GIÁO Án kỹ thuật lâm sinh (HỌc phần I)


VII- TRỒNG RỪNG THÂM CANH



tải về 1.16 Mb.
trang7/11
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.16 Mb.
#31443
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

VII- TRỒNG RỪNG THÂM CANH

1. Khái niệm: Trồng rừng thâm canh là lợi dụng hoàn cảnh lập địa tốt nhất, đầu tư cao với các biện pháp kỹ thuật từ cơ cấu cây trồng, tỷ lệ hỗn loài đến việc xử lý thực bì, làm đất, bón phân, chăm sóc ... nhằm đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm, rút ngắn chu kỳ kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm. Đồng thời phát huy mọi tác dụng khác của rừng.

2. Nội dung kỹ thuật trồng

GV: Rừng thâm canh chỉ áp dụng ở vùng nguyên liệu giấy và sản xuất gỗ trụ mỏ.



2.1. Xác lập cơ cấu cây trồng.

- Nơi đất tốt nên trồng rừng hỗn loài.

- Nơi đất xấu nên trồng thuần loài.

- Loài cây chủ yếu nên ưu tiên cây địa phương nhưng phải chú ý đến xuất xứ (sinh trưởng nhanh, cho nhiều sản phẩm phù hợp với mục đích kinh doanh)



2.2. Xác định mật độ trồng ban đầu.

- Mật độ trồng ban đầu của rừng thâm canh là mật độ cuối cùng khi rừng thành thục công nghệ.



GV: Xác định được mật độ trồng ban đầu phù hợp tiết kiệm hạt giống, cây con, nhân công, vốn đầu tư..

- Xác định mật độ ban đầu dựa vào loài cây và dạng lập địa

VD: Trồng rừng thâm canh 4 loài cây cho vùng nguyên liệu giấy quy định mật độ như sau:

Loài cây

Thông

Bạch đàn

Bồ đề

Keo lá to

Dạng lập địa

1

2

3

4

Mật độ trồng

1660 c/ha

1111 c/ha

1660 c/ha

1660 c/ha

Cự ly hàng

3m

3m

3m

3m

Cự ly cây

2m

3m

2m

2m

Trong đó dạng lạp địa quy định như sau:

Dạng 1: Đất đồi từ độ cao 50 – 200m, độ dốc không quá 30o đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ đến sét, cát pha, độ dầy tầng đất 50cm. Thực bì là lau, cỏ tranh, nứa thoái hoá.

Dạng 2: Đất đồi trọc, đất sau nương rẫy, độ cao tuyệt đối dưới 20m, độ dốc dưới 15o. Đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến sét nhẹ hoặc thịt trung bình. Độ dầy tầng đất 70cm. Thực bì gồm sim, ràng ràng, tế guột.

Dạng 3: Đất rừng nghèo kiệt, độ dầy tầng đất trên 70cm, độ dốc dưới 25o, độ cao tuyệt đối dưới 500m.

Dạng 4: Đất đồi, đất sau nương rẫy, độ cao tuyệt đối dưới 200m, độ dốc dưới 20o. Thành phần cơ giới thịt nhẹ đến sét nhẹ hoặc thịt trung bình, độ dầy tầng đất 70cm. Thực bì có sim, tế guột.

2.3. Lựa chọn giống

- Được lấy từ cây mẹ hoặc rừng giống tuyển chọn kỹ, thu hái, chế biến, bảo quản vận chuyển theo đúng quy định và có lý lịch rõ ràng.

- Nếu lấy giống trong nước phải lấy giống loại I.

- Nên trồng bằng cây con có bầu đạt tiêu chuẩn xuất vườn.



2.4. Xử lý thực bì và làm đất.

- Phát dọn lần đầu phải kỹ. Nếu thực bì là lau chít, cỏ tranh thì sau phát phải cuốc lật toàn bộ rễ cây.

- Làm đất kỹ hơn trồng rừng bình thường (Tức là lớp đất mặt sâu và tơi xốp).

- Làm đất toàn diện hoặc làm theo băng với độ sâu 30-70cm. Nếu đào hố thì hố có kích thước nhỏ nhất là 40 x 40 x 40cm.



2.5. Bón phân.

- Dùng phân chuồng hoai, phân vô cơ để bón thúc hoặc bón lót.

- Cách bón:

+ Bón lót: Trộn phân với đất trước khi trồng cây.

+ Bón thúc: Sau trồng 2-3 tuần tiến hành bón thúc bằng cách đào rãnh hình vòng cung phía trên dốc, cách gốc cây 20-30cm, rắc phân trộn đều với đất và lấp kín rãnh.

2.6. Chăm sóc.

- Chăm sóc đúng thời điểm, đúng định kỳ.

- Trồng dặm phải kịp thời, chết cây nào trồng cây đó. Tiêu chuẩn cây trồng dặm ít nhất phải tương đương kích thước và phẩm chất cây đã trồng.

VD: Đối với keo lá to, bồ đề, bạch đàn tại vùng nguyên liệu giấy quy định trồng dặm chậm nhất không quá 15-30 ngày sau trồng.

- Việc phát dọn thực bì, làm cỏ xới đất, bón phân, tưới nước phải chú ý thời điểm và số lần chăm sóc ở 1-2 năm đầu.

VD: Quy trình chăm sóc 4 loài cây cho vùng nguyên liệu giấy trong 4 năm đầu như sau:



Thời gian chăm sóc

Số lần chăm sóc

Thông

Bạch đàn

Keo lá to

Bồ đề

Năm thứ nhất

3

3

3

4

Năm thứ hai

4

3

3

4

Năm thứ ba

3

2

2

1

Năm thứ tư

1

0

0

0

- Nội dung chăm sóc: Phát dọn hết thực bì, nếu thực bì là cỏ tranh, lau chít ... phải rẫy sạch, cuốc lật đất nhặt hết thân ngầm. Sau đó xới quanh gốc cây đường kính 1m, sâu 15-20cm cách gốc 20cm và vun gốc cây.

- Nên bón phân cùng với làm cỏ xới đất lần 1 vào năm thứ 2, lần 2 vào năm thứ 3.

- Khi rừng khép tán vẫn tiếp tục bón phân xới đất nhưng không chặt điều tiết mật độ mà chỉ chặt cây xấu, sâu bệnh, tỉa cành để nuôi dưỡng rừng.

2.7. Bảo vệ.

- Vệ sinh rừng thường xuyên, làm băng trắng hoặc băng xanh để phòng chống lửa rừng.

- Cử người trông coi hoặc làm đường bao quanh rừng thâm canh để giám sát, quản lý và ngăn chặn người, gia súc phá hại.

- Việc bảo vệ phải làm thường xuyên và chặt chẽ từ sau trồng đến khai thác chính.



D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ.

Giáo viên hệ thống lại toàn bộ kiến thức của chương.


I. Đất trồng rừng

1. Khái niệm

2. Phân vùng và nơi trồng rừng


1. Ý nghĩa và Ngtắc chọn loài cây trồng

2. Căn cứ chọn loài cây trồng

II. Chọn loài cây trồng


1. Kết cấu tổ thành

2. Kết cấu mật độ trồng rừng

Chương III: Trồng rừng



III. Kết cấu rừng trồng

IV. Làm đất trồng rừng



1. Dọn thực bì

2. Kỹ thuật làm đất trồng rừng

3. Thời vụ phát dọn thực bì

4. An toàn lao động





V. Kỹ thuật trồng rừng


VI. Đánh giá kết quả trồng rừng và chăm sóc rừng sau trồng



1. Phương thức trồng rừng

2. Phương pháp trồng rừng

3. Thời vụ trồng rừng

VII. Trồng rừng thâm canh



1. Đánh giá kết quả trồng rừng

2. Chăm sóc rừng sau trồng



1. Khái niệm

2. Nội dung kỹ thuật trồng



 

Bài 4: Cây trám đen



I- GIÁ TRỊ KINH TẾ.

- Là cây gỗ lớn, cao 25-30m thân thẳng tròn, đẽo vỏ chảy nhựa đen.

- Gỗ khá tốt, mềm nhẹ, màu vàng, dùng trong xây dựng, đóng đồ mộc, bóc ván dán, bột giấy.

- Quả ăn ngon, hoặc muối để ăn dần hoặc làm ô mai khô để giải độc, ho ...

- Nhựa thơm, dễ cháy dùng chế biến keo, sơn, vecni, xà phòng, dầu thơm và làm hương.

II- ĐẶC TÍNH LÂM HỌC.

- Ưa sáng, sinh trưởng tương đối nhanh nhưng trong 2 năm đầu lại chịu bóng với độ che phủ 40-50%, không chịu được rét, sương muối.

- Sinh trưởng phát triển tốt trên đất feralit, đất có tầng dầy, ẩm, thoát nước, độ pH từ 4-5, lượng mùn khá còn tính chất đất rừng. Đất đồi trọc xấu, khô sinh trưởng kém.

- Phân bố rộng khắp miền bắc, nam tây nguyên, độ cao dưới 1000m, lượng nước mưa trung bình năm 1500-2000 mm.



III- KỸ THUẬT TRỒNG.

1. Hạt giống.

- Thu hoạch vào cuối tháng 10-11, khi vỏ quả có màu tím thì thu hái.

- Quả thu hái về phải loại bỏ những quả nhỏ, tạp chất, ngâm nước nóng 70-800C trong 2-3 giờ sau đó vớt ra dùng dao khía đôi vỏ quả lấy hạt hong phơi trong bóng râm hoặc nắng nhẹ cho ráo nước đem gieo hoặc bảo quản bằng cách trộn hạt với cát ẩm theo tỷ lệ 1 cát + 2 hạt vun thành từng đống cao 30-40cm hoặc đựng trong chum vại phủ lên trên một lớp cát dầy 20-25cm.

- Trong quá trình bảo quản thường xuyên kiểm tra nếu cát khô sàng riêng cát, phun ẩm và bảo quản lại như cũ.



2. Tạo cây con.

a, Thời vụ gieo.

- Tháng 10-11 để tạo cây trồng vụ thu năm sau.

- Tháng 2-3 để tạo cây trồng vụ xuân năm sau.

b, Xử lý hạt giống.

Ngâm hạt trong nước ấm 30-400C trong 8 giờ vớt ra rửa sạch ủ trong các túi vải xếp trong nhà hoặc nơi kín gió, khi hạt nứt nanh, nhú mầm (20 ngày) đem gieo.

Theo kinh nghiệm nhân dân sau khi ngâm nước, gieo trên nền cát ẩm hoặc đất cát pha, lấp đất bằng chiều dài hạt, tủ luống bằng rơm rạ đã khử trùng, tưới ẩm hàng ngày. Sau 10-15 ngày hạt nảy mầm có thể cấy vào bầu.

c, Tạo bầu dinh dưỡng.

- Vỏ bầu kích thước: Đường kính 9cm, dài 18-20cm thủng đáy.

- Ruột bầu: 99% đất rừng tầng A + 1% supe lân. (nếu đất ít mùn thì trộn thêm 10% phân chuồng hoai).

- Xếp bầu: 1 luống 10m2 xếp được 440 bầu.



d, Chăm sóc.

- Sau gieo hàng ngày tuới đủ ẩm cho bầu.

- Khi cây gieo được 25-30 ngày (từ lúc cây có 2 lá mầm đến có lá đơn) cây sinh trưởng chậm, cần che bóng, tưới ẩm và chú ý phòng bệnh thối cổ rễ.

- Khi cây được 70-80 ngày (Từ lúc có lá đơn đến có lá kép ở dạng 3 lá chét) cây sinh trưởng nhanh, duy trì tưới ẩm, dỡ bỏ bớt giàn che, tiến hành tưới thúc bằng NPK hoà loãng với nước theo tỷ lệ 1%, tưới 4 – 6 lít/m2, sau tưới cần tưới rửa bằng nước lã 4 lít/m2. Định kỳ 10 ngày 1 lần.

- Khi cây có lá hoàn chỉnh (5-7 lá chét) duy trì tưới ẩm và bón thúc 15 ngày 1 lần bằng NPK hoà với nước theo tỷ lệ 1,5% tưới 4-6 lít/m2.

- Từ khi cây có lá hoàn chỉnh đến khi xuất vườn cần duy trì tưới ẩm phòng chống sâu bệnh. Trước khi xuất vườn 1 tháng không tưới thúc phân để hãm cây.

- Tiêu chuẩn cây xuất vườn: Cây cao tối thiểu 60-70cm, đường kính cổ rễ từ 6 – 8mm, không cong queo, cụt ngọn, tuổi cây 7-8 tháng.

3. Trồng rừng.

- Phương thức trồng: Theo phương thức nông lâm kết hợp. Hai ba năm đầu xen cây nông nghiệp (lạc, lúa, đỗ, sắn ...) những năm sau xen cây cố định đạm (cốt khí, đậu thiều ...)

- Làm đất: Phát hết thực bì, đốt dọn, cuốc hố theo đường đồng mức vị trí hố so le nhau. Kích thước hố 40x40x40cm hoặc 50x50x50cm. Mỗi hố bón lót 1-2 kg phân chuồng hoai trộn thêm 0,05 – 0,1kg NPK.

- Mật độ trồng: 400- 500 cây/ha với cự ly C-C 4-5m; H-H 5m.

- Thời vụ trồng: Vụ xuân tháng 2-3, vụ thu tháng 7-8.

- Kỹ thuật trồng: Chọn những ngày trời dâm mát để trồng. Khi trồng bóc bỏ vỏ bầu, đặt mặt bầu thấp hơn miệng hố 1- 1,5cm dùng đất tơi nhỏ không xỏi đá lấp đất kín quanh bầu rồi tạo hình mai rùa đường kính 0,6 – 0,8m.



IV- CHĂM SÓC BẢO VỆ.

1. Chăm sóc.

- Năm thứ nhất: Phát thực bì, xới vun gốc đường kính 0,7 – 0,8m, 1 – 2 lần.

- Năm thứ hai: Phát, xới vun gốc đường kính 0,7 – 0,8m 2 lần vào vụ xuân và cuối thu và bón thêm 0,05 – 0,1 kg/cây phân NPK.

- Năm thứ 3: Phát, xới vun gốc đường kính 1- 1,2m 2 lần vào vụ xuân và cuối thu.



2. Bảo vệ và nuôi dưỡng.

- Ngăn chặn người và gia súc phá hoại trong 3 năm đầu.

- Khi rừng 6-7 tuổi tiến hành chặt tỉa những câu xấu và bón phân liều lượng 6-8 kg phân chuồng + 2 kg NPK hoặc 1 – 1,5kg phân NPK trên 1 cây quanh gốc (theo tán cây).

CỦNG CỐ KIẾN THỨC

Bài 5: Cây quế
I- GIÁ TRỊ KINH TẾ.

- Là cây đa mục đích, có giá trị kinh tế cao đặc biệt vỏ và tinh dầu là dược liệu quý. Quả dùng trong công nghiệp dược liệu và thực phẩm.

- Gỗ màu nâu vàng nhạt, thớ thẳng mịn dùng đóng đồ gia dụng thông thường.

II- ĐẶC TÍNH LÂM HỌC.

- Ưa khí hậu có nhiệt độ không khí bình quân năm 20-240C, lượng mưa hàng năm trên 1800mm, độ ẩm không khí > 80%.

- Thích hợp trên nhiều loại đất khác nhau (trừ đất kiềm, đất cát, đất ngập úng), thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến sét trung bình, độ dầy tầng đất > 50cm, ẩm, thoát nước tốt, nhiều mùn còn tính chất đất rừng. Độ cao sơ với mặt nước biển 100-700m.

- Trạng thái thực bì thích hợp là các dạng rừng thứ sinh nghèo kiệt, rừng phục hồi, rừng nứa hoặc cây bụi có cây gỗ rải rác, đất sau 1-2 năm làm nương rẫy. Không thích hợp nơi đất trống đồi trọc, cây bụi thấp hoặc cỏ tranh.



III- KỸ THUẬT GÂY TRỒNG.

1. Kỹ thuật tạo cây con.

a. Làm đất:

* Trường hợp gieo trên luống:

- Dọn sạch cỏ dại, cầy bừa kỹ, phơi ải đất trước gieo 1-2 tháng.

- Đất làm thật nhỏ rồi đánh luống rộng 0,8 – 1m, dài 5 – 10m, cao 12-15cm, gờ luống cao 5cm, rãnh luống rộng 40-50cm,

- Bón lót bằng phân chuồng hoai với lượng bón 2-4kg/m2, trộn đều với lớp đất mặt ở độ sâu 5-10cm.

- Dùng Bennat nồng độ 0,05% (5 gam thuốc pha trong 10 lít nước) phun đều cho 100m2 luống gieo để diệt trừ mầm bệnh.

* Trường hợp gieo trên bầu dinh dưỡng.

- Tạo hỗn hợp ruột bầu:

95% đất tầng B + 4% phân chuồng +1% NPK.

- Vỏ bầu: Kích thước 7 x 11cm cho cây 1 năm

12 x 18cm cho cây 2 năm.

b. Xử lý hạt giống.

Đãi hạt sạch loại bỏ hạt thối, hạt lép sau đó ngâm hạt bằng nước ấm 300C trong 3 tiếng, vớt ra để ráo nước rồi ngâm tiếp thuốc tím nồng độ 0,01% trong 15 phút.



c. Gieo hạt.

- Gieo trên luống:

Hong hạt ráo nước rồi đem gieo ngay, khi gieo rải hạt đều trên mặt luống với số lượng 1kg/1m2, dùng cát mịn phủ kín hạt, thường xuyên tưới phun đủ ẩm cho luống gieo đến khi hạt nẩy mầm dài 1cm đem cấy vào bầu.

Thao tác cấy: Cắm que vào bầu đặt mầm rễ vào lỗ sau đó lấp hạt dày 0,5-1cm.

- Gieo trực tiếp vào bầu:

Sau khi đã xử lý bằng thuốc tím, ủ hạt trong bao vải mỗi ngày rửa chua 1 – 2 lần khi hạt nứt nanh thì gieo vào bầu, mỗi bầu 1 hạt, lấp đất dầy 0,5 cm.

d. Chăm sóc cây con.

- Cần che bóng cho cây con:

Từ 1-3 tháng đầu, mức độ che bóng 70-80%.

Tu 3-6 tháng tuổi cần độ che bóng 40-50%.

Tu tháng thứ 7 mức che bóng 20-25%.

Trước trồng 1 tháng dỡ bỏ toàn bộ giàn che.

- Trong khoảng 15 ngày đầu sau gieo tưới nước đều đặn đảm bảo luôn giữ ẩm cho luống gieo.

Sau 1 tháng tiến hành làm cỏ xới váng lần 1 và định kỳ xới váng những lần tiếp theo.

- Bón thúc cho cây bằng phân chuồng hoai. Từ tháng thứ 4 về sau bón thêm NPK nồng độ 0,5% (1m2 tưới 2-3 lít).

- Trong quá trình chăm sóc cần phân loại cây con để tiện chăm sóc và tiến hành đảo bầu để tránh rễ an xuống đất.



đ. Phòng trừ sâu bệnh trong vườn ươm.

Cần đề phòng bệnh lở cổ rễ.

Bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn cây được 2 – 5 tháng tuổi.

Dùng boóc đo nồng độ 1% định kỳ 15 ngày phun 1 lần hoặc dùng bennat nồng độ 0,05% phun 1 lít/2m2.



e. Tiêu chuẩn cây con đem trồng.

- Trồng tập trung:

Tuổi cây từ 9-12 tháng, chiều cao 25-35cm, đường kính cổ rễ 0,4 – 0,5cm, cây sinh trưởng bình thường không sâu bệnh.

- Trồng phân tán:

Tuổi cây từ 18-24 tháng, chiều cao cây 50-60cm, đường kính cổ rễ 0,6-0,8cm, cây sinh trưởng bình thường không sâu bệnh.

- Nếu trồng xen cây ăn quả tốt nhất trồng cây con 2 năm tuổi.



2. Kỹ thuật trồng.

a, Phương thức

- Trồng dưới tán rừng: Mật độ trồng 1000 – 2500 cây/ha, sau 2-4 năm chặt dần các cây gỗ tạp kém giá trị để quế phát triển.

- Trồng theo phương thức nông lâm kết hợp xen với lúa nương, sắn hoặc ngô.

- Trồng kết hợp với cây ăn quả hoặc cây cải tạo đất như đâu triều, cốt khí.



b. Xử lý thực bì.

- Nếu trồng dưới tán rừng phải luỗng phát toàn bộ dây leo, cỏ dại và điều chỉnh độ tàn che của cây gỗ, cây tái sinh 0,3-0,4.

- Nếu trồng theo phương thức nông lâm kết hợp và xen cây ăn quả thì phải phát trắng và dọn sạch.

c. Làm đất.

- Đào hố: Kích thước 40x40x40 cm, hoàn thành trước khi trồng 1 tháng.

- Lấp hố: Trước khi trồng 15 ngày tiến hành lấp hố, nếu trồng thâm canh thì bón thêm khoảng 1kg phân chuồng, phân xanh hoặc 50-100g phân NPK cho mỗi hố.

d. Thời vụ trồng

- Các tỉnh phía bắc: Trồng vụ xuân tháng 2,3 và vụ thu tháng 8,9.

- Các tỉnh phía nam: Trồng vào mùa mưa tháng 9 đến tháng 12.

đ. Kỹ thuật trồng.

Rạch bỏ túi bầu

Đặt cây ngay ngắn

Vun đất lấp quanh bầu, nèn nhẹ

Vun đất quanh gốc cao hơn mặt đất 5 -10 cm.

e. Chăm sóc.

- Rừng mới trồng cần chăm sóc 5 năm liền.

- Nếu trồng theo phương thức nông lâm kết hợp: Chăm sóc cây nông nghiệp kết hợp chăm sóc cây quế. Tối thiểu 1 năm chăm sóc 2 lần.

- Nếu trồng dưới tán rừng: Năm thứ nhất đến năm thứ 3 chăm sóc mỗi năm 2 lần, từ năm thứ 4 trở đi chăm sóc mỗi năm 1 lần.

- Nội dung chăm sóc: Gồm xới quanh gốc 1m, phát dây leo, cỏ dại, cây bụi, điều chỉnh độ tàn che cho phù hợp. Nếu có điều kiện thì nên bón 50-100g NPK/cây/lần.

f. Phòng trừ sâu bệnh.

- Cây thường xuất hiện sâu ăn lá, sâu đục thân và bệnh đốm nâu trên thân.

- Diệt trừ:

- Sâu ăn lá (nếu có) bằng dung dịch Trebon nồng độ 0,2% phun trực tiếp lên thân lá.

- Sâu đục thân dùng bẫy.

g. Nuôi dưỡng và tỉa thưa.

- Từ năm thứ 8 trở đi cần điều chỉnh mật độ vừa phải để cho cây to, vỏ dầy.

- Công tác chặt tỉa giai đoạn đầu tiến hành 2-3 năm 1 lần. Đến năm thứ 8 mật độ còn khoảng 800 cây/ha. Từ năm thứ 20 trở đi mật độ chỉ để lại 500 cây/ha.

BÀI 6: CÂY NGÂN HOA
I. Giá trị kinh tế

- Là cây mọc nhanh, thường xanh, thân thẳng, tán lá rậm và gọn, hình thái rất đẹp mắt cho nên được trồng vừa để lấy gỗ vừa làm cây cảnh trong lục hóa đô thị và nông thôn.

- Ít sâu bệnh, thích nghi với khí thải độc hại, lá có khả năng dính bám bụi tốt góp phần làm sạch không khí nên thường được chọn làm cây lục hóa.

- Gỗ Ngân Hoa có ánh quang như gỗ Mỡ, gỗ non mầu vàng nâu, gỗ già đỏ nâu, làm ván trang trí bề mặt ván nhân tạo, đóng đồ, gường tủ, trang trí nội thất và làm nguyên liệu giấy.



II.  Đặc điểm hình thái:

- Cây gỗ lớn, cao 37- 40m, đường kính 80-100cm, thân rất thẳng và tròn đều, vỏ cây màu nâu đen, vết rạn nông.

- Tán lá gọn và dầy, cành non, chồi non có lớp lông nhung mầu nâu, lá kép lông chim mọc cách, màu xanh đậm, mặt dưới có lông nhung mầu nâu, khi lá già lông nhung chuyển màu xanh xám.

- Hoa lưỡng tính, chùm hoa dài có màu vàng chanh rất đẹp. Hạt có cánh quanh mép, hạt chứa dầu.

 Cây Ngân hoa mọc đơn lẻ tại Lâm Đồng

III. Đặc tính sinh thái:

- Phát triển rất tốt trên các loại đất feralit đỏ phát triển trên đá Ba- zan, đất đen bồi tích ven sông, nhưng vẫn sinh trưởng được trên đất sỏi đá, hoặc tầng đất không sâu.

- Nhiệt độ bình quân năm từ 14,70C đến 20.10C, lượng mưa hàng năm từ 720 đến 1.710 mm, nhiệt độ bình quân tháng trong mùa nóng từ 28 đến 300C, bình quân tháng trong mùa lạnh từ 5-60C.

- Ưa đất tơi, xốp, thông thoáng, thoát nước tốt, rất kỵ ngập úng và đất bí chặt. Độ pH từ 5,5 đến 6,5.

- Là cây ưa sáng, thường xanh

IV.  Kỹ thuật trồng.

1. Hạt giống:

- Ra hoa tháng 4-5, quả chín tháng 6-7. Khi chín màu quả chuyển từ xanh sang nâu.

- Sau thu hái cần phơi khô, làm sạch và bảo quản khô và lạnh, thời hạn bảo quản có thể kéo dài 2 năm.

2. Gieo ươm:

- Hạt không có thời gian ngủ, tốt nhất là thu hái xong gieo ngay. Trước khi gieo cần ngâm hạt cho hút no nước trong 24 giờ.

- Sau khi vớt hạt cần hong gió cho ráo nước để hạt không dính bết khi gieo.

- Luống gieo nhỏ mịn và tơi xốp, khi làm đất cần đánh luống đảm bảo thoát nước tốt. Nên bón lót phân chuồng hoai mục, lượng bón 3-5kg/m2.

- Có thể gieo vãi hoặc gieo theo rạch, lượng hạt gieo khoảng 20g/m2 . Khi cây mạ cao được 10-20cm cấy (ra ngôi) sang luống ươm hoặc vào bầu.

- Tiêu chuẩn xuất vườn cho trồng rừng lấy gỗ có chiều cao 0,8 – 1,0m. Đường kính bầu thường dùng 14-16cm.



3. Kỹ thuật trồng :

- Trường hợp trồng Ngân Hoa làm cây lục hóa – phong cảnh :

Yêu cầu quan trọng nhất là cần chọn nơi đủ ánh sáng, đất tơi xốp và nhất thiết phải thoát nước tốt.

Nếu trồng theo kiểu công viên thành lùm thành đám, bố trí c-c 3x3m hoặc 4x4m, trong quá trình trưởng thành sẽ tỉa thưa dần theo yêu cầu thẩm mỹ.

Nếu trồng trên đường phố hay đường giao thông nên bố trí từ 5 đến 6 m, nếu trồng 2 hàng nên bố trí 4x5m - 4x6m, đất tốt cần bố trí tới 6x6m.

Tiêu chuẩn cây con cao 2m, thậm chí 4m. Với cây cao 2m, kích thước hố trồng 0,6m x 0,6m x 0,7m; cây cao 4-5m kích thước hố trồng rộng 0,8 đến 1,0m sâu 0,7 – 0,8m.

- Dùng Ngân Hoa làm cây che bóng cho cây công nghiệp (cây Chè, Cà phê). Nên trồng 30-40 cây/ha.

- Dùng Ngân Hoa làm cây trồng rừng gỗ lớn:

Ngân Hoa không phù hợp với trồng rừng thuần loài.

Trồng hỗn giao với Lát hoa, Lim, Giổi, Sồi, giẻ theo cấu trúc: Tầng trên cùng: Ngân hoa, Tầng 2 là một trong các loài cây còn lại.

Mật độ trồng ban đầu:

Ngân hoa 400cây/ha với cự ly C-C 3m, H-H 8m hoặc C-C 2,5m, H-H 10m. Sau tuổi 10 chặt bỏ ½ số cây chỉ giữ lại 200 cây sinh trưởng tốt.

Cây hỗn giao nên trồng giữa 2 hàng ngân hoa, cự ly C-C và H-H gấp 2-3 lần ngân hoa.

Tuỳ theo loài cây hỗn giao mà có thể trồng cùng hoặc muộn hơn ngân hoa.

CỦNG CỐ KIẾN THỨC



tải về 1.16 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương