HÀ NỘI – 2013 BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠNG


Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU



tải về 1.67 Mb.
trang6/16
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích1.67 Mb.
#1898
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU





    1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

      1. Đối tượng nghiên cứu

  • Đối với nghiên cứu mô tả cắt ngang:

  • Đối tượng: Phụ nữ tuổi 20- 35 tuổi.

  • Tiêu chuẩn loại trừ: Phụ nữ 20-35 tuổi đang cho con bú, đang có thai, bị mắc các bệnh về máu, mắc các bệnh mạn tính và từ chối tham gia nghiên cứu.

  • Đối với nghiên cứu can thiệp:

  • Đối tượng: Phụ nữ 20-35 tuổi bị thiếu máu từ nghiên cứu cắt ngang trên.

  • Tiêu chuẩn loại trừ: đang cho con bú, bị thiếu máu nặng và mắc các bệnh về máu, bị mắc các khuyết tật về hình thể, mắc các bệnh mạn tính, có thai tại thời điểm ban đầu cũng như trong thời gian nghiên cứu và từ chối tiếp tục tham gia nghiên cứu.

2.1.2. Địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện tại 3 xã (Mãn Đức, Thanh Hối và Phong Phú), huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình.



Giới thiệu chung về địa bàn huyện Tân Lạc

Tân Lạc là huyện ở phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình. Huyện lỵ là thị trấn Mường Khến. Diện tích tự nhiên là 523 km² với dân số là 78.800 nhân khẩu trong đó người Mường chiếm 85% dân số và ngoài ra còn có người Kinh, và người Dao.

Tân Lạc có 24 đơn vị hành chính gồm thị trấn Mường Khến và 23 xã được chia thành 4 vùng khác nhau vùng cao, vùng thượng, vùng sâu và vùng thấp. Tân Lạc vẫn còn nhiều khó khăn; kinh tế phát triển chậm; địa bàn rộng lại nhiều địa hình đồi núi nên điều kiện giao thông rất hạn chế. Bên cạnh đó, số hộ nghèo trong huyện Tân Lạc còn khá cao. Tính đến năm 2006, toàn huyện có 5.888 hộ nghèo, trong đó có 247 hộ nghèo nằm trong các hộ thuộc diện chính sách. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân năm năm đạt 11,76%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Thu nhập bình quân đạt 10,45 triệu đồng/người/năm. Sản lượng lương thực có hạt đạt 41.938 tấn. Bình quân lương thực đạt 524 kg/người/năm.

Tại 3 xã nghiên cứu đều có trạm y tế. Mỗi trạm có biên chế năm đến sáu cán bộ, không có bác sĩ. Nghề nghiệp và thu nhập chính của người dân là từ nông nghiệp. Nguồn nước sinh hoạt chính là nước giếng khoan và giếng đào. Cả ba xã đã phổ cập xong giáo dục tiểu học, đang tiến hành phổ cập cấp II.



Lý do chọn huyện Tân Lạc để nghiên cứu vì

  • Là nơi có tỷ lệ thiếu dinh dưỡng, thiếu máu cao ở các nhóm đối tượng có nguy cơ.

  • Là một huyện miền núi còn nhiều khó khăn; kinh tế phát triển chậm; địa bàn rộng lại nhiều địa hình đồi núi; điều kiện giao thông rất hạn chế. Bên cạnh đó, số hộ nghèo trong huyện Tân Lạc còn khá cao. Tính đến năm 2006, toàn huyện có 5.888 hộ nghèo, trong đó có 247 hộ nghèo nằm trong các hộ thuộc diện chính sách.

Lý do chọn 3 xã Mãn Đức, Thanh Hối và Phong Phú của huyện Tân lạc vào nghiên cứu

Đây là 3 xã nghèo của huyện Tân Lạc theo tiêu chí xã nghèo của Bộ lao Động Thương binh và Xã hội được quy định tại quyết định số 587/2002/QĐ-LĐTBXH ngày 22/5/2002 và quyết định về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 số 170/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 8/7/2005.

Là nơi chính quyền các cấp và ngành Y tế nhiệt tình ủng hộ cho triển khai nghiên cứu.

2.1.3. Thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 10 năm 2007 đến tháng 10 năm 2008 với các nội dung



      • Điều tra cắt ngang mô tả: tháng 10 năm 2007

      • Thời gian can thiệp bằng uống viên sắt/folic: từ tháng 11 năm 2007 đến tháng 1 năm 2008

      • Đánh giá sau 3 tháng uống thuốc: tháng 1 năm 2008

      • Đánh giá sau dừng uống viên sắt 3 tháng: tháng 4 năm 2008

      • Thời gian can thiệp bằng giáo dục truyền thông về dinh dưỡng: từ tháng 11 năm 2007 đến tháng 10 năm 2008

      • Đánh giá cuối kỳ: tháng 10 năm 2008

    1. Phương pháp nghiên cứu

      1. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu được thiết kế có gồm 2 giai đoạn

Giai đoạn 1: Nghiên cứu mô tả cắt ngang để đánh giá tình trạng dinh dưỡng, thiếu máu và kiến thức, thực hành về phòng chống thiếu máu dinh dưỡng ở phụ nữ tuổi sinh đẻ, sàng lọc đối tượng thiếu máu để tham gia giai đoạn 2 của nghiên cứu tại 3 xã huyện Tân Lạc, Hòa Bình.

Giai đoạn 2: Can thiệp cộng đồng có đối chứng để đánh giá hiệu quả của mô hình can thiệp TTGD tích cực và bổ sung viên sắt/folic lên tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu của phụ nữ 20-35 tuổi.

Nghiên cứu can thiệp được thực hiện trên 3 nhóm

  • Nhóm 1: Nhóm truyền thông tích cực trong 12 tháng kết kợp bổ sung sắt hàng ngày trong vòng 3 tháng đầu (TTGD + Fe).

  • Nhóm 2: Nhóm bổ sung sắt hàng ngày trong 3 tháng, theo dõi tiếp tục 9 tháng (uống Fe).

  • Nhóm 3: Nhóm chứng, không can thiệp gì trong 12 tháng (nhóm chứng).

Đánh giá: Tến hành đánh giá sau 3 tháng, sau 6 tháng, sau 9 tháng và sau 12 tháng. Đánh giá hiệu quả của can thiệp bằng cách so sánh trước sau trong cùng nhóm; so sánh 2 nhóm can thiệp với nhau; so sánh từng nhóm can thiệp với nhóm chứng.

      1. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

2.2.2.1. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu cho điều tra cắt ngang

  • Cỡ mẫu cho đánh giá tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho 1 tỷ lệ [11].

n =

Z2(1- /2) x p x q

(A)

e2

Trong đó:

n: Cỡ mẫu (số lượng phụ nữ 20-35 tuổi cần điều tra)

Z: Là giá trị tương ứng của hệ số giới hạn tin cậy đòi hỏi, với độ tin cậy là 95% thì Z (1- /2) = 1,96

p: Tỷ lệ % của các chỉ số nghiên cứu từ 1 nghiên cứu trước



Đối với tình trạng dinh dưỡng, p = 31,17% [52]

Đối với tình trạng thiếu máu, p = 26,7% [36]

q: 1-p


e: Là sai số mong muốn, ở đây lấy bằng 5%

Thay các gái trị trên vào công thức: cỡ mẫu cần thiết cho đánh giá tình trạng dinh dưỡng là 488 phụ nữ; đánh giá tình trạng thiếu máu n = 446 phụ nữ.

Kết hợp cỡ mẫu của cả 2 chỉ số trên, có cỡ mẫu cần cho nghiên cứu mô tả cắt ngang là 488 phụ nữ x 3 nhóm = 1464 phụ nữ tuổi sinh đẻ. Sau khi cộng 5% dự phòng có tổng số đối tượng là 1500 phụ nữ 20-35 tuổi.

Cách chọn mẫu: Áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống dựa trên nền mẫu là danh sách toàn bộ phụ nữ tuổi sinh đẻ từ 20-35 tuổi đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu của 3 xã để chọn ra đủ 1500 phụ nữ từ 20-35 tuổi tham gia điều tra sàng lọc.


  • Cỡ mẫu cho đánh giá kiến thức, thực hành về phòng chống thiếu máu dinh dưỡng: Áp dụng công thức (A) với p = 10,3%, e=4,5% [36] có cỡ mẫu sau khi làm tròn là 180 đối tượng

Cách chọn mẫu: Áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống, dựa trên nền mẫu là danh sách 1500 phụ nữ tuổi sinh đẻ được đánh giá tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu để chọn ra đủ 180 PNTSĐ đủ tiêu chuẩn tham gia đánh giá kiến thức, thực hành về phòng chống thiếu máu dinh dưỡng.

        1. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu cho nghiên cứu can thiệp

Cỡ mẫu

Áp dụng công thức của Hassard (1991) [81]


n cỡ mẫu cần thiết

Zα +Z là độ chính xác thống kê và lực mẫu thống kê mong muốn

 là mức ý nghĩa thống kê, ở đây  xác định là 0,05 ứng với độ tin cậy 95%

 là xác xuất của việc chọn sai lầm loại II, ở đây  xác định là 0,10 thì (1- ) = 90%, đó chính là lực mẫu, là khả năng phát hiện đúng thử nghiệm

 là 0,05 thì Zα là 1,96 ;  = 0,1 thì Z là 1,28

 độ lệch chuẩn (SD) từ một nghiên cứu trước. Trong trường hợp này giả thiết độ lệch chuẩn của các nhóm là như nhau.

1-2 sự khác biệt trung bình mong muốn của nhóm nghiên cứu với nhóm chứng theo mong muốn của người nghiên cứu.



  • Cỡ mẫu cho chỉ số cân nặng: ước tính cỡ mẫu cho khác biệt về cân nặng giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng với mong muốn sự khác biệt cho 2 giá trị trung bình. Với lựa chọn dựa vào nghiên cứu trước đây [34], sự khác biệt cân nặng của 2 nhóm theo mong muốn là = 2,09 kg (1-2), độ lệch chuẩn (SD) là 2,11 ta có n = (2 x 10,5 x 2,11) 2/ 2,092 = 21.

  • Cỡ mẫu cho chỉ số Hb: với lựa chọn dựa vào nghiên cứu trước đây [34], sự khác biệt về mức Hb của 2 nhóm theo mong muốn là = 3,9g/dl (1-2), độ lệch chuẩn (SD) là 6,36 g/dl ta có n = (2 x 10,5 x 6,36) 2/ 3,92 = 56.

  • Cỡ mẫu cho chỉ số ferritin: với lựa chọn dựa vào nghiên cứu trước đây [104], sự khác biệt về mức ferritin của 2 nhóm theo mong muốn là = 11,4 mcg/L (1-2), độ lệch chuẩn (SD) là 18,5 mcg/L ta có n = (2 x 10,5 x 18,5) 2/ 11,42 = 55.

Cách chọn mẫu cho can thiệp

  • Chọn xã vào các nhóm can thiệp: Bằng cách bắt thăm ngẫu nhiên, kết quả là

  • Nhóm 1: Nhóm truyền thông kết hợp bổ sung sắt/folic (xã Mãn Đức). Gọi là nhóm TTGD+Fe.

  • Nhóm 2: Nhóm chỉ bổ sung sắt/folic (xã Thanh Hối). Gọi là nhóm uống sắt.

  • Nhóm 3: Nhóm chứng (xã Phong Phú).

  • Chọn đối tượng: Dựa vào công thức tính mẫu can thiệp và dựa vào kết quả điều tra sàng lọc về thiếu máu, sau khi cộng thêm 10% bỏ cuộc chọn ngẫu nhiên hệ thống mỗi xã 60 phụ nữ 20-35 tuổi bị thiếu máu tham gia vào nghiên cứu can thiệp.

      1. Các bước tiến hành nghiên cứu

        1. Điều tra sàng lọc đối tượng thiếu máu

  • Họp với cán bộ chủ chốt của địa phương để trình bày nội dung và kế hoạch triển khai nghiên cứu. Thành phần gồm cán bộ triển khai nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng, cán bộ trung tâm Y tế dự phòng, cán bộ y tế huyện và xã, lãnh đạo UBND xã.

  • Phổ biến cho cán bộ y tế và cộng tác viên dinh dưỡng của 3 xã tham gia nghiên cứu về mục đích của nghiên cứu, đối t­ượng nghiên cứu, các chỉ tiêu lựa chọn đối tượng tham gia nghiên cứu, các chỉ số, số liệu thu thập trong điều tra ban đầu cũng như­ đánh giá.

  • Tổ chức điều tra sàng lọc: 1500 phụ nữ từ 20-35 tuổi được mời tham gia điều tra sàng lọc để thu thập một số thông tin chung về đối tượng, đánh giá tình trạng dinh dưỡng, đánh giá tình trạng thiếu máu.

        1. Tập huấn kỹ thuật thu thập số liệu và giám sát

  • Cán bộ tập huấn: người chịu trách nhiệm tập huấn chính là nghiên cứu sinh cùng với giảng viên là cán bộ của Viện Dinh dưỡng.

  • Tập huấn cho cán bộ Trung ương, tỉnh, huyện và xã: Các cán bộ tham gia nghiên cứu đều được tập huấn về các nội dung của nghiên cứu. Nội dung tập huấn bao gồm kỹ thuật cân, đo, kỹ thuật phỏng vấn và các kỹ năng truyền thông.

  • Tập huấn cho cộng tác viên: Tất cả cộng tác viên của các thôn có đối tượng tham gia nghiên cứu đều được tập huấn. Nội dung tập huấn bao gồm phương pháp quản lý và theo dõi đối tượng, phân phối và quản lý thuốc, cách ghi chép sổ theo dõi sử dụng thuốc cũng như theo dõi và phát hiện các biểu hiện không mong muốn của đối tượng trong khi uống thuốc.

Nhiệm vụ của các cấp tham gia nghiên cứu

  • Cấp Trung ương: Nghiên cứu sinh là người chịu trách nhiệm giám sát chính. Bên cạnh đó có sự hỗ trợ của các cán bộ có kinh nghiệm trong quản lý và triển khai các nghiên cứu tại cộng đồng cùng với các trạm trưởng trạm y tế xã. Trong tháng đầu tiên sau khi triển khai nghiên cứu, nghiên cứu sinh đã kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của cộng tác viên hàng tuần về theo dõi uống thuốc cũng như cách ghi chép các thông tin (tình hình uống thuốc, tác dụng không mong muốn của thuốc…) cũng như giúp giải quyết những khó khăn mà cộng tác viên gặp phải trong quá trình thực hiện. Đồng thời cũng gặp đối tượng để động viên, khuyến khích họ uống thuốc và tham gia vào câu lạc bộ. Sau đó, nghiên cứu sinh đã thực hiện kiểm tra giám sát hàng tháng kết hợp với sinh hoạt câu lạc bộ tại xã có can thiệp bằng truyền thông giáo dục dinh dưỡng.

  • Cấp huyện: Cán bộ của phòng Y tế và trung tâm Y tế huyện đã phối hợp để thường xuyên theo dõi và giám sát việc triển khai nghiên cứu và quản lý đối tượng tại cấp cơ sở.

  • Cấp xã: Sau khi được tập huấn, mỗi xã đã có 3 cán bộ tham gia giám sát và thúc đẩy nghiên cứu (1 cán bộ xã, trạm trưởng và 1 chuyên trách y tế xã). Cán bộ xã đã hướng dẫn, giám sát hoạt động của cộng tác viên trong việc tiến hành nghiên cứu và quản lý đối tượng.

  • Cấp thôn: Dựa vào đội ngũ nhân viên y tế thôn bản có sẵn tại địa phương để thành lập đội ngũ cộng tác viên. Đội ngũ này đã giúp giám sát và trực tiếp theo dõi việc uống thuốc cũng như huy động đối tượng. Mỗi cộng tác viên đã được cấp sổ theo dõi đối tượng. Hàng tuần cộng tác viên đã điền các thông tin về đối tượng (nhận thuốc, uống thuốc, bỏ thuốc, tác dụng không mong muốn khi uống thuốc, …) và báo cáo lại với trạm y tế khi cần thiết hoặc thông qua các buổi giao ban hàng tháng.

  • Hoạt động triển khai trên thực địa được giám sát một cách chặt chẽ nhằm:

    • Đảm bảo các đối tượng nghiên cứu có trong danh sách theo dõi của cộng tác viên và nhân viên y tế xã.

    • Hạn chế các đối tượng nghiên cứu bỏ cuộc.

    • Hạn chế tình trạng thừa hoặc thiếu thuốc và cấp thuốc sai đối tượng.

    • Đảm bảo hoạt động truyền thông đúng đối tượng.

    • Giảm lãng phí về vật chất và kinh phí triển khai nghiên cứu.

        1. Cam kết của đối tượng nghiên cứu

Thông báo về quyền lợi và nghĩa vụ của đối tượng khi tham gia vào nghiên cứu. Ký giấy tự nguyện cam kết với đối tượng.

        1. Tẩy giun:

Tẩy giun được thực hiện tại thời điểm điều tra ban đầu và sau 6 tháng cho tất cả phụ nữ tuổi sinh đẻ được chọn vào nghiên cứu ở cả 3 nhóm nghiên cứu bằng Albendazole 400 mg.

        1. Triển khai các hoạt động can thiệp

Nhóm chứng

Tất cả các đối tượng ở nhóm chứng đều được tẩy giun 2 lần vào thời điểm T0 và T6 giống như 2 nhóm có can thiệp ngoài ra không có can thiệp gì khác. Các đối tượng được theo dõi trong suốt quá trình nghiên cứu bằng cách tham gia các đợt đánh giá giống như 2 xã can thiệp.



Can thiệp bằng bổ sung sắt/folic

  • Thời gian can thiệp: 3 tháng liên tục.

  • Viên sắt/folic được bổ sung là Fumafer-B9 Corbière của hãng Sanofi-Synthelabo Việt Nam. Một viên thuốc chứa 200 mg sắt fumarat (tương đương 66 mg sắt nguyên tố) và 1 mg acid folic. Mỗi hộp đựng 1 vỉ 10 viên sắt/folic.

  • Phân phối viên sắt/folic:

    • Viên sắt/folic được cấp xuống trạm y tế xã và hàng tháng cộng tác viên đến nhận thuốc phát cho đối tượng.

    • Đối tượng được cộng tác viên phát viên sắt/folic 10 ngày 1 lần tại nhà cộng tác viên hoặc nhà đối tượng và có ký nhận vào sổ quản lý đối tượng.

    • Mỗi lần phát thuốc, cộng tác viên phải ký vào vỏ hộp thuốc và đối tượng phải trả lại vỉ thuốc và vỏ hộp thuốc (có chữ ký của cộng tác viên) trước khi nhận hộp thuốc mới.

    • Hàng tháng, cộng tác viên nộp lại vỏ thuốc cho cán bộ y tế xã trước khi nhận đợt thuốc mới.

    • Các đối tượng được hướng dẫn uống 1 viên sắt folic hàng ngày vào một giờ nhất định. Để quản ‎lý và theo dõi việc sử dụng viên sắt/folic của đối tượng thì hàng tháng cộng tác viên đã nhận viên sắt/folic từ cán bộ y tế xã sau khi đã nộp lại vỏ thuốc mà đối tượng đã sử dụng.

Can thiệp bằng truyền thông giáo dục dinh dưỡng

  • Tăng cường sự ủng hộ về mặt tổ chức ở địa phương cho các hoạt động dinh dưỡng và sức khoẻ

Lồng ghép các hoạt động của nghiên cứu vào nội dung hoạt động của ban chỉ đạo chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu của huyện và xã có can thiệp bằng truyền thông gióa dục dinh dưỡng.

Tổ chức họp định kỳ 1 lần/tháng với cán bộ chủ chốt của xã để tìm sự ủng hộ và giúp đỡ từ phía địa phương bao gồm đại diện của các ngành y tế, thông tin văn hoá, hội liên hiệp phụ nữ, đoàn thanh niên, uỷ ban nhân dân xã ...



  • Tổ chức câu lạc bộ:

Tổ chức câu lạc bộ dành cho đối tượng nghiên cứu tại xã Mãn Đức. Câu lạc bộ được sinh hoạt định kỳ 1 tháng 1 lần.

Thành phần tham dự: có đại diện lãnh đạo xã, các tổ chức đoàn thể và đối tượng nghiên cứu.



Mỗi buổi sinh hoạt được gắn với 1 chủ đề cụ thể bao gồm 2 phần: 1- Nghiên cứu sinh và nhóm nghiên cứu giới thiệu các kiến thức, nội dung mới có liên quan đến thiếu máu dinh dưỡng và giải đáp các thắc mắc của đối tượng; hoặc mời cán bộ của trường đại học Nông nghiệp I hướng dẫn đối tượng tạo nguồn thực phẩm tại hộ gia đình. 2- Trao đổi với đối tượng những hiểu biết có liên quan đến thiếu máu dinh dưỡng thông qua nhiều hình thức như hỏi đáp, thuyết trình, hái hoa dân chủ…

  • Xây dựng các nội dung truyền thông liên quan tới thiếu máu dinh dưỡng và vai trò của thực phẩm giàu sắt tại cộng đồng để phát trên đài truyền thanh xã. Thời lượng phát thanh là 3-5 phút/lần. Số lần phát thanh là 3 lần/tuần.

  • Phối hợp với ban ngành có liên quan tại địa phương như nông nghiệp, hội nông dân, hội phụ nữ… hướng dẫn cho đối tượng cách tạo nguồn thực phẩm giàu sắt tại hộ gia đình cũng như tại địa phương.

        1. Theo dõi, giám sát các hoạt động can thiệp

  • Hàng tháng tổ chức họp với y tế xã và cộng tác viên để đánh giá các hoạt động giám sát can thiệp.

  • Cộng tác viên thăm hộ gia đình hàng tuần để thu thập và ghi chép các thông tin liên quan đến việc uống thuốc ngày tại thời điểm bắt đầu can thiệp tác dụng phụ khi uống thuốc, lý do không uống thuốc đúng theo hướng dẫn. Cộng tác viên phải nộp sổ theo dõi đối tượng cho nhân viên y tế xã hàng tháng để tổng hợp báo cáo.

  • Vào ngày sinh hoạt câu lạc bộ hàng tháng, nghiên cứu sinh xuống giám sát tại 2 xã can thiệp và gặp ngẫu nhiên ít nhất 5 đối tượng/xã để kiểm tra chéo các thông tin trong báo cáo của nhân viên y tế xã và cộng tác viên cũng như động viên, khuyến khích đối tượng tiếp tục tham gia nghiên cứu.

  • Các chỉ số giám sát can thiệp và đánh giá được thể hiện trong sơ đồ tổ chức nghiên cứu sau:





      1. Phương pháp thu thập số liệu và tiêu chuẩn đánh giá

Các nhóm thông tin được thu thập bao gồm các thông tin chung về đối tượng, thông tin về nhân trắc, chỉ số sinh hoá (Hb, ferritin), khẩu phần và kiến thức thực hành về phòng chống thiếu máu thiếu sắt tại các thời điểm T0, T3, T6 và T12.

        1. Các thông tin chung

Thu thập các thông tin chung của đối tượng bao gồm các thông tin về tuổi, giới, địa chỉ, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, điều kiện kinh tế tại thời điểm bắt đầu can thiệp (T0 - tháng 7 năm 2007) bằng phiếu phỏng vấn KPC (Knowledge, Practice and Cover) [68].

        1. Các chỉ số nhân trắc

Phương pháp thu thập số liệu

  • Xác định cân nặng: Cân nặng của đối tượng được đánh giá tại các thời điểm điều tra sàng lọc, T0, T3, T6 và T12. Cân đối tượng bằng cân điện tử SECA với độ chính xác 0,1 kg. Cân được kiểm tra và chỉnh trước khi sử dụng. Đối tượng mặc quần áo mỏng, bỏ giầy/dép và đứng đúng trọng tâm của cân. Ngay khi cân ổn định, đọc và ghi kết quả với đơn vị là kg và 1 số lẻ sau dấu phẩy (ví dụ 45,2kg).

  • Xác định chiều cao: chiều cao của đối tượng được đo tại thời điểm điều tra sàng lọc. Sử dụng thước gỗ 3 mảnh của UNICEF với độ chính xác 0,1 cm để đo chiều cao của đối tượng. Đối tượng đứng thẳng, mắt nhìn thẳng. Toàn thân đối tượng đảm bảo 5 điểm chạm vào thước chẩm, xương bả vai, mông, bắp chân và gót chân. Kết quả được ghi với đơn vị là cm và 1 số lẻ sau dấu phẩy (ví dụ 152,4cm).

Tiêu chuẩn đánh giá tình trạng dinh dưỡng


Dựa vào chỉ số khối cơ thể [BMI=cân nặng (kg) /chiều cao2 (m)] để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu theo phân loại của WHO năm 2000 [138].

  • Gầy độ III BMI<16

  • Gầy độ II BMI từ 16 đến 16,9

  • Gầy độ I BMI từ 17 đến 18,4

  • Bình thường BMI từ 18,5 đến 24,9

  • Tiền béo phì BMI từ 25 đến 29,9

  • Béo phì độ I BMI từ 30 đến 34,9

  • Béo phì độ II BMI từ 35 đến 39,9

  • Béo phì độ III BMI ≥ 40

        1. Các chỉ số xét nghiệm

Phương pháp thu thập

  • Lấy máu đầu ngón tay: Lấy máu đầu ngón tay của đối tượng để xét nghiệm Hemoglobin trong điều tra sàng lọc.

  • Lấy máu tĩnh mạch: Trong thời gian can thiệp, mỗi đối tượng được lấy 4 lần để xét nghiệm hemoglobin và ferritin huyết thanh vào các thời điểm T0, T3, T6 và T12.

  • Kỹ thuật lấy máu: Máu được lấy vào buổi sáng, đối tượng không phải nhịn ăn trước khi lấy máu.

  • Lấy máu đầu ngón tay: Dùng kim chích máu (Lancet) chích vào đầu ngón tay áp út bên trái. Nặn bỏ giọt máu đầu tiên và lấy giọt máu tiếp theo để làm xét nghiệm.

  • Lấy máu tĩnh mạch: Mỗi lần lấy 3ml máu tĩnh mạch. 0,5ml máu được cho vào ống nghiệm đã có chất chống đông bằng heparin lắc đều và bảo quản trong phích lạnh để định lượng Hb trong ngày. Phần còn lại cho vào ống nghiệm có chứa chất chống đông EDTA và để ở nhiệt độ phòng trong thời gian 30 phút trước khi ly tâm với tốc độ 3000 vòng/phút và trong thời gian 15 phút. Huyết tương sau khi ly tâm được cất giữ trong thùng đá và chuyển về cất giữ ở nhiệt độ -200C tại bệnh viện huyện cho tới khi kết thúc thời gian lấy máu trên thực địa. Xét nghiệm được thực hiện tại labo xét nghiệm sinh hoá của Khoa Nghiên cứu vi chất dinh dưỡng - Viện Dinh dưỡng quốc gia.

Đánh giá các chỉ số sinh hoá

  • Chỉ số Hb: Hb được đánh giá bằng phương pháp Cyanmethemoglobin. Đánh giá tình trạng thiếu máu theo phân loại của WHO năm 2001 [143]. Phụ nữ tuổi sinh đẻ được coi là thiếu máu khi nồng độ Hb<12 g/dl (120g/l).

  • Chỉ số ferritin: Ferritin được định lượng theo phương pháp ELISA, Ramko KIT (USA).

Đánh giá tình trạng cạn kiệt sắt theo phân loại của WHO [143]. Bị coi là cạn kiệt sắt khi nồng độ ferritin huyết thanh <15 µg/L.

        1. Đánh giá khẩu phần

Phương pháp thu thập

Khẩu phần của đối tượng được thu thập 3 lần tại thời điểm T0, T6 và T12 bằng phương pháp hỏi ghi 24 giờ qua kết hợp với hỏi tần xuất tiêu thụ thực phẩm giàu sắt [78].



Đánh giá khẩu phần

Dựa vào bảng thành phần hoá học thức ăn Việt Nam [4] và bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam [3] để xác định giá trị dinh dưỡng và tính cân đối của khẩu phần cũng như mức đáp ứng nhu cầu khuyến nghị về năng lượng và các chất dinh dưỡng.

Khẩu phần được đánh giá là đáp ứng nhu cầu khi giá trị dinh dưỡng của khẩu phần thực tế bằng hoặc lớn hơn so với nhu cầu khuyến nghị.


        1. Đánh giá kiến thức và thực hành về phòng chống thiếu máu dinh dưỡng

Phương pháp thu thập số liệu

Kiến thức, thực hành về phòng chống thiếu máu thiếu sắt được xác định bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp theo bộ câu hỏi được thiết kế sẵn. Kiến thức, thực hành được thu thập tại các thời điểm T0, T6 và T12.



Cách tính điểm

  • Điểm kiến thức

    • Tổng điểm kiến thức 52 điểm

    • Điểm đạt kiến thức tính theo điểm cắt đoạn từ 50% tổng số điểm kiến thức là ≥ 26 điểm

  • Điểm thực hành

    • Tổng điểm thực hành 11 điểm

    • Điểm đạt thực hành tính theo điểm cắt đoạn từ 50% tổng số điểm thực hành là ≥ 5,5 điểm

      1. Xử lý và phân tích số liệu

  • Số liệu đã được kiểm tra và làm sạch trước khi được nhập vào các chương trình nhập số liệu.

  • Số liệu nhân trắc, xét nghiệm, tần xuất và phỏng vấn được nhập bằng phần mềm Epi Data. Số liệu khẩu phần được nhập bằng phần mềm ACCESS.

  • Các số liệu được chuyển và phân tích bằng phần mềm SPSS. Riêng số liệu khẩu phần được phân tích bằng phần mềm ACCESS.

  • Trước khi sử dụng các test thống kê, các biến số được kiểm định về phân bố chuẩn.

  • Các biến số được phân tích

    • Số liệu được phân tích theo nhóm nghiên cứu.

    • So sánh giá trị trung bình về cân nặng, chiều cao, mức Hemoglobin giữa các nhóm nghiên cứu.

    • Tính tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn giữa các nhóm nghiên cứu.

    • Tính tỷ lệ phụ nữ tuổi sinh đẻ bị thiếu máu, thiếu máu do thiếu sắt và cạn kiệt dự trữ sắt.

    • Phân tích giá trị trung bình mức tiêu thụ lương thực thực phẩm, giá trị dinh dưỡng và cân đối các chất dinh dưỡng của khẩu phần.

    • Tính trung bình điểm kiến thức, thực hành và tỷ lệ phụ nữ đạt và chưa đạt điểm trung bình kiến thức và thực hành.

    • So sánh tỷ lệ phục hồi thiếu máu, thiếu máu thiếu sắt và dự trữ sắt tại thời điểm T3, T6 và T12 giữa các nhóm nghiên cứu.

    • So sánh sự thay đổi giá trị khẩu phần giữa các nhóm tại các thời điểm T6 và T12.

    • So sánh sự thay đổi kiến thức và thực hành về phòng chống thiếu máu giữa các nhóm nghiên cứu tại các thời điểm T6 và T12.

    • Chỉ số hiệu quả can thiệp thô

Được tính theo công thức sau



Trong đó

H là hiệu quả của một nhóm được tính ra tỷ lệ %

A là tỷ lệ mắc trước can thiệp tại T0

B là tỷ lệ mắc sau can thiệp tại T12



    • Chỉ số hiệu quả can thiệp thực

Được tính theo công thức sau

HQCT = H1 - H2

Trong đó

HQCT là hiệu quả can thiệp

H1 chỉ số hiệu quả của nhóm can thiệp

H2 là chỉ số hiệu quả can thiệp của nhóm chứng



  • Các test thống kê dùng trong phân tích số liệu

    • Test t ghép cặp: Để so sánh hai giá trị trung bình của cặp trước và sau can thiệp. Các chỉ số dùng để so sánh từng cặp là cân nặng, nồng độ Hb, mức ferritin, điểm kiến thức, điểm thực hành.

    • Test : Được sử dụng để so sánh sự khác biệt giữa các tỷ lệ trong cùng một nhóm tại các thời điểm khác nhau hoặc so sánh giữa các nhóm nghiên cứu trong cùng thời điểm. Các tỷ lệ so sánh là tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn, tỷ lệ thiếu máu, tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt, tỷ lệ cạn kiệt sắt, tỷ lệ điểm kiến thức và thực hành thấp, tỷ lệ sắt và năng lượng khẩu phần thấp, mức đáp ứng nhu cầu khuyến nghị về năng lượng, sắt, vitamin C…

    • Test ANOVA: Dùng để kiểm định sự khác biệt giá trị trung bình (phân phối chuẩn) giữa 3 nhóm nghiên cứu cùng thời điểm. Các chỉ số dùng trong so sánh là cân nặng, nồng độ Hb, nồng độ ferritin, điểm trung bình kiến thức và thực hành, mức tiêu thụ gạo và giá trị dinh dưỡng khẩu phần.

    • Test Kruskal-Wallis: Dùng để kiểm định sự khác biệt giá trị trung bình (phân phối không chuẩn) giữa 3 nhóm nghiên cứu cùng thời điểm. Các chỉ số dùng trong so sánh là mức tiêu thụ lương thực, thực phẩm.

    • Test Bonferi: Dùng để kiểm định sự khác biệt giá trị trung bình (phân phối chuẩn) giữa 2 nhóm nghiên cứu cùng thời điểm. Các chỉ số dùng trong so sánh là cân nặng, nồng độ Hb, nồng độ ferritin, điểm trung bình kiến thức và thực hành, mức tiêu thụ gạo.

    • Test Mann-Whitney: Dùng để kiểm định sự khác biệt giá trị trung bình (phân phối không chuẩn) giữa 2 nhóm nghiên cứu cùng thời điểm. Các chỉ số dùng trong so sánh là mức tiêu thụ lương thực, thực phẩm và giá trị dinh dưỡng khẩu phần.

      1. Các biện pháp khống chế sai số

Quá trình thu thập số liệu đều sử dụng các công cụ chuẩn (cân, thước, bộ câu hỏi), sử dụng kỹ thuật chuẩn xác, thực hiện đúng theo thường quy, tập huấn kỹ thuật và thống nhất phương pháp điều tra trong thu thập số liệu.

Lựa chọn cộng tác viên, giám sát viên đúng tiêu chuẩn qui định, tập huấn và thống nhất cách ghi chép sử dụng viên sắt/folic. Trong suốt quá trình can thiệp có sự giám sát chặt chẽ và đều đặn 1 lần/tháng.

Số liệu được làm sạch trước khi nhập máy tính, nhập 2 lần (20%), ghép cặp trong xử lý số liệu để khống chế nhiễu và sai số.


      1. Đạo đức nghiên cứu

  • Nghiên cứu đã được Hội đồng khoa học và Hội đồng Đạo đức của Viện Dinh dưỡng thông qua.

  • Đối tượng đều được thông báo về mục đích và những nội dung sẽ tiến hành trong nghiên cứu.

  • Tất cả đối tượng tham gia nghiên cứu đều là tự nguyện và đã ký vào bản cam kết. Đối tượng có quyền dừng tham gia nghiên cứu bất cứ lúc nào.

  • Những phụ nữ mắc các dị tật về hình thể, thiếu máu nặng (Hb < 7g/dl), mắc bệnh mạn tính đã được loại khỏi nghiên cứu ngay từ đầu và được tư vấn đến cơ sở y tế khám và điều trị.

  • Tất cả các dụng cụ để cân, đo được đảm bảo an toàn và có độ chính xác cao.

  • Các dụng cụ lấy máu xét nghiệm đảm bảo vô trùng, sử dụng 1 lần. Cán bộ lấy máu có trình độ kỹ thuật chuyên môn cao.

  • Đối tượng ở nhóm chứng được bổ sung viên sắt/folic 3 tháng liên tục sau khi kết thúc nghiên cứu.

  • Kết quả của nghiên cứu được dùng để đưa ra các khuyến nghị cho cộng đồng các giải pháp phòng và kiểm soát tình trạng thiếu năng lượng trường diễn và thiếu máu dinh dưỡng.


Каталог: FileUpload -> Documents
Documents -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Documents -> Phụ lục về cấp hạng khách quốc tế
Documents -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam qcvn 01 78: 2011/bnnptnt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thứC Ăn chăn nuôi các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và MỨc giới hạn tốI Đa cho phép trong thứC Ăn chăn nuôI
Documents -> TỔng cục dạy nghề
Documents -> BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng nguyễn thị thanh hưƠng thực trạng và giải pháP
Documents -> Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé y tÕ ViÖn dinh d­ìng Ph¹m hoµng h­ng HiÖu qu¶ cña truyÒn th ng tÝch cùc ®Õn ®a d¹ng ho¸ b÷a ¨n vµ
Documents -> TỜ khai xác nhận viện trợ HÀng hóA, DỊch vụ trong nưỚC
Documents -> Phụ lục I mẫU ĐƠN ĐỀ nghị ĐĂng ký LƯu hàNH
Documents -> BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng quốc gia tiếp thị XÃ HỘi vớI việc bổ sung sắt cho phụ NỮ CÓ thai dân tộc mưỜng ở HÒa bìNH

tải về 1.67 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương