Gia đÌnh salêDIÊng don bosco kỷ niệM 50 NĂm don bosco việt nam


Tu hội thuộc quyền Giáo Hoàng



tải về 2.18 Mb.
trang2/19
Chuyển đổi dữ liệu20.11.2017
Kích2.18 Mb.
#34461
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19

Tu hội thuộc quyền Giáo Hoàng


Ký hiệu: SDB

Torinô 1859

  1. LỊCH SỬ SƠ LƯỢC


a) Thành lập

Tu Hội Salêdiêng được thành lập vào ngày 18 tháng 12 năm1859 tại Tôrinô-Valdocco với danh hiệu là Hội Đạo Đức Thánh Phan-xi-cô Salê, với 17 thành viên (một linh mục, 15 tư giáo và một sinh viên) kể cả Don Bosco, lúc bấy giờ 44 tuổi.



Thành viên Sư Huynh đầu tiên gia nhập Tu hội vào ngày 22 tháng 2 năm 1860.

Sắc Lệnh Decretum Laudis về Tu hội được Tòa Thánh ban cho Tu hội ngày 22 tháng 7 năm 1864.

Ngày 1 tháng 3 năm 1869, Tòa Thánh chính thức công nhận Tu hội Salêdiêng Don Bosco.

Sau cùng, ngày 3 tháng 4 năm 1874, Tòa Thánh phê chuẩn Hiến luật.


b) Khởi đầu Tu hội

Lễ Phục Sinh năm 1848, Don Bosco đến miền Pinardi và định cư tại Valdocco.

Nhà đầu tiên được thành lập ngoài thành phố Tôrinô năm 1863, tại Mirabello.

Nhà đầu tiên ngoài nước Ý được thành lập ngày 9 tháng 11 năm 1875 tại thành phố Nice, nước Pháp.

Ngày 11 tháng 11 năm 1875, cuộc xuất hành truyền giáo đầu tiên lên đường sang Achentina.

Tháng 3 năm 1877, Don Bosco xuất bản khảo luận về Hệ thống Giáo dục Dự phòng của ngài.

Tháng 8 năm 1877, xuất bản “Tập San Salêdiêng” đầu tiên.
c) Các Bề trên Cả Tu hội

Cha Micae Rua là người kế vị Don Bosco và làm Bề trên Cả Tu hội từ ngày Don Bosco qua đời cho đến tháng 4 năm 1910.

Cha Phaolô Albera là Bề trên Cả từ ngày 6 tháng 4 năm 1910 đến ngày 29 tháng 10 năm l921.

Cha Philip Rinaldi là Bề trên Cả từ ngày 16 tháng 4 năm 1922 đến ngày 5 tháng 12 năm 1931.

Cha Phêrô Ricaldone là Bề trên Cả từ ngày 17 tháng 5 năm 1932 đến ngày 25 tháng 11 năm 1951.

Cha Renato Zigiotti được bầu làm Bề trên Cả vào ngày 1 tháng 8 năm 1952 và nghỉ hưu vào ngày 27 tháng 4 năm 1965.

Cha Luigi Ricceri thay thế ngài và giữ chức Bề trên Cả cho đến ngày 15 tháng 12 năm 1977.

Cha Egidio Viganò được bầu là Bề trên Cả ngày 15 tháng 12 năm 1977 và qua đời ngày 23 tháng 6 năm 1995.

Cha Juan E. Vecchi, là người kế vị thứ tám của Don Bosco, được bầu ngày 20 tháng 3 năm 1996, ngài qua đời ngày 23 tháng 1 năm 2002.

Cha Pascual Villanueva Chavez, được bầu Bề trên Cả ngày 3 tháng 4 năm 2002.




  1. CHÂN TÍNH NGƯỜI SALÊDIÊNG

Hiến luật 2 khẳng định: “Chúng ta, những người Salêdiêng Don Bosco (SDB) tạo thành một cộng thể những người được thánh tẩy, mau mắn vâng nghe tiếng Chúa Thánh Thần, nguyện thực hiện kế hoạch tông đồ của Đấng Sáng lập trong một hình thức chuyên biệt của đời tu: trong Hội thánh, chúng ta là những dấu chỉ và người mang tình yêu Thiên Chúa đến cho thanh thiếu niên, đặc biệt những em nghèo khổ nhất.

“Trong khi chu toàn sứ mệnh này, chúng ta tìm được con đường nên thánh cho mình”.

“Tu hội chúng ta gồm giáo sĩ và giáo dân sống cùng một ơn gọi trong sự bổ sung huynh đệ” (HL 4).

Đến thời điểm Don Bosco qua đời trong Tu hội có 773 hội viên và 246 tập sinh.

Khi Don Rua qua đời Tu hội có 4.001 hội viên.

Tới thời Cha Albera số hội viên đạt đến con số 5,075 người.

Vào thời điểm Cha Rinaldi qua đời có 8,954 hội viên Salêdiêng.

Dưới thời cha Ricaldone làm Bề Trên cả con số hội viên đạt đến 16.364 người.

Con số cao nhất là dưới thời Cha Ziggiotti làm Bề Trên Cả với 22,382 hội viên.

Vào cuối thời Cha Ricceri làm Bề Trên cả có 17,173 hội viên Salêdiêng.

Khi Cha Viganò qua đời có 17.561 hội viên Salêdiêng.

Đầu nhiệm kỳ Cha Vecchi làm Bề Trên cả có 17.556 hội viên Salêdiêng.

Đầu nhiệm kỳ Cha Chavez làm Bề trên cả, số hội viên là 16.913.




  1. SỨ MỆNH VÀ HOẠT ĐỘNG

Hiến luật 6 nêu rõ sứ mệnh Salêdiêng bao gồm những lãnh vực sau đây :

”Trung thành với những cam kết Don Bosco truyền lại, chúng ta là những người rao giảng Tin mừng cho thanh thiếu niên, cách riêng những em nghèo khổ hơn cả; chúng ta đặc biệt chăm sóc các ơn gọi tông đồ; chúng ta là những người giáo dục đức tin trong các môi trường bình dân, đặc biệt với việc truyền thông xã hội; chúng ta loan báo cho các dân tộc Tin mừng mà họ chưa được nhận biết”.

Vì thế, các hoạt động của người Salêdiêng Don Bosco gồm có :



  • Giáo dục trực tiếp: Các Nguyện xá và Trung tâm trẻ, các trường học thuộc mọi cấp và các trung tâm huấn nghệ. Các trường nội trú và các nhà mở cho các trẻ em gặp khó khăn, các trường đại học, các trung tâm giáo lý và mục vụ. Công cuộc Salêdiêng chủ yếu nhắm đến các thanh thiếu niên.

  • Trực tiếp Phúc âm hóa: khoảng 1.000 giáo xứ được trao cho các Salêdiêng điều hành. Tu hội đã khởi sự với một lớp giáo lý và giờ đây được ủy thác việc tân Phúc âm hóa trong thế giới hiện đại.

  • Trực tiếp truyền giáo: Hiêïn nay có khoảng 3.000 Salêdiêng đang thực hiện công việc truyền giáo. Họ đang hoạt động trong mọi lãnh vực truyền giáo khác nhau trên khắp năm châu lục.

Sau Châu Mỹ La-tinh, các Salêdiêng tổ chức ‘Kế hoạch Phi Châu’, hiện có khoảng 1.000 Salêdiêng đang làm việc tại đó. Cũng đã có cuộc đàm phán về một nhóm ‘Phục vụ Trung Hoa’.

Các Salêdiêng đang hoạt động tại hơn 130 quốc gia trên thế giới.

Hiến luật quả quyết rằng người Salêdiêng nên thánh qua việc thực thi sứ mệnh của mình. Nhờ suy tư về sự thánh thiện đang nở rộ trong Tu hội Salêdiêng, chúng ta phải nhận ra sự thật nơi các lời trên và sự phong phú của ơn Chúa, khi chúng ta đọc danh sách sau đây :

Don Bosco được phong hiển thánh vào Chúa Nhật Phục Sinh mùng 1 tháng 04 năm 1934, Don Rua được phong Chân Phước ngày 29 tháng 10 năm 1972; các vị tử đạo Luigi Versiglia và Callisto Caravario được phong hiển thánh ngày 1 tháng 10 năm 2001, Cha Philip Rinaldi được phong Chân phước ngày 29 tháng 4 năm 1990. Giuse Kowalski một vị tử đạo Ba-lan cũng được phong Chân phước ngày 13 tháng 06 năm 1999. Cha Luy Variara va Sư huynh Artemide Zatti được phong Chân phước ngày 14 tháng 4 năm 2002.

Rồi còn có một nhóm được phong đáng kính và đầy tớ Chúa: Cha Anrê Beltrami, Augustus Czatoryski, Vinh sơn Cimatti, Si-mong Sgrugi, Rodolfo Komerek, Luigi Alivares, Louis Mertens, Giu-se Quadrio. August Hlond, Ignatio Stuchly, Antonio de Almeida Lustosa, Giu-se Augusto Arribat, Elia Comini, Phan-xi-co Covertini, các vị tử đạo tại Tây Ban Nha trong đó có 39 linh mục, 23 tư giáo, và 25 sư huynh.

Cũng còn có các vị thánh là thanh thiếu niên sống tại các nhà Salêdiêng: Thánh Đa-minh Savio được phong hiển thánh ngày 12 tháng 06 năm 1954, các tử đạo Ba-lan được phong Chân phước ngày 13 tháng 06 năm 1999; Jarogniew Wojciekowski, Edward Kamierski, Czeslaw Jozwiak, Francizek Kesy, Edward Klinik; Đầy tớ Chúa Zeffirino Mamucura. Chúng ta còn phải đề cập một cách đặc biệt đến sự thánh thiện của Mamma Magarita, Mẹ của Don Bosco.




  1. SDB VÀ GIA ĐÌNH SALÊDIÊNG

Hiến luật nêu rõ: “Bắt nguồn từ Don Bosco là cả một phong trào rộng lớn của những người hoạt động nhằm cứu rỗi giới trẻ, dưới những hình thức khác nhau.

“Ngoài Tu hội thánh Phanxicô Salê, chính ngài đã sáng lập dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ và Hội Cộng tác viên Salêdiêng. Nhờ sống cùng một tinh thần và trong sự hiệp thông với nhau, những Nhóm này tiếp tục sứ mệnh do ngài khởi xướng, với những ơn gọi chuyên biệt khác nhau. Cùng với những Nhóm này và các Nhóm khác phát sinh sau đó, chúng ta tạo thành Gia đình Salêdiêng.

“Theo ý Đấng Sáng lập, chúng ta có trách nhiệm đặc biệt trong Gia đình này là gìn giữ sự hiệp nhất tinh thần, khích lệ sự đối thoại và cộng tác huynh đệ nhằm làm phong phú cho nhau và đạt tới hiệu năng tông đồ lớn lao hơn.

“Cựu Học viên là thành phần của Gia đình này do nền giáo dục họ nhận được. Họ sẽ liên kết mật thiết hơn với Gia đình này khi họ cam kết tham dự vào sứ mệnh Salêdiêng trên thế giới” (HL 5).

Đây không chỉ là lời công bố long trọng trong Hiến luật. Những hệ quả cụ thể được rõ ràng nêu lên trong Qui chế có liên quan đến việc phục vụ các tu sĩ Salêdiêng phải cống hiến cho Gia đình Salêdiêng. Nhiệm vụ của giám tỉnh và giám đốc, được các ủy viên liên hệ hỗ trợ, là gây ý thức nơi các cộng thể, để các cộng thể thực hiện những nhiệm vụ của mình trong Gia đình Salêdiêng.

Chiếu theo sự thỏa thuận với nhiều nhóm khác nhau, trong tinh thần phục vụ và tôn trọng quyền tự lập của mỗi nhóm, các cộng thể sẽ :

1. Cống hiến cho họ sự hỗ trợ thiêng liên;

2. Cổ vũ các cuộc họp;

3. Khuyến khích sự hợp tác giáo dục mục vụ.

4. Và vun trồng sự dấn thân chung về ơn gọi.

Một lãnh vực đặc biệt đã được thành lập, đó là Gia đình Salêdiêng, để thực thi những cam kết được nêu lên.

Cũng cần lưu ý rằng việc sinh động chuyên biệt của các Salêdiêng Don Bosco hướng tới Gia đình Salêdiêng, không bao trùm mọi hình thức sinh động. Không nhằm tạo ra một sự độc quyền, nhưng phải tạo ra không gian rộng rãi cho các nhóm, về phía mình, cũng có thể sinh động lẫn nhau.

Hơn nữa, sự sinh động không dựa trên quyền bính, nhưng dựa trên sự phục vụ và sinh động mà các Salêdiêng Don Bosco có nhiệm vụ nghiêm nhặt.



2.

DÒNG CON ĐỨC MẸ PHÙ HỘ

Tu hội thuộc quyền Giáo Hoàng



Ký hiệu: FMA

Mornese: 1872 (nước Ý)

Các nữ tu Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ tạo thành một gia đình tu sĩ phát xuất từ tâm hồn của Don Bosco và lòng trung thành sáng tạo của Mẹ Maria Dominica Mazzarello.

  1. THÀNH LẬP VÀ LỊCH SỬ

­­­­­­­­­­­­­­

a) Thành lập :

Mẹ Maria Domenica Mazzarello sinh tại Mornese (Alessandria) ngày 09 tháng 05 năm 1837, là chị cả một gia đình mười người con. Bên cạnh người cha, ông Giuse và mẹ người là bà Madalena, Mazzarello đã sớm học được tính kiên trì trông đợi những phép lạ xẩy ra trong thiên nhiên, lòng đơn sơ và sớm biết chia sẻ nỗi buồn và đau khổ, tính nhã nhặn và thanh thản trong gia đình xum họp quanh những lời dạy dỗ Ki-tô giáo vững vàng và một đức tin sâu sắc.

Tìm hiểu biết và yêu mến Thiên Chúa một cách đơn không cần nhiều lý thuyết và bài giảng lê thê là điều Main (tên cúng cơm trong gia dình và làng xóm đặt cho mẹ) mong muốn nhất. Ước muốn này đã lớn lên trong mẹ, dưới sự hướng dẫn của cha Dominic Pestarino, một cha sở rất trẻ, đã triển nở nơi mẹ một lòng đạo đức vững vàng và thực tiễn, có liên quan mật thiết đến cuộc sống và nhu cầu người khác.

Một thứ tình yêu liên quan đến mọi vấn đề hàng ngày: tại giáo xứ, trong công việc và tại gia đình. Đó là một thứ tình yêu đã chớm nở khi mẹ tham gia Hội Con Đức Mẹ Vô Nhiễm: đã dẫn dắt các bà mẹ và các thiếu nữ gần gũi với Thiên Chúa, giảng dạy về Thiên Chúa và giáo lý của Ngài, truyền bá và bảo vệ những gì là tốt lành.

Đó là thứ tình yêu khiến mẹ có thể chấp nhận những gì không hề mong đợi. Cuộc sống gia đình đã chứng thực lòng hy sinh vô điều kiện của mẹ Maria Mazzarello đối với cha mẹ khi ông bà bị chứng sốt lây nhiễm Rickéttsia quật ngã. Mẹ đã trổi vượt lên thể hiện nơi đức ái thực tiễn, tuy nhiên sức khỏe thể lý của mẹ lại hết sức giới hạn: bệnh tật đã làm suy giảm trần trọng sức lực của mẹ nhưng không xây xuyển nguồn lực tình yêu nơi mẹ.
b) Phát triển :

Các học sinh mới được đón tiếp tại trường trung học Mornese, và chỉ ít năm sau một trưởng tiểu học được khai giảng và họat động điều hòa. Don Bosco đã gửi nhiều giáo viên cũng như các thỉnh sinh xin gia nhập tu hội từ Torinô đến giảng dạy tại ngôi trường mới mở này. Mẹ Mazzarello rất hiểu: một cơ sở giáo dục cần có ban điều hành đầy năng lực và có bằng cấp. Vì vậy mà một số tập sinh và các nữ tu trẻ đã phải theo học ngành sư phạm để có bằng dạy học..

Gia đình ngày càng phát triển, và đến giai đọan phải tách ra thành cơ sở mới. Nhà dòng tại Borgo San Martino được mở vào năm 1874. Năm 1876 đánh dấu việc dòng nữ Salêdiêng quay trở lại Torinô-Valdocco, dưới bóng đền thờ Đức Mẹ Phù Hộ các Giáo hữu và gần gũi với Don Bosco. Trước mắt họ là một cộng đoàn tu trì trẻ trung, những chân trời mới đang rộng mở, tách khỏi Mornese và lan tỏa ngay cả đến tận cùng thế giới. Vì vậy vào năm 1877 các nữ tu đã di chuyển sang Pháp và đóng tại Nice. Vào tháng mười một cùng năm đó sáu nữ tu truyền giáo đầu tiên đã lên tầu trong chuyến hải trình đến Villa Colon nước Uraguay. Và rồi vẫn còn các quốc gia khác, các hải cảng khác, các nhà mới khác,và nhiều dân tộc khác nữa.

Cho đến khi Maria Mazzarello đồng sáng lập dòng với Don Bosco qua đời, tu hội mới hiện hữu được chín năm. Mẹ để lại được 26 nhà, 166 nữ tu, 50 tập sinh và 22 thỉnh sinh. Các nữ tu Con Đức Mẹ Phù Hộ đã lan tỏa khắp nước Ý, họ đã được tiếp dón nồng nhiệt tại Pháp và trên đường sang Nam Mỹ.

Vào năm 1951 Giáo Hội công bố Mẹ Maria Mazzarello lên bậc hiển thánh; một thánh nữ với những đặc tính thường ngày rất quen thuộc; một vị thánh chiên niệm thực tiễn, có khả năng cuốn hút những người theo mẹ đặt chân đến tận cùng trái đất và đã thực hiện được những việc kỳ diệu nhắm tới thăng tiến phụ nữ thông qua giáo dục.


  1. MỤC TIÊU VÀ ĐẶC TÍNH

Giáo Dục là đường lối và là phương tiện để các FMA loan truyền Tin Mừng. Mỗi nữ tu Con Đức Mẹ Phù Hộ tận hiến cuộc đời cho Chúa để phục vụ giới trẻ, bằng những cách thức thích hợp vơi hoàn cảnh thực tế và không ngừng được cải thiện. Họ đã lựa chọn làm việc cho những người nghèo khổ nhất. Họ đã quyết định sống với những người thiếu thốn nhất, họ ghi nhận và tiếp đón những người nghèo khổ như những người thầy trong cuộc sống mình vậy.



  • Nguyện xá, một di sản thiêng liêng, một trực giác giáo dục Salêdiêng tuyệt vời, được giơi trẻ đánh giá cao, hiện nay đã trở nên rất khác biệt so với thủa ban đầu mới thành lập, vì đã được cập nhật thường xuyên để thích nghi với những hoàn cảnh đang thay đổi liên tục .

  • Thông qua các trường học đa dạng và thuộc mọi cấp bậc, ngày nay các nữ tu cũng đáp ứng được nhu cầu cần thiết cho một nền giáo dục có hệ thống phục vụ công việc đào luyện kiến thức khá căng thẳng hiện nay, và nơi nhiều quốc gia họ đã tạo cho giới trẻ. đặc biệt những em thuộc tầng lớp lao động, có được kiến thức cũng như tài khéo cần thiết để truy cập những cơ hội văn hóa hiện nay.

  • Các khóa học nghề được qui hoạch thích hợp với những nhu cầu khác nhau tại Châu Âu, Châu Phi hoặc Châu Mỹ Latinh, đã minh chứng sự quan tâm của các nữ tu Salêdiêng đối với tầng lớp lao động cũng như nhu cầu giới trẻ phải có bằng cấp nếu như họ muốn thực hiện sản xuất và lao động kiếm sống.

  • Giáo dục phụ nữ trẻ là ưu tiên hàng đầu và được các FMA thực hiện với thâm tín cao nơi nhiều quốc gia khác nhau, xuất phát từ nhu cầu động viên hợp tác giữa các phụ nữ, để cứu vớt giới trẻ phụ nữ nơi những vùng ngoại ô các đô thị lớn, ở đó họ rất dễ trở thành nạn nhân của nạn mãi dâm, để dắt dìu giới nữ vào lao động, vào những sáng kiến văn hóa và để trợ giúp cho các chị em biết cách chống lại những tệ nạn đó với ý thức cao hơn về chân giá trị của chính mình và nhằm phát triển một nền văn hóa rất nhậy bén đối với những vấn đề phụ nữ.

  • Sự liên đới được đề xuất là tiêu chuẩn cho đời sống, và tổ chức việc tự nguyện là một chọn lựa phục vụ, giúp thanh thiếu niên trở nên tích cực hơn trong cuộc sống và sống có trách nhiệm đối với những người xung quanh. Các FMA tin tưởng vào việc sinh động như là một phong cách giáo dục mới, trong cộng thể cũng như môi trường và nơi các nhóm như là một phương pháp giáo dục mới. Họ khám phá ra rằng “cùng với nhau” là một trạng tự (adverb) mang đầy ý nghĩa trong cuộc sống giới trẻ.

  • Hội nhập văn hóa của đoàn sủng là một chân trời khác được mở ra trong các năm qua. Sự có mặt của các nữ tu Salêdiêng nơi mỗi quốc gia trên thế giới đều có các ơn gọi viết lại những trực giác của các vị sáng lập về vấn đề văn hóa, Các FMA cũng rất nhậy bén trước những dân tộc ít người, cách tiếp cận với mục vụ bản xứ, những biểu lộ của con người dưới nhiều hình thức khác nhau và bằng nhiều đường lối đáp trả lại cùng một tiếng gọi của Chúa chúng ta.

  • Hội nhập vào những tổ chức mục vụ và xã hội khiến cho sự hiện diện của các nữ tu Salêdiêng được dễ dàng hơn, họ sát cạnh với người giáo dân, cho dù có thuộc những tổ chức khác nhau, cùng làm việc chung để tìm kiếm giải pháp thuộc một vài vấn đề xã hội, trước hết là việc xúc tiến những chiến lược nhằm ủng hộ giới trẻ và phụ nữ. Điều đó không phải là một loại bỏ liều lĩnh khỏi các công tác quần chúng và thực hiện quyết định. Họ nhận thấy rằng sinh hoạt loại này lại trở thành cuộc huấn luyện đào tạo chiến lược, vì chính ở cấp bậc này này những hành dộng đang gây nhiều ảnh hường đến quần chúng đang bị thao túng và quyết định.

  • Đối với việc đào luyện sư phạm của các hội viên, tu hội có thể trông cậy vào khoa giáo dục tại Đai học Giáo Hoàng Auxilium, nhiều cuộc nghiên cứu đã được thực hiện tại đây về vai trò của phụ nữ từ nhiều góc độ.

Đây là một khoa duy nhất do phụ nữ đảm trách, họ đang cam kết tất cả nguồn lực trực giác và trí tuệ cho các cuộc nghiên cứu giáo dục và sư phạm. Trong lãnh các vực này, đã cho phép nối kết sự quan tâm đồi với giới trẻ và công việc giáo dục của họ với sự tiến hóa văn hóa và những hoàn cảnh cụ thể, trong đó giá trị phương pháp của một tu hội đã được đúc kết, các nữ tu Con Đức Mẹ Phù Hộ tiếp tục tìm kiếm một phong cách tu trì mới và cuộc sống Salêdiêng mới, trong đó họ có thể thực hiện được những truyền thống tim mừng và cả đoàn sủng giáo dục đặc thù của họ trong thế giới ngày nay.
Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ trên Thế Giới

  1. Tại Châu Mỹ: 23 quốc gia

  2. Tại Châu Âu: 23 quốc gia

  3. Tại Châu Á: 18 quốc gia, trong đó có Việt Nam

  4. Tại Châu Phi: 21 quốc gia

  5. Tại Châu đại dương: 2 quốc gia


3.

HIỆP HỘI CỘNG TÁC VIÊN SALÊDIÊNG

Hiệp hội giáo dân

Ký hiệu: CCSS

Tôrinô :1905

  1. THÀNH LẬP

Hiệp Hội Cộng Tác Viên Salêdiêng được khởi sự như là một phần dự án tông đồ của Don Bosco nhắm tới trẻ em nghèo. Thực vậy, từ năm 1841 ngài để quan hệ với rất nhiều người xin giúp đỡ công việc của ngài tại các Nguyện xá. Khi công việc của ngài tiến triển, Don Bosco ý thức được một nhu cầu đang gia tăng có người cộng tác với mình (kể cả các linh mục đặc biệt là người đời) tham dự vào sứ mệnh Salêdiêng. Để bắt đầu với ý tưởng về các CTV ngài coi họ là những “Salêdiêng ngoại trú” trong tu hội thánh Phan-xi-cô Salê ngài đã lồng một chương vào trong tu hiến liên quan đến yếu tố này. Nhưng điều này không được Tòa Thánh phê chuẩn. Vì vậy ngài đã thiết lập một hiệp hội đạo đức độc lập. (hiện nay được biết đến như là các hiệp hội đạo đức.) có điều lệ riêng đã được Đức Giáo Hoàng phê chuẩn ngày 9 tháng 05 năm 1876.

Don Bosco đã xem các Cộng Tác Viên Salêdiêng như những người như thế nào? Trước tiên là đồng trách nhiệm trong sứ mệnh Salêdiêng, ngài đã viết trong bản điều lệ: “, Các CTV Salêdiêng cũng được cống hiến một mùa gặt như Tu hội thánh Phanxicô Salê mà họ muốn được liên kết” (RDB, IV). Vì thế, được hội nhập vào thực tế của thế giới, “những người này, nhờ trở thành CTV Salêdiêng, có thể tiếp tục hiện diện giữa những công việc bình thường của họ, ở trong chính gia đình của họ ...” (RDB, III) Sau cùng, họ có thể tham gia vào một sự dấn thân thiêng liêng chung: “Không có những công việc bề ngoài được xác định cho các CTV. Nhưng để đời sống của họ có thể giống như cuộc đời của các Salêdiêng trong các Cộng thể tu sĩ, họ cũng được khuyên dạy phải giản dị trong trang phục, thanh đạm tại bàn ăn, đơn giản trong trang bị nhà cửa, trong sạch trong lời nói, chính xác trong bổn phận của hoàn cảnh mình” (RDB, VIII).


  1. CÁC CỘNG TÁC VIÊN NGÀY NAY

Sau Công đồng Vaticanô 2 cần phải cập nhật bản điều lệ Hiệp Hội CTV để có thể đưa họ vào đúng quỹ đạo với các giáo huấn của Công đồng, trong khi đó lại có thể trung thành với những ý định của đấng sáng lập.

Năm 1986 văn bản hiện tại, Điều lệ Đời sống Tông đồ (RAL) được soạn thảo, được Cha Bề Trên Cả công bố, và được Tòa Thánh phê chuẩn. Cuốn Điều lệ cũng đã xác định căn tính cá nhân và tập thể của các CTV như sau :



  • Những người đời trưởng thành giầu tính nhân bản;

  • Những tín hữu với đức tin sống động và thâm tín, họ ước muốn làm nhân chứng cho Đức Kitô trong thế gian;

  • Những thành viên tích cực của Giáo Hội, ý thức về sự cam kết của Bí tích Rửa tội, và tham gia vào sứ mệnh của Giáo hội;

  • Những người giáo dân có khả năng cống hiến sự sinh động Kitô hữu cho thế giới;

  • Những tông đồ dấn thân xây dựng Nước Chúa;

  • Những Salêdiêng thực thụ, dấn thân chia sẻ và thực hiện sự quan tâm giáo dục ở khắp nơi;

  • Những Kitô hữu dấn thân nên thánh qua việc sống kế hoạch tông đồ của Don Bosco.

Ở đây, chân tính nhấn mạnh đến ba chiều kích của người Cộng tác viên Salêdiêng :

Ơn Gọi: đó chính là tiếng mời gọi tất cả mọi người đã nhận lãnh bí tích Rủa tội, đã được thấm nhuần trong đoàn sủng Salêdiêng (một số tín hữu ... cảm thấy được thu hút bởi diện mạo của Don Bosco và viễn ảnh “được làm việc với ngài” trong khi vẫn có thể sống ngoài đời” (RAL, điều 2.1).

Đặc tính giáo dân/người đời: sống những sự dấn thân hằng ngày như là cơ hội để làm chứng, và thấm nhuần đời sống nhân bản với các giá trị Salêdiêng và Tin mừng. (“Các CTV là người đời chu toàn cam kết của họ và sống tinh thần Salêdiêng trong những hoàn cảnh bình thường của cuộc sống và công việc của mình, theo như hiện trạng người đời của họ, và quảng bá những giá trị đó trong môi trường họ đang sống. (RAL, điều 4.2)

Đặc tính Salêdiêng: với di sản thiêng liêng và sư phạm Don Bosco để lại như là yếu tố căn bản cho kinh nghiệm đức tin của mỗi người, cách sống và hành động của mỗi người. (Tinh thần Salêdiêng “là kết quả từ một đời sống được đặt trên Tin mừng: nó ảnh hưởng đến hạnh kiểm và những tương quan của mỗi người với người lân cận và với Thiên Chúa. RAL, điều 26).


  1. VIỆC TÔNG Đ

Mỗi người Cộng Tác Viên được mời gọi sống sứ mệnh của Giáo hội với tinh thần Salêdiêng, nhưng mỗi người lại sống cam kết tông đồ của mình cách thích hợp nhất với những trách nhiệm của gia đình và nghề nghiệp riêng của họ, hợp với khả năng riêng, thái độ riêng, hợp với ơn sủng được Chúa ban cho, với kiến thức họ có, và ngay cả với hiện trạng sức khỏe của họ nữa.: “Đem đến mọi nơi mọi chỗ mối quan tâm đặc biệt cho các thanh thiếu niên nghèo nhất.”

Có thể nói có ba chiều kích đối với việc tông đồ của các Cộng tác viên.


  • Chứng tá cá nhân: thông qua phong cách sống riêng biểu thị rõ nét tinh thần tám mối phúc thật. Như là một phương cách hữu hiệu để đem tin mừng đến với các nền văn hóa và cuộc sống xã hội.

  • Đem sinh động Kitô hữu vào những công việc thuộc thế gian. Để họ có thế sống những giá trị tin mừng trong gai đình, trong quan hệ với người khác, trong môi trương lao động, trong cuộc sống công cộng và những can dự vào xã hội.

  • Cộng tác trong các sinh hoạt mục vụ của Giáo Hội: bằng những cam kết và sáng kiến đặc biệt dành ưu tiên cho công việc mục vụ giới trẻ và việc tông đồ giáo dục.

  • Công việc tông đò này cũng mang lại sự sống cho những cam kết ở mức độ cộng thể. Một khi phương án của một nhóm Cộng tác viên và những sinh hoạt cổ vũ đó tùy thuộc vào sự cộng tác của nhiều người, sự cống hiến và cộng tác trong Gia đình Salêdiêng hoặc những kế hoạch của Giáo Hội địa phương.



  1. NHỮNG LÃNH VỰC DẤN THÂN ĐẶC BIỆT

­­­

Do đặc tính là các Salêdiêng người đời, các CTV dành sự lựa chọn đối với một số lãnh vực cam kết mà thôi, hợp với hoàn cảnh và khả năng cá nhân của họ :



Gia đình: họ cổ vũ phát triển gia đình như là một cộng đoàn những con người, được xây dựng trên tình yêu và chia sẻ những tương quan giáo dục, được Phương Pháp Giáo Dục Dự Phòng linh cảm, họ có thể thực hiện; tại trường học và các trung tâm giáo dục; nơi đó họ là các thày giáo, là các phụ huynh hoặc những người cộng sự, họ có thể lưu tâm đến toàn bộ nền giáo dục cho giới trẻ và cổ vũ cho một kiểu giáo dục Salêdiêng

Các trung tâm trẻ: ở đó có những phương cách rất đa dạng, họ có thể cổ vũ cho việc sử dụng thời gian rảnh rỗi một cách lành mạnh và sáng tạo. Mở ra những giá trị như tình bạn hữu, tình đoàn kết và cam kết với những người khác.

Truyền thông xã hội: là nơi tạo ra văn hóa và làm lan tỏa những mô hình cuộc sống giữa những người khác. (Ral điều 16) để có thể đem đến cho thế giới truyền thông đại chúng tình yêu trước chân lý, quan tâm đến giáo dục, lựa chọn những thông điệp tích cực.

Chính trị, phục vụ xã hội và công việc tự nguyện: để có thể đưa họ vào đúng quỹ đạo với các yêu cầu của tin mừng về tự do, công bằng và tình huynh đệ. (Ral số 11.1) Lưu ý nhiều trước những điều thiện thông thường. Cởi mở hơn đối với thế giới thanh thiếu niên. Và những chiều kích dự phòng trong việc giải quyết những khó khăn của giới trẻ.

Thế giới lao động: để làm nhân chứng và cổ vũ trong thế giới thợ thuyền luân lý phục vụ, chăm chú đến từng cá nhân, tương trợ những kẻ yếu đuối nhất, quan tâm đến nạn thất nghiệp, vượt qua lo-gic hiệu quả thuần túy thường bỏ qua những nhu cầu của cá nhân.


  1. TRỞ THÀNH CỘNG TÁC VIÊN SALÊDIÊNG


Việc trở thành Cộng Tác Viên có nghĩa là đáp trả một cách trưởng thành và tự nguyện trước lời mời gọi của Thiên Chúa. Đó là một sự lựa chọn mang tính “Ơn gọi và cam kết”. Sự lựa chọn này sẽ trưởng thành theo thời gian và cần phải có sự sửa soạn đầy đđể có thể thực hiện những cam kết có liên quan.

Vì thế, Điều lệ nêu rõ: ‘... Ai muốn gia nhập Hiệp hội CTV phải chấp nhận một giai đoạn chuẩn bị tương thỏa đáng ...’ (điều 36.1). Đây là việc đào luyện ban đầu được yêu cầu cho các ứng sinh Cộng tác viên, được Hiệp hội ấp ủ, lập kế hoạch và cống hiến như là đường lối để khám phá và phát triển ơn gọi. Bình thường giai đoạn này nên kéo dài khoảng hai năm. Những người quan tâm đến việc giáo dục và giới trẻ, những người cảm thấy được Don Bosco lôi cuốn và muốn bày tỏ tình yêu Thiên Chúa qua việc dấn thân xây dựng Nước Chúa, có thể đệ đơn tại các Trung tâm Cộng tác viên gần nhất và xin bắt đầu giai đoạn đào luyện: họ sẽ tìm thấy anh chị em sẵn sàng gặp gỡ họ và đồng hành với họ.

Hiệp hội Cộng Tác Viên có khoảng 30.000 anh chị em hội viên trong 87 tỉnh dòng.


  1. NHỮNG TRIỂN VỌNG TƯƠNG LAI

­­­

Trong sáng của những phân tích, suy tư và hoạch định, chúng ta có thể tiên liệu là sẽ có một sự phát triển việc tông đồ trong lãnh vực giáo dục, vì thế, được liên kết mật thiết hơn với đoàn sủng Salêdiêng, và trong những lãnh vực thực sự thách đố đặc tính ngươi đời của các Cộng tác viên cách trực tiếp hơn. Có sự quan tâm ngày càng hơn về các tổ chức giáo dục và làm việc cho giới trẻ, tới gia đình, việc chăm sóc xã hội và mục vụ, những lãnh vực văn hóa và truyền thông. Và cũng những gương nổi bật về sự dấn thân nơi một số Cộng tác viên.

4


Каталог: 2012
2012 -> Những câu nói tiếng Anh hay dùng hằng ngày
2012 -> I. NỘi dung quy hoạch cao đỘ NỀn và thoát nưỚc mặt bản đồ hiện trạng cao độ nền và thoát nước mặt
2012 -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
2012 -> Người yêu lạ lùng nhất
2012 -> Thi thử ĐẠi họC ĐỀ thi 11 MÔN: tiếng anh
2012 -> SÔÛ giao thoâng coâng chính tp. Hcm khu quaûn lyù giao thoâng ñOÂ thò soá 2
2012 -> Commerce department international trade
2012 -> Những câu châm ngôn hay bằng tiếng Anh
2012 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO ĐỀ thi tuyển sinh đẠi họC 2012 Môn Thi: anh văN – Khối D
2012 -> Tuyển tập 95 câu hỏi trắc nghiệm hay và khó Hoá học 9 Câu 1

tải về 2.18 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương