HÀ NỘI, 2015 BỘ giáo dục và ĐÀo tạo ngân hàng nhà NƯỚc việt nam



tải về 1.63 Mb.
trang9/17
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích1.63 Mb.
#15427
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   17

*Về hiệu quả hoạt động


Một số các chỉ tiêu thường được để đo lường hiệu quả hoạt động ngân hàng như: chi phí chung/tổng tài sản, tổng chi phí/tổng lợi nhuận, lợi nhuận/ tổng tài sản (ROA), lợi nhuận/tổng vốn sở hữu (ROE), tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM), tỷ lệ thu nhập phi lãi trên tổng thu nhập…

So sánh dữ liệu năm 2011, chỉ tiêu chi phí/tổng thu nhập của hệ thống NHTM Việt Nam vào khoảng 42%, cao hơn Trung Quốc (38,3%), Singapore (39.6%) và Malaysia (41,2%) và thấp hơn các nước còn lại trong nhóm nghiên cứu, đồng thời thấp hơn trung bình thế giới (56,1%) và trung bình của ở các nước đang phát triển Châu Á Thái Bình Dương (46,8%).

Thống kê các chỉ số ROA, ROE của các nước trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2011 cho thấy hệ thống NHTM Việt Nam thường xuyên duy trì được vị trí thứ 3 trong khu vực về tỷ suất sinh lời. Ngoài trừ sự giảm sút của năm 2009 thì các chỉ số này của Việt Nam tiếp tục có xu hướng tăng lên qua các năm. Tính đến cuối năm 2011, ROE của hệ thống NHTM Việt Nam đạt khoảng 15,34 thấp hơn Malaysia , Indonesia và cao hơn các nước còn lại trong khu vực Đông Nam Á, tuy nhiên, chỉ số này cũng chỉ xấp xỉ mức trung bình của các nước có thu nhập dưới trung bình, và thấp hơn mức trung bình của các nước đang phát triển khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Cũng trong năm này chỉ số ROA của Việt Nam đạt 1,35, thấp hơn Indonesia, Malaysia và Philipine và thấp hơn trung bình các nước đang phát triển khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Cơ cấu lợi nhuận của hệ thống NHTM Việt Nam cũng tỏ ra kém bền vững hơn so với các nước. Tính đến cuối năm 2011, gần 80% lợi nhuận của các NHTM Việt Nam vẫn là thu nhập từ lãi, tỷ lệ này xấp xỉ Trung Quốc và cao hơn tất cả các nước trong nhóm so sánh. Tỷ lệ thu nhập phi lãi/tổng thu nhập của Việt Nam ở mức rất thấp với chỉ khoảng trên 15% vào cuối năm 2011, đứng thứ 4 theo thứ tự từ nhỏ đến lớn trong tổng số gần 200 nước được thống kê bởi WB.

Như vậy, xem xét một cách tổng quát có thể thấy, đa số các chỉ số phản ánh hiệu quả của hệ thống ngân hàng Việt Nam chỉ nằm trên mức trung bình của nhóm nghiên cứu, đồng thời là khá thấp so với nhóm nước có cùng trình độ phát triển trên thế giới. Trong khi đó thì cơ cấu thu nhập là kém bền vững. Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Tùng và Đinh Thị Ngân (2013) về ứng dụng phương pháp DEA trong đánh giá hiệu quả - rủi ro của các NHTM Việt Nam 2008 – 2011 cho rằng: “Mức độ rủi ro của hệ thống NHTM Việt Nam là cao hơn tương đối so với hiệu quả hoạt động”. Nghiên cứu của Ngô Đăng Thanh (2012) về hiệu quả của hệ thống ngân hàng Việt Nam trước tự do hóa tài chính: đo lường bằng phương pháp DEA cũng cho rằng: “hệ thống ngân hàng Việt Nam hoạt động dưới ¾ mức tiềm năng”.

*Về chỉ tiêu an toàn


Khuôn khổ phân tích theo ma trận 4x2 của WB khuyến cáo nên sử dụng chỉ số Z – score để đo mức độ an toàn của hệ thống ngân hàng các nước, kết hợp thêm tỷ lệ an toàn vốn, đòn bẩy tài chính, các tỷ lệ thanh khoản và các tỷ lệ khác chẳng hạn như trạng thái ngoại tệ.

Z= (vốn chủ sở hữu/tài sản +ROA)/độ lệch chuẩn của ROA

So sánh hệ số Z được thống kê bởi World Bank cho thấy, hệ số Z của Việt Nam đã tăng nhanh từ mức 5,9 năm 2001 (thấp hơn hầu hết các nước trong khu vực trừ Thái Lan và Indonesia) lên 18,02 vào năm 2011, đứng thứ tư trong khu vực chỉ sau Malaysia, Singapore và Philipines. Hệ số Z cao hàm ý rằng mức độ rủi ro dẫn tới phá sản hệ thống ngân hàng là rất thấp được hỗ trợ bởi hai yếu tố là tỷ lệ vốn tự có/tổng tài sản cao và ROA ít biến động. Tỷ lệ vốn tự có/tổng tài sản của Việt Nam tính đến cuối năm 2011 là 9,9%, cao hơn hầu hết các nước trong khu vực như Malaysia (9,4%), Singapore (8,9%), cao hơn Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc. Trong khi đó thì độ lệch chuẩn của ROA đối với chuỗi số liệu từ 2008 đến 2011 của Việt Nam là vào khoảng 0,152 thấp hơn nhiều so với mức biến động của Indonesia (0,527), Philipines (0,365).

Ngược lại với mức cao của tỷ lệ vốn tự có/tổng tài sản, tỷ lệ an toàn vốn của Việt Nam lại thấp hơn hầu hết các nước trong khu vực. Số liệu thống kê năm 2012, chỉ số CAR của Việt Nam là 11,8, trong khi chỉ số CAR của Malaysia là 17,6, của Indonesia là 17,3, của Philipines là 17,8…Tỷ lệ vốn tự có/tổng tài sản cao hơn, trong khi CAR thấp hơn, điều này hàm ý rằng tỷ lệ tài sản có rủi ro/tổng tài sản của Việt Nam là cao hơn các nước khác, phản ánh chất lượng tài sản tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn. Tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam tính đến cuối năm 2012 theo thống kê của WB là 3,4%, cao hơn so với tất cả các nước trong khu vực, đồng thời cũng cao hơn Trung Quốc (1%), Hàn Quốc (0,6%) và ngang với Ấn Độ

Tỷ lệ vốn tự có/tổng tài sản cao phản ánh nền tảng đầu vào cho hoạt động ngân hàng là tương đối an toàn với tỷ lệ đòn bẩy tài chính thấp. Sự biến động thấp của ROA phản ánh tính chất của thị trường mà ở đó các NHTM có nhiều sức mạnh thị trường, khả năng quyết định giá, và duy trì ổn định lợi nhuận. Trong khi các yếu tố này tỏ ra thuận lợi cho hệ thống NHTM Việt Nam, thì các yếu tố phản ánh chất lượng hoạt động thường xuyên như tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ tài sản có rủi ro lại đang cho phản ánh những xu hướng tiêu cực. Điều này hàm ý rằng các hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam đang tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn cũng như là chưa được quản trị rủi ro thật tốt, và do vậy, nó có thể làm giảm mức độ an toàn của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong tương lai.

Qua phân tích ở trên có thể thấy

- Quy mô của hệ thống ngân hàng Việt Nam (đặt trong tương quan so với quy mô nền kinh tế) là tương đương với các nước trong khu vực, nhưng thuộc mức cao so với thế giới, cao so với nhóm nước có thu nhập trung bình, cũng như nhóm nước đang phát triển khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

- Tính hiệu quả trong hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam nằm ở mức trung bình trong nhóm nước so sánh, tương đương với các nước có thu nhập trung bình thấp nhưng thấp hơn so với mức của các nước đang phát triển trong cùng khu vực như Malaysia.

- Mức độ an toàn của hệ thống NHTM Việt Nam mặc dù đã có cải thiện trong những năm gần đây, song cũng chỉ nằm ở mức trung bình của nhóm nước nghiên cứu, tương đương với mức của các nước có thu nhập trung bình thấp.

- Mức độ cạnh tranh trên thị trường ngân hàng Việt Nam hiện nay là rất cao, cùng với đó là tính độc quyền của các ngân hàng đã dần giảm xuống, phản ánh một xu hướng phát triển ngân hàng theo nền kinh tế thị trường khá rõ nét. Tuy nhiên, mức độ cạnh tranh rất cao như vậy cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

- Trong khi mức độ tiếp cận tài chính đối với doanh nghiệp tương đối tốt thì mức độ phổ cập tài chính đối với cá nhân ở Việt Nam lại đang ở mức rất thấp, và thấp hơn tất cả các nước trong nhóm nghiên cứu, thấp hơn mức trung bình của thế giới, và chỉ tương đương với mức trung bình của nhóm nước có thu nhập thấp.

Bên cạnh đó để phân tích sâu và rộng hơn đối với hệ thống tài chính – ngân hàng, NCS cũng xem xét thêm các chỉ số phản ánh độ sâu của thị trường tài chính giai đoạn 2005-2013, cụ thể như sau

Bảng 2.7: Các chỉ số phản ánh độ sâu thị trường tài chính 2005-2013



Đơn vị tính: %

Chỉ số

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

Tiền gửi/GDP

66,7

78,4

95,9

91.0

104.4

119.7

104,7

104,6

109,1

Tín dụng/GDP

65,9

71,2

81,9

78,0

96,1

105,9

93,9

87,5

97

% tăng vốn hóa thị trường

28

146,3

89

-55,8

223,3

-38,5

-9,6

-

-

Tỷ lệ vốn hóa/GDP

0,69

22,7

43.23

19

37.6

36.5

27

30

26.5

Số công ty

niêm yết


32

108

250

338

457

644

694

703

678

Giá trị niêm yết trái phiếu (Tỷ đồng)

37.000

69.000

-

213.800

-

284.718

-







Giá trị phát hành cổ phiểu(tỷ đồng)

794

2031

39481

14431

21724

33166

14317

17800

56959

Nguồn: UBCKNN, Tổng cục thống kê, NHNN

Theo số liệu của bảng trên, có thể thấy, độ sâu của thị trường tài chính Việt Nam có mức phát triển khá. Tỷ lệ huy động vốn từ tiền gửi các các tổ chức và dân cư qua hệ thống các tổ chức tín dụng trên GDP đã tăng từ mức 66.7% năm 2005 lên 95.9% vào năm 2007, đạt đỉnh 119.7% vào năm 2010, trước khi giảm xuống còn 109.1% vào năm 2013. Tỷ lệ tiền gửi so với GDP tăng mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế, cũng như do cạnh tranh giữa các NHTM nhằm cải thiện khả năng thanh khoản của mình. Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên GDP cũng tăng từ 65.9% năm 2005 lên 81.9% vào năm 2007, đạt đỉnh 105.9% năm 2010, sau đó giảm xuống còn 97% vào năm 2013. Nhìn chung, có thể thấy biến động của các chỉ số này gắn bó khá mật thiết với diễn biến của nền kinh tế nói chung. Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô còn nhiều rủi ro bất ổn, điều này cũng cho thấy sự phát triển của thị trường tài chính còn chưa thực sự vững chắc.

Đánh giá của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) cho thấy mức độ phát triển tài chính và cải thiện độ sâu tài chính của Việt Nam trong thời gian qua còn thiếu bền vững. Trong suốt giai đoạn 2009-2011, Việt Nam chỉ có cải thiện rõ nhất về dịch vụ tài chính - ngân hàng, và tiếp cận tài chính. Đó là do quy mô thị trường, chẳng hạn như tổng tài sản của hệ thống tài chính và của hệ thống ngân hàng, độ sâu tài chính, tiền gửi và tín dụng của hệ thống ngân hàng. Trong khi đó, Việt Nam tụt hạng mạnh nhất trên các phương diện thể chế, thị trường tài chính và dịch vụ tài chính phi ngân hàng. TTCK vẫn chưa trở thành một kênh huy động vốn quan trọng trên thị trường tài chính. Thị trường cổ phiếu còn nhỏ, và thấp hơn nhiều so với mức trung bình của thế giới.

Bảng 2.8: Thứ hạng phát triển thị trường tài chính Việt Nam và các chỉ tiêu

cấu thành, 2009-2011




Tổng thể

Thể chế

Môi trường kinh doanh

Ổn định tài chính

Dịch vụ tài chính ngân hàng

Dịch vụ tài chính phi ngân hàng

Thị trường tài chính

Tiếp cận tài chính

Thứ hạng

50 (45)

48 (41)

53 (49)

53 (49)

29 (37)

48 (42)

49 (43)

30 (32)

Lưu ý: Giá trị trong ngoặc thể hiện xếp hạng năm 2009 (trong 55 nước được xếp hạng). Giá trị năm 2011 dựa trên xếp hạng của 60 nước.

Nguồn: WEF (2009, 2011).

Xem xét các chỉ số thuộc báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2014 – 2015 có thể thấy, nền kinh tế Việt Nam được xếp hạng thứ 68/144 nước về năng lực cạnh tranh tổng thể, trong đó xếp hạng về mức độ phát triển của thị trường tài chính chỉ đứng thứ 90/144, thấp hơn chỉ số xếp hạng tổng thể. Trong số 12 trụ cột để xếp hạng năng lực cạnh tranh thì chỉ số xếp hạng về phát triển thị trường tài chính cũng nằm trong 5 trụ cột có chỉ số xếp hạng thấp nhất cùng với chỉ số về thể chế, cơ sở hạ tầng, giáo dục bậc cao và năng lực đổi mới, sáng tạo. Điều này cho thấy sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam mới chỉ đóng góp rất hạn chế trong việc hình thành năng lực cạnh tranh quốc gia.

Bảng 2.9: Xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam





Xếp hạng 2014 – 2015




Xếp hạng 2014 – 2015

Năng lực cạnh tranh tổng thể

68

Thị trường hàng hóa

78

Nhóm các yếu tố nền tảng

79

Thị trường lao động

49

Thể chế

92

Thị trường tài chính

90

Hạ tầng

81

Công nghệ

99

Môi trường vĩ mô

75

Quy mô thị trường

34

Sức khỏe và giáo dục cơ bản

61

Nhóm các yếu tố đổi mới

98

Nhóm các yếu tố làm tăng hiệu quả

74

Năng lực đổi mới

106

Giáo dục bậc cao

96

Sáng tạo kinh doanh

87

Nguồn: Báo cáo cạnh tranh toàn cầu 2014 – 2015, Diễn đàn kinh tế thế giới
Xem xét các cấu phần cụ thể của trụ cột về phát triển thị trường tài chính, trong đó, một số các chỉ tiêu xếp hạng chi tiết như là mức độ sẵn có của dịch vụ tài chính là 104/144, mức độ phù hợp về giá của dịch vụ tài chính là 115/144, mức độ dễ dàng tiếp cận các khoản vay là 88/144, mức độ lành mạnh của hệ thống ngân hàng là 132/144. Có thể thấy các chỉ số này hầu hết là ở mức thấp, và thấp hơn nhiều so với các nước trong cùng khu vực như Thái Lan, Philipines, Indonesia, Malaysia và Singapore.

Bảng 2.10: Xếp hạng các chỉ số về phát triển thị trường tài chính trong tổng xếp hạng về năng lực cạnh tranh quốc gia 2014 – 2015 (xếp hạng/144 (điểm số/7))




Chỉ tiêu

Việt Nam

Cambodia

Indonesia

Lao

Malay

sia

Myanmar

Philipines

Singa

pore

Thai

land

Chỉ số cạnh tranh toàn cầu

68

(4.23)

95

(3.89)

34

(4.57)

93

(3.91)

20

(5.16)

134

(3.24)

53

(4.40)

2

(5.65)

31

(4.66)

Mức độ phát triển của thị trường tài chính

90

(3.77)

84

(3.8)

42

(4.45)

101

(3.69)

4

(5.6)

139

(2.58)

49

(4.37)

2

(5.84)

34

(4.61)

Mức độ sẵn có của dịch vụ tài chính

104 (3.9)

91

(4.1)


46

(4.9)


79

(4.3)


17

(5.6)


139

(2.8)


42

(5.0)


8

(6.1)


28

(5.3)


Giá cả dịch vụ tài chính

115 (3.6)

92

(3.9)


41

(4.9)


57

(4.2)


12

(5.6)


136

(3.0)


43

(4.8)


7

(5.9)


35

(5.0)


Mức độ dễ dàng tiếp cận các khoản vay

88

(2.6)


80

(2.7)


15

(3.9)


71

(2.8)


2

(5.1)


144

(1.4)


30

(3.5)


4

(4.5)


23

(3.6)


Mức độ lành mạnh của hệ thống ngân hàng

132

(3.5)


88

(4.5)


60

(5.1)


76

(4.8)


35

(5.7)


131

(3.5)


46

(5.5)


4

(6.6)


37

(5.7)


Nguồn: Báo cáo cạnh tranh toàn cầu 2014 – 2015, Diễn đàn kinh tế thế giới


2.2.2.2. Mức độ lành mạnh của chính sách tài khóa


Theo quy định của Việt Nam được quy định tại Điều 1, Luật quản lý nợ công (2009), nợ công bao gồm nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. Như vậy phạm vi về nợ công của Việt Nam là nhỏ hơn so với cách hiểu của Ngân hàng thế giới. Trong nghiên cứu “Xác định phạm vi nợ công và trần nợ công an toàn của Việt Nam giai đoạn 2015-2020” của Học viện chính sách và phát triển –Bộ Kế hoạch và đầu tư, quan điểm về phạm vi nợ công cũng rộng hơn và đầy đủ hơn so với Luật Quản lý nợ công hiện nay. Thực tế này sẽ tác động không nhỏ tới việc thống kê và đánh giá quy mô cũng như mức độ nợ công của Việt Nam. Để đánh giá tình trạng nợ công của một nước, các quốc gia trên thế giới cũng như các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế đã thiết lập các chỉ tiêu đo lường mức độ an toàn nợ công như: Nợ công/GDP, Nợ nước ngoài/GDP; Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu; Nợ chính phủ so với thu ngân sách Nhà nước; Nghĩa vụ nợ dự phòng so với thu ngân sách Nhà nước; Hạn mức vay thương mại nước ngoài và bảo lãnh vay nước ngoài của chính phủ... Đối với các nước phát triển, chính phủ các nước này thường đồng thời vừa là con nợ, vừa là chủ nợ nên chỉ tiêu về nợ công bao gồm cả tổng nợ và nợ ròng (nợ ròng = nợ - vay nợ).

Nhiều nghiên cứu như Nguyễn Chí Hải (2011), Lê Phan Thị Diệu Thảo (2011) đều cho rằng nợ công vẫn còn nằm trong ngưỡng an toàn. Tính đến cuối năm 2010, tỷ lệ nợ công/GDP của Viet Nam là 56,6%, trong đó nợ nước ngoài là 31,3 % (chiếm 55,3% tổng nợ công và 74,17% tổng dự nợ nước ngoài), nợ trong nước là 25,3% (chiếm 44,7% tổng nợ công). Số liệu từ Bộ Tài chính cho thấy: tính đến cuối năm 2014 nợ công ở mức 2.347.000 tỷ đồng (chiếm 59.6%) GDP, dự kiến cuối năm 2015 khoảng 64% GDP (gần giới hạn 65% do Quốc hội đề ra). Các tỷ lệ về an toàn nợ công về cơ bản vẫn nằm trong ngưỡng an toàn theo thông lệ quốc tế.


Bảng 2.11: Ngưỡng an toàn các chỉ tiêu nợ công của Việt Nam năm 2010

STT

Chỉ tiêu

Tỷ lệ an toàn

1

Nợ chính phủ/GDP

50%

2

Nợ nước ngoài của quốc gia/GDP

50%

3

Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ so với % thu ngân sách (bao gồm cả nợ nước ngoài và nợ trong nước)

30%

4

Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài trung dài hạn so với xuất khẩu

25%

Nguồn: Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại – Bộ Tài chính

Tuy nhiên, phân tích khả năng chi trả trong tương lai trước các biến động về tỷ giá cũng như đặt những diễn biến của nợ công Việt Nam trong bối cảnh kinh tế quốc tế và bất ổn của kinh tế vĩ mô trong nước, đặc biệt là tình trạng thâm hụt kép liên tục kéo dài thì có thể thấy nợ công của Việt Nam vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro. Nghiên cứu của Học viện Chính sách và phát triển- Bộ Kế hoạch& đầu tư cũng chỉ ra sự thiếu an toàn của nợ công thông qua các chỉ tiêu như tỷ lệ trả nợ/tổng thu NSNN đang ở mức cao và có xu hướng tăng (tỷ lệ trả nợ năm 2013 là 22.6%; năm 2014 là 25.92%; 2015 là 31.87%); vay trả nợ gốc năm 2014 xấp xỉ 80.000 tỷ đồng; năm 2015 dự kiến 130.000 tỷ đồng. Theo TS. Trần Đình Thiên – Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam những chỉ số trên đáng phải xem xét vì “tỷ lệ trả nợ/tổng thu ngân sách đã vượt ranh giới đỏ - ngưỡng an toàn mà Quốc hội cho phép là 25%”. TS. Trần Đình Cung- Viện trưởng Viện CIEM cũng cho rằng với tốc độ tăng chi nhanh hơn tăng thu, mức tăng chi cho đầu tư thấp hơn tăng chi thường xuyên, “tức là chi dài hạn để tạo ra tăng trưởng lại thấp hơn so với chi tiêu dùng hàng ngày” thì đây lại là áp lực quá lớn. Xem xét vấn đề nợ công của Việt Nam trong bối cảnh kinh tế vĩ mô trong nước thì cho thấy một số bất ổn của 3 khu vực: tài khóa, cán cân thanh toán và tiền tệ. Đây cũng chính là nguyên nhân quan trọng gây ra sự bất ổn kinh tế vĩ mô trong nước từ đó tạo nên sự biến động kinh tế khó kiểm soát và khó dự đoán gây khó khăn trong điều hành và hoạt động của nền kinh tế. Đặc biệt là 3 vấn đề này lại có khả năng tương tác lẫn nhau. Do đó trong một bối cảnh lạm phát diến biến khó lường, cán cân thanh toán kém bền vững thì việc tỷ lệ nợ công tiếp tục tăng và ngấp nghé mức an toàn như của Việt Nam hiện nay là đáng báo động [32].



Bảng 2.12: Kết quả huy động nợ công giai đoạn 2010-2015

(đơn vị: nghìn tỷ đồng)

Năm

Chính phủ

BLCP

CQĐP

Tổng số

2010

209

72

9

290

2011

235

77

6

317

2012

294

105

18

417

2013

404

111

11

526

Ước 2014

520

97

16

633

Dự kiến 2015

512

116

33

660

Tổng

2.174

578

93

2844

Nguồn: Cục quản lý nợ và tài chính đối ngoại – Bộ Tài chính

Каталог: upload -> 4989
upload -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
upload -> TrầnTrang EnglishTheory Phonetics
upload -> BỘ khoa học và CÔng nghệ TÀi liệu hưỚng dẫN
upload -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng dịch vụ HỘi nghị truyền hình trực tuyếN
upload -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
upload -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
4989 -> Số: 1648/QĐ-hvnh-sđH

tải về 1.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương