GIÁO Án kỹ thuật lâm sinh (HỌc phần I)


Kết cấu mật độ trồng rừng



tải về 1.16 Mb.
trang6/11
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.16 Mb.
#31443
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

2. Kết cấu mật độ trồng rừng.

2.1. Khái niệm: Mật độ trồng rừng là chỉ số cây lúc đem trồng hoặc lượng hạt gieo thẳng trên đơn vị diện tích (ha) hoặc đơn vị chiều dài (km).

2.2. Ý nghĩa: Nhằm khai thác triệt để điều kiện đất đai nơi trồng rừng, hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng giữa các loài cây, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho 1 đơn vị diện tích đất trồng rừng.

2.3. Nguyên tắc xác định mật độ trồng rừng.

* Dựa vào mục đích kinh doanh.

- Nếu trồng rừng để lấy gỗ lớn thì ban đầu trồng dầy sau đó tỉa thưa giữ lại những cây tốt.

- Nếu trồng rừng để lấy gỗ nhỏ thì trồng tương đối dầy.

- Nếu trồng rừng để phòng hộ như chắn sóng, chắn gió, chắn cát ... nên trồng dầy.

- Nếu trồng rừng để lấy nhựa, tinh dầu, hoa quả thì nên trồng thưa.

* Dựa vào đặc tính sinh vật học, sinh thái học loài cây: Cây ưa sáng mọc nhanh trồng thưa, cây chịu bóng mọc chậm nên trồng dầy.

* Dựa vào điều kiện lập địa nơi trồng.

- Nơi có khí hậu thuận lợi, đất tốt thì trồng thưa.

- Nơi có khí hậu, đất đai xấu thì trồng dầy.

* Dựa vào điều kiện kinh tế của địa phương: Nơi dân cư đông đúc, giao thông thuận lợi nhu cầu gỗ củi lớn, khả năng tiêu thụ sản phẩm tỉa thưa tốt, giá sản phẩm cao, giá thành đầu tư thấp nên trồng dầy và ngược lại.

* Dựa vào trình độ và biện pháp kỹ thuật kinh doanh.

- Nơi có trình độ kỹ thuật cao, chất lượng cây con tốt nên trồng thưa và ngược lại.

- Nơi trồng rừng cục bộ mật độ thấp hơn trồng rừng toàn diện.

- Nơi trồng rừng bằng gieo hạt thẳng mật độ dầy hơn bằng cây con.

GV: Nói chung khi lựa chọn mật độ trồng rừng phải tuỳ vào đối tượng và điều kiện cụ thể để xác định cho phù hợp.

2.4. Bố trí cây trồng.

2.4.1. Khái niệm: Bố trí cây trồng là sắp đặt các điểm gieo trồng trong một phạm vi không gian nhất định.

2.4.2. Ý nghĩa: Bố trí cây trồng hợp lý sẽ tận dụng được ánh sáng đảm bảo không gian cần thiết cho cây sinh trưởng, tán phát triển cấn đối, phát huy được mối quan hệ cùng loài hoặc khác loài, thuận lợi cho việc chăm sóc rừng sau trồng.

2.4.3. Phương pháp bố trí:

* Bố trí theo hàng:

- Là cách sắp xếp các điểm gieo trồng theo một cự li và có một hình dạng nhất định. Được áp dụng phổ biến vì dễ thi công, thuận tiện cho sử dụng cơ giới và quản lý.

- Các cách bố trí theo hàng:

+ Theo hình chữ nhật: Là cách bố trí cự ly hàng cách hàng lớn hơn cự ly cây cách cây. Thuận tiện cho việc chăm sóc và trồng xen, được áp dụng ở những nơi đất tốt, bằng phẳng có sản xuất nông lâm kết hợp.

Công thức tính mật độ: N = A/a.b

Trong đó: N- là số cây thích hợp trên 1 ha.

A- Diện tích đất trồng rừng tính theo m2

a- Cự ly cây (m)

b- Cự ly hàng (m)

+ Theo hình vuông: Là cách bố trí cự ly hàng bằng cự ly cây. Thuận tiện cho chăm sóc và cây phát triển tốt. Được áp dụng trên đất bằng phẳng có áp dụng cơ giới.

Công thức tính mật độ: N = A/a2

Trong đó: a – Cự ly cây hay cự ly hàng tính theo m2.

+ Theo hình tam giác đều (nanh sấu): Là cách bố trí cự ly hàng bằng cự ly cây nhưng so le nhau. Cây phát triển tốt và hạn chế được xói mòn. Được áp dụng cho mọi loại đất trồng rừng trên đất dốc.

Công thức tính mật độ: N = A x 1,15

a2

Trong đó: a- Là cự ly cây hay hàng.

1,15 là hệ số.

* Phương pháp bố trí theo khóm.

- Trên đất trồng rừng làm đất theo ô hoặc theo hố có kích thước 1 x 1m hoặc 1 x 2m, bố trí các ô theo quy tắc hoặc không theo quy tắc nhất định.

- Trên mỗi ô gieo trồng với mật độ dầy sau đó tỉa thưa để lại 2 cây tốt nhất.

- Áp dụng cho những nơi lập địa xấu nhiều cỏ dại hoặc trồng rừng cục bộ.

IV. LÀM ĐẤT TRỒNG RỪNG

1. Dọn thực bì (Xử lý thực bì)

1.1. Yêu cầu

- Không gây trở ngại cho việc làm đất và trồng cây sau này.

- Không để thực bì phục hồi cạnh tranh với cây trồng.

- Không tạo điều kiện cho xói mòn xẩy ra nghiêm trọng, không làm cho đất rừng xấu đi.

- Thực bì sau phát dọn phải xử lý ngay, không để tập trung gây dịch bệnh và lửa rừng.

1.2. Phương pháp

* Giữ nguyên thảm thực bì, không tác động:

- Ưu điểm: Không tốn công phát dọn

- Nhược điểm: Dễ xẩy ra xâm lấn giữa thực bì và cây trồng nếu xác định tình trạng thực bì ban đầu không chính xác.

- Áp dụng trên đất trồng rừng cỏ dại mọc thưa, thấp, bé, không ảnh hưởng xấu đến cây trồng, không cản trở làm đất, cây trồng rừng là cây chịu bóng hoặc giai đoạn đầu chịu bóng.

* Phát dọn cục bộ: Là phát dọn một phần diện tích theo đám hoặc theo băng

- Phát dọn theo đám: Là phát dọn theo vị trí trồng cây hoặc theo hố trồng cây, kích thước đám phát dọn đường kính thông thường là 1,5 - 2m.

+ Ưu điểm: Tốn ít công phát dọn, bảo vệ được đất, hạn chế xói mòn.

+ Nhược điểm: Nếu diện tích phát dọn hẹp, thực bì phục hồi nhanh, tốn công chăm sóc rừng, dễ phát sinh sâu bệnh hại.

+ Áp dụng ở những nơi đất có độ dốc lớn, thực bì thưa.

- Phát dọn theo băng

+ Chiều rộng băng chặt tuỳ theo độ dầy, chiều cao của bì, độ dốc, mức độ xói mòn, cây trồng ưa sáng hay chịu bóng. Thông thường bề rộng của băng chặt tối thiểu phải bằng chiều cao của thực bì.

+ Chiều dài băng chặt theo đường đồng mức.

+ Băng chừa để lại có chiều rộng bằng chiều rộng của băng chặt hoặc gấp 2 - 3 lần. Trên băng có thể giữ nguyên thực bì hoặc chặt bỏ cây không mục đích, dây leo.

+ Ưu điểm: Tiết kiệm công phát dọn, bảo vệ được đất, tạo được tiểu hoàn cảnh tốt cho cây trồng.

+ Nhược điểm: Khó thi công, nếu bề rộng của băng chặt không thích hợp, cây trồng bị thiếu ánh sáng, sâu bệnh dễ phát sinh.

+ Áp dụng ở nơi đất dốc, xói mòn mạnh.

* Phát dọn toàn diện: Là phát dọn trên toàn bộ diện tích đất trồng rừng.

- Phát dọn và đốt toàn bộ thực bì.

+ Thực bì sau khi phát dọn rải đều trên mặt đất, phơi khô rồi đốt hoặc gom thành đống nhỏ, chờ khô rồi đốt.

+ Trước khi đốt phải làm đường băng cản lửa rộng ít nhất 50m, đốt lúc lặng gió và cử người trông coi.

+ Ưu điểm: Đỡ tốn công, tăng lượng tro cho đất và diệt được một số sâu bệnh hại.

+ Nhược điểm: Dễ bào mòn lớp đất mặt, làm thay đổi tính chất lý hóa học của đất do nhiệt độ cao, một số sinh vật đất có lợi bị tiêu huỷ.

+ Áp dụng ở nơi có độ dốc < 150, Xói mòn nhẹ, nhân lực ít, xa các khu dân cư.

- Phát dọn toàn diện và để thực bì tự hoại mục: Thực bì sau khi phát được xếp thành từng băng rộng 0,5 - 1 m theo đường đồng mức hoặc băm nhỏ rải đều trên mặt đất để tự hoại mục.

+Ưu điểm: Tăng lượng mùn cho đất, hạn chế bốc hơi nước, xói mòn.

+ Nhược điểm: Khó khăn cho khâu làm đất, trồng cây, dễ phát sinh sâu bệnh và cháy rừng.

- Phát dọn toàn diện có để chỏm hoặc băng xanh:

+ Giữ lại thực bì ở đỉnh đường kính 5 - 10 m hoặc tạo thành băng xanh rộng 1 - 2 m ở giữa chiều dài dốc và chân dốc.

+ Áp dụng ở nơi có độ dốc trên 150, chiều dài dốc trên 100m, nơi bị xói mòn mạnh.



2. Kỹ thuật làm đất trồng rừng

2.1. Nhiệm vụ chủ yếu

- Cải thiện điều kiện lập địa

- Đảm bảo mật độ trồng và phối trí cây hợp lý

GV: Đất trồng rừng có nhiều đá nổi trên mặt, đá chìm, cây tái sinh có giá trị kinh tế mọc rải rác hoặc tập trung, do đó mật độ và phối trí các điểm gieo trồng trên thực tế thường không được như tính toán, làm đất là khắc phục một phần những khó khăn trên đảm bảo rừng trồng có mật độ và phối trí hợp lí.

2.2. Phương pháp làm đất

a) Làm đất toàn diện.

* K/n: Là phương pháp làm đất trên toàn bộ diện tích đất trồng rừng.

* Ưu điểm: Cải tạo đất triệt để, trồng rừng cho kết quả tốt.

* Nhược điểm: Khó áp dụng, tốn công, đòi hỏi vồn đầu tư cao.

* Áp dụng ở nơi đất tương đối bằng phẳng có kết hợp sản xuất nông lâm nghiệp, có đầu tư và có điều kiện sử dụng cơ giới.

GV: Trên các vùng đất có độ dốc thấp, nhiều cơ sở sản xuất, thí nghiệm đã làm đất toàn diện hoặc theo băng để trồng Bạch đàn, Thông, Keo,... cho thấy sinh trưởng tốt hơn so với trồng bằng cuốc hố.

b) Làm đất cục bộ.

* K/n: Là phương pháp làm đất trên một phần diện tích đất trồng rừng.

* Ưu điểm: Dễ thực hiện, phù hợp với nhiều địa hình và vốn đầu tư.

* Nhược điểm: Khả năng cải tạo đất bị hạn chế, giai đoạn mới trồng cây sinh trưởng chậm.

* Các phương pháp làm đất cục bộ

- Trên đất bằng

+ Làm đất theo dải, theo luống

.) Theo dải: Diện tích dải rộng hay hẹp tuỳ thuộc vào công cụ làm đất và điều kiện lập địa, nhìn chung rộng từ 0,5 - 5m, dải nọ cách dải kia bằng hoặc lớn hơn chiều rộng của dải. Áp dụng ở những vùng đất có khả năng thoát nước tốt.

.) Luống lõm: Được tạo thành do hai đường rãnh, rộng 0,3 - 0,7m, sâu 0,15 - 0,3m, hướng của luống nên thẳng góc với hướng gió hại hoặc chạy theo đường đồng mức. Áp dụng ở nơi có khí hậu khắc nghiệt, tầng đất mặt dầy, khô hạn, cây trồng ưa ẩm hoặc chịu ẩm.

.) Luống lồi: Được tạo thành do một hoặc hai đường rãnh, rộng 0,3 -0,7m, cao 0,2 - 0,3m, hướng luống chạy theo đường thoát nước tốt nhất. Áp dụng ở những vùng đất trũng, thoát nước kém, đất hoang cỏ dại dầy đặc, đất sau khai thác có độ ẩm cao.

+ Làm đất theo hố

.) Hố bằng: Hố có hình vuông hay hình tròn. Quy cách hố tuỳ thuộc vào tính chất đất, thực bì, đặc điểm cây trồng, thường có kích thước rộng 0,3 - 1m, sâu 0,2 - 0,5m. Áp dụng cho những nơi đất bằng, độ ẩm bình thường

.) Hố lõm: Hố tròn hoặc vuông, quy cách hố rộng 0,3 - 1m, sâu 0,3 - 0,5m, xung quanh hố đắp cao 0,1 - 0,3m. Áp dụng cho những nơi quá khô hạn.

.) Hố lồi: Quy cách hố rộng 0,2 - 1m, mặt hố cao hơn mặt đất từ 0,2 - 0,3m Áp dụng cho những nơi đất ẩm ướt hoặc bị ngập nước.

- Trên đất dốc

+ Làm đất theo dải, bậc thang, theo rãnh:

.) Dải ngiêng: Hướng của dải chạy theo đường đồng mức, rộng 0,5 - 3m, cự li các dải từ 1 - 2m, áp dụng ở nơi có độ dốc nhỏ dưới 150, xói mòn nhẹ, tầng đất dầy, cỏ dại nhiều .

.) Bậc thang: Bề rộng bậc thang phụ thuộc vào điều kiện lập địa, nơi đất dốc nhiều bề rộng 0,3 - 0,6m, đất dốc ít 0,5 - 1m, nói chung bề rộng thường dưới 1m, mặt bậc thang bằng hoặc hơi nghiêng về phía ngược chiều dốc.



GV: Đây là phương pháp làm đất có thể làm thay đổi điều kiện lập địa triệt để nhất.

.) Rãnh: Rãnh đào theo đường đồng mức, đất đào lên đắp ở phía dưới dốc, chiều rộng và chiều sâu của rãnh do tốc độ xói mòn quyết định. Áp dụng ở nơi có tầng đất mặt tương đối dày, đất bị xói mòn mạnh.

+ Làm đất theo hố

.) Hố nghiêng: Hố có hình vuông hoặc tròn, kích thước: 0,3 x 0,3 x 0,3m, hoặc 0,2 x 0,2 x 0,2m, các hố bố trí theo hình nanh sấu. Sau đào khoảng 2 - 3 tuần tiến hành lấp hố. Đây là phương pháp làm đất chủ yếu ở những vùng đất đồi núi của nước ta hiện nay.

.) Hố bậc thang: Hố rộng từ 0,3 - 1m, mặt hố bằng hoặc nơi nghiêng về phía trên dốc, phía dưới dốc đắp bờ cao 0,15 - 0,2m để giữ nước. Áp dụng chủ yếu ở vùng đất có độ dốc lớn, xói mòn mạnh, tầng đất mặt tương đối dày.

.) Hố vẩy cá: Quy cách hố dài 1-2m, rộng 0,5 - 0,7m. Đất đào lên đắp ở dưới dốc hình vòng cung, mặt hố bằng hoặc hơi nghiêng về phía trên dốc. Áp dụng cho những địa hình dốc và khô hạn nhiều.



3. Thời vụ phát dọn thực bì và làm đất.

- Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, nhân lực, dụng cụ để xác định thời vụ dọn thực bì và làm đất trồng rừng. Nói chung nếu trồng vụ xuân thì phát dọn, làm đất vào vụ đông, trồng vụ thu thì phát dọn, làm đất vào vụ hạ.

- Phát dọn xong thì làm đất ngay. Ở những nơi ít mưa làm đất xong trước trồng 1 -2 tháng và 1-2 tuần cho những nơi mưa nhiều.

4. An toàn lao động trong phát dọn và làm đất trồng rừng.

- Phải được giao nhận hiện trường cụ thể, nắm vững hiện trạng và những yêu cầu kỹ thuật cần đảm bảo.

- Chuẩn bị đầy đủ công cụ sản xuất, dụng cụ bảo hiểm, kiểm tra độ bền chắc và sắc bén nếu đạt yêu cầu mới sử dụng.

- Nơi đất dốc nên phát dọn từ chân tới đỉnh, khi đào lấp hố nên đứng dưới dốc và phải an toàn mới thao tác.

- Nơi thực bì phức tạp phải phát bỏ dây leo trước rồi chặt cây bụi, sau cùng là hạ cây cao.

- Nếu hiện trường có nhiều người làm việc phải bố trí cự ly thích hợp không cản trở sản xuất, không gây tai nạn lao động.

- Nếu sử dụng máy móc thì phải kiểm tra, nếu đảm bảo an toàn mới sử dụng và chỉ hoạt động ở độ dốc cho phép.

V- KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG

1. Phương thức trồng rừng.

1.1. Khái niệm: Là cách thức trồng rừng trước hoặc sau khai thác, có hoặc không có kết hợp với tái sinh tự nhiên.

1.2. Các phương thức trồng rừng

* Trồng rừng dưới tán rừng

- Trước khi khai thác từ 1-3 năm tiến hành phát dọn một phần hay toàn bộ cây bụi, cây con tái sinh sau đó tiến hành làm đất và trồng rừng bằng cây con hoặc gieo hạt thẳng. Sau trồng 1-2 năm tiến hành khai thác toàn bộ hoặc khai thác 1 phần cây rừng.

- Ưu điểm: Lợi dụng được hoàn cảnh của rừng, cây con tránh được những điều kiện bất lợi của thời tiết.

- Nhược điểm: Cây con dễ bị tổn thương khi khai thác rừng.

- Điều kiện áp dụng:

+ Áp dụng cho những loài cây ưa bóng hoặc lúc còn nhỏ chịu bóng.

+ Những nơi sau khai thác chính cỏ dại mọc nhiều và nhanh.

* Trồng rừng cục bộ sau khai thác

- Trồng theo băng.

+ Dựa vào mục đích trồng rừng, điều kiện lập địa, đặc tính sinh vật học loài cây mà quy định bề rộng của băng.

+ Trên băng phát dọn sạch thực bì, chỉ giữ lại những cây mục đích sau đó trồng bằng cây con hoặc gieo hạt thẳng với cự ly nhất định.

+ Ưu điểm: Lợi dụng được khí hậu đất đai tốt của rừng, bảo vệ được cây trồng, giảm công chăm sóc nuôi dưỡng rừng.

+ Nhược điểm: Nếu băng chặt quá hẹp cây trồng sẽ bị thiếu ánh sáng và dễ bị sâu bệnh hại xâm nhập.

+ ĐKAD: Ở những nơi có độ dốc lớn, sau khai thác dễ xảy ra xói mòn mạnh.

GV: Ở nước ta phương thức trồng rừng cục bộ theo băng đã áp dụng thành công với cây mỡ.

- Trồng theo khóm.

+ Trồng cây thành từng khóm, trồng dầy sau đó tỉa thưa giữ lại 1-2 cây tốt.

+ Dựa vào tình hình tái sinh, đặc tính sinh vật học loài cây để quy định số lượng và sự phân bố các khóm trên đất trồng rừng.

+ Ưu điểm: Tăng sức chống chịu của cây con, giữ lại được những cây tốt sinh trưởng nhanh, rừng sớm khép tán.

+ Nhược điểm: Tốn nhiều hạt giống, cây con. Trồng và chăm sóc khó áp dụng cơ giới.

+ ĐKAD : Ở những nơi sau khai thác cỏ dại mọc nhiều, tái sinh tự nhiên không đều, hoặc nơi rừng khoanh nuôi cây chủ yếu tái sinh ít.

* Trồng rừng toàn diện : Được tiến hành trên khắp đất trồng rừng, không có sự tham gia của cây tái sinh tự nhiên.



GV : Ở nước ta phương thức trồng rừng toàn diện được áp dụng rộng rãi trên đất sau khai thác còn tính chất đất rừng để trồng cây Mỡ, Quế, v.v… Trên đất đồi núi nghèo xấu, mất tính chất đất rừng để gây trồng cây Thông, Bạch đàn, Keo v.v...Hoặc trên đất chưa có rừng như bãi cát, đất ngập mặn để trồng Phi lao, các loài cây nước mặn (Đước, Sú, Vẹt v.v...).

2- Phương pháp trồng rừng.

2.1. Khái niệm: Là phương pháp thi công cụ thể để trồng rừng

GV: Tuỳ theo nguyên liệu để trồng rừng là hạt giống, cây con, cây phân sinh mà phương pháp trồng rừng cũng khác nhau.

2.2. Các phương pháp trồng rừng

a) Bằng gieo hạt thẳng.

- Khái niệm: Là phương pháp dùng hạt gieo trực tiếp lên đất trồng rừng.

- Đặc điểm kỹ thuật

+ Chọn nơi gieo:

.) Gieo hạt bằng tay được thực hiện ở nơi có diện tích nhỏ, khí hậu ôn hoà, đất tốt ẩm xốp, ít cỏ dại và nguy hại của chim thú.

.) Gieo hạt bằng máy bay được thực hiện ở nơi có diện tích đủ lớn, địa hình địa thế, thực bì thuận lợi cho gieo bay, đất tốt, được nhân dân ủng hộ, quyền sở hữu đất núi phân định rõ ràng, công tác bảo vệ rừng, đốt nương làm rẫy được thực hiện triệt để.

GV : Theo kinh nghiệm của người Trung Quốc với điều kiện kỹ thuật hiện nay, diện tích nhỏ nhất để gieo bay không dưới 2.500 ha

+ Thời vụ gieo hạt



GV : Chọn mùa gieo hạt thích hợp phải xuất phát từ hai yếu tố cơ bản là điều kiện để hạt nẩy mầm và cây non không bị hạn hoặc chết vì những tác hại của thiên nhiên. Hạt gieo rải trên mặt đất, cần nước để nẩy mầm, chủ yếu dựa vào mưa. Thực tiễn trồng rừng bằng gieo do đó phải nắm vững thời kỳ mưa nhiều của địa phương để xác định thời kỳ gieo hạt.

Ngoài ra nhiệt độ là nhân tố cần thiết để hạt nẩy mầm và cây con sinh trưởng. Nhiệt độ thấp quá và cao quá, đều không có lợi cho hạt nẩy mầm. Đa số hạt cây rừng, nhiệt độ nẩy mầm thích hợp là 20 - 250C, do đó khi chọn thời kỳ gieo hạt phải xem xét tổng hợp cả hai nhân tố nước và nhiệt độ.

.) Các tỉnh phía bắc trừ những vùng bị ảnh hưởng của gió tây nam (gió lào) chủ yếu gieo vào đầu xuân. Đặc biệt Tếch gieo vào mùa hạ, Bồ đề gieo vào mùa thu, Long não gieo vào mùa đông.

.) Các tỉnh miền trung thích hợp nhất gieo vào giữa mùa thu.

.) Các tỉnh phía nam: Gieo vào đầu mùa mưa (tháng 5,6)

GV: Trong một năm có hai mùa rõ rệt: Mùa khô và mùa mưa, cho

nên chỉ có thể gieo vào đầu mùa mưa

- Điều kiện áp dụng:

+ Cho những loại hạt có kích thước vừa và to, sức nẩy mầm mạnh, ít bị chim thú ăn hạt.

+ Cho những nơi đất rừng còn tốt, ít cỏ dại, sâu bệnh hại, hoặc những nơi đi lại khó khăn, thiếu nhân lực, vốn đầu tư thấp.

- Ưu điểm: Dễ làm, tốn ít công, giá thành hạ, cây con sớm thích nghi với môi trường, không bị tổn thương, chất lượng rừng đảm bảo.

- Nhược điểm:

+ Không được áp dụng rộng rãi, chỉ áp dụng cho những loài cây có sức nẩy mầm cao, nguồn hạt phong phú.

+ Tốn công chăm sóc, tỉa thưa và bảo vệ, tỷ lệ thành rừng thấp, thậm chí không thành rừng.

b) Bằng cây con.

* Bằng cây con có bầu.

- Áp dụng cho những nơi đất khô hạn, những loại cây trồng rễ trần khó sống, những nơi do yêu cầu kinh tế bức thiết, thuận tiện giao thông.

- Kỹ thuật trồng: Gồm 3 bước: Tạo hố, đặt cây lấp đất, vun và nén đất.

- Ưu điểm: Giảm công chăm sóc, tỷ lệ sống cao sau trồng, cây sinh trưởng phát triển tốt sớm thành rừng, chủ động trồng rừng trong mọi điều kiện thời tiết nên được áp dụng rộng rãi nhất.

- Nhược đỉêm: Tốn nguyên vật liệu, nhân công sản xuất và vận chuyển.

- Một số chú ý khi trồng:

+ Phải xé bỏ vỏ bầu trước khi lấp đất nhưng không làm vỡ bầu.

+ Trồng nơi khô hạn phải tạo gờ giữ nước quanh gốc cây, nơi úng phải làn rãnh thoát nước.

* Bằng cây con rễ trần.

- Áp dụng cho những nơi tầng đất sâu, ẩm, cây con khoẻ.

- Kỹ thuật trồng Gồm 3 bước: Tạo hố, đặt cây lấp đất, vun và nén đất.

- Ưu điểm: Kỹ thuật trồng đơn giản, tốn ít công vận chuyển, năng suất trồng cao.

- Nhược điểm: Tỷ lệ sống thấp, tốn công trồng dặm, nhiều nơi không thành rừng.

* Một số chú ý khi trồng.

+ Không trồng quá cao hoặc quá sâu, không để bộ rễ bị vón, rễ cọc uốn câu. Nên trồng vào lúc trời dâm mát.

+ Lấp đất pải kín, bám sát rễ cây, cây trồng xong không nghiêng ngả.

+ Nơi úng nước phải vun đất cao hơn mặt đất và làm rãnh thoát nước xung quanh gốc cây.



2.3. Bằng giống vô tính (cây phân sinh).

- Áp dụng cho những loài cây không sản xuất được cây con từ hạt.

- Nếu giống vô tính đã nuôi ở vườn ươm thì kỹ thuật trồng như trồng bằng cây con có bầu. Nếu trồng bằng hom thì phải chọn, cắt hom, trồng như ở vườn ươm, đất trồng rừng phải đảm bảo độ ẩm thích hợp khi hom chưa ra rễ.

- Ưu điểm: Cây sinh trưởng nhanh, sớm cho sản phẩm và giữ được những phẩm chất tốt của cây mẹ.

- Nhược điểm: Cây nhanh già cỗi, nên chỉ sử dụng cho rừng kinh doanh gỗ nhỏ và lấy hạt giống nên không được sử dụng rộng rãi trong sản xuất lâm nghiệp, mới chỉ áp dụng cho loài tre trúc.

3, Thời vụ trồng rừng.

- Căn cứ vào khí hậu, thời tiết, độ ẩm của đất, tiêu chuẩn cây con, khả năng chuẩn bị đất trồng, nhân công để chọn thời vụ.

- Ở những vùng có mùa khô rõ rệt thì phải trồng xong trong 4-6 tuần đầu mùa mưa, còn những vùng khác mùa trồng không quá 8 – 10 tuần đầu mùa mưa.

VI- §¸nh gi¸ kÕt qu¶ trång rõng vµ ch¨m sãc rõng sau trång.

1. §¸nh gi¸ kÕt qu¶ trång rõng.

- Mục đích: Nhằm xác định chính xác diện tích đã trồng được, rút ra những ưu nhược điểm của quá trình thực hiện. Bước đầu đánh giá tỉ lệ sống của cây từ đó đưa ra những biện pháp sửa chữa bổ sung thiếu sót, kỹ thuật trồng dặm, chăm sóc, bảo vệ rừng. Mặt khác giúp bên thi công thấy được năng lực của mình phát huy mặt tốt khắc phục mặt chưa làm được cho những lần thi công tiếp theo.

- Thời gian thực hiện: Sau trồng xong 10 ngày và không quá 1 tháng.

- Công tác chuẩn bị: Thiết kế kỹ thuật trồng rừng, các bảng biểu, dụng cụ cần thiết để kiểm tra diện tích, kiểm tra kỹ thuật.

- Nội dung đánh giá: Được thực hiện trên từng lô đất.

+ Về diện tích: Nếu trên thực địa chênh lệch quá phạm vi cho phép thì phải đo lại phần diện tích đã thi công.

+ Về kỹ thuật: Gồm dọn thực bì, làm đất, trồng cây. Tiến hành kiểm tra theo phương pháp OTC ngẫu nhiên hoặc theo tuyến. Quy định diện tích OTC là 100m2, nếu OTC hình tròn thì bán kính 5,64m.

- Rút ra kết luận trên các mặt sau:

+ Những nội dung đã làm được và đã làm sai hoặc thiếu so với thiết kế.

+ Tỷ lệ cây sống đạt được.

+ Nguyên nhân chính của những sai sót.

+ Những ý kiến đề nghị.



2. Chăm sóc rừng sau trồng. Gồm 3 nội dung:

2.1. Làm cỏ xới đất.

* Đối với rừng trồng thay thế và rừng làm giầu.

- Phải phát sạch dây leo, cây bụi, phát sát gốc băm nhỏ dập sát đất.

- Những nơi đất bằng phẳng, thực bì rậm rạp, đủ nhân lực nên phát toàn diện. Còn những nơi đất dốc, xói mòn mạnh, cây trồng cần che bóng nên phát cục bộ theo băng hoặc theo rạch. Trên băng, rạch cần phát sạch, chừa lại những cây có giá trị kinh tế.

- Xới đất, vun gốc cây.

+ Năm đầu: Xới sâu 3 - 5 cm, cách gốc cây 10-15 cm

+ Năm thứ 2: Xới sâu 12- 15cm với đường kính 100-120 cm.

+ Khi vun gốc cây không nên vun cỏ rác để tránh sâu bệnh hại.

* Đối với rừng trồng trên đất trống, đồi núi trọc.

- Khi phát thực bì cần giữ lại cây bụi thảm tươi cần thiết để bảo vệ đất chống xói mòn.

- Tuỳ tình hình thực bì mà phát dọn toàn diện, cục bộ hay xung quanh gốc cây.

- Nếu cỏ thưa thấp nên kết hợp làm cỏ, xới đất, vun gốc cùng một lúc.

+ Năm đầu: Xới sâu 3 – 5 cm, cách gốc cây 10-15 cm

+ Năm thứ 2: Xới sâu 12- 15cm với đường kính 100-120 cm.



2.2. Kỹ thuật tỉa cây, tỉa chồi.

- Áp dụng cho rừng trồng bằng gieo hạt thẳng hoặc bằng cây phân sinh.

- Tỉa lần đầu mỗi hố để lại một vài cây tốt khoẻ. Tỉa lần cuối chỉ để lại 1 cây tốt khoẻ.

2.3. Trồng dặm.

- Quy định rừng phải trồng dặm:

+ Khi mật độ trồng ban đầu lớn hơn mật độ khi rừng thành thục.

. Tỷ lệ cây sống > 85%, cây chết phân bố đều thì không trồng dặm.

. Tỷ lệ cây sống > 85%, cây chết tập trung thì phải trồng dặm.

. Tỷ lệ cây sống < 85% đều phải trồng dặm.

. Tỷ lệ sống < 25% phải trồng lại rừng.

+ Khi mật độ trồng ban đầu bằng mật độ khi rừng thành thục thì cây nào chết, hố nào sót đều phải trồng dặm.

- Thời gian trồng dặm: Tiến hành ngay trong vụ trồng rừng năm đó, từ sau trồng đến trước khi kết thúc 2 tháng. Có thể trồng dặm 1-3 lần hoặc nhiều hơn nếu tỉ lệ cây sống chưa đạt yêu cầu và có thể trồng dặm vào vụ trồng rừng kế tiếp.

- Tiêu chuẩn cây con trồng dặm phải đủ tiêu chuẩn và cùng tuổi với cây con đã trồng.




tải về 1.16 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương