Gia đÌnh salêDIÊng don bosco kỷ niệM 50 NĂm don bosco việt nam



tải về 2.18 Mb.
trang1/19
Chuyển đổi dữ liệu20.11.2017
Kích2.18 Mb.
#34461
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19


Gia Đình Salêdiêng



GIA ĐÌNH

SALÊDIÊNG

DON BOSCO

KỶ NIỆM 50 NĂM DON BOSCO VIỆT NAM

1952 - 2002

NỘI DUNG





I. TÀI LIỆU




1. Những Hướng dẫn để tiếp nhận vào Gia đình Salêdiêng




2. Những Qui tắc hướng dẫn áp dụng được chấp thuận năm 1982, và được Cha Bề Trên Cả và Ban Cố vấn ngài thiết lập ngày 9 tháng 1 năm 1998




3. Các Nhóm trong Gia đình Salêdiêng




II. GIA ĐÌNH SALÊDIÊNG DON BOSCO




1. Dòng Salêdiêng Don Bosco




2. Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ




3. Hiệp Hội Cộng tác viên Salêdiêng




4. Nữ Chí nguyện Don Bosco




5. Hiệp hội Cựu học viên Don Bosco




6. Nữ tu Đức Mẹ Vô Nhiễm




7. Dòng Nữ Tử Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria




8. Tu hội Tận hiến Thánh Tâm Salêdiêng




9. Tu hội Tông Đồ Thánh Gia




10. Tu hội Nữ tu Bác ái Myiazaki




11. Nữ Tu Thừa sai Đức Mẹ Phù Hộ




12. Tu hội Nữ tử Chúa Cứu Thế




13. Nữ Tu Tôi Tá Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ




14. Hiệp hội Cựu Học viên FMA




15. Tu Hội Chúa Giêsu Hài Đồng




16. Hiệp Hội Damas Salesianas




17. Hiệp Hội Đức Mẹ Phù Hộ các Giáo hữu




18. Nam Chí nguyện Don Bosco – CDB




19. Tu hội Nữ Tử Đức Maria Nữ Vương




20. Chứng nhân Chúa Phục sinh – TR 2000










Địa chỉ liên lạc của các Nhóm trong Gia đình Salêdiêng









TÀI LIỆU




  1. Những Hướng dẫn để tiếp nhận

vào Gia Đình Salêdiêng
Gia đình Salêdiêng và những ơn huệ của mình
Việc thuộc về Gia đình Salêdiêng trước hết không phải là vấn đề pháp lý hay tổ chức, nhưng hàm chứa một thực tế là: nhờ ơn gọi của mình, các nhóm tham dự vào đoàn sủng Don Bosco, nghĩa là: tham dự vào tinh thần và sứ mệnh của ngài. Các nhóm này hoặc đã được Don Bosco trực tiếp thành lập (Tu Hội SDB, Tu Hội FMA và Hiệp hội CTV) hoặc họ gián tiếp quy về Don Bosco vì được Chúa Thánh Linh lập nên trong “Biến cố Salêdiêng”, nhờ người Salêdiêng hay được hỗ trợ do các môi trường hoặc nhóm Salêdiêng – như đã xẩy ra với các Nữ Chí Nguyện Don Bosco, có nguồn gốc của mình nơi việc làm của Cha Rinaldi và việc tông đồ của ngài nơi một số Cộng tác viên nữ, các học sinh và cựu học sinh FMA.

Các yếu tố chung của các nhóm khác nhau có thể qui về ơn gọi tham gia cùng một sứ mệnh cứu rỗi của Don Bosco, và thực hiện sứ mệnh đó theo tinh thần của ngài qua những ơn gọi khác nhau và trong các lãnh vực và sáng kiến tông đồ khác nhau.

Kể từ Tổng Tu nghị Đặc biệt, đã có nhiều cống hiến độc đáo liên quan đến những yếu tố của ơn gọi Salêdiêng chân chính: Cha Ricceri năm 1973, Cha Viganò năm 1981 và các vị đại diện đầy uy tín thuộc nhiều nhóm khác nhau đã được Tổng Tu Nghị Đặc Biệt 5 công nhận là thành viên Gia Đình Salêdiêng, với những cống hiến đó chúng ta có thể liệt kê sau đây một danh sách các yếu tố cơ bản đó như sau:

  • Ơn gọi Salêdiêng: Điều này có nghĩa là họ được mời gọi và chia sẻ ân huệ của Chúa, chia sẻ đoàn sủng Chúa ban cho Don Bosco và gia đình của ngài, nơi một số yếu tố đặc biệt thuộc công việc tông đồ tự nhiên và siêu nhiên đặc thù của Don Bosco. Nhóm phải chứng tỏ được những dấu chỉ do Chúa Thánh Linh thúc đẩy và nhìn nhận Don Bosco như một vị hướng dẫn và gương mẫu; nhằm tới việc thực hiện đoàn sủng của ngài cách này hay cách khác. Điều này có thể dễ dàng nhận ra nếu vị sáng lập là một SDB hoặc một FMA hay một thành viên gia đình Salêdiêng.

  • Tham gia vào sứ mệnh Giới trẻ và dân chúng: điều này có nghĩa là tổ chức đó hàm chứa nơi mục tiêu của mình toàn bộ hay một phần những yếu tố sứ mệnh Salêdiêng toàn diện: loan báo tin mừng, thăng tiến giới trẻ, đặc biệt các trẻ em nghèo và bị bỏ rơi; xúc tiến văn hóa Ky-tô giáo nơi các dân tộc, đặc biệt thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng và công việc truyền giáo.

  • Chia sẻ tinh thần và Phương pháp Giáo dục Mục vụ Salêdiêng: đặt nền tảng trên đức ái mục tử, tinh thần gia đình, tính lạc quan, đơn sơ và kinh nghiệm sinh động, thiện cảm với các bí tích và việc tôn sùng mẹ Maria.

  • Chấp nhận những nguyên tắc: mục vụ và sự hiện diện mang tính giáo dục và tông đồ, cũng như các sinh hoạt được Hệ thống Giáo dục dự phòng của Don Bosco gợi hứng.

  • Đời sống Tin Mừng: theo tinh thần Salêdiêng ở một mức độ tổ chức nào đó, đề ra cho các thành viên một lý tưởng tin mừng phù hợp với những lời khuyên phúc âm, lời khấn, lời hứa hay những cách thức cam kết khác nhằm phong phú hóa gia đình Salêdiêng được coi như những gương mẫu thực tiễn.

  • Tinh thần liên đới Salêdiêng năng động: mỗi nhóm được duy trì sự khác biệt độc đáo và tính độc lập của mình, nhưng nhóm vun trồng tinh thần hiệp thông nhằm phong phú hóa gia đình Salêdiêng. Điều này có nghĩa là mỗi nhóm sẽ:

  • Tự hội nhập vào các nhóm khác trong gia đình Salêdiêng và duy trì những mối giây liên kết đặc thù trong tình đoàn kết và cộng tác.

  • Công nhận Cha Bề Trên Cả, đấng kế vị Don Bosco, là cha và là trung tâm hiệp nhất của gia đình, và như vậy cũng chấp nhận tu hội Salêdiêng có nhiệm vụ đặc biệt nhằm sinh động và liên kết từ phía Don Bosco.

Tất cả những yếu tố đó về cơ bản rất cần thiết thuộc lãnh vực những cam kết tông đồ nhiệt tình giữa các nhóm khác nhau, nơi những người đã được rửa tội và cùng chia sẻ với nhau những cam kết này.

Vào thời Don Bosco ta đã thấy xuất hiện một sự đoàn kết chặt chẽ với những mối giây liên kết thuộc tổ chức cũng như pháp lý. Ngày nay chúng ta thực hiện di chúc của ngài bằng cách tìm ra những phương cách hiệp thông mới áp dụng vào những đặc thù độc đáo của mỗi nhóm.

Việc tiếp nhận vào Gia đình Salêdiêng



Tổng Tu Nghị Đặc Biệt đã công nhận các tu sĩ Salêdiêng, các tu sĩ FMA , các Cộng Tác Viên và các tu sĩ Nữ Chí Nguyện VDB là thành viên gia đình Salêdiêng do ơn gọi của họ. Tổng Tu Nghị vẫn dành cơ hội để chấp nhận là thành viên gia đình Salêdiêng các nhóm khác được thành lập sau ngày Don Bosco đã qua đời cho đến ngày hôm nay, cũng như đối với các nhóm sẽ được thành lập trong tương lai và không đề ra một cách thức nhất định nào để thực hiện sự chấp nhận này cả.

Tổng Tu Nghị Đặc Biệt công nhận các Cựu Học Viên là thành viên gia đình Salêdiêng vì nền giáo dục Salêdiêng họ đã lãnh nhận. Tu nghị cũng còn dành khả năng chấp nhận vào gia đình này theo một nghĩa rộng đối với những nhóm chúng ta đang làm việc cũng như đối với những nhóm rộng rãi thuộc lãnh vực hoạt động tông đồ Salêdiêng trong giáo hội.

Những hướng dẫn sau đây được dành riêng cho các nhóm muốn chính thức trở thành thành viên gia đình Salêdiêng theo ơn gọi đặc biệt của họ. Muốn tham dự và hiệp thông vào một đoàn sủng tự nhiên kêu mời họ phải có một vài dấu chỉ hay cơ cấu giúp họ liên kết với Cha Bề Trên Cả, đấng kế vị Don Bosco, vị sáng lập và sinh động cho Gia đình Salêdiêng.

Trong Tổng Tu Nghị 21, Cha Bề trên Cả đã nói rằng: Sự thuộc về Gia đình Salêdiêng theo nghĩa hẹp chỉ quy về những nhóm được thành lập cách thích hợp, và điều rõ ràng là: không có nhóm nào được thiết lập cách thích hợp, nếu không được Bề trên Cả và Ban Cố vấn ngài chấp thuận, và nhóm đó cũng phải có một lịch sử khả dĩ thuyết phục được các cơ quan chính thức chấp nhận.

Trên thực tế, có những nhóm do việc thành lập và do những yếu tố lịch sử và đoàn sủng, đã thuộc về Gia đình Salêdiêng. Tuy nhiên, còn cần làm rõ một số điều kiện và nêu lên tiếng trình qua đó Cha Bề trên Cả có thể chính thức công nhận nhóm đó thuộc về Gia đình Salêdiêng.

Cha Bề trên Cả và Ban Cố vấn ngài sẽ công bố thư chấp nhận chính thức, khi một nhóm tự do đđơn thỉnh nguyện và sau khi đã biết rõ đời sống và việc tông đồ của họ phù hợp với những mục tiêu chung của Gia đình Salêdiêng, và khi các mục tiêu đó được rõ ràng nêu lên trong các văn kiện chính thức của họ.

Một Tu hội đã trình bày rõ ràng trong Hiến luật của mình những giá trị chung của ơn gọi Salêdiêng, và có thể chứng tỏ rằng những giá trị đó không chỉ có trên văn bản, nhưng còn được thực sự thực thi trong lịch sử và đời sống của họ, thì Tu hội đó có thể bày tỏ ước muốn và động cơ cho Cha Bề trên Cả và xin được chính thức chấp nhận vào Gia đình Salêdiêng.

Vì việc trở nên thành viên của Gia đình Salêdiêng đòi hỏi phải có sự dấn thân của tất cả các thành viên trong Tu hội, cho nên lời thỉnh nguyện phải do quyền bính tối cao của Tu hội đề bạt và được Hội nghị hay Tổng Tu nghị xác nhận nhằm những nhiệm vụ và quyền lợi theo sau.

Bề trên Cả sẽ trao cho Ban Gia đình Salêdiêng thẩm định đơn xin gia nhập và những động cơ. Nếu quyết định của Ban này tích cực, ngài sẽ xin ý kiến của các nhóm khác trong Gia đình Salêdiêng và cũng xin ý kiến của Ban Cố vấn ngài. Nếu sau các cuộc thẩm định này, ngài thấy có đủ lý do chấp thuận đơn thỉnh nguyện, ngài sẽ thông báo cho nhóm liên quan và cho toàn thể các nhóm khác trong Gia đình Salêdiêng về quyết định này.

Việc Cha Bề trên Cả chấp nhận một nhóm không lấy đi tính tục lập của họ, nhưng còn đòi hỏi nhóm đó đưa sự công bố đó vào văn kện chính thức của họ (tốt hơn là trong Hiến luật) để cho mọi thành viên trong Tu hội biết và chấp nhận.
Các tương quan thân tình trong Gia Đình Salêdiêng

Hệ quả việc chính thức chấp nhận là nhóm sẽ công nhận Cha Bề trên Cả, kế vị Don Bosco, là cha và là trung tâm hiệp nhất của toàn Gia đình Salêdiêng, và chấp nhận những đường hướng và những chỉ thị liên quan đến sự trung thành của mỗi nhóm với những giá trị Salêdiêng chung cho mọi nhóm.

Tư cách thành viên chính thức đòi hỏi phải thực thi một nhiệm vụ đặc biệt, đó là sự liên đới siêu nhiên và tông đồ với tất cả các nhóm khác trong gia đình Salêdiêng; điều này hàm chứa việc tìm hiểu và giúp đỡ lẫn nhau, nhiệt tình trong ơn gọi, hiệp thông và hiện diện trong những biến cố đặc biệt nơi cuộc sống mỗi nhóm như một cách biểu lộ sự hiệp thông theo phong cách Salêdiêng.

Nhằm cổ xúy sự hiệp thông qua đối thoại, liên lạc, tham gia cũng như bằng các sáng kiến chung nhằm thực thi sứ mệnh Salêdiêng và sự hiện diện trong Giáo hội, điều ích lợi là với sự nhất trí của tất cả các nhóm, thành lập những cơ cấu hữu hiệu (như Hội đồng mục vụ Gia đình Salêdiêng) để sắp xếp các cuộc họp nhằm hỗ trợ sự thân tình, học hỏi và cầu nguyện; nhằm trao đổi những sự phong phú thiêng liêng, sự cộng tác và hộ trợ tạo nên cảm thức sống động về chân tính của mỗi nhóm.

Tu hội Salêdiêng nhận lãnh nơi Don Bosco một trọng trách đặc biệt là thực thi nhiệm vụ sinh động Salêdiêng và trợ giúp mục vụ cho các nhóm khác nhau trong gia đình Salêdiêng, nhằm củng cố đoàn kết và trung thành với đoàn sủng Don Bosco liên quan đến ơn gọi đặc biệt của mỗi nhóm, với mục tiêu trên đây một ban điều phối gia đình Salêdiêng đã được hình thành.

Tu hội sẽ thực hiện công việc này trên qui mô toàn cầu, ở cấp tỉnh dòng cũng như ở cấp địa phương. Và Ban này sẽ chú trọng đặc biệt đến việc đào luyện các sinh động viên Salêdiêng cho các nhóm và giúp hoàn thành những trọng trách của họ. Về phần mình các nhóm sẽ coi công việc trợ giúp của các linh mục Salêdiêng và các nhóm trong gia đình Salêdiêng khác như một sự giúp đỡ thiết thực để trung thành với đoàn sủng Don Bosco và tinh thần gia đình.

Các Salêdiêng không được có thành kiến với các cộng thể tu trì khác cũng như cuộc sống tu trì của họ, các Salêdiêng phải sẵn sàng mở rộng cánh cửa các công cuộc của mình đđón tiếp và sinh động các thành viên thuộc các nhóm khác phù hợp với những nhu cầu cuộc sống và công việc tông đồ của họ; tuy nhiên tất cả các nhóm cũng phải hành động như vậy đối với mọi thành viên khác trong gia đình.

Đặc biệt tu hội sẽ tạo điều kiện cho các nhóm được phép sử dụng các phương tiện cũng như những hệ thống liên quan đến đào luyện, lịch sử, nghiên cứu, phát triển linh đạo và sứ mệnh Salêdiêng và kêu gọi các nhóm khác cũng cộng tác như vậy.

Don Bosco thường nói “Có một điều thật ích lợi nếu chúng ta nghiên cứu thường xuyên “bản tin Salêdiêng”, nghĩa là những mối quan hệ gần gũi để hiệp thông và nhất trí với nhau.” Vì vậy Cơ quan phụ trách gia đình Salêdiêng mời gọi các thành viên trong mọi sinh hoạt của mình nên tham gia vào các hoạt động truyền thông cũng như truyền tải thông tin qua các thành viên giầu khả năng thuộc nhóm mình.


  1. Những Qui tắc hướng dẫn áp dụng được chấp thuận năm 1982, và được Cha Bề trên Cả và Ban Cố vấn ngài thiết lập ngày 9 Tháng 1 Năm 1998

Những hướng dẫn trên đây vẫn còn giá trị cả về nội dung lẫn động lực thúc đẩy hàm chứa trong đó .

Để làm rõ và có thể dễ dàng áp dụng, Cha Bề Trên Cả và Ban Tổng Cố vấn của ngài, trong phiên họp ngày 09 tháng 1 năm 1998, đã giữ nguyên giá trị và làm rõ một số điểm sau đây :


  1. Để chứng tỏ tính vững chắc trong kinh nghiệm Salêdiêng, Nhóm có thể xin Cha Bề trên Cả công nhận tính cách thành viên của mình, ít là 10 năm sau khi được Giáo hội chấp thuận, theo luật định;

  2. Tính vững bền Salêdiêng xác nhận :

  1. Kinh nghiệm sống ơn gọi Salêdiêng, ngoài những gì được diễn đạt trong các văn bản chính thức;

  2. Ý thức về những khía cạnh cội nguồn của ơn gọi Salêdiêng, nhằm phong phú hóa các Nhóm khác trong Gia đình Salêdiêng;

  3. Khuynh hướng tăng triển của Nhóm về số lượng;

  4. Sự phát triển trong các Giáo phận và quốc gia khác;

  5. Khả năng tổ chức nội bộ, nghĩa là đời sống và những hoạt động tự lập, ngay cả trong sự hiệp thông với các nhóm khác trong Gia đình Salêdiêng.

  1. Cần lưu ý đến thành phần của các Nhóm, để chúng không được họp thành bởi các Nhóm đã được Gia đình Salêdiêng công nhận.


Chúng ta công nhận rằng các Nhóm thể hiện sự phong phú của Gia đình Salêdiêng Don Bosco và là quà tặng cho Giáo hội.

Vì thế, chúng ta hy vọng các Nhóm có được sự bền chặt đoàn sủng của mình.

(Trích từ ASC 304, trang 57–61)



CÁC NHÓM TRONG GIA ĐÌNH SALÊDIÊNG

Chính thức

Công nhận

Năm

Thành lập

Đấng

sáng lập

Năm

công nhận

  1. SDB

1859

Don Bosco

*

  1. FMA

1872

Don Bosco &

Mẹ Mazzarello



*

  1. Cộng Tác viên Salêdiêng

1876

Don Bosco

*

  1. Nữ Chí Nguyện Don Bosco

1917

Don Rinaldi

*

  1. Cựu Học viên Don Bosco

1908

Don Rinaldi

*

  1. Nữ Tu Đức Mẹ Vô Nhiễm

1948

ĐGM La Ravoire Morrow

10.6.82

  1. Nữ tử Thánh tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria

1905

Don Variara

23.12.83

  1. Tu hội Tận Hiến Thánh Tâm Salêdiêng

1933

ĐGM. Cognata

24.12.83

  1. Tu hội Tông đồ Thánh gia

1889

Đức Hồng Y Guarino

18.12.84

  1. Nữ tu Bác Ái Miyazaki

1937

Don A. Cavoli

24.01.86

  1. Nữ Tu Thừa sai Đức Mẹ Phù Hộ

1942

ĐGM Farrando

27.06.86

  1. Nữ Tử Chúa Cứu Thế

1956

ĐGM.P.A. Aparicio

05.11.87

  1. Tôi Tá Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ

1937

ĐGM. G.Pasotti

06.11.87

  1. Cựu Học Viên FMA

1908

Don Rinaldi

29.10.88

  1. Tu Hội Chúa Giêsu Hài Đồng

1938

ĐGM V. Priante

23.12.88

  1. Hiệp hội Damas Salesianas (Hiền Mẫu Salêdiêng)

1986

Don M. Gonzales

29.12.88

  1. Hiệp hội Đức Mẹ Phù Hộ các Giáo hữu

1869

Don Bosco

05.08.89

  1. Nam Chí Nguyện Don Bosco ( CDB)

1994

Don E. Viganò

12.06.94

  1. Nữ tử Đức Maria Nữ Vương

1954

Don C. Della Torre

12.07.96

  1. Chứng nhân Chúa Phục sinh - TR 2000

1984

Don S. Palumbieri

21.01.99

1.

DÒNG SALÊDIÊNG DON BOSCO



Каталог: 2012
2012 -> Những câu nói tiếng Anh hay dùng hằng ngày
2012 -> I. NỘi dung quy hoạch cao đỘ NỀn và thoát nưỚc mặt bản đồ hiện trạng cao độ nền và thoát nước mặt
2012 -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
2012 -> Người yêu lạ lùng nhất
2012 -> Thi thử ĐẠi họC ĐỀ thi 11 MÔN: tiếng anh
2012 -> SÔÛ giao thoâng coâng chính tp. Hcm khu quaûn lyù giao thoâng ñOÂ thò soá 2
2012 -> Commerce department international trade
2012 -> Những câu châm ngôn hay bằng tiếng Anh
2012 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO ĐỀ thi tuyển sinh đẠi họC 2012 Môn Thi: anh văN – Khối D
2012 -> Tuyển tập 95 câu hỏi trắc nghiệm hay và khó Hoá học 9 Câu 1

tải về 2.18 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương