HÀ NỘI, 2015 BỘ giáo dục và ĐÀo tạo ngân hàng nhà NƯỚc việt nam


Kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong việc hoàn thiện các điều kiện áp dụng khuôn khổ Chính sách lạm phát mục tiêu và bài học cho Việt Nam



tải về 1.63 Mb.
trang4/17
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích1.63 Mb.
#15427
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

1.3. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong việc hoàn thiện các điều kiện áp dụng khuôn khổ Chính sách lạm phát mục tiêu và bài học cho Việt Nam


Thỏa mãn đồng thời cả 4 nhóm điều kiện như lý thuyết ở phần trên là hết sức khó khăn. Batini và Laxton (2006)[10] đã khảo sát nhiều nền kinh tế có vận dụng CSLPMT – bao gồm cả các nền kinh tế công nghiệp phát triển và các nền kinh tế mới nổi – về mức độ đáp ứng các nhóm điều kiện nói trên. Có thể xem xét mức độ đạt được của từng nhóm điều kiện của các quốc gia như sau:

1.3.1. Đối với mức độ độc lập thể chế của Ngân hàng Trung ương


Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết ngân hàng trung ương ở các nền kinh tế này đều có mức độ độc lập tương đối tại thời điểm chuyển sang khung khổ chính sách tiền tệ này. Tuy nhiên, chỉ 1/5 số ngân hàng trung ương ở các thị trường đang phát triển đáp ứng đồng thời được các tiêu chí về độc lập, bao gồm (i) không có nghĩa vụ phải mua trái phiếu chính phủ; (ii) bảo đảm về vị trí làm việc cho thống đốc (với nhiệm kỳ làm việc cố định, chỉ bị sa thải khi có những vi phạm về hành vi hoặc chế độ làm việc); và (iii) một văn bản pháp lý chính thức quy định việc phải tập trung thực hiện mục tiêu lạm phát, trong đó ổn định giá cả là mục tiêu duy nhất.

Tại một số quốc gia, NHTW hoàn toàn độc lập trong việc xác định mức LPMT (có cam kết với Chính phủ), cũng như việc sử dụng các công cụ CSTT như thế nào để đạt được mục tiêu. ECB là một điển hình cho sự độc lập tuyệt đối trong hoạch định và thực thi CSTT. CSTT của Úc được xây dựng và quyết định bởi Hội đồng NHTW (Reserve Bank Board). Hội đồng này gồm 9 thành viên: Chủ tịch Hội đồng là Thống đốc, Phó chủ tịch là Phó Thống đốc, 7 thành viên còn lại không phải người của RBA (bao gồm 1 đại diện Bộ Tài chính, 2 nhà kinh tế học, một số doanh nhân đại diện cho các hiệp hội, ngành nghề, các nhà sản xuất và khối dịch vụ). Nhiệm kỳ của Chủ tịch và Phó chủ tịch là 7 năm, các thành viên khác 5 năm, không sa thải hay miễn nhiệm hội đồng giữa nhiệm kỳ. Theo cơ cấu bổ nhiệm này, Hội đồng có tính độc lập rất cao, uy tín cao, đi cùng đó là trách nhiệm giải trình lớn. Chủ tịch không bao giờ cố gắng can thiệp vào các quyết định mà hội đồng đưa ra, kể cả trong nội bộ lẫn các thông tin công bố ra ngoài. NHTW Anh cũng độc lập với Chính phủ. Chính phủ Anh chỉ đặt ra các mục tiêu vĩ mô như tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng GDP và thông qua Ủy ban chính sách tiền tệ. Để đạt được mục tiêu NHTW Anh được độc lập trong việc lựa chọn và sử dụng các công cụ và các chỉ tiêu hoạt động của CSTT. Cũng như NHTW Anh, NHTW Thụy Điển có vị trí độc lập với Chính phủ khá cao mặc dù NHTW Thụy Điển trực thuộc Quốc hội và được điều hành bởi Hội đồng quản trị gồm 11 thành viên do Quốc hội bổ nhiệm. Hội đồng quản trị bổ nhiệm thành viên của Ủy ban điều hành, Thống đốc là Chủ tịch Ủy ban điều hành. Chính phủ không được yêu cầu NHTW phát hành tiền để bù đăp thâm hụt ngân sách đồng thời NHTW được hoàn toàn chủ động trong việc hoạch định và thực thi CSTT.

Trường hợp NHTW không đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát, các nước cũng có những phương thức xử lý khác nhau. Ở New Zealand nếu lạm phát không đạt được đúng mục tiêu, Thống đốc có thể bị mất chức. Ở Anh, trường hợp mục tiêu lạm phát vượt biên độ 1% thì Thống đốc NHTW sẽ có thư ngỏ để giải trình với Thủ tướng về nguyên nhân, đồng thời đề xuất giải pháp để đưa lạm phát trở lại mức mục tiêu.. Ở Úc, cách lựa chọn mục tiêu và ràng buộc trách nhiệm tỏ ra linh hoạt và thực tế

Tại một vài nước,về mặt pháp lý tổ chức và hoạt động của NHTW độc lập tuy nhiên đối với Chính phủ sự độc lập chỉ mang tính chất tương đối. NewZealand là một ví dụ. Quốc gia này không được độc lập trong hoạch định CSTT, mục tiêu lạm phát có được do Bộ Tài chính và Chính phủ thỏa thuận và giao cho NHTW thực hiện.

Theo khảo sát, trong số 27 NHTW hiện đang áp dụng CSLPMT đều có sự độc lập về điều hành. 15/27 NHTW quyết định mức lạm phát mục tiêu trên cơ sở có sự phối hợp với chính phủ. 9/27 NHTW tự xác định mục tiêu lạm phát. 3/27 NHTW (Na uy, Nam Phi và Anh) thực hiện mức lạm phát theo quyết định của chính phủ. Trong số 9 nước công nghiệp, chỉ có chính phủ Thụy Điển không tham gia vào việc ấn định mục tiêu lạm phát của NHTW.

Dường như về mặt pháp lý các NHTW ở các nước đang phát triển và thị trường mới nổi có mức độ độc lập lớn hơn: 8 NHTW ở khu vực Mỹ La tinh có toàn quyền quyết định mục tiêu lạm phát; 9 NHTW khác xác định mục tiêu lạm phát trên cơ sở có sự phối hợp với các cơ quan chính phủ. Trên thực tế, bức tranh có vẻ như phức tạp hơn rất nhiều, chẳng hạn trường hợp Colombia và Guatemala thì Bộ trưởng tài chính là thành viên hội đồng ra quyết định của NHTW, do đó có những ảnh hưởng nhất định trong việc quyết định lạm phát mục tiêu.



Tuy nhiên, theo Masson et al., (1997), đa số các nước đang phát triển khó đảm bảo tính độc lập của NHTW vì ba lí do: (i) Chính phủ tại các nước này thường có khả năng tăng nguồn thu thông qua in tiền; (ii) thị trường vốn kém phát triển khiến Chính phủ khó có khả năng huy động vốn trên thị trường trong và ngoài nước và sự lựa chọn duy nhất là kiềm chế tài chính (financial depression) hoặc in tiền; (iii) hệ thống ngân hàng thiếu vững mạnh, mà nguyên nhân là do kiềm chế tài chính, gây nên sự mâu thuẫn giữa mục tiêu kiềm chế lạm phát và mục tiêu hỗ trợ khu vực ngân hàng. Ngoài ra, các nước đang phát triển thường không muốn từ bỏ kiểm soát tỷ giá nên mục tiêu tỷ giá chiếm một trọng số nhất định trong chính sách tiền tệ và không chắc LPMT sẽ là ưu tiên hàng đầu.

1.3.2. Đối với vấn đề năng lực Ngân hàng Trung ương


Hầu hết ngân hàng trung ương ở các nền kinh tế được khảo sát đều gặp hạn chế về năng lực dự báo lạm phát, thậm chí còn không có mô hình dự báo, tại thời điểm chuyển sang vận dụng khung khổ chính sách tiền tệ mới. Trong khi đó, hầu hết các ngân hàng trung ương cho rằng các mô hình nhỏ sẵn có không đủ giúp dự báo theo các giả thiết khác nhau đối với các công cụ chính sách tiền tệ. Theo nhóm, các nước công nghiệp phát triển đều có một vài công cụ dự báo mang tính hệ thống, trong khi hầu hết các nước mới nổi không có các công cụ hỗ trợ cho việc điều hành chính sách tiền tệ theoCSLPMT. Bản thân các số liệu chính cho việc phân tích và dự báo chi tiêu và diễn biến giá cả cũng còn thiếu và/hoặc không đủ chất lượng tại thời điểm chuyển sang khung khổ chính sách tiền tệ mới, dù vấn đề này ít nghiêm trọng hơn ở các nước công nghiệp phát triển.

1.3.3. Đối với vấn đề sự lành mạnh của hệ thống tài chính


Đối với yêu cầu về hệ thống tài chính – ngân hàng vững mạnh, tại thời điểm chuyển sang khung khổ chính sách tiền tệ theo CSLPMT, hầu hết các nước đều đạt kết quả khiêm tốn về các chỉ số an toàn vốn, độ sâu thị trường tài chính (như vốn hóa của thị trường chứng khoán so với GDP, giá trị phát hành trái phiếu tư nhân so với GDP, quy mô giao dịch trên thị trường chứng khoán, v.v.). Như vậy, ngay cả khi không đáp ứng được các yêu cầu về trình độ phát triển tài chính – ngân hàng, các nước công nghiệp phát triển và thị trường mới nổi vẫn lựa chọn khung khổ chính sách tiền tệ theo CSLPMT. Trên một phương diện khác, tình hình tài khóa ở các nước có vận dụng khung khổ chính sách tiền tệ theo CSLPMT khác biệt rất nhiều, từ mức nợ công rất cao (so với GDP) ở Israel và Phi-lip-pin đến khá an toàn ở Chi-lê. Đáng lưu ý là các nền kinh tế mới nổi nhìn chung có mức nợ công cao hơn so với các nền kinh tế phát triển.

1.3.4. Đối với vấn đề về cơ cấu kinh tế


Vấn đề đối với các yếu tố cơ cấu kinh tế thậm chí còn rõ ràng hơn, bởi tất cả các nước được Batini và Laxton (2006)[10] khảo sát đều không có được điều kiện kinh tế lý tưởng tại thời điểm chuyển sang khung khổ chính sách tiền tệ theo CSLPMT. Trên thực tế, hầu hết các nước đều khá nhạy đối với những thay đổi tỷ giá và giá hàng hóa. Đô-la hóa không phải là vấn đề đối với các nước công nghiệp phát triển, song lại xảy ra ở các chừng mực khác nhau với các thị trường mới nổi. Bên cạnh đó, đối với tất cả các nước được khảo sát, rổ hàng hóa tiêu dùng sử dụng để tính chỉ số CPI đều có tỷ trọng đáng kể các mặt hàng thuộc diện quản lý giá. Đây rõ ràng là những sai lệch trong thực tế so với mong muốn trên lý thuyết.

Những kết quả nghiên cứu đã cho thấy nhiều quốc gia không đáp ứng được các điều kiện này tại thời điểm chuyển sang khung khổ CSLPMT, thậm chí một số vẫn chưa đáp ứng được cho đến thời điểm hiện nay. Trên thực tế, mức độ đáp ứng của các nước công nghiệp phát triển cũng không cao hơn nhiều so với các thị trường mới nổi. Kết quả nghiên cứu của Charles Freedman và Inci Oxtker- Robe (2009) cũng chỉ ra tại thời điểm bắt đầu thực hiện CSLPMT hầu hết các quốc gia đã đạt được các điều kiện sau: (i) Ngân hàng trung ương độc lập trong việc sử dụng các công cụ CSTT; (ii) Ổn định giá cả là mục tiêu hàng đầu của CSTT; (iii) Hạn chế hoặc tuyệt đối Chính phủ vay từ NHTW; (iv) Hệ thống tài chính và thị trường tài chính ổn định và phát triển.

Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra một số các điều kiện tiên quyết bị bỏ qua khi các quốc gia quyết định đưa CSLPMT áp dụng như: Khả năng mô hình hóa và dự báo lạm phát còn hạn chế; cơ sở dữ liệu không đầy đủ; NHTW không độc lập về mặt pháp lý; lòng tin và trách nhiệm giải trình thấp; dân chúng chưa am hiểu về CSTT…

Thực tế cho thấy, có những quốc gia khi tuyên bố áp dụng CSLPMT thì ngay lập tức hoàn toàn áp dụng chính sách này, điển hình như Brazil tuyên bố chính thức áp dụng CSLPMT vào tháng 6/1999 và áp dụng ngay hoàn toàn; CH Séc tuyên bố chính thức áp dụng vào tháng 12/1997 và áp dụng ngay hoàn toàn hoặc như Nam Phi cũng tuyên bố áp dụng CSLPMT vào tháng 8/1999 thì chính sách này được áp dụng hoàn toàn vào tháng 2/2000. Tuy nhiên cũng có quốc gia lựa chọn hình thức từ từ chuyển đổi, Chi le là một ví dụ. Chi lê tuyên bố áp dụng CSLPMT tháng 9/1990 nhưng 9 năm sau, tháng 9/1999 quốc gia này mới áp dụng CSLPMT hoàn toàn, khoảng thời gian 9 năm là thời gian dành để hoàn thiện đầy đủ các điều kiện. Cũng tương tự như vậy, Israel tuyên bố chuyển đổi sang CSLPMT từ tháng 12/1991 nhưng 6 năm sau (12/1997) quốc gia này mới thực hiện hoàn toàn CSLPMT…

Cho đến nay vẫn chưa có những đánh giá nào kết luận về việc tiếp cận từ từ hay là tiếp cận ngay thì có lợi hơn. Việc quyết định thời gian áp dụng hoàn toàn sẽ chủ yếu dựa vào các điều kiện ban đầu của mỗi quốc gia và mức độ cấp bách của việc thay thế một khuôn khổ điều hành mới. Những nước có thời gian hoàn thiện điều kiện dài hơn theo kiểu “vừa học, vừa làm” để tiến tới áp dụng hoàn toàn CSLPMT thường là các quốc gia phải thiết lập đồng bộ đồng thời các điều kiện, khi đa số các điều kiện đã được thiết lập nhằm thực hiện thành công LPMT hoặc là các nước cần có thời gian để giảm mức lạm phát cao xuống mức lạm phát thấp dưới 2 con số khi đó mới áp dụng hoàn toàn CSLPMT. Đối với các quốc gia quyết định áp dụng hoàn toàn ngay sau khi tuyên bố thực hiện CSLPMT cho dù chưa đủ điều kiện hoặc bỏ qua một số các điều kiện, NHTW thực hiện mục tiêu duy trì niềm tin và ổn định các điều kiện thị trường. Đương nhiên với các điều kiện chưa được thiết lâp sẽ đòi hỏi NHTW cần thực sự nỗ lực để có thể nâng cao năng lực để nhanh chóng có được đầy đủ các điều kiện sau một thời áp dụng. Xem xét kinh nghiệm của Ba Lan và CH Séc có thể thấy được điều này. Với nhiều điều kiện bị bỏ qua (chỉ thị ổn định về giá cả; hệ thống ngân hàng yếu kém; không có kinh nghiệm về dự báo lạm phát; chưa am hiểu về cơ chế truyền tải; lòng tin và trách nhiệm giải trình thấp; hỗ trợ về chính trị thấp; cơ cấu tổ chức không phù hợp) nhưng với sự cố gắng vượt bậc, sau một thời gian các nước này đã thiết lập được các yếu tố như: thiết lập được năng lực CSTT phù hợp; phát triển hiệu quả thị trường ngoại hối; thiết lập các hệ thống quản lý rủi ro; hình thành các chính sách can thiệp nhất quán, điều này đã giúp cho nền kinh tế vượt qua khủng hoảng nhanh hơn và tạo dựng được niềm tin vững chắc vào CSLPMT.

1.3.5. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam


Bài học thứ nhất về hoàn thiện năng lực thể chế và kỹ thuật đối với NHTW trước hoặc sau khi áp dụng CSLPMT

Nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia có thể thấy, các nước không nhất thiết phải có được đầy đủ các điều kiện trên thì mới có thể chuyển sang CSLPMT. Tuy vậy, cũng không khuyến khích các nước chuyển sang áp dụng CSLPMT mà không quan tâm đến các điều kiện này. Bởi thiếu các điều kiện ban đầu cũng đồng nghĩa với quá trình thực hiện thành công CSLPMT sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Điểm quan trọng ở đây là nhận thức được những yếu kém này để thúc đẩy các cải cách về thể chế, kinh tế cần thiết nhằm tăng cường hiệu quả vận dụng khung khổ CSLPMT ngay cả sau khi chuyển sang khung khổ này. Nói cách khác, mức độ khả thi và hiệu quả của quá trình vận dụng khung khổ này phụ thuộc vào cam kết và năng lực của Ngân hàng Trung ương trong việc hoạch định và thực thi các cải cách thể chế sau khi đã chuyển đổi khung khổ chính sách tiền tệ. Chính ở đây, hàm ý đối với các ngân hàng trung ương có quan tâm đến áp dụng khung khổ CSLPMT là phải tập trung cải thiện năng lực thể chế và kỹ thuật trước và sau khi vận dụng khung khổ này để đạt hiệu quả cao nhất.[7]



Bài học thứ hai: Không nhất thiết phải hội tụ tất cả các điều kiện mới thực hiện CSLPMT nhưng phải đáp ứng được các điều kiện tối thiểu

Các điều kiện cần thiết để NHTW có thể thực hiện khả thi CSLPMT là: Ngân hàng trung ương độc lập trong việc sử dụng các công cụ điều hành CSTT; Chính phủ không vay từ NHTW; Ổn định giá cả là mục tiêu bao trùm của CSTT; Hệ thống tài chính tiền tệ lành mạnh; Có được sự đồng thuận cao về tầm quan trọng của mục tiêu lạm phát; Dân chúng có được niềm tin của NHTW và có sự hiểu biết cơ bản về CSTT và cơ chế truyền tải của CSTT. Trong số các điều kiện trên, điều kiện được hầu hết các nước phải tuân thủ khi chuyển sang áp dụng CSLPMT đó là: Ngân hàng trung ương độc lập trong việc sử dụng các công cụ CSTT; Ổn định giá cả là mục tiêu hàng đầu của CSTT; Hạn chế hoặc tuyệt đối Chính phủ vay từ NHTW; Hệ thống tài chính và thị trường tài chính ổn định và phát triển. Giai đoạn chuyển đổi để thực hiện CSLPMT cũng chính là thời gian để hoàn thiện các điều kiện cần thiết. Đây cũng sẽ là gợi ý quan trọng cho Việt Nam khi xem xét áp dụng CSLPMT trong thời gian tới.



Bài học thứ ba về tính độc lập của NHTW

Điều kiện tiên quyết cho LPMT là NHTW phải có một phạm vi hoạt động độc lập đối với chính sách tiền tệ. Cần nhớ rằng tính độc lập ở đây không nhất thiết về tư cách pháp lý, nhưng phải có quyền chủ động sử dụng những công cụ chính sách tiền tệ để theo đuổi mục tiêu. Tính độc lập cho phép ngân hàng trung ương có cái nhìn dài hạn và tránh được áp lực về thời gian. Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng tính độc lập của ngân hàng trung ương là một yếu tố quan trọng cho sự áp dụng thành công khuôn khổ LPMT. Trách nhiệm giải trình và tính minh bạch (bao gồm cả việc công bố công khai mục tiêu lạm phát và dự báo lạm phát) của ngân hàng trung ương cũng là những yếu tố quan trọng để tạo lập lòng tin vào chính sách tiền tệ, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự áp dụng thành công LPMT.



Bài học thứ tư về tiến trình hoàn thiện các điều kiện

Quan điểm phải hội tụ đầy đủ tất cả các điều kiện mới tiến hành thực hiện CSLPMT là sai lầm, kinh nghiệm cho thấy hoàn toàn có thể thực hiện theo hình thức “ngầm định” hay “vừa học, vừa làm”, các điều kiện còn lại sẽ được hoàn thiện theo thời gian với sự nỗ lực và quyết tâm của Chính phủ cũng như NHTW.



Bài học thứ năm về động lực thúc đẩy quá trình hoàn thiện các điều kiện

Việc hoàn thiện các điều kiện hỗ trợ cho một khuôn khổ CSLPMT thành công cũng là động lực để thúc đẩy quá trình thiết lập các tiền đề để có thể tiến tới áp dụng hoàn toàn CSLPMT.



Bài học thứ sáu về thời điểm công bố áp dụng CSLPMT

Nên tránh công bố áp dụng CSLPMT trước khi đạt được một số điều kiện tối thiểu trong khuôn khổ LPMT. Kinh nghiệm cũng chỉ ra rằng áp dụng CSLPMT khi lạm phát đã được duy trì ở mức đủ thấp trong một khoảng thời gian nhất định. Song điều này không quá ràng buộc. Tạo dựng lòng tin thị trường có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả điều hành CSTT nói chung và đối với CSLPMT nói riêng. Bất kỳ việc điều chỉnh mục tiêu với lý do nào cần được thông báo rõ ràng cho công chúng, đồng thời đưa ra lộ trình và giải pháp với cam kết NHTW sẽ tập trung cố gắng để đưa lạm phát về mức mục tiêu trong trung hạn.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Chương 1 của Luận án đã hệ thống hóa được các vấn đề lý luận tổng quan về CSTT và những vấn đề cơ bản về khuôn khổ điều hành CSLPMT. Trong đó trình bày lại khái niệm, mục tiêu, cơ chế truyền tải CSTT, các khuôn khổ CSTT trong lịch sử để rút ra những so sánh ưu, nhược đối với CSLPMT. Về CSLPMT, tác giả cũng đã khái quát được những vấn đề chủ yếu để thống nhất được khái niệm, rút ra khái niệm theo quan điểm riêng, đưa ra 4 phiên bản của khuôn khổ điều hành CSLPMT để khẳng định tính linh hoạt và làm cơ sở luận chứng để Việt Nam có thể lựa chọn thực hiện chính sách này theo cách thức phù hợp. Phân tích các trụ cột cơ bản và đưa ra 4 nhóm điều kiện cần thiết để có thể áp dụng thành công CSLPMT.

Phần kinh nghiệm quốc tế, tác giả cũng tập trung phân tích mức độ đáp ứng các điều kiện khi quốc gia chuyển sang thực hiện CSLPMT. Theo đó, rất ít các quốc gia hội tụ tất cả 4 điều kiện mới áp dụng LPMT. Các điều kiện mà hầu như tất cả các nước đều phải tuân thủ khi áp dụng CSLPMT bào gồm: (i)Ngân hàng trung ương độc lập trong việc sử dụng các công cụ CSTT; (ii)Ổn định giá cả là mục tiêu hàng đầu của CSTT; (iii) Hạn chế hoặc tuyệt đối Chính phủ vay từ NHTW; (iv)Hệ thống tài chính và thị trường tài chính ổn định và phát triển..

Trên cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm của các nước tác giả đã rút ra được 6 bài học cho Việt Nam với những lưu ý về điều kiện áp dụng và quá trình hoàn thiện điều kiện để có thể tiến hành áp dụng CSLPMT, bao gồm (i) hoàn thiện năng lực thể chế và kỹ thuật đối với NHTW trước hoặc sau khi áp dụng CSLPMT; (ii) Không nhất thiết phải hội tụ tất cả các điều kiện mới thực hiện CSLPMT nhưng phải đáp ứng được các điều kiện tối thiểu; (iii) về tính độc lập của NHTW; (iv) tiến trình hoàn thiện các điều kiện;(v) động lực thúc đẩy quá trình hoàn thiện các điều kiện; (vi) về thời điểm công bố áp dụng CSLPMT.

Đây là những gợi ý quan trọng cho Việt Nam và vấn đề này sẽ được tiếp nối trong phần đánh giá điều kiện và mức độc đáp ứng điều kiện của Việt Nam khi áp dụng CSLPMT trong chương 2.


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA

VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005 ĐẾN NAY VÀ ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG KHUÔN KHỔ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ THEO LẠM PHÁT MỤC TIÊU


Каталог: upload -> 4989
upload -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
upload -> TrầnTrang EnglishTheory Phonetics
upload -> BỘ khoa học và CÔng nghệ TÀi liệu hưỚng dẫN
upload -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng dịch vụ HỘi nghị truyền hình trực tuyếN
upload -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
upload -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
4989 -> Số: 1648/QĐ-hvnh-sđH

tải về 1.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương