HÀ NỘI – 2013 BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠNG


Kiến thức, thực hành về phòng chống thiếu máu dinh dưỡng của phụ nữ tuổi sinh đẻ



tải về 1.67 Mb.
trang11/16
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích1.67 Mb.
#1898
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16

Kiến thức, thực hành về phòng chống thiếu máu dinh dưỡng của phụ nữ tuổi sinh đẻ


Kiến thức của người phụ nữ có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện các hành vi dinh dưỡng và sức khỏe của bàn thân họ các thành viên khác trong gia đình. Truyền thông giáo dục dinh dưỡng nhằm nâng cao kiến thức và thực hành của phụ nữ đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Điều này đã được thể hiện trong ngay trong mục tiêu đầu tiên của Chiến lược quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2001-2010 là “người dân được nâng cao kiến thức và thực hành dinh dưỡng hợp lý” [1]. Tổng kết của viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách dinh dưỡng quốc tế (IFPRI) cho thấy học vấn của người phụ nữ đóng góp 43% đối với suy dinh dưỡng, trong khi đó đóng góp đối với mất an ninh thực phẩm là 26,1% [116]. Điều này cho thấy các yếu tố về nuôi dưỡng và chăm sóc đóng vai trò quan trọng trong phòng chống suy dinh dưỡng nói chung và thiếu máu nói riêng. Kết quả nghiên cứu tại bảng 3.2 cho thấy sự thiếu hụt kiến thức về phòng chống thiếu máu của phụ nữ tuổi sinh đẻ tại địa bàn nghiên cứu là đáng lo ngại. Hầu hết phụ nữ tuổi sinh đẻ chỉ biết 1 nguyên nhân của thiếu máu dinh dưỡng. Tỷ lệ đối tượng biết từ 2 nguyên nhân của thiếu máu dinh dưỡng trở lên là 1,7%. Bên cạnh hạn chế kiến thức về nguyên nhân gây thiếu máu thì hiểu biết về đối tượng có nguy cơ thiếu máu cao, hậu quả của thiếu máu và biện pháp phòng chống thiếu máu của phụ nữ tuổi sinh đẻ cũng còn thiếu. Chỉ có 34,4% phụ nữ tuổi sinh đẻ biết ≥ 2 đối tượng có nguy cơ thiếu máu cao; 17,8% biết ≥ 2 hậu quả của thiếu máu và 33,3% đối tượng biết ≥ 2 biện pháp phòng chống thiếu máu. Khi được hỏi về những thực phẩm giàu sắt thì có 43,9% phụ nữ tuổi sinh đẻ biết ≥ 3 thực phẩm giàu sắt. Trong khi đó chỉ có 10,6% phụ nữ tuổi sinh đẻ biết ≥ 2 chất ức chế hấp thu sắt và có 29,4% biết ≥3 chất tăng cường hấp thu sắt.

Kết quả nghiên cứu của Phạm Hoàng Hưng cho thấy kiến thức của phụ nữ tuổi sinh đẻ tại Huế kém hơn so với nghiên cứu này [36]. Chỉ có 6,3% đối tượng biết ≥ 2 biện pháp phòng chống thiếu máu và 20% đối tượng biết ≥ 2 loại thực phẩm giàu sắt. Do đó, tỷ lệ thiếu máu của PNTSĐ tại Huế cao hơn so với kết quả nghiên cứu này (30,8% so với 26,7%).

Với kiến thức về phòng chống thiếu máu dinh dưỡng còn thiếu hụt nhiều chính vì vậy mà không có phụ nữ tuổi sinh đẻ nào tại địa bàn nghiên cứu có kiến thức tốt về phòng chống thiếu máu dinh dưỡng (bảng 3.4). Điều này cho thấy khả năng tiếp cận thông tin của phụ nữ tuổi sinh đẻ tại địa bàn nghiên cứu còn có nhiều hạn chế. Đây cũng là tình trạng chung đối với các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa và các vùng khó khăn. Huỳnh Văn Nên và cộng sự cũng có chung nhận xét như vậy khi thực hiện nghiên cứu tại An Giang [19].

Các can thiệp về sức khỏe sinh sản cũng góp phần làm giảm tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ và trẻ nhỏ. Hạn chế sinh con ở tuổi vị thành niên, giảm số lần sinh và giãn khoảng cách giữa các lần sinh là các can thiệp góp phần phòng chống thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ tuổi sinh đẻ. Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.3 cho thấy, tỷ lệ phụ nữ tuổi sinh đẻ chỉ sinh từ 1-2 con chiếm tỷ lệ rất cao (88,9%). Cải thiện chất lượng bữa ăn là vấn đề then chốt và bền vững đối với việc cải thiện tình trạng thiếu máu dinh dưỡng. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ phụ nữ tuổi sinh đẻ thực hành tạo nguồn thực phẩm sẵn có tại hộ gia đình như trồng ≥ 3 loại rau là 60% và nuôi ≥ 3 loại gia súc, gia cầm, thủy sản từ 46,1%. Đây cũng là cách tạo nguồn thực phẩm tại hộ gia đình góp phần cải thiện bữa ăn của phụ nữ tuổi sinh đẻ tại địa bàn nghiên cứu do đó cũng góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu ở nhóm đối tượng này. Vệ sinh cá nhân là một trong những biện pháp để phòng chống thiếu máu dinh dưỡng. Chỉ có khoảng 1/3 phụ nữ tuổi sinh đẻ có thực hành rửa tay bằng xà phòng. Tỷ lệ phụ nữ tuổi sinh đẻ rửa tay đúng thời điểm rất thấp (4,4%). Một trong những thói quen của người Việt Nam là uống nước chè ngày sau bữa ăn. Đây là một trong những yếu tố ức chế khả năng hấp thu sắt từ khẩu phần. Hầu hết các đối tượng trong nghiên cứu này uống nước chè ngay sau bữa ăn. Chỉ có 8,3% phụ nữ tuổi sinh đẻ uống nước chè xa bữa ăn. Do đó, cần tiếp tục truyền thống giáo dục dinh dưỡng nhiều hơn nữa cho nhóm đối tượng này.

Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Hoàng Hưng, tỷ lệ phụ nữ tuổi sinh đẻ có trồng ≥ 3 loại rau và nuôi ≥ 2 loại gia cầm tại hộ gia đình thấp hơn kết quả nghiên cứu của tác giả (23,3% và 6,3%) [36]. Kết quả nghiên cứu tại Thái Nguyên của Đàm Khải Hoàn và cộng sự cho thấy kiến thức của các bà mẹ chưa tốt, chưa đủ để thay đổi hành vi, mạng lưới cộng tác viên còn thiếu nên chưa tiếp cận được hết các đối tượng để tuyên truyền các kiến thức cơ bản về dinh dưỡng [6]. Một nghiên cứu khác của Hoàng Thế Nội và cộng sự về kiến thức, thực hành dinh dưỡng của nữ thanh niên tại Hưng Yên cho thấy chỉ có 23,5% đối tượng có kiến thức, thực hành đúng khi lựa chọn thực phẩm, 32% đối tượng có kiến thức, thực hành đúng khi có thai. Tuy nhiên, tỷ lệ nữ thanh niên có thực hành dinh dưỡng đúng cao hơn nhiều so với tỷ lệ có kiến thức đúng [18].

Điểm trung bình thực hành phòng chống thiếu máu dinh dưỡng đúng của phụ nữ tuổi sinh đẻ tại Tân Lạc, Hòa Bình (bảng 3.4) chỉ đạt từ 5,0 ± 1,1 điểm trên tổng số 11 diểm thực hành. Chính vì điểm trung bình thực hành của phụ nữ tuổi sinh đẻ thấp nên tỷ lệ phụ nữ có thực hành phòng chống thiếu máu tốt còn thấp (28,9%). Điểm trung bình kiến thức về phòng chống thiếu máu của phụ nữ tuổi sinh đẻ tại địa bàn nghiên cứu thấp hơn nhiều (7,3±4,3/52 điểm) (bảng 3.4) so với điểm trung bình kiến thức phòng chống thiếu máu của phụ nữ tuổi sinh đẻ tại Huế năm 2006 (22-23/100 điểm) nhưng điểm thực hành của phụ nữ tuổi sinh đẻ ở Huế lại thấp hơn (41,3-43,4/100 điểm) [36].

Nguyễn Minh Tuấn đã thực hiện nghiên cứu Huy động cộng đồng chăm sóc dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi dân tộc thiểu số tại Thái Nguyên cho thấy, kiến thức của người mẹ có con nhỏ về nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ cũng còn chưa tốt. Điểm trung bình kiến thức của các bà mẹ tương tự với kết quả nghiên cứu này là 7,6/15 nhưng tỷ lệ bà mẹ có kiến thức tốt lại cao hơn (26,8%). Tỷ lệ bà mẹ có thực hành nuôi dưỡng trẻ tốt thấp hơn so với kết quả của nghiên cứu này [25].

Trong quá trình thay đổi hành vi thì trang bị kiến thức là một bước quan trọng trước khi đối tượng quyết định sẽ thay đổi hành vi của mình như thế nào. Đôi khi kiến thức và thực hành không song hành cùng với nhau. Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.4 cho thấy mặc dù không có phụ nữ tuổi sinh đẻ nào tại địa bàn nghiên cứu có kiến thức đúng về phòng chống thiếu máu dinh dưỡng nhưng tỷ lệ một số thực hành đúng của phụ nữ tuổi sinh đẻ chiếm tỷ lệ cao hơn (28,9%). Sở dĩ có sự khác biệt giữa kiến thức và thực hành về phòng chống thiếu máu của phụ nữ tuổi sinh đẻ ở huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình là do hoạt động truyền thông giáo dục kiến thức về dinh dưỡng và sức khỏe tại đây chưa được chú trọng. Bên cạnh đó trình độ học vấn thấp và điều kiện kinh tế khó khăn nên phụ nữ phải lao động vất vả, không có thời gian tiếp cận với thông tin qua các kênh khác nhau. Tuy thực hành dinh dưỡng của đối tượng có tốt hơn kiến thức đó là một phần họ đã từng được nghe hay đọc về nội dung này mà làm theo một cách bản năng. Mặt khác, hầu hết các đối tượng thực hành là do thói quen hoặc do thấy những người xung quanh làm thì làm theo chứ chưa phải là kết quả có được từ kiến thức đúng.

Từ những kết quả về kiến thức và thực hành phòng chống thiếu máu dinh dưỡng cho thấy cần đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông giáo dục về phòng chống thiếu máu nói riêng và về dinh dưỡng nói chung cho phụ nữ tuổi sinh đẻ là rất cần thiết mà hướng tập trung chủ yếu vào hướng dẫn thực hành để giúp các đối tượng này nâng cao kiến thức và thực hành dinh dưỡng đúng.


    1. Каталог: FileUpload -> Documents
      Documents -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
      Documents -> Phụ lục về cấp hạng khách quốc tế
      Documents -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam qcvn 01 78: 2011/bnnptnt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thứC Ăn chăn nuôi các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và MỨc giới hạn tốI Đa cho phép trong thứC Ăn chăn nuôI
      Documents -> TỔng cục dạy nghề
      Documents -> BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng nguyễn thị thanh hưƠng thực trạng và giải pháP
      Documents -> Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé y tÕ ViÖn dinh d­ìng Ph¹m hoµng h­ng HiÖu qu¶ cña truyÒn th ng tÝch cùc ®Õn ®a d¹ng ho¸ b÷a ¨n vµ
      Documents -> TỜ khai xác nhận viện trợ HÀng hóA, DỊch vụ trong nưỚC
      Documents -> Phụ lục I mẫU ĐƠN ĐỀ nghị ĐĂng ký LƯu hàNH
      Documents -> BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng quốc gia tiếp thị XÃ HỘi vớI việc bổ sung sắt cho phụ NỮ CÓ thai dân tộc mưỜng ở HÒa bìNH

      tải về 1.67 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương