HÀ NỘI – 2013 BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠNG



tải về 1.67 Mb.
trang10/16
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích1.67 Mb.
#1898
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   16

Chương 4

BÀN LUẬN



    1. Tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ


      1. Tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ tuổi sinh đẻ

Nghiên cứu được thực hiện trên 1500 đối tượng là phụ nữ tuổi sinh đẻ từ 20-35 tuổi tại 3 xã nghèo thuộc huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Trên 90% đối tượng là dân tộc Mường có tuổi trung bình của là 27,8 ± 4,5 tuổi. Cân nặng trung bình của phụ nữ tuổi sinh đẻ tại địa bàn nghiên cứu là 45,5 ± 4,8 kg và chiều cao trung bình là 153,1 ± 5,0 cm (bảng 3.1). Sự khác biệt về cân nặng và chiều cao trung bình của PNTSĐ ở 3 xã là không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Khi so sánh kết quả về cân nặng với một nghiên cứu khác được thực hiện tại Lai Châu và Kon Tum năm 2009 [14] cho thấy cân nặng trung bình của phụ nữ tuổi sinh đẻ tại địa bàn nghiên cứu thấp hơn 1,5kg so với cân nặng của phụ nữ tuổi sinh đẻ ở Lai Châu và Kon Tum. Kết quả này cũng thấp hơn so với cân nặng trung bình của phụ nữ tuổi sinh đẻ trên toàn quốc năm 2000 [46].

Tỷ lệ CED của phụ nữ tuổi sinh đẻ tại địa bàn nghiên cứu chiếm tỷ lệ khá cao (29,2%). Kết quả nghiên cứu này cao hơn so với kết quả tổng điều tra dinh dưỡng năm 2000 và 2005 (26,3% và 20,9%) [46], [48]. Lai Châu cùng là một tỉnh thuộc Tây Bắc nhưng tỷ lệ CED của phụ nữ tuổi sinh đẻ năm 2009 thấp hơn (21,8%) so với tỷ lệ CED của phụ nữ tuổi sinh đẻ trong nghiên cứu này[14].

Tuy nhiên, khi so sánh với một số nghiên cứu khác như nghiên cứu của Đinh Phương Hoa và cộng sự tại Lục Nam, tỉnh Bắc Giang cho thấy tỷ lệ phụ nữ 20-35 tuổi bị CED (39,1%) cao hơn kết quả của nghiên cứu này [7]. Tương tự như vậy, một số nghiên cứu được thực hiện tại vùng đồng bằng như nghiên cứu của Lê Bạch Mai và cộng sự thực hiện tại huyện Thanh Miện năm 2004 [21] và nghiên cứu của Tú Anh thực hiện tại một số nhà máy của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2009 [31] cho thấy tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn của phụ nữ tuổi sinh đẻ cũng ở mức cao và cũng cao hơn kết quả của nghiên cứu (36,8% và 37,7%). Sở dĩ tỷ lệ CED của phụ nữ tuổi sinh đẻ của những nghiên cứu trên còn ở mức cao là do các nghiên cứu này đều thực hiện tại những địa bàn có điều kiện kinh tế khó khăn hoặc có thu nhập thấp như công nhân ở các khu công nghiệp nơi có thu nhập bình quân hàng tháng rất thấp.

Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ CED của phụ nữ tuổi sinh đẻ tại huyện Tân Lạc cũng tương tự với nghiên cứu của Phạm Văn Hoan tại Thường Tín năm 2004 (28,9%) [43] và của Hà Huy Tuệ tại Duyên Thái năm 2006 (29,5%) [13].

CED ở phụ nữ tuổi sinh đẻ của một số nước trong khu vực Đông Nam Á như Indonesia và Campuchia thấp hơn so với kết quả của nghiên cứu [99], [144].

Một nghiên cứu về yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ tuổi sinh đẻ tại Banglades cho thấy tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ tuổi sinh đẻ liên quan chặt chẽ với điều kiện kinh tế xã hội và khó khăn về địa lý [117]. 75% phụ nữ lao động nặng như xây dựng, 32,2% phụ nữ làm vườn và làm việc nhà ở Rajasthan, Ấn Độ bị thiếu năng lượng trường diễn [142]. Các yếu tố về điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ tuổi sinh đẻ là trình độ văn hóa kém, thu nhập của hộ gia đình thấp, khó khăn trong việc tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc y tế.

Hậu quả của thiếu năng lượng trường diễn đối với phụ nữ tuổi sinh đẻ là sức khỏe giảm sút, giảm năng suất lao động. Thiếu năng lượng trường diễn còn dẫn đến những ảnh hưởng đến sức khỏa sinh sản như sinh ra những đứa trẻ có cân nặng sơ sinh thấp, sảy thai, thai chết lưu, đẻ non và những biến chứng trong khi sinh. Thiếu dinh dưỡng dẫn đến những biến chứng khó lường trên sức khỏe của độ tuổi này. Chức năng hàng loạt các bộ phận bị tác động, suy yếu: giảm sức mạnh ở cơ, tim mạch, hệ nội tiết, phổi, tụy, chức năng nhận thức… Nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh mãn tính cũng tăng cao. Nếu cơ thể đang bị tổn thương, vết thương lâu lành, giảm tác dụng của thuốc, tăng nguy cơ nhiễm trùng, do đó chi phí điều trị phải cao hơn [54].

Một trong những biện pháp quan trọng để cải thiện, nâng cao tình trạng dinh dưỡng là mỗi người phải có kiến thức đúng về dinh dưỡng, về an toàn vệ sinh thực phẩm và cách chế biến món ăn phù hợp. Đảm bảo bữa ăn cân đối, hợp lý và đa dạng hóa các loại thực phẩm để cung cấp đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng.

Sở dĩ tình trạng CED của phụ nữ tuổi sinh đẻ tại Tân lạc, Hòa Bình còn ở mức cao vì 3 xã nghiên cứu đều là xã nghèo với tỷ lệ hộ nghèo >30%. Trên 90% đối tượng là người dân tộc Mường, trình độ học vấn thấp, nghề nghiệp chính là làm ruộng nên lao động nặng cộng với địa bàn đồi núi phức tạp dẫn đến thu nhập thấp và điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Điều này dẫn đến khẩu phần của các đối tượng thiếu cả về số lượng và chất lượng mà hậu quả là tình trạng thiếu năng lượng trường diễn xuất hiện. Nhận định này cũng giống với nhận định của nhiều tác giả khác về nguyên nhân của CED ở phụ nữ tuổi sinh đẻ.


      1. Tình trạng thiếu máu của phụ nữ tuổi sinh đẻ

Thiếu máu thiếu sắt hiện vẫn là vấn đề thiếu vi chất dinh dưỡng có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức hemoglobin trung bình của các đối tượng nghiên cứu là 12,6 ± 1,3 g/dl. Tỷ lệ thiếu máu chung của phụ nữ tuổi sinh đẻ là 26,7% và chủ yếu phụ nữ bị thiếu máu nhẹ (23,8%) (biểu đồ 3.2). Theo phân loại của WHO thì tình trạng thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ tại địa bàn nghiên cứu là ở mức trung bình về nghĩa sức khỏe cộng đồng.

Một số kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy thiếu máu dinh dưỡng vẫn đang là vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng hàng đầu tại Việt nam hiện nay.

Theo số liệu điều tra thiếu máu toàn quốc của Viện Dinh Dưỡng quốc gia năm 1995 [102] cho thấy thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ là 40,2%. Tỷ lệ thiếu máu năm 2000 đã giảm một cách đáng kể so với điều tra năm 1995 xuống còn 24,3% [23] và vẫn ở mức trung bình có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng theo phân loại của WHO [143]. Tỷ lệ thiếu máu đã giảm khá đồng đều giữa khu vực thành phố và nông thôn. Tuy nhiên tốc độ giảm thiếu máu ở phụ nữ vùng đồng bằng nhanh hơn so với vùng miền núi (3,8%/năm) đó là kết quả tổng hòa của những cải thiện về kinh tế-xã hội và hoạt động y tế. Khu vực nội thành tốc độ giảm chậm hơn so với khu vực nông thôn (2,2%/năm) là vì khu vực thành phố có tỷ lệ thiếu máu thấp hơn nên tốc độ giảm sẽ chậm hơn so với những vùng có tỷ lệ thiếu máu cao [50].

Nguyễn Xuân Ninh và cộng sự (2006) đã tiến hành đánh giá thực trạng thiếu máu của các nhóm đối tượng có nguy cơ cao cho thấy tỷ lệ thiếu máu của phụ nữ tuổi sinh đẻ ở 6 tỉnh tương tự với tỷ lệ thiếu máu của nghiên cứu này [33]. Một nghiên cứu khác của Nguyễn Xuân Ninh thực hiện tại Hà Nội cho thấy tỷ lệ thiếu máu của phụ nữ tuổi sinh đẻ cũng khá là cao (25,5%) và tỷ lệ thiếu máu ở ngoại thành cao hơn so với nội thành 1,6 lần [34].

Một nghiên cứu khác tại Lai Châu và Kon Tum năm 2009 cho thấy tỷ lệ thiếu máu của phụ nữ tuổi sinh đẻ ở Kon Tum tương tự với kết quả của nghiên cứu. Trong khi đó, Lai Châu cũng là một tỉnh thuộc vùng Tây Bắc nhưng tỷ lệ thiếu máu lại thấp hơn (10%) [14].

So sánh với kết quả một số nghiên cứu khác cho thấy tỷ lệ thiếu máu trong nghiên cứu này thấp hơn so với tỷ lệ thiếu máu của phụ nữ tuổi sinh đẻ ở Huế (30,8%) do Phạm Hoàng Hưng thực hiện năm 2006 [36] và của Sant-Rayn Pasricha thực hiện tại Yên Bái năm 2008 (37,5%) [109]. Trong khi đó theo kết quả nghiên cứu của Võ Thị Lệ (2003) thì tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ tại Tây Nguyên cao hơn nhiều (44,3%) [52].

Tuy nhiên khi so sánh với kết quả nghiên cứu của Lê Bạch Mai và cộng sự (2004) tại Thanh Miện, Hải Dương (9,3%) [21]; nghiên cứu của Nguyễn Anh Vũ và cộng sự (2006) thực hiện tại Tân Kỳ, Nghệ An (15,2%) [22]; nghiên cứu của Nguyễn Tú Anh tại Vĩnh Phúc năm 2009 (21,4%) [31] thì tỷ lệ thiếu máu của phụ nữa tuổi sinh đẻ ở nghiên cứu này lại cao hơn nhiều. Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ thiếu máu của phụ nữ tuổi sinh đẻ ở huyện Thanh Miện năm 2004 rất thấp là do Thanh Miện là một huyện đồng bằng, là huyện điểm về triển khai thực hiện các chương trình dinh dưỡng và liên tục nhận được các can thiệp cho đối tượng này từ năm 1994 đến nay.

T


hiếu máu dinh dưỡng có thể gây ra bởi thiếu một hay nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tạo máu như sắt, acid folic, vitamin B12, vitamin B6, riboflavin v..v, nhưng quan trọng nhất và phổ biến nhất ở các nước đang phát triển là thiếu máu do thiếu sắt [64]. Nghiên cứu của Phạm Vân Thúy và cộng sự cho thấy rằng 70% phụ nữ (17-49 tuổi) thiếu máu có thiếu sắt [127]. Nguyên nhân quan trọng nhất gây nên tình trạng thiếu máu do thiếu sắt là do khẩu phần còn thiếu các thực phẩm giàu chất sắt, đặc biệt là nguồn sắt từ các thực phẩm có nguồn gốc động vật [35].

Tỷ lệ thiếu máu hiện nay đã giảm một cách đáng kể so với những năm 90, nhưng nếu so sánh với số liệu điều tra của năm 2000 thì tỷ lệ thiếu máu không có sự thay đổi [23] và đến năm 2008 thì tỷ lệ thiếu máu lại có xu hướng tăng lên [50]. So với các nước trong khu vực và trên thế giới thì thiếu máu ở Việt nam vẫn còn ở mức cao [33]. Theo kết quả tổng điều tra thiếu máu toàn quốc năm 2008 cho thấy, tỷ lệ thiếu máu của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ trên toàn quốc là 28,8% và ở mức trung bình ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng. Vùng núi Tây Bắc là nơi có tỷ lệ thiếu máu cao nhất trong cả nước (56,7%) và ở mức nặng về ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng, sau đó là vùng Nam miền Trung (36,3%), vùng núi Đông Bắc (31,9%) và Tây Nguyên là 24,2%. Ngoài vùng núi Tây Bắc thì tỷ lệ thiếu máu ở 6 vùng còn lại đều ở mức trung bình về ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng. Sở dĩ tỷ lệ thiếu máu trên toàn quốc tăng lên là do chương trình phòng chống thiếu máu dinh dưỡng không còn bổ sung viên sắt/folic miễn phí cho PNTSĐ và phụ nữ mang thai nữa. Đối tượng phải tự mua hoặc ở một số vùng nghèo, vùng khó khăn hoặc mô hình điểm thì được các chương trình, dự án cấp miễn phí. Chính vì vậy, tỷ lệ thiếu máu của PNTSĐ ở Tây Nguyên năm 2008 thấp hơn so với một số vùng khác. Trong khi đó tỷ lệ thiếu máu ủa PNTSĐ ở vùng đồng bằng giảm rất chậm là do ở vùng này hầu như không có chương trình, dự án bổ sung viên sắt/folic nào thực hiện trong nhiều năm qua. Chính vì vậy, phòng chống thiếu máu do thiếu sắt cần phải có giải pháp lồng ghép nhiều biện pháp can thiệp để nâng cao tính hiệu quả và bền vững của chương trình. Nếu chỉ thực hiện một mình giải pháp ngắn hạn bổ sung viên sắt/folic thì sau khi dừng bổ sung thì tỷ lệ thiếu máu lại tăng cao trở lại nếu như không có truyền thông giáo dục dinh dưỡng để nâng cao kiến thức,thực hành của người dân về dinh dưỡng và phòng chống thiếu máu dinh dưỡng. Nhưng nếu chỉ thực hiện truyền thông giáo dục dinh dưỡng mà không kết hợp bổ sung viên sắt/folic thì hiệu quả sẽ rất thấp vì tuy người dân được cung cấp kiến thức, thực hành dinh dưỡng đúng nhưng điều kiện kinh tế khó khăn, chế độ dinh dưỡng còn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thì việc cải thiện tình trạng thiếu máu và dinh dưỡng cũng trở nên khó khăn.

Theo thống kê của WHO năm 1999, gần một nửa phụ nữ ở các nước đang phát triển bị thiếu máu. Trong khi đó tỷ lệ này ở các nước phát triển chỉ là 23% [130].

Thiếu máu làm tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong. Nguyên nhân gây ra thiếu máu thiếu sắt chủ yếu là do dinh dưỡng. Một trong những yếu tố đóng góp chính vào tình trạng thiếu máu là do thiếu sắt và thiếu máu thiếu sắt là một trong 10 bệnh đóng góp vào gánh nặng bệnh tật trên thế giới [76].

WHO cũng đã phân tích lại số liệu các cuộc điều tra quốc gia hoặc hai cuộc điều tra đại diện cho quốc gia từ năm 1993 đến năm 2005 cho thấy tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ là 30,2% (ảnh hưởng đến 468,4 triệu người) và hơn một nửa trong số này sống ở châu Á. Mặc dù châu Á là nơi có nhiều người bị thiếu máu nhất những châu Phi lại là nơi có tỷ lệ thiếu máu cao nhất (68%). Châu Phi và châu Á là nơi bị ảnh hưởng bởi thiếu máu nhiều nhất vì đây là khu vực nghèo nhất nên có thể có mối liên quan giữa thiếu máu và phát triển kinh tế xã hội. Ở phụ nữ tuổi sinh đẻ, thiếu máu nặng và vừa về ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng ảnh hưởng đến 69% quốc gia. Tỷ lệ thiếu máu ở các nước Đông Nam Á đều ở mức nặng về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng trừ Đông Ti Mo là ở mức trung bình về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng (31,5%) [140].

Châu Á là khu vực có tỷ lệ thiếu máu dinh dưỡng cao nhất trên thế giới. Khoảng 1/2 phụ nữ bị thiếu máu dinh dưỡng sống ở khu vực Nam Á (53,4%) và Đông Nam Á (42,5%). Tình trạng này ở châu Á trong nhiều năm trở lại đây vẫn chưa được cải thiện [129].

Về mức độ thiếu máu, kết quả nghiên cứu tại biểu đồ 3.2 cho thấy chủ yếu phụ nữ tuổi sinh đẻ bị thiếu máu nhẹ (23,8%). Tỷ lệ thiếu máu vừa là 2,7% và thiếu máu nặng là 0,2%. Xu hướng này cũng tượng tự với nghiên cứu tại Thanh Miện của Lê Bạch Mai [21] và ở Huế của Phạm Hoàng Hưng [36] là thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ chủ yếu ở mức độ nhẹ; thiếu máu mức độ vừa và nặng chiếm tỷ lệ rất thấp.

Các kết qủa nghiên cứu cho thấy hiệu quả tích cực của các can thiệp dinh dưỡng, y tế và cải thiện tình trạng kinh tế xã hội trong những năm gần đây đã góp phần giảm đáng kể tình trạng thiếu máu của các nhóm đối tượng có nguy cơ cao, trong đó có phụ nữ tuổi sinh đẻ. Tuy nhiên, thiếu máu dinh dưỡng vẫn còn ở mức cao và vẫn đang là vấn đề có ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng đáng được quan tâm. Đặc biệt là ở vùng núi phía Bắc, khu vực miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long.

Kết quả đánh giá tình trạng thiếu máu của phụ nữ tuổi sinh đẻ tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình cho thấy thực trạng thiếu máu ở đây thuộc mức trung bình về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng. Kết quả này cũng phù hợp với nhận định của nhiều tác giả về tình trạng thiếu máu ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Bắc. Hòa Bình là tỉnh miền núi, nơi có trên 90% dân tộc Mường sinh sống, trình độ học vấn thấp, thu nhập của người dân chủ yếu là từ sản xuất nông nghiệp dẫn đến điều kiện kinh tế khó khăn. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ CED và thiếu máu ở đây còn cao.


    1. Каталог: FileUpload -> Documents
      Documents -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
      Documents -> Phụ lục về cấp hạng khách quốc tế
      Documents -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam qcvn 01 78: 2011/bnnptnt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thứC Ăn chăn nuôi các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và MỨc giới hạn tốI Đa cho phép trong thứC Ăn chăn nuôI
      Documents -> TỔng cục dạy nghề
      Documents -> BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng nguyễn thị thanh hưƠng thực trạng và giải pháP
      Documents -> Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé y tÕ ViÖn dinh d­ìng Ph¹m hoµng h­ng HiÖu qu¶ cña truyÒn th ng tÝch cùc ®Õn ®a d¹ng ho¸ b÷a ¨n vµ
      Documents -> TỜ khai xác nhận viện trợ HÀng hóA, DỊch vụ trong nưỚC
      Documents -> Phụ lục I mẫU ĐƠN ĐỀ nghị ĐĂng ký LƯu hàNH
      Documents -> BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng quốc gia tiếp thị XÃ HỘi vớI việc bổ sung sắt cho phụ NỮ CÓ thai dân tộc mưỜng ở HÒa bìNH

      tải về 1.67 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương