HÀ NỘI – 2013 BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠNG


Bảng 3.9: Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu tại thời điểm T0



tải về 1.67 Mb.
trang8/16
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích1.67 Mb.
#1898
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   16

Bảng 3.9: Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu tại thời điểm T0

Tình trạng dinh dưỡng

Nhóm TTGD+Fe (n=60)

Nhóm uống sắt (n=60)

Nhóm chứng (n=60)

p*

Cân nặng (kg)

44,9 ± 4,1

44,7 ± 3,0

44,8 ± 4,1

>0,05

Chiều cao (cm)

154,2 ± 4,3

152,5 ± 5,1

152,8 ± 4,2

>0,05

BMI trung bình

18,9 ± 1,5

19,2 ± 1,2

19,2 ± 1,4

>0,05

CED (%)

35,7

25,0

26,7

<0,05

* Test ANOVA cho các giá trị trung bình, test χ2 cho các giá trị %

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.9 cho thấy không có sự khác biệt về cân nặng, chiều cao và BMI ở cả 3 nhóm nghiên cứu (p>0,05). Nhóm TTGD+Fe có tỷ lệ CED cao nhất (35,7%), thấp nhất ở nhóm chỉ bổ sung sắt/folic (25%) và sự khác biệt về tỷ lệ CED giữa 3 nhóm nghiên cứu là có ý nghĩa thống kê với p<0,05.



Bảng 3.10: Tình trạng thiếu máu và cạn kiệt sắt của đối tượng nghiên cứu tại thời điểm T0

Tình trạng thiếu máu

Nhóm TGD+Fe (n=60)

Nhóm uống sắt (n=60)

Nhóm chứng (n=60)

p*

Hb trung bình (g/dl)

10,5 ± 1,3

10,9 ± 0,7

11,1 ± 0,7

>0,05

Thiếu máu (%)

Hb<11g/dl

100,0

100,0

100,0

>0,05

Ferritin trung bình (µg/L)

20,2 ± 36,0

32,1 ± 42,6

19,8 ± 20,6

>0,05

Cạn kiệt sắt (%)

Ferritin <15ng/l

0,6

0,3

0,5

>0,05

* Test ANOVA cho các giá trị trung bình, test χ2 cho các giá trị %

Tại thời điểm trước can thiệp, toàn bộ phụ nữ tuổi sinh đẻ được chọn vào nghiên cứu đều bị thiếu máu (Hb<11 g/dl). Mức Hb trung bình cao nhất ở nhóm chứng (11,1 g/dl) tiếp đến là nhóm uống sắt (10,9 g/dl) và thấp nhất là ở nhóm TTGD+Fe (10,4 g/dl). Không có sự khác biệt về mức Hb trung bình giữa 3 nhóm nghiên cứu (p>0,05). Cùng với mức Hb trung bình thì sự khác biệt về mức Ferritin trung bình ở 3 nhóm nghiên cứu cũng không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Nhóm uống sắt có mức Hb trung bình cao nhất (32,1 ng/l) và thấp nhất là ở nhóm chứng (19,8 ng/l). Tỷ lệ cạn kiệt sắt giữa 3 nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) và dao động từ 0,3 đến 0,6% (bảng 3.10).



B

ảng 3.11: Mức tiêu thụ lương thực thực phẩm của đối tượng nghiên cứu tại thời điểm T0 (gam/người/ngày)



Nhóm thực phẩm

Nhóm TTGD+Fe (n=60)

Nhóm uống sắt (n=60)

Nhóm chứng (n=60)

p

Gạo

448,3±152,8

537,1±144,7

492,3±121,7

<0,05*

Lương thực khác

20,6±56,9

11,9±44,8

5,8±26,9

<0,05ǂ

Khoai củ

16,4±69,8

8,9±33,8

13,3±41,3

>0,05ǂ

Đậu đỗ

26,3±45,3

6,9±21,9

9,1±19,1

<0,05ǂ

Vừng/lạc/hạt có dầu

3,9±13,0

6,8±18,6

1,6± 4,5

<0,05ǂ

Rau, củ, quả

187,5±116,1

199,3±122,8

182,8±95,5

>0,05ǂ

Quả chín

147,2±148,5

213,1±162,3

224,7±197,0

<0,05*

Dầu mỡ

8,6±6,0

8,8±8,8

10,0±10,3

>0,05ǂ

Thịt

57,7±75,0

51,9±73,0

85,9±93,6

<0,05ǂ

Cá, thuỷ, hải sản

55,1±51,6

46,2±52,8

64,0±70,9

>0,05ǂ

Trứng/sữa

8,5±16,5

5,5±15,3

12,7±23,3

<0,05ǂ

* Test ANOVA

ǂ Test Kruskan Wallis

Gạo là lương thực chính được phụ nữ tuổi sinh đẻ tiêu thụ nhiều nhất. Mức tiêu thụ gạo trung bình khác nhau giữa 3 nhóm nghiên cứu (p<0,05). Nhóm bổ sung sắt có mức tiêu thụ gạo nhiều nhất (537,1±144,7 g/người/ngày) và nhóm TTGD+Fe có mức tiêu thụ thấp nhất (448 ±152,8 g/người/ngày). Lương thực khác được phụ nữ tuổi sinh đẻ ở cả 3 nhóm tiêu thụ ở mức thấp, từ 5,8 đến 20,6 g/người/ngày và sự khác biệt giữa 3 nhóm nghiên cứu có ý‎ nghĩa thống kê (p<0,05).

Mức tiêu thụ đậu đỗ cao nhất ở nhóm TTGD+Fe (26,3 g/người/ngày), thấp nhất ở nhóm bổ sung sắt/folic (6,9 g/người/ngày) và có sự khác biệt về mức tiêu thụ đậu đỗ trung bình giữa 3 nhóm nghiên cứu (p<0,05). Đậu phụ là nguồn thực phẩm giàu đạm thực vật nhưng không được tiêu thụ ở cả 3 nhóm nghiên cứu.

Rau, củ và quả chín là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ được phụ nữ tuổi sinh đẻ tiêu thụ chưa nhiều. Rau, củ, được tiêu thụ nhiều nhất ở nhóm uống sắt (199,3 g/người/ngày), thấp nhất ở nhóm chứng và chưa có sự khác biệt giữa 3 nhóm về tiêu thụ rau, củ (p>0,05). Quả chín được tiêu thụ nhiều hơn rau, củ ở nhóm bổ sung sắt/folic và nhóm chứng (213,1 và 224,7 g/người/ngày) nhưng nhóm TTGD+Fe lại tiêu thụ ít hơn (147,2 g/người/ngày).

Dầu mỡ được tiêu thụ tương đương nhau ở cả 3 nhóm (p>0,05) nhưng được tiêu thụ nhiều nhất ở nhóm chứng (10 g/người/ngày).

Thức ăn động vật không những là nguồn cung cấp protein chủ yếu trong khẩu phần của phụ nữ tuổi sinh đẻ mà còn là nguồn cung cấp sắt có giá trị sinh học cao. Nhìn chung, mức tiêu thu thịt, trứng/sữa của đối tượng ở nhóm chứng cao hơn so với 2 nhóm có can thiệp. Mức tiêu thụ thịt trung bình ở nhóm chứng cao hơn (85,9 g/người/ngày) so với nhóm TTGD+Fe và nhóm chỉ bổ sung sắt (57,7g/người/ngày và 51,9g/người/ngày) và sự khác biệt là có ý‎ nghĩa thống kê (p<0,05). Cá và thuỷ, hải sản được phụ nữ ở nhóm chứng tiêu thụ nhiều hơn so với 2 nhóm có can thiệp nhưng sự khác biệt về mức tiêu thụ cá giữa 3 nhóm nghiên cứu không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Trứng cũng được tiêu thụ nhiều nhất ở nhóm chứng (12,7g/người/ngày) tiếp đến là nhóm TTGD+Fe (8,5 g/người/ngày) và thấp nhất ở nhóm bổ sung sắt/folic (5,5 g/người/ngày). Sự khác biệt về mức tiêu thụ trứng/sữa ở 3 nhóm nghiên cứu là có ý nghĩa thống kê (p<0,05).



Bảng 3.12: Giá trị dinh dưỡng khẩu phần của đối tượng nghiên cứu tại thời điểm T0

Giá trị dinh dưỡng

Nhóm TTGD+Fe (n=60)

Nhóm uống sắt (n=60)

Nhóm chứng (n=60)

p

Protein (g)

PTS

70,9±23,4

71,7±17,5

80,5±25,1

>0,05ǂ

PĐV

21,4±18,0

19,2±14,9

32,1±21,1

<0,05ǂ

Lipid (g)

LTS

34,3±17,5

36,1±24,1

44,6±24,3

>0,05ǂ

LĐV

23,0± 9,3

20,8±12,1

31,4±14,0

<0,05ǂ

Glucid (g)

391,3±95,9

449,2±90,4

415,2±91,2

<0,05ǂ

Chất khoáng

Ca (mg)

487,4±351,9

434,8±127,6

478,7±250,6

>0,05ǂ

Fe (mg)

8,0±4,6

7,7±3,7

9,7±3,9

<0,05ǂ

FeĐV (mg)

1,1±1,8

0,7±1,0

1,9±2,5

<0,05ǂ

Vitamin

Vit A (mcg)

53,4±87,8

41,9±73,8

167,4±649,7

<0,05ǂ

β-Carôten (mcg)

4778,0±4725,6

6059,3±5977,7

6075,3±4519,1

>0,05ǂ

Vit C (mg)

113,4±68,2

157,1±102,5

122,5±80,3

<0,05ǂ

Vit B9 (mcg)

299,7±296,3

255,7±196,3

285,5±248,4

<0,05ǂ

Vit B12 (mcg)

1,5 ±3,2

0,9 ±1,4

2,9 ±4,4

<0,05ǂ

ǂ Test Kruskan Wallis

Nhìn chung, kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị dinh dưỡng khẩu phần của phụ nữ tuổi sinh đẻ ở nhóm chứng tại thời điểm điều tra ban đầu tốt hơn so với 2 nhóm có can thiệp (bảng 3.12).

Lượng protein và lipid khẩu phần cao nhất ở nhóm chứng lần lượt là 80,5 g/người/ngày và 44,6 g/người/ngày, thấp nhất ở nhóm TTGD+Fe (70,9 g/người/ngày và 34,3 g/người/ngày) và không sự khác biệt về mức protein, lipid trong khẩu phần giữa 3 nhóm nghiên cứu (p>0,05). Về lượng protein và lipid nguồn gốc động vật vẫn chiếm cao nhất ở nhóm chứng (32,1g và 31,4g) và thấp nhất ở nhóm bổ sung sắt (19,2g và 20,8g).

Lượng canxi khẩu phần của phụ nữ 20-35 tuổi ở nhóm TTGD+Fe đạt 487,4 mg/người/ngày cao hơn so với nhóm chứng (478,7 mg/người/ngày) và nhóm bổ sung sắt/folic (434,8 g/người/ngày) và không có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê giữa 3 nhóm nghiên cứu (p>0,05). Trong khi đó, lượng sắt khẩu phần cao nhất là ở nhóm chứng (9,7 mg/người/ngày), thấp nhất là ở nhóm uống sắt (7,7 mg/người/ngày) và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Cùng với sắt khẩu phần thì lượng sắt có nguồn gốc động vật cũng cao nhất ở nhóm chứng và sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê (p<0,05). ‎

Vitamin A khẩu phần của phụ nữ tuổi sinh đẻ ở nhóm chứng cao hơn có ‎nghĩa thống kê so với 2 nhóm có can thiệp (167,4 mcg/người/ngày) với p<0,05. β-Carôten là tiền thân của vitamin A. Lượng β-Carôten trung bình khẩu phần là tương đương nhau ở cả 3 nhóm (p>0,05).

Lượng vitamin C khẩu phần của đối tượng nghiên cứu khá cao ở cả 3 nhóm và có sự khác biệt về ‎ ý nghĩa thống kê (p<0,05).



Bảng 3.13: Cân đối khẩu phần của đối tượng nghiên cứu tại thời điểm T0

Đặc điểm cân đối

Nhóm TTGD+Fe (n=60)

Nhóm uống sắt (n=60)

Nhóm chứng (n=60)

Năng lư­ợng (Kcal)

2157,8±501,0

2408,6±485,8

2384,4±584,9*

P L G (%)

13,1 14,3 72,5

11,9 13,5 74,6

13,5 16,9 69,7

Pđv/ts (%)

30,1

26,8

39,9a

Lđv/ts (%)

66,9

57,7

70,4a

Ca/P

0,6

0,6

0,5

B1/1000 Kcalo

0,5

0,4

0,5

* p<0,05(test ANOVA)

a p<0,05 (test χ2)

Kết quả về cân đối khẩu phần của đối tượng nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.13. Năng lượng bình quân /người/ngày ở nhóm TTGD+Fe (2157,8 Kcal) thấp hơn nhóm bổ sung sắt/folic (2408,6 Kcal) và nhóm chứng (2384,4 Kcal) và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).



Nhìn chung năng lượng khẩu phần do protein cung cấp của phụ nữ tuổi sinh đẻ ở nhóm TTGD+Fe và nhóm chứng cao hơn so với nhóm chỉ bổ sung sắt/folic. Bên cạnh đó năng lượng khẩu phần do chất béo cung cấp vẫn chiếm tỷ lệ thấp. Cân đối khẩu phần đối với ba chất sinh nhiệt ở nhóm chứng có vẻ cân đối hơn so với 2 nhóm có can thiệp với tỷ lệ P L G = 13,5 16,9 69,7. Tỷ lệ protein và lipid động vật ở nhóm chứng cao hơn so với nhóm TTGD+Fe và nhóm bổ sung sắt/folic và sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Tỷ lệ Ca/P giống nhau ở 2 nhóm can thiệp (0,6) và cao hơn so với nhóm chứng (0,5) nhưng chưa có sự khác biệt giữa 3 nhóm nghiên cứu (p>0,05).

      1. Hiệu quả can thiệp

Bảng 3.14: Thay đổi về cân nặng (kg) của đối tượng sau can thiệp (±SD)

Thời điểm

Nhóm TGD+Fe (n=60)

Nhóm uống sắt (n=60)

Nhóm chứng (n=60)

Cân nặng tại thời điểm trước can thiệp (T0)

44,9 ± 4,1

44,7 ± 3

44,8 ± 4,1

Mức tăng cân trung bình sau 3 tháng (T3-T0)

1,2 ± 0,12

1,1 ± 0,01

1,1 ± 0,31

Mức tăng cân trung bình sau 6 tháng (T6-T0)

2,6 ± 0,3b** β β

1,5 ± 0,02

1,8 ± 0,12

Mức tăng cân trung bình sau 12 tháng (T12-T0)

3,1 ± 0,8b** β β

1,6 ± 0,22

1,9 ± 0,72

1 p<0,05; 2 p<0,01 so với T0 cùng nhóm (test t ghép cặp)

** p<0,01 so với nhóm chứng (test Bonferi)

β p<0,01 so với nhóm uống sắt (test Bonferi)
Sau 3 tháng đầu tiên của can thiệp bằng bổ sung viên sắt/folic, cân nặng của đối tượng đều tăng ở cả 3 nhóm nghiên cứu và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Đối tượng ở nhóm TTGD+Fe tăng 1,2 ± 0,1kg (p<0,01). Nhóm uống sắt và nhóm chứng tăng 1,1 ± 0,0 kg và 1,1 ± 0,3 kg với p<0,05. Không có sự khác biệt về mức tăng cân giữa 2 nhóm có can thiệp so với nhóm chứng (p>0,05).

Tại thời điểm T6, cân nặng của phụ nữ tuổi sinh đẻ vẫn tiếp tục tăng ở cả 3 nhóm nghiên cứu có ý nghĩa thống kê so với thời điểm T0 (p<0,05). Tuy nhiên, mức tăng cân của phụ nữ tuổi sinh đẻ ở nhóm TTGD+Fe cao hơn so với 2 nhóm còn lại. Mức tăng cân trung bình của đối tượng ở nhóm TTGD+Fe, nhóm uống sắt và nhóm chứng lần lượt là 2,6 ± 0,3 kg; 1,5 ± 0,0 kg và 1,8 ± 0,1kg. Sự thay đổi về cân nặng của đối tượng nghiên cứu ở nhóm TTGD+Fe là khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng và nhóm uống sắt/folic (p<0,01).

Sau 12 tháng can thiệp, mức tăng cân của phụ nữ tuổi sinh đẻ ở cả ba nhóm nghiên cứu đều có ý nghĩa thống kê giữa các thời điểm (p<0,01).

Tại thời điểm T12, mức tăng cân của đối tượng ở nhóm uống sắt kết hợp TTGD là có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng và nhóm uống sắt (p<0,01). Cân nặng ở nhóm TTGD+Fe tăng 3,1 ± 0,8 kg so với thời điểm T0, nhóm uống sắt tăng 1,6 ± 0,2 kg và nhóm chứng tăng 1,9 ± 0,7 kg.



Bảng 3.15: Thay đổi BMI của đối tượng sau can thiệp (±SD)

Thời điểm

Nhóm TGD+Fe

Nhóm uống sắt

Nhóm chứng

p*

BMI T0

18,9 ± 1,5

19,2 ± 1,2

19,2 ± 1,4

>0,05

BMI T3

19,4 ± 1,71

19,7 ± 1,22

19,6 ± 1,52

>0,05

BMI T6

19,9 ± 1,62

19,9 ± 1,22

19,9 ± 1,42

>0,05

BMI T12

20,2 ± 2,02

20,0 ± 1,42

20,0 ± 1,82

>0,05

1 p<0,05; 2 p<0,01 (test t ghép cặp)

* Test ANOVA

Kết quả ở bảng 3.15 cho thấy, tại các thời điểm khác nhau không có sự khác biệt về mức BMI trung bình giữa các nhóm nghiên cứu (p>0,05). Ở thời điểm T0, BMI trung bình ở nhóm bổ sung sắt/folic (19,2±1,2) và nhóm chứng (19,2±1,4) cao hơn so với nhóm TTGD+Fe (18,9±1,5) tuy nhiên sự khác biệt về BMI trung bình giữa các nhóm nghiên cứu không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Mức BMI trung bình giữa các nhóm đều tăng theo thời gian và sau 9 tháng dừng can thiệp (T12) sự khác biệt trong cùng nhóm về chỉ số BMI có ý nghĩa thống kê với p<0,01.

Đến thời điểm T6, mức BMI trung bình của phụ nữ tuổi sinh đẻ ở 3 nhóm nghiên cứu gần như nhau và sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Tại thời điểm kết thúc nghiên cứu (T12), mức BMI trung bình của đối tượng ở nhóm TTGD+Fe tương đồng với nhóm bổ sung sắt và nhóm chứng (20,2 ± 2,0 so với 20 ± 2,0 và 20 ± 1,8) với p>0,05.




Tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ tuổi sinh đẻ được cải thiện đáng kể trong thời gian nghiên cứu (χ2 test; p<0,01). Ở cả 3 nhóm nghiên cứu đều thấy được có sự giảm về tỷ lệ CED ở nhóm đối tượng này. Tỷ lệ CED giảm nhiều nhất ở nhóm TTGD+Fe từ 36,7% tại thời điểm T0 xuống còn 11,7% ở thời điểm T12 . Trong khi đó, tỷ lệ CED của phụ nữ tuổi sinh đẻ ở nhóm bổ sung sắt/folic giảm từ 25% xuống còn 8,3% và ở nhóm chứng giảm từ 26,7% xuống 16,7%. Sự khác biệt về tỷ lệ CED của phụ nữ tuổi sinh đẻ của nhóm TTGD+Fe so với nhóm uống sắt và nhóm chứng là có ý nghĩa thống kê với p<0,01.

Kết quả ở biểu đồ 3.5 cho thấy xu hướng cải thiện tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ tuổi sinh đẻ tại địa bàn nghiên cứu trong 12 tháng can thiệp. Nhìn chung, tỷ lệ cải thiện tình trạng dinh dưỡng ở phụ nữ tuổi sinh đẻ cao nhất ở nhóm có 2 can thiệp, tiếp đến là nhóm uống sắt/folic và thấp nhất là ở nhóm chứng. Tỷ lệ phụ nữ tuổi sinh đẻ cải thiện tình trạng CED ở nhóm TTGD+Fe tại các thời điểm T3, T6 và T12 là 13%; 23,4% và 25% so với thời điểm T0. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01.
Mức giảm tỷ lệ CED của phụ nữ tuổi sinh đẻ ở nhóm sắt/folic tuy có thấp hơn nhóm TTGD+Fe, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Tỷ lệ giảm CED ở nhóm này lần lượt là 10%; 11,7% và 16,7% tại các thời điểm T3, T6 và T12. Cũng tại 3 thời điểm đánh giá thì tỷ lệ giảm CED của phụ nữ tuổi sinh đẻ ở nhóm chứng là thấp nhất (8,4%; 10% và 10%) nhưng sự khác biệt vẫn có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Tại thời điểm T3, Tỷ lệ CED ở phụ nữ tuổi sinh đẻ giảm nhiều nhất ở nhóm TTGD+Fe (13,4%) và thấp nhất ở nhóm chứng (8,4%). Mức giảm về tỷ lệ CED ở nhóm TTGD+Fe khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm bổ sung sắt/folic và nhóm chứng (p<0,01).

Tại thời điểm T6, mức giảm CED ở nhóm TTGD+Fe cao gấp 2,5 lần so với nhóm chứng (25% so với 10%) và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01.

Kết quả ở bảng 3.16 cho thấy, sau khi kết thúc can thiệp bằng viên sắt (T3), nồng độ hemoglobin tăng có ý nghĩa thống kê ở cả 2 nhóm có can thiệp so với nhóm chứng (p<0,01). Nhóm TTGD+Fe tăng 2,8 ± 0,5 g/d, nhóm uống sắt/folic tăng 2,4 ± 0,2 g/dl. Nồng độ hemoglobin cũng tăng ở nhóm chứng nhưng mức tăng thấp hơn so với 2 nhóm can thiệp (1,4 ± 0,2 g/dl) với p<0,05.



Каталог: FileUpload -> Documents
Documents -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Documents -> Phụ lục về cấp hạng khách quốc tế
Documents -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam qcvn 01 78: 2011/bnnptnt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thứC Ăn chăn nuôi các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và MỨc giới hạn tốI Đa cho phép trong thứC Ăn chăn nuôI
Documents -> TỔng cục dạy nghề
Documents -> BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng nguyễn thị thanh hưƠng thực trạng và giải pháP
Documents -> Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé y tÕ ViÖn dinh d­ìng Ph¹m hoµng h­ng HiÖu qu¶ cña truyÒn th ng tÝch cùc ®Õn ®a d¹ng ho¸ b÷a ¨n vµ
Documents -> TỜ khai xác nhận viện trợ HÀng hóA, DỊch vụ trong nưỚC
Documents -> Phụ lục I mẫU ĐƠN ĐỀ nghị ĐĂng ký LƯu hàNH
Documents -> BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng quốc gia tiếp thị XÃ HỘi vớI việc bổ sung sắt cho phụ NỮ CÓ thai dân tộc mưỜng ở HÒa bìNH

tải về 1.67 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương