Gia đÌnh salêDIÊng don bosco kỷ niệM 50 NĂm don bosco việt nam


CÁC NỮ CHÍ NGUYỆN DON BOSCO



tải về 2.18 Mb.
trang3/19
Chuyển đổi dữ liệu20.11.2017
Kích2.18 Mb.
#34461
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19

CÁC NỮ CHÍ NGUYỆN DON BOSCO

Tu hội đời thuộc quyền Giáo Hoàng

Ký hiệu: VDB


Tôrinô: 1917

  1. LỊCH SỬ SƠ LƯỢC


a) Đấng Sáng Lập :

Đáng kính Philip Rinaldi (1856-1931) là đáng sáng lập tu hội các phụ nữ tình nguyện Don Bosco



b) Lịch sử:

Từ năm 1907 đến năm 1917, Cha Rinaldi làm linh hướng tại các Nguyện xá Dòng FMA tại Valdocco, ngài đã làm việc cật lực với sự trợ giúp của các nữ tu trong việc huấn luyện siêu nhiên cũng như nhân bản các cô gái trẻ đến tham gia Nguyện xá. Một số trong họ đã bẩy tỏ ước ao dâng mình cho Chúa trong khi vẫn muốn tiếp tục được sống ngoài đời.



Hiệp hội Zelatrici chính vì thế đã được khởi sự với phiên họp diễn ra vào ngày 20 tháng 05 năm 1917. Trong phiên họp đầu tiên đó, được nối tiếp với một bài giảng huấn hàng tháng, Cha Rinaldi đã vạch ra một chương trình sống và phác họa những cơ cấu chính cho một hiệp hội. Trong những năm 1930 sau khi Cha Rinaldi qua đời, hiệp hội đã rơi vào một giai đoạn trì hõan, nhưng không tan hàng. Vào năm 1943 nhờ sự quan tâm của Luigina Carpanera, một tu sĩ Salêdiêng, ngài đã cầm cương cho hiệp hội hoạt động trở lại. Vào tháng giêng năm 1947 Đức Giáo Hoàng Pio XII phát hành Tông Huấn Provida Mater trong đó Giáo Hội chính thức công nhận tu hội đời. Điều này đã ảnh hưởng đáng kể đến việc hồi sinh của hiệp hội, tu hội đã bắt đầu lại cuộc hành trình của mình vào ngày 05 tháng 08 năm 1953, là ngày lễ Đức Mẹ Tuyết. (our Lady of Snow )

Các thành viên “Zelatrici” đổi tên thành các Cộng Tác Viên Thánh Hiến Don Bosco và vào năm 1959 đã chấp nhận tên Các Nữ Chí Nguyện Don Bosco như hiện nay.

Tòa Thánh đã chính thức công nhận tu hội vào năm 1964, là năm hiệp hội tư đó được thiết lập với danh nghĩa là một Hiệp Hội Đạo Đức các Nữ Chí Nguyện Don Bosco. Bẩy năm sau lại được công nhận như là một tu hội đời thuộc quyền giáo phận. Vào năm 1978 Đức Giáo Hoàng Phao-lô VI đã phê chuẩn thành tu hội đời thuộc quyền Giáo Hoàng. Ngày 24 tháng 06 năm 1990 mẹ Gianna Martinelli, bề trên cả của tu hội đã công bố bản tu hiến đã được tu chính tại hội nghị toàn thể Tổng Tu Nghị lần thứ ba và sau đó được Toà Thánh phê chuẩn chung cuộc.
c) Quảng bá và tổ chức :
Vào năm 1955, với ba “Zelatrici” đầu tiên đã phát triển lên đến con số 86 hội viên, và mới chỉ hiện diện tại Piemont, Lombardy và tại Pháp. Tiếp theo giai đoạn hồi sinh, hội dòng đã lan tỏa nhanh chóng khắp Châu Âu sang Châu Mỹ và Châu Á. và đặc biệt là tại Châu Mỹ Latinh. Trong thời gian mới đây đã lan sang Châu Phi và Châu Úùc. Tu hội đang trên đà phát triển: vào ngày 31 tháng 01 năm 1998 đã có 1.310 thành viên VDB trên khắp năm châu lục.

Tu hội được cơ cấu trên ba cấp: trung ương, miền và địa phương. Được hỗ trợ kinh phí từ các tình nguyện viên. Vì tính chất tu hội đời đặc biệt, họ không có bất kỳ công cuộc chung nào làm của riêng cho tu hội cả. Nhà mẹ chính thức đặt tại Roma:Via Aureliana 53 . Tel =390 – 6-488.39; Fax +390-6-487.06.88.

2. CHÂN TÍNH VÀ SỨ MỆNH


a) Người Nữ Chí nguyện được thánh hiến cho Thiên Chúa

Họ nhìn nhận mình là người thừa hưởng ân huệ đặc biệt từ nơi Thiên Chúa. Họ được gọi là Salêdiêng thánh hiến giữa đời để phục vụ anh chị em mình qua thừa vụ của Giáo hội. Người Chí nguyện đáp trả cách ý thức tiếng gọi một cách tự nguyện và hân hoan. Hiến cuộc sống mình như một của lễ toàn diện cho Thiên Chúa thông qua việc tuyên khấn các lời khuyên Phúc âm.
b) Vì sứ mệnh Salêdiêng trần thế :

Một đòi hỏi của sứ mệnh nơi người thánh hiến giữa đời là sống khiêm tốn. Người Nữ Chí Nguyện không tỏ lộ ra cho người khác biết mình là một ngưỡi đã được thánh hiến. Điều này cho phép họ sống một cuộc sống bình thường như biết bao nhiêu người khác. Bằng cách này họ có thể thực hiện một cách thành công và ở bất cứ nơi nào công việc Giáo Hội trao phó cho họ, đó chính là làm chứng tá qua cuộc sống của mình.

Biến Hệ thống Giáo dục Dự phòng của Don Bosco nên của mình, người nữ Chí Nguyện tìm kiếm tạo ra quanh mình một không cảnh lạc quan và vui tươi, thân thiện và mẫn cán, đơn sơ và sáng tạo. Lãnh vực dấn thân của người tình nguyện chính vì vậy đã trở thành rộng rãi như tình yêu của họ, vì họ muốn trở thành một sự hiện diện chứng tá bất kỳ nơi đâu họ có mặt. Bất kỳ nơi đâu cần đến họ,ï đặc biệt đến với những người Don Bosco sai đến.

Biên cương truyền giáo đã được mở ra. Vì thế, một số Nữ Chí Nguyện đã chọn sống đời thánh hiến giữa đời bằng cách đặt việc đào tạo nghiệp vụ của mình vào việc phục vụ tại các nước đang phát triển.
c) Theo Đức Kitô ...

Khi tuyên khấn và sống các các lời khuyên Phúc âm, người nữ Chí nguyện đã bầy tỏ sự lựa chọn căn bản của mình là đức Kitô, trong khi vẫn sống cuộc sống giữa đời không có gì phân biệt họ với người khác.

Lời khấn thanh khiết của họ xuất phát từ tình yêu vô điều kiện với Đức Kitô, đã trở thành một hình thức cụ thể trong việc yêu người đồng loại khác. Đó là một hình thức tự hiến mình và cuộc chạm trán cá nhân với thực tế cuộc sống. Thông qua các giao tiếp hàng ngày với một thái độ tận hiến hoàn toàn. Đức khiết tịnh không kêu gọi người tận hiến dẹp bỏ những giá trị nữ tính của họ nhưng dẫn họ đến tình yêu viên mãn và đề cao nữ tính khiến họ có thể cống hiện liên tục cuộc sống mình qua việc sẵn sàng phục vụ và tận hiến.

Lời khấn nghèo khó của người tình nguyện thể hiện ở việc công nhận là họ một thụ tạo trước mặt Thiên Chúa, là người sáng tạo và là người Cha. Vì thế lời khẫn thanh bần là một sự công nhận Thiên Chúa là sản nghiệp duy nhất của họ và tất cả các giá trị khác cho dù rất hoàn hảo chỉ là tương đối mà thôi. Đối với người tình nguyện sống khó nghèo có nghĩa là đđặt tất cả những khả năng và những phẩm chất nhân bản và tri thức vào việc phục vụ người đồng loại.

Lời khấn vâng phục của người tình nguyện mang một ý nghĩa họ công nhận sự lệ thuộc toàn diện của họ nơi Thiên Chúa là người họ tự phó thác hoàn toàn nơi ngài và vì vậy họ chấp nhận mọi phương án Thiên Chúa kêu mời họ phục vụ.
d) Sự Hiệp thông huynh đệ :

Giống như tất cả thành viên thuộc các Tu hội đời, các Nữ Chí Nguyện Don Bosco không sống tập thể. Nhưng sống sự hiệp thông đời sống, liên kết với nhau với ý thức mạnh mẽ thuộc về tu hội.

Đặc biệt, họ tìm thấy trong nhóm mình thuộc về là môi trường tuyệt hảo để họ thực hiện sự hiệp thông.

Các Nữ Chí Nguyện Don Bosco (VDB) chia sẻ niềm vui có cùng chung một ơn gọi với nhau như là chị em, chia sẻ cùng một đoàn sủng Giáo hội và Salêdiêng, và thực hiện sứ mệnh của họ trong sự hiệp nhất tinh thần.

  1. VỊ TRÍ TRONG GIA ĐÌNH SALÊDIÊNG

a) Thành viên :



Tu hội công nhận Cha Bề Trên Cả Dòng Salêdiêng là người kế vị Don Bosco, là cha của toàn thể Gia đình Salêdiêng, kêu mời họ cổ vũ sự hiệp thông trong tinh thần và trung thành với sứ mệnh chung giữa các Nhóm khác nhau và giữa các thành viên của Tu hội.
b) Những đặc điểm phân biệt :

Các Nữ Chí Nguyện Don Bosco (VDB) đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa, tìm cách hội nhập cuộc sống của họ với ba yếu tố cơ bản của ơn gọi sau đây: việc thánh hiến, tính trần thế, và đặc tính Salêdiêng.

Cha Egidio Viganò xác định các Nữ Chí nguyện là sự nhập thể mới của tinh thần Salêdiêng Don Bosco.

Cha Juan Vecchi khuyến khích họ lưu ý đến những câu chuyện nhỏ của dân chúng và sự hiện diện của Chúa Thánh Linh nơi tâm hồn của người nam và người nữ bình thường.

Ngài kêu gọi họ hãy ý thức rằng Nước Thiên Chúa được che dấu nơi sợi len ngang dọc trên khung cửi đời thường mọi người.
c) Tương quan với các Nhóm khác :

Người linh giám Giáo hội và Salêdiêng cống hiến tác vụ linh mục của mình cho Tu hội Nữ Chí Nguyện Don Bosco (VDB) ở mọi cấp, cộng tác trong việc đào luyện ban đầu và liên tục cho các Nữ Chí Nguyện Don Bosco (VDB). Chia sẻ gia sản thiêng liêng trong Gia đình Salêdiêng và sống hòa hợp với tất cả các Nhóm hợp thành Gia đình Salêdiêng, các Nữ Chí nguyện Don Bosco mang lại cho Gia đình Salêdiêng gia sản và tính độc đáo do ơn gọi đặc thù của họ.

5

CỰU HỌC VIÊN DON BOSCO

Hiệp Hội Dân sự Quốc tế


Ký Hiệu: EX.DB

Tôrinô 1870, 1908

      1. NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT CỦA PHONG TRÀO

Nguồn gốc của phong trào Cựu Học viên Don Bosco (CHV) bắt đầu từ sáng kiến của một nhóm nhỏ cựu học học nghề của Nguyện xá đầu tiên ở Valdocco, Tôrinô.

Ngày 24 tháng 06 năm 1870, nhân ngày lễ bổn mạng của Don Bosco, một anh thợ đóng sách, tên là Carlo Gastini dẫn đầu một nhóm đến gặp Don Bosco, để bày tỏ lòng biết ơn với ngài. Hiện diện trong nhóm đó còn có cả Cha sở Tôrinô, là Cha Felice Reviglio, ngài cũng đang trông coi một số trẻ em học nghề. Chẳng bao lâu sau, nhiều Hiệp Hội Địa phương đã bắt đầu xuất hiện tại nước Y và rồi lan sang các quốc gia khác. Cho đến năm 1908, nhờ sự động viên cổ vũ của Cha Philip Rinaldi, lúc đó là quản lý tu hội Salêdiêng, ý tưởng thành lập một Hiệp Hội Cựu Học Viên Don Bosco Quốc Tế được hình thành kèm theo một bản điều lệ thích hợp.

Đài kỷ niệm Don Bosco rất được ngưỡng mộ cho đến tận ngày nay tại quãng trường đền thờ Đức Mẹ Phù Hộ các Giáo hữu tại Valdocco là một kết quả cụ thể trong số các nghị quyết tại Đại Hội Đầu tiên của Hiệp Hội Cựu Học viên Don Bosco trong những năm đầu mới thành lập. Một số suy tư và đường hướng hoạt động cũng như những mục tiêu tông đồ cụ thể cũng đã thấy xuất hiện rất sớm nơi Hiệp Hội. Một Đại Hội các Trưởng Hội đã nhóm họp tại Tôrinô vào năm 1954, quyết định Liên hiệp quốc tế các Cựu Học Viên Don Bosco trở thành hội “Hiệp Hội CHV/DB Quốc Tế.” Vào năm 1956 tại Đại Hội CHV/DB Châu Mỹ La-tinh lần đầu tiên nhóm họp tại Buenos Aires, Argentina, bản điều lệ quốc tế đầu tiên đã được đúc kết và Hiệp Hội được cơ cấu thành các Hiệp Địa Địa Phương (Local Unions), Hội CHV/DB cấp Tỉnh Dòng và cấp Quốc Gia (Provincial and National Federation) và sau cùng Hiệp Hội CHV/DB Thế Giới.(World Confederation)

Các Cựu Học viên Don Bosco thuộc các tôn giáo khác cũng được chấp nhận vào Hiệp Hội với tư cách là những người chia sẻ các lý tưởng của Don Bosco và là những người lĩnh hội những giá trị thuộc Hệ Thống Giáo Dục Dự Phòng của Ngài.

Ngoài ra Hiệp Hội còn được coi như là một công cụ quan trọng trong việc truyền bá việc giáo dục của Tu hội Salêdiêng, thông qua các Cựu Học viên Don Bosco trong gia đình của họ, tại trường học, và thông qua những khả năng đặc thù của mỗi CHV và trước tiên là qua sự chứng tá của họ.

Một sự trưởng thành tiệm tiến, phù hợp với nền thần học mới về giáo dân tính, phát xuất từ những văn kiện công đồng Vatican 2 đã mở ra cho Hiệp Hội Cựu Học viên Don Bosco thực hiện công việc tông đồ vượt quá bản thân chính người Cựu Học viên Don Bosco. Ngay từ những bản điều lệ đầu tiên chúng ta đã đọc ‘ Người Cựu Học viên Don Bosco ý thức đầy đủ về cam kết của mình là duy trì và phát triển những điều giảng dạy họ đã lãnh hội được trong các trường Don Bosco, cảm nhận được họ có bổn phận phải truyền bá tinh thần Salêdiêng trên toàn thế giới thông qua những hành động cá nhân hay tập thể.”

Sau đây là một số những biến cố quan trọng trong lịch sử của Hiệp hội :

Năm 1966: duyệt xét lại cuốn Điều lệ quốc tế của Hiệp Hội;

Năm 1967: Các Cựu Học viên Don Bosco trở thành những người đồng sáng lập OMAAMEE (Hiệp Hội CHV Quốc Tế của các Trường Công giáo) cùng với các Hiệp Hội dân sự khác;

Năm 1969: những bước đầu tiên và hình thành nhóm Cựu Học Viên Don Bosco Trẻ (GEX);

Năm 1970: Đại Hội Cựu Học Viên Don Bosco Thế Giới với hơn 60 quốc gia gởi phái đoàn tới tham dự (trong đó có sự tham dự của Việt nam dẫn đầu là BS Quát và Cha Hoàng Phú Bảo SDB), để đánh dấu kỷ niệm 100 năm ngày hình thành Hiệp Hội, trong quá trình Đại Hội, Hiệp Hội được giao nhiệm vụ điều hành và cỗ vũ những hoạt động và tạo ra những cơ cấu đáp ứng nhiệm vụ người giáo dân theo đường lối đã được Công Đồng Vaticanô 2 phê chuẩn;

Năm 1971-1972: Tổng Tu Nghị Đặc Biệt của Tu hội Salêdiêng đã đệ trình văn kiện 19 mang tên: Họat Động Salêdiêng qua các Cựu Học viên Don Bosco (CHV).

Cuốn Điều lệ mới phù hợp với đường hướng Công đồng Vaticanô 2 và Tổng Tu Nghị Đặc Biệt của Tu hội được ban hành qua hai giai đoạn: Tại Đại Hội Châu Mỹ La-tinh lần thứ IV nhóm họp tại Thành Phố Mexico và tại Đại Hội Châu Aâu lần thứ II họp tại Louvain, Bỉ. Cha Giovanni Raineri, bề bên tổng quyền phụ trách tông đồ giáo dân đã tích cực hướng dẫn và truyền cảm. Bản điều lệ được tu chính tại đại hội Cựu Học Viên Don Bosco Thế Giới tiếp theo sau đó để đánh dấu 100 năm Don Bosco qua đời và đã được ban hành vào ngày 31 tháng 01 năm 1990.




      1. TÌNH TRẠNG PHÁP LÝ VÀ TỔ CHỨC




        1. Đây là một hiệp hội dân sự, không thuộc giáo quyền và phi chính trị, nhằm qui tụ tất cả các nam nữ Cựu Học Viên Don Bosco không phân biệt nguồn gốc dân tộc, hay tín ngướng. Trụ sở đặt tại nhà mẹ Tu Hội Salêdiêng, Via della Pisana 1111, 00163 Roma, Italia Hộp thư 18333. Điện thoại +390-6-656.121 Fax. +390-6 -656-.12.556.

        2. Bao gồm tổ chức các hiệp hội thành viên các cấp khác nhau (Địa phương, tỉnh dòng, và quốc gia), Hiệp Hội Cựu Học Viên Don Bosco Thế Giới cũng được phân chia theo cơ cấu từng vùng lãnh thổ các nhóm quốc gia, theo các Châu Lục, nhắm tới cổ vũ và sinh động hóa theo nhu cầu các hội quốc gia và nối kết các Hiệp Hôị Quốc gia với nhau, cũng như nối kết với Ban Điều Hành Cựu Học Viên Don Bosco Thế giới.

        3. Phân biệt được những ý nghĩa khác nhau của từ ‘Cựu Học viên’ cũng là điều quan trọng.

Cựu Học viên là những người đã theo học tại một cơ sở giáo dục Salêdiêng như: Nguyện xá, trường học, ... ngay cả khi họ quên hay không còn quan tâm đến những giá trị giáo dục Salêdiêng.

Cựu Học viên không là hội viên của Hiệp Hội Cựu Học viên, nhưng ý thức về những giá trị giáo dục Salêdiêng, là người đã lãnh nhận hoặc hơn kém đã hấp thụ nền giáo dục Salêdiêng, và ngay nay vẫn còn chấp nhận và sống những giá trị trung tâm, và biểu lộ điều đó nhờ tiếp tục giữ liên hệ với người giáo dục và các bạn cùng lớp của mình, nhưng không là thành viên của bất cứ tổ chức nào.

Cựu Học viên là thành viên của một Hiệp Hội, là người ý thức về những dấn thân là hệ quả của nền giáo dục đã lãnh nhận và tự do trở nên thành viên tích cực trong một Trung tâm địa phương của Hiệp Hội Cựu Học viên Don Bosco Thế giới.

3. MỤC TIÊU VÀ ĐẶC TÍNH


  1. Những mục tiêu và họat động

    • Duy trì, đào sâu và áp dụng những nguyên tắc giáo dục Salêdiêng họ đã lãnh nhận: đặc biệt, bảo vệ và thăng tiến giá trị của con người và gia đình;

    • Sự tăng triển văn hóa, xã hội, luân lý và tôn giáo, nhất là đối với giới trẻ sống trong nghèo khổ và những hoàn cảnh khó khăn, và tương hợp với nền giáo dục đã lãnh nhận;

    • Cổ xúy sự tham gia của Cựu Học viên trẻ vào những hoạt động tình nguyện Salêdiêng, trong viễn ảnh của sự dấn thân truyền giáo.

  1. Những Đặc tính chuyên biệt :

    • Công nhận Cha Bề Trên Cả là cha và trung tâm hiệp nhất của Gia đình Salêdiêng, và là người kế vị Don Bosco, coi ngài là điểm quy chiếu đầu tiên của Hiệp hội;

    • Thực hiện sự rộng mở đại kết, cộng tác với các hiệp hội và phong trào dân sự khác;

    • Lo liệu để có sự hiện diện của cựu học viên linh mục trong Hiệp hội.

  1. Dấn thân của các Cựu Học viên :

    • Phát xuất từ dấn thân nhân bản tới dấn thân tôn giáo trong Giáo hội.


4. CỰU HỌC VIÊN TRONG GIA ĐÌNH SALÊDIÊNG
Tổng Tu Nghị Đặc Biệt và Hiến luật Tu Hội Selêdiêng đã khẳng định sự bao gồm của Cựu Học viên Don Bosco trong Gia đình Salêdiêng, nhưng sự công nhận này được diễn tả với câu “Nhờ nền giáo dục đã lãnh nhận”.

Hiệp hội cổ vũ sự hiệp thông tích cực với tất cả các nhóm của Gia đình Salêdiêng qua đối thoại và cộng tác, đặc biệt qua tương quan làm việc với Cựu Học viên FMA.


5. VIỄN ẢNH TƯƠNG LAI
Trước thềm thiên niên kỷ thứ ba, Hiệp Hội Cựu Học viên được coi là một phong trào người đời nhắm đáp lại cách thích đáng những nhu cầu của xã hội và Giáo Hội. Hiệp hội Cựu Học viên dấn thân đặc biệt cho giới trẻ. Duyệt xét lại sự cộng tác của mình với các tổ chức dân sự và tôn giáo khác đang hoạt động trong lãnh vực giáo dục.

Với hàng triệu Cựu Học viên trên thế giới, có ít là 500.000 thành viên thuộc các Hiệp Hội. Họ sống trong khoảng 95 quốc gia.

Sự thánh thiện đã triển nở nơi các Cựu Học viên Don Bosco là một nét đặc trưng có ý nghĩa: Đáng kính Alberto Marvelli (1919-1946), một kỹ xuất thân từ Rimini; các Đầy Tớ Chúa: Nino Petyx (1874-1935), sinh tại Randazzo; và Salvo d’Aquisto (1920-1943 ), sinh tại Napoli đã bị giết vì đã giải cứu 22 con tin tù nhân.

Praeit ac tuetur (Người hướng dẫn và bảo vệ) là châm ngôn được in trên cờ hiệu của Hiệp Hội Cựu Học viên Don Bosco.

6

CÁC NỮ TU ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM



Каталог: 2012
2012 -> Những câu nói tiếng Anh hay dùng hằng ngày
2012 -> I. NỘi dung quy hoạch cao đỘ NỀn và thoát nưỚc mặt bản đồ hiện trạng cao độ nền và thoát nước mặt
2012 -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
2012 -> Người yêu lạ lùng nhất
2012 -> Thi thử ĐẠi họC ĐỀ thi 11 MÔN: tiếng anh
2012 -> SÔÛ giao thoâng coâng chính tp. Hcm khu quaûn lyù giao thoâng ñOÂ thò soá 2
2012 -> Commerce department international trade
2012 -> Những câu châm ngôn hay bằng tiếng Anh
2012 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO ĐỀ thi tuyển sinh đẠi họC 2012 Môn Thi: anh văN – Khối D
2012 -> Tuyển tập 95 câu hỏi trắc nghiệm hay và khó Hoá học 9 Câu 1

tải về 2.18 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương