu chuẩn áp dụng.

+ Biện pháp và trình tự thi công.

+ Biện pháp đảm bảo chất lượng.

+ Bố trí nhân lực, vật tư, thiết bị.

+ Bố trí mặt bằng thi công.

+ Tiến độ thi công chi tiết.

+ Biện pháp an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

+ Bản vẽ minh hoạ (nếu có)

+ Những tài liệu khác liên quan đến thi công.



e. Hồ sơ vật tư : Nhà thầu lập, trình CĐT và TVGS.

+ Danh mục vật tư của công trình

+ Hồ sơ, chứng chỉ xuất xứ vật tư

+ Hồ sơ, chứng chỉ thông số kỹ thuật của vật tư

+ Hồ sơ hoá đơn bán hàng, xuất nhập (nếu có)

+ Phiếu quy trình lấy mẫu vật tư tại hiện trường

+ Kết quả thí nghiệm vật tư của phòng thí nghiệm

+ Phiếu và mẫu lưu tại hiện trường

+ Bảng tổng hợp theo dõi công tác lấy mẫu và kết qủa thí nghiệm

+ Những hồ sơ khác liên quan


2.2. Vấn đề hiện trường:

2.2.1 Khái quát:

Nhà thầu sẽ phải có trách nhiệm, và bằng chi phí của họ, để lấy được các thông tin cần thiết cho việc lập Hồ sơ mời thầu và cho việc thực thi các vấn đề cần phải giải quyết trong khuôn khổ Gói thầu tham gia. Những thông tin được cung cấp sau đây sẽ chỉ là để dự phòng và chỉ là hướng dẫn chứ không hề giảm nhẹ trách nhiệm của Nhà thầu theo quy định.

Bất cứ vấn đề nào thuộc về thiệt hại của hệ thống hạ tầng kỹ thuật cũng như những vật kiến trúc khác do hoạt động của Nhà thầu gây ra sẽ được sửa chữa và khôi phục bởi Nhà thầu hay bởi các nhà chức trách có liên quan, mọi chi phí liên quan đều do Nhà thầu chịu và phải đáp ứng nhanh nhất theo yêu cầu.



Vấn đề cấp nước: Chỉ có nước sạch đảm bảo tiêu chuẩn mới được sử dụng trên công trường thực hiện Gói thầu.

Nhà thầu sẽ có sự sắp xếp bố trí riêng của mình cho vấn đề cung cấp nước cho sinh hoạt cũng như mọi hoạt động khác của Nhà thầu trên công trường. Không có sự thanh toán thẳng nào từ phía Bên Giám sát và Chủ đầu tư cho việc cung cấp nước, do vậy chi phí này đã được bao gồm trong giá dự thầu của Nhà thầu

Nhà thầu sẽ phải đảm bảo việc cung cấp nước là có sẵn và liên tục, đầy đủ để đảm bảo công việc được tiến triển liên tục. Tất cả các nguồn nước sử dụng phải đảm bảo theo quy định hiện hành về nước sinh hoạt và sử dụng có mục đích khác nhau.

Vấn đề cấp điện: Nhà thầu sẽ phải cung cấp và duy trì việc cấp điện tạm thời cần thiết, đèn chiếu sáng và mọi máy móc đi kèm theo khác trong suốt quá trình thực hiện Hợp đồng bằng ngân sách của mình.

2.2.2 Hệ thống hạ tầng kỹ thuật liên quan:

Ngay sau khi bất cứ một công trình hạ tầng nào được phát hiện trong quá trình đào móng công trình, mặc dù công trình này đã được biết, định vị từ trước đó hay mới phát hiện được khi lộ diện, Nhà thầu ngay lập tức phải thông báo cho Bên Giám sát và Chủ đầu tư để thông báo cho nhà chức trách có liên quan.

Nhà thầu sẽ chịu mọi trách nhiệm cho việc bảo vệ tất cả các công trình mà họ tiếp cận trong quá trình xây dựng, và sẽ phải chịu mọi chi phí cho việc sửa chữa bất cứ hư hại nào mà các hoạt động của họ trực tiếp gây ra.

2.2.3 Đường vào công trường của Nhà thầu:

Trước khi bắt đầu thi công bất cứ công trình nào, Nhà thầu sẽ phải chi rõ đường ra vào công trình để Bên Giám sát và Chủ đầu tư xem xét và chấp thuận. Nhà thầu tự bảo quản đường vào công trình, những người không nhiệm vụ không được phép đi lại trong khu vực đang thi công. Tại nơi thi công các hạng mục quan trọng, Nhà thầu phải lập hàng rào vây quanh và có cổng ra vào. Cổng ra vào phải luôn được kiểm soát và phải khoá trong nhưng trường hợp cần thiết đảm bảo an toàn cho công trình và người có liên quan.

2.2.3 An ninh của công trường:

Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về an ninh của công trường và sẽ phải tự trả mọi chi phí cho công tác này. Nếu cần thiết phải có thêm bảo vệ công trình, Chủ đầu tư và Bên Giám sát sẽ yêu cầu bằng văn bản và Nhà thầu cũng phải trả cho chi phí đó.



2.3. Vấn đề lập kế hoạch cho các công việc:

2.3.1 Lập tiến độ và lập trình công việc:

Nhà thầu sẽ phải lập ra một chương trình làm việc chi tiết dưới dạng biểu đồ tiến độ thi công trình lên Bên Giám sát và Chủ đầu tư trước khi được chấp thuận tiến hành thi công công trình. Bên Giám sát và Chủ đầu tư có thể yêu cầu Nhà thầu sửa đổi chương trình này trong quá trình tiến hành Hợp đồng. Nhà thầu bất cứ lúc nào cũng phải tiến hành theo chương trình được thông qua mới nhất. Nhà thầu phải chỉ rõ trong lịch trình rằng các công tác được tiến hành trong giờ hành chính hay ngoài giờ hoặc cần thiết phải làm theo ca để hoàn thành công trình. Nhà thầu phải lường trước các sự cố có thể xảy ra trên công trường trong quá trình thi công để loại trừ việc đình hoãn tiến độ thi công. Trừ trường hợp bất khả kháng do thiên tai, bão lũ hay các yếu tố khách quan khác; khi Chủ đầu tư và Bên Giám sát có những thay đổi có tính phát sinh trong quá trình thi công mà Nhà thầu thấy có thể làm kéo dài tiến độ thi công so với kế hoạch ban đầu thì phải có báo cáo bằng văn bản gửi cho Bên Giám sát và Chủ đầu tư trước khi tiến hành công việc trước ít nhất 10 ngày.

Nhà thầu sẽ phải trình cho Bên Giám sát và Chủ đầu tư báo cáo tuần nêu chi tiết về tiến độ thực hiện trong tuần, về nhân sự, quá trình tiếp nhận máy móc, thiết bị, nguyên vật liêu... mà nó phục vụ cho Gói thầu tham gia.

Chương trình công việc do Nhà thầu đệ trình phải nêu rõ tiến độ dự kiến hàng tháng cho từng hạng mục công việc chính trong những giai đoạn xây dựng khác nhau, kể từ ngày bắt đầu chương trình đến ngày hoàn thiện bàn giao công trình.

Chương trình công việc phải cân nhắc tới những điều kiện khí hậu, nước ngầm, các số liệu kỹ thuật địa lý, các công trình đã được đặt kế hoạch hay đang được xây dựng gần kề ngay công trình và những điều kiện khác, để đảm bảo an toàn và hoàn thiện công trình theo Hợp đồng.

Tại những hạng mục mà Nhà thầu cần phải chuẩn bị bản vẽ và những tính toán cho các phần của công trình, Nhà thầu sẽ không được phép tiến hành bất cứ hoạt động xây dựng nào trược khi các bản vẽ và các tính toán đó được phê duyệt chấp thuận.

2.3.2 Giảm phiền hà đối với khu vực tiến hành thi công:

Công việc sẽ được lập kế hoạch thực hiện sao cho giảm sự phiền hà đến với người dân khu vực xây dựng, môi trường khu vực xây dựng là ít nhất, cũng cần phải đặc biệt chú ý rằng vào những tháng từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm sẽ là mùa mưa, lạnh, khả năng ngập lụt là lớn và thường xuyên. Do vậy, cần phải cẩn thận đề phòng thiệt hại.

2.4. Hạn chế tiếng ồn:

Nhà thầu sẽ phải cố gắng hoặc bằng những biện pháp tạm thời hoặc bằng việc sử dụng các máy móc hoặc thiết bị giảm thanh để đảm bảo rằng mức độ tiếng ồn do tiến hành thi công gây ra không vượt quá mức cho phép... Mức độ tiếng ồn phải phù hợp với quy định mức độ tiến ồn tối đa cho phép của TCVN 5949-1995. Đặc biệt trong những khu vực nhạy cảm, phải coi đây là điều kiện bắt buộc và phải tuân thủ chặt chẽ. Nếu yêu cầu này không được tuân thủ mà Chủ đầu tư và Bên Giám sát phát hiện ra khi kiểm tra công trường, hoặc bất cứ khi có sự phản ảnh của người dân nào trong vung về sự vi phạm quy định này thì Chủ đầu tư và Bên Giám sát có quyền đình chỉ thi công ngay lập tức; khi đó Nhà thầu chỉ được phép thi công lại sau khi đã có sự giải thích thoả đáng và phải có sự đồng ý chính thức bằng văn bản của Chủ đầu tư và Bên Giám sát, Chủ đầu tư và Bên Giám sát sẽ không chịu trách nhiệm về những phí tổn do việc ngừng thi công này gây ra.

2.5. An toàn:

Trước khi bắt đầu tiến hành thi công, Nhà thầu sẽ phải trình lên Chủ đầu tư và Bên Giám sát bản giải pháp thi công công trình để Chủ đầu tư và Bên Giám sát xem xét và phê duyệt. Trong Bản giải pháp thi công này sẽ không chỉ nêu trình tự tiến hành công việc, tiến độ thực hiện, nhân sự... mà còn cần trình bày về kế hoạch xây dựng các biện pháp an toàn cần thiết nhằm tránh tai nạn lao động. Kế hoạch này bao gồm cả công tác huấn luyện an toàn cho nhân viên, người sẽ chịu trách nhiệm với tư cách là đại diện của Nhà thầu về an toàn của đội ngũ nhân viên công trường trong suốt quá trình thực hiện Gói thầu.

Nhà thầu phải tiến hành các biện pháp phòng ngừa và bảo vệ cần thiết để đảm bảo cho các nhân viên và bất cứ người nào khác trong hoặc gần công trường khỏi bị nguy hiểm do các phương pháp thi công của Nhà thầu gây ra.

Nhà thầu phải đảm bảo rằng các công nhân, nhân viên của mình làm tại hiện trường là đủ sức khoẻ và đang trong tình trạng tỉnh táo. Tuyệt đối cấm tất cả những người đang trong tình trạng say rượu, bia vào nơi thi công, bất kể người đó là ai và đang chịu trách nhiệm gì. Nhà thầu không tự ý vận chuyển các chất nổ, dễ cháy hay vũ khí vào khu vực thi công khi không được phép của Chủ đầu tư và Bên Giám sát. Các công nhân hay nhân viên làm việc ngoài hiện trường cần được trang bị bảo hộ lao động theo quy định hiện hành của Việt Nam.

Nhà thầu phải lập tức thông báo cho Chủ đầu tư và Bên Giám sát về các tại nạn xảy ra trong hoặc ngoài hiện trường mà Nhà thầu có liên quan trực tiếp, dẫn đến thương tật cho bất cứ người nào liên quan trực tiếp đến công trường hoặc bên thứ ba. Đầu tiên thông báo được thực hiện bằng lời, sau đó lập biên bản chi tiết rồi gửi cho Chủ đầu tư và Bên Giám sát trong vòng 24 giờ sau khi tai nạn xảy ra.

Nhà thầu luôn luôn cung cấp và duy trì các vị trí thuận tiện các dụng cụ cứu trợ y tế khẩn cấp đầy đủ và phù hợp, dễ lấy trong hoặc xung quanh công trường và đảm bảo luôn có đủ đội ngũ nhân viên được đào tạo đúng chuyên ngành để có mặt đúng lúc dù công trình được thi công ở bất cứ giai đoạn nào.



2.6. Ảnh chụp tiến độ:

Trong suốt quá trình tiến hành Hợp đồng, Nhà thầu phải nộp cho Chủ đầu tư và Bên Giám sát các ảnh chụp (9*12) thể hiện tiến độ công việc. Các ảnh này được chụp lúc khởi công, đang thi công, thời điểm hoàn thành mỗi phần quan trọng của công việc trong một giai đoạn ít nhất là một tháng hoặc một khoảng thời gian và địa điểm nào khác được chỉ định.

Nhà thầu đính kèm một bản thuyết minh vắn tắt nội dung và ngày tháng cùng với mỗi ảnh chụp. Cũng có thể sẽ cần phải rửa thêm ảnh nếu được yêu cầu. Phim chụp (hoặc dữ liệu gốc của những tấm ảnh này) sẽ thuộc sở hữu của Chủ đầu tư và Bên Giám sát và không một ảnh rửa nào từ những phim này được phép cung cấp cho người khác nếu không được sự chấp thuận của Chủ đầu tư và Bên Giám sát.

Khi hoàn thành công trình, Nhà thầu sẽ sắp xếp tất cả các phim này theo trình tự thời gian, đánh dấu để có thể phân biệt và nộp cho Chủ đầu tư và Bên Giám sát. Nhà thầu cũng sẽ phải nộp cho Chủ đầu tư và Bên Giám sát mỗi bên 02 bộ ảnh đã được biên soạn và sắp xếp theo đúng trình tự tiến hành công việc cho đến khi hoàn thành.



Báo cáo tiến độ:

Trước ngày 14&28 hàng tháng(nếu rơi vào ngày Chủ nhật hoặc ngày nghỉ, thì sẽ được coi là ngày kề liền trước đó), Nhà thầu phải nộp 01 bản coppy báo cáo tiến độ để Chủ đầu tư và Bên Giám sát xem xét và đồng ý, chi tiết tiến độ các công việc đã được hoàn tất trong tháng trước, Báo cáo này sẽ bao gồm một số nội dung sau:

1. Mô tả chung các công việc thực hiện trong suốt thời gian làm báo cáo và những vấn đề đáng chú ý đã gặp phải

2. Số phần trăm của các hạng mục công việc chính đã hoàn thành so với biểu đồ tiến độ tính đến cuối giai đoạn báo cáo, với những bản thuyết minh phù hợp giải thích các sự khác nhau đó

3. Số lượng và tỷ lệ phần trăm các hạng mục công việc chính đã hoàn thành so với biểu đồ tiến độ thi công trong tháng với những bản thuyết minh phù hợp giải thích sự khác nhau và làm thế nào để khắc phục sự trì hoãn.

4. Danh sách các công nhân được sử dụng trong thời gian làm báo cáo

5. Một bản kiểm kê tổng số vật liệu xây dựng chủ yếu đã dùng trong thời gian làm báo cáo, số lượng vật liệu đã chuyển đến công trường và số còn lại tính đến thời gian làm báo cáo

6. Một bản kiểm kê các thiết bị máy móc, thực trạng của chúng, thời gian để phục hồi lại hoạt động nếu chúng phải sửa chữa

7. Một mô tả chung về thời tiết, lượng mưa và nhiệt độ mỗi ngày

8. Một báo cáo các mối quan hệ lao động và giải thích các vấn đề thực tế hay có khả năng xảy ra.

9. Một báo cáo về hiệu quả của việc thực hiện chương trình an toàn và danh sách các tai nạn phải đi bệnh viện hay gây tử vong đối với bất cứ ai, Một danh sách các tai nạn mà trong đó thiết bị bị phá hỏng hay không thể hoạt động được nữa và bất cứ vụ cháy nổ nào xảy ra.

10. Một báo cáo về hiệu quả của việc bảo vệ công trường

11. Một danh sách các yêu cầu của Nhà thầu: số lượng yêu cầu và thời gian yêu cầu phải trả lời

12. Báo cáo về các vấn đề dự kiến trước

13. Các ảnh chụp tiến độ theo yêu cầu

(Mẫu báo cáo này sẽ được cung cấp bởi Bên giám sát)

Lịch công tác tuần:

Vào mỗi ngày thứ sáu hàng tuần, Nhà thầu phải nộp 02 bản coppy kế hoạch thi công hàng tuần đối với các công việc đã hoàn thành trong thời gian suốt tuần. Kế hoạch thi công được làm theo một kiểu mẫu cố định mà đã được Chủ đầu tư và Bên Giám sát chấp thuận và phải kèm những dòng giải thích phù hợp để đánh giá các hạng mục công việc.

Công tác báo cáo tuần sẽ được thỏa thuận cụ thể trong quá trình thi công giữa Bên Gíam sát, Chủ đầu tư và Nhà thầu thi công.

2.7. Họp tiến độ:

Chủ đầu tư và Bên Giám sát có thể mời các Nhà thầu tham dự cuộc họp tuần một lần do các bên thoả thuận về thời gian. Mục đích của cuộc họp này là để thảo luận về tiến độ đạt được của từng hạng mục công trình, công việc đề ra cho tuần kế tiếp đó và những vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động hiện tại.

Công tác này sẽ được thỏa thuận cụ thể trong quá trình thi công giữa Bên Gíam sát, Chủ đầu tư và Nhà thầu thi công.

2.8. Hệ thống cao độ:

Nhà thầu sẽ lập ra, xây dựng và bảo vệ mốc chuẩn cần thiết trong suốt quá trình thi công và các mốc đó sẽ được kiểm tra định kỳ hoặc bất cứ lúc nào nếu có yêu cầu. Khi hoàn tất công trình, các mốc chuẩn sẽ được để lại

Cao độ của mốc chuẩn sẽ được xác định tại thực địa và cần thiết phải có sự thông qua của Chủ đầu tư và Bên Giám sát.

2.9. Biển báo công trường:

Nhà thầu phải cung cấp và lắp dựng ít nhất là 02 biển bảo cho mỗi khu vực công trường. Nội dung ghi trên biển do thoả thuận với Chủ đầu tư và Bên Giám sát và phải được ghi bằng tiếng Việt.

Biển làm bằng tôn, hình tròn có đường kính 0.8m, chữ và viền màu đỏ trên nền trắng. Mép dưới của biển báo phải cao 1.2 m so với mặt đất và được đặt ở vị trí phù hợp, chân chôn bằng móng xi măng bê tông. Sơn được dùng phải là loại sơn không phai màu do mưa nắng.

Nhà thầu phải có trách nhiệm sửa chữa và bảo dưỡng các biển báo cho đến khi hoàn thiện mọi công tác.

Vị trí và việc đặt biển theo quy định và do Chủ đầu tư và Bên Giám sát hướng dẫn.

2.10. Hệ thống cứu thương:

Nhà thầu có trách nhiệm bảo đảm các dịch vụ sơ cứu cho nhân viên và công nhân, những nhân viên của BQL, hay bất cứ người nào làm việc sưới sự điều hành của BQL. Tất cả mọi chi phí trong việc điều trị bệnh nhân sẽ do Nhà thầu trả tiền.

Nhà thầu sẽ phải cung cấp, duy trì hệ thống và các thiết bị dời chuyển rác thải và vệ sinh phù hợp cho các lao động của Nhà thầu trên công trường. Nhà thầu đề xuất kế hoạch và kế hoạch đó phải được phê duyệt bởi Chủ đầu tư và Bên Giám sát. Các thiết bị cho rác thải và vệ sinh phải được duy trì sạch sẽ theo yêu cầu của Chủ đầu tư và Bên Giám sát.

Khi thấy có hiện tượng làm ô nhiễm môi trường quá mức cho phép, Chủ đầu tư và Bên Giám sát có thể rút lại sự phê duyệt của mình vào bất cứ lúc nào và Nhà thầu phải áp dụng ngay lập tức một phương pháp làm việc khác. Nhà thầu sẽ không được đòi Chủ đầu tư và Bên Giám sát phải trả tiền cho những chi phí so việc thay đổi phương pháp làm việc hoặc do sự quy định sử dụng thiết bị khác. Công việc sẽ được tiến hành trong bất cứ trường hợp nào và phải tránh được sự thiệt hại đối với công trình xây dựng lân cận.



2.11. Công tác đất:

Tiêu chuẩn tham chiếu:

TCVN 4447-2012 Công tác đất. Thi công và nghiệm thu.

TCVN 9361-2012 Công tác nền móng. Thi công và nghiệm thu.

Phần chỉ dẫn này nêu rõ các yêu cầu về các hoạt động liên quan đến hoặc bao gồm nhưng không chỉ giới hạn trong các công việc sau:

- Dọn sạch khu vực công trường.

- Đào xúc.

- Lấp đất, đắp đất.

- Đào hố móng; hoàn thiện.

Báo cáo phương pháp và các công tác chuẩn bị khác liên quan:

Các phương pháp sử dụng máy móc phục vụ thi công sẽ sử dụng và quy trình hoạt động dự định cho công việc của nhà thầu phải được đệ trình lên Bên Gíam sát trong bản“ giải pháp thi công“ như đã được đề cập. Trong khi chưa nhận được bản phê duyệt hoặc ý kiến chính thức của Chủ đầu tư, Bên Giám sát thì Nhà thầu không được phép đưa bất kỳ máy móc nào vào công trường để tiến hành công việc.

Công tác chuẩn bị phải tiến hành theo những quy định của quy phạm tổ chức thi công và tối thiểu là theo những yêu cầu dưới đây.

A.Giải phóng mặt bằng

- Khi cấp đất xây dựng công trình phải tính cả những diện tích bãi lấy đất, bãi trữ đất, bãi thải, đường vận chuyển tạm thời, nơi đặt đường ống và đường dây điện và mặt bằng bể lắng nếu thi công bằng cơ giới thuỷ lực.

- Trong phạm vi công trình trong giới hạn đất xây dựng nếu có những cây có ảnh hưởng đến an toàn của công trình và gây khó khăn cho thi công thì đều phải chặt hoặc dời đi nơi khác. Phải di chuyển các loại công trình, mồ mả, nhà cửa v.v...ra khỏi khu vực xây dựng công trình.

B. Công tác tiêu nước bề mặt và nước ngầm

- Trước khi đào đất hố móng phải xây dựng hệ thống tiêu nước, trước hết là tiêu nước bề mặt (nước mưa, nước ao, hồ, cống, rãnh vv...) ngăn không cho chảy vào hố móng công trình. Phải đào mương, khơi rãnh, đắp bờ con trạch vv... tuỳ theo điều kiện địa hình và tính chất công trình.

- Khi đào hố móng nằm dưới mặt nước ngầm thì trong thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công phải đề ra biện pháp tiêu nước mặt kết hợp với tiêu nước ngầm trong phạm vi bên trong và bên ngoài hố móng. Phải bố chí hệ thống rãnh tiêu nước, giếng thu nước, vị trí bơm di động và trạm bơm tiêu nước cho từng giai đoạn thi công công trình. Trong bất cứ trường hợp nào, nhất thiết không để đọng nước và làm ngập hố móng.

- Khi mực nước ngầm cao và lưulượng nước ngầm quá ớn phải hạ mực nước ngầm mới bảo đảm thi công bình thường thì trong thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công phải có phần thiết kế riêng cho công tác hạ mực nước ngầm cho từng hạng mục cụ thể nhằm bảo vệ sự toàn vẹn địa chất mặt móng.

Khi thi công đất, ngoài lớp đất nằm dưới mức nước ngầm bị bão hoà nước, còn phải chú ý đến mức lớp đất ướt trên mức nước ngầm do hiện tượng mao dẫn. Chiều dầy lớp đất ướt phía trên mực nước ngầm cho trong bảng1.

- Khi đào hố móng nằm dưới mặt nước ngầm thì trong thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công phải đề ra biện pháp tiêu nước mặt kết hợp với tiêu nước ngầm trong phạm vi bên trong và bên ngoài hố móng. Phải bố chí hệ thống rãnh tiêu nước, giếng thu nước, vị trí bơm di động và trạm bơm tiêu nước cho từng giai đoạn thi công công trình. Trong bất cứ trường hợp nào, nhất thiết không để đọng nước và làm ngập hố móng.

- Khi mực nước ngầm cao và lưu lượng nước ngầm quá lớn phải hạ mực nước ngầm mới bảo đảm thi công bình thường thì trong thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công phải có phần thiết kế riêng cho công tác hạ mực nước ngầm cho từng hạng mục cụ thể nhằm bảo vệ sự toàn vẹ địa chất mặt móng.

Tất cả hệ thống tiêu nước trong thời gian thi công công trình phải được bảo quản tốt đảm bảo hoạt động bình thường.



C. Định vị, dựng khuôn công trình

- Trước khi thi công phải tiến hành bàn giao cọc mốc và cọc tim. Sau khi bàn giao, đơn vị thi công phải đóng thêm những cọc phụ cần thiết cho việc thi công, nhất là ở những chỗ đặc biệt như thay đổi độ dốc, chỗ đường vòng, nơi tiếp giáp đào và đắp vv... những cọc mốc phải được dẫn ra ngoài phạm vi ảnh hưởng của xe máy thi công, phải cố định bằng những cọc, mốc phụ và được bảo vệ chu đáo để có thể nhanh chóng khôi phục lại những cọc mốc chính đúng vị trí thiết kế khi cần kiểm tra thi công.

- Phải sử dụng máy trắc đạt để định vị công trình và phải có bộ phận trắc đạt công trình thường trực ở công trường để theo dõi kiểm tra tim cọc mốc công trình trong quá trình thi công.

2.12 Cao độ đất đào và cao độ đất đắp:

Trước khi bắt đầu bất kỳ công việc đào xúc, đắp đất hay lấp đất, Nhà thầu phải khảo sát hiện trường đào xúc, đắp hay san lấp theo yêu cầu về phương pháp và phạm vi công việc. Các yêu cầu, biên bản về khảo sát sẽ phải được Chủ đầu tư và Bên Giám sát và Nhà thầu ký vào như là biên bản chính thức.

Biên bản này không được thay thế trừ khi các sửa đổi được Chủ đầu tư và Bên Giám sát và Nhà thầu ký xác nhận.

2.13 Các yêu cầu về thi công:

Nhà thầu chỉ tiến hành đào sau khi khu vực được dọn sạch theo đúng yêu cầu hoặc chi định của Chủ đầu tư và Bên Giám sát.

Đáy và mái dốc của công trình đào khi đổ bê tông phải thực hiện chính xác theo kích thước trên bản vẽ hay yêu cầu cụ thể của Chủ đầu tư và Bên Giám sát, bề mặt hố móng phải được tưới ẩm bằng nước, lăn đầm bằng dụng cụ thích hợp đảm bảo cho nền là chắc. Nếu tại bất cứ điểm nào cho thấy nền đất tự nhiên bị ngắt quãng trong quá trình đào hố móng, phải tiến hành đầm, hoặc phải bỏ vật liệu đó đi thay thế bằng loại vật liệu thích hợp hay bê tông theo yêu cầu cụ thể và chính thức.

Trong trường hợp do địa chất tự nhiên của đất hoặc vì quy trình đào, mà Nhà thầu phải cung cấp cọc cừ, cột chống để chống đỡ công trình đào. Nhà thầu sẽ phải đệ trình một thiết kế, cung cấp, định vị và dỡ bỏ tất cả các cọc cừ, cột chống đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn thi công.



Каталог: dichvu -> dauthau
dauthau -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
dauthau -> HỒ SƠ YÊu cầu chào hàng cạnh tranh gói thầu số 3: toàn bộ phần xây lắp của dự ÁN
dauthau -> HỒ SƠ MỜi thầu số hiệu gói thầu: Gói thầu số 05
dauthau -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc HỒ SƠ MỜi thầU Áp dụng phưƠng thứC
dauthau -> Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
dauthau -> HỒ SƠ YÊu cầu chào hàng cạnh tranh
dauthau -> Tên gói thầu số 02: Toàn bộ phần xây lắp của dự án Công trình: Hội trường khu huấn luyện dự bị động viên Bình Thành Phát hành ngày: 10/09/2015
dauthau -> GÓi thầu số 12: TƯ VẤn khảo sáT, thiết kế BẢn vẽ thi công và DỰ toán hạng mục hệ thống cấp nưỚc mặN
dauthau -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc HỒ SƠ MỜi thầU

tải về 2.3 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương