Chữ nghiêng là nội dung bài giảng của Hòa thượng, sư Tăng Đinh đọc tại lớp



tải về 70.76 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích70.76 Kb.
#19791
NHƯ LAI THIỀN BÀI ÔN TẬP (TIẾP THEO)

Ghi chú:

Chữ nghiêng là nội dung bài giảng của Hòa thượng, sư Tăng Đinh đọc tại lớp

Chữ thường là nội dung giải thích của sư Tăng Định

Khi thực tập hành thiền nên buông bỏ hết lý thuyết mà chỉ cần giữ cho tâm làm 1 việc duy nhất đó là NIỆM để giữ tâm chánh niệm.



BÁT CHÁNH ĐẠO TRONG THIỀN TỨ NIỆM XỨ

Bát chánh đạo là nội dung cốt lõi của thiền Tứ niệm xứ hay Thiền Minh Sát.

(Sư bỏ chữ Thiền Quán vì dễ nhầm lẫn với sự quán tưởng hay tưởng tượng. Trong tài liệu hướng dẫn hành Thiền, hòa thượng có giảng về Thiền Chỉ và Thiền Quán giúp chúng ta hiểu chính xác các ngôn ngữ của phương pháp Thiền)

Sau khi thành đạo đức Phật thuyết pháp trong 45 năm, ngài đã dạy 8 vạn 4 ngàn pháp môn. Nếu tóm lược lại tất cả giáo pháp của đức Phật thì có 37 pháp trợ đạo Bồ-đề: Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Tứ như ý túc, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất giác chi, Bát chánh đạo. Tóm lược lại lần nữa chỉ còn Bát chánh đạo: Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định. Nhưng Bát Chánh Đạo vẫn còn khó nhớ, tóm lược lại lần nữa chỉ còn Tam học: Giới, Định và Huệ.


  • Nhóm Giới: Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng

  • Nhóm Định: Chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định

  • Nhóm Huệ: Chánh kiến, chánh tư duy.

Như vậy tóm lược 8 vạn 4 ngàn pháp môn của đức Phật ta chỉ còn Tam học: Giới – Định – Huệ.

Nhưng đức Phật còn tóm lược lại hơn nữa. Trước khi Ngài nhập Niết-bàn thì Ngài tóm lược những lời dạy như sau: “Các pháp hữu vi (thân và tâm) đều không bền vững. Hãy giữ chánh niệm”. Lời dạy “Hãy chánh niệm” nghĩa là bảo chúng ta hãy tránh xa điều ác làm các điều lành, giữ chánh niệm trên mắt, tai, mũi, lưỡi (tức thân) và tâm, tức là giữ chánh niệm mọi lúc mọi nơi.

Bây giờ chúng ta thực hành Thiền Minh Sát theo lời dạy của đức Phật là chánh niệm, mỗi lần đức Phật.

Một cư sĩ nếu giữ ngũ giới thì đã tròn đủ chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng mà không cần phải thực hành một cách đặc biệt gì về giới. Nếu giới đã giữ tròn thì chỉ còn 5 yếu tố của Bát Chánh Đạo cần phải phát triển đó là: chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, chánh kiến và chánh tư duy.

Khi ta ghi nhận, chánh niệm hay ghi nhớ một đối tượng nào là ta đã thực hành trọn vẹn 5 yếu tố đó.

Chẳng hạn khi thở bụng ta Phồng lên ta chú tâm vào chuyển động Phồng lên của bụng và ghi nhận chánh niệm Phồng, tức là chúng ta niệm Phồng. Khi ghi nhận như vậy thì 5 yếu tố của định và huệ đều bao gồm trong đó. Mỗi khi Phồng xuất hiện ta cố gắng ghi nhận, sự cố gắng ghi nhận này tức là Chánh tinh tấn.

Mỗi khi Phồng xuất hiện ta có ý thức sáng suốt theo dõi. Ý thức sáng suốt theo dõi này tức là Chánh niệm.

Là khi niệm chúng ta phải nhớ đến đề mục, khi hành thiền ta nhắm mắt lại phải cho tâm 1 điểm, 1 nơi để chú tâm vào, phải bắt tâm làm việc. Chúng ta tập thiền là huấn luyện cho tâm. Tâm của chúng ta giống nhưng một đứa bé. 5 lực: Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ không có trong tâm nhưng nếu chúng ta có phương pháp, kỹ thuật thì sẽ làm cho 5 lực này xuất hiện trong tâm. Khi tập thiền như vậy thì 1 đề mục (1 điểm, 1 đề tài hay 1 chỗ) làm cho tâm hướng vào.

Học lý thuyết là như vậy nhưng khi nhắm mắt lại đơn giản chúng ta chỉ niệm (trở về nơi thân) chính là hơi thở ở mũi hoặc ở bụng, mà nơi bụng chúng ta không thấy hơi thở, chúng ta chỉ thấy hoặc chỉ cảm giác căng Phồng và Xẹp xuống của bụng (sự chuyển động) chứ không phải là hình dạng. Vì khi niệm ta nhắm mắt lại chứ không phải là mở mắt ra để nhìn. Mà niệm là ghi nhớ những gì diễn ra trên thân. Trên thân chỉ có cảm thọ, cảm giác trên thân đó là niệm thân.

Đối với những đề tài ngoài thân: như với mắt, tai, mũi, lưỡi, cái gì khởi lên trên thân như khi ăn, vị của thức ăn trên lưỡi; với mắt thì nhìn vào đối tượng, ánh sáng bên ngoài, lúc này tâm chúng ta làm việc nó phải quay về ở nơi mắt, tập như vậy hơi khó. Do đó tập đầu tiên là tập cho tâm trở về nơi thân, cảm xúc trên thân. Thân của chúng ta thô nên dễ hướng tâm về đề mục trên thân.



Mỗi khi Phồng xuất hiện ta có ý thức sáng suốt theo dõi, ý thức sáng suốt này tức là chánh niệm là hướng tâm về đề mục, chứ không phải miệng thì niệm Phồng, Xẹp còn tâm để ở nơi khác.

Mỗi khi ghi nhận Phồng tâm ghi nhận của chúng ta nằm trên sự Phồng của bụng mà không chạy đi nơi nào khác, tức là tâm đã có định.

Đối với thiền quán, tâm của chúng ta ĐỊNH nằm trên “Phồng’ này, cảm giác Phồng của bụng chỉ xuất hiện nửa giây, khi Xẹp cũng chỉ xuất hiện nửa giây nên tâm trụ lại lúc này được gọi là Phiến thời định, cái định này rất nhỏ, ngắn. Chúng ta dùng chữ Định để đồng nghĩa với lý thuyết, nhưng thật ra đây là sự tập trung trí nhớ vào đây. Nên khi niệm Phồng thì sự biết của tâm phải trụ lại ở điểm này, nơi này như vậy điểm Phồng này gọi là đề mục của Thiền quán.



Khi ghi nhận Phồng, dù lúc đầu ta chưa biết Phồng là một chuyện, còn tâm ghi nhận là chuyện khác.

Khi bụng Phồng lên sẽ có một lực, lực đẩy làm cho ta cảm nhận được lực đẩy vì khi đó tâm chúng ta tập trung và hướng tâm về nó, tức là sự ghi nhận, sự biết về đó. Cách điều khiển tâm như vậy được đặt tên là chi Tầm (trong Thiền Chỉ); là tìm về đề mục do lực của thiền chi Tầm đã điều khiển tâm.

Những lý thuyết về Thiền sẽ giúp chúng ta hiểu về Thiền để thực tập Thiền, cách luyện tập tâm như vậy khi tập Thiền sẽ có nhiều phản ứng trong tâm của chúng ta mà từ đó ta mới có thể hiểu được tâm của người khác.

Tâm tính của mỗi người có 6 loại tánh, khi tự hiểu tâm mình trong từng giây phút sẽ giúp cho cuộc sống quân bình, điềm đạm, bình tĩnh. Những lợi ích từ ĐỊNH hay chính là khả năng tập trung.



Mục đích của đề mục là đưa tâm trở về thân.

Khi ghi nhận Phồng lúc đầu ta chưa biết Phồng là một chuyện còn tâm ghi nhận Phồng là một chuyện khác, nhưng vài ngày sau ta hiểu rằng Phồng là một chuyện còn tâm ghi nhận là một chuyện khác”.

Tức là chuyển động Phồng nằm trên thân sau đó bụng Xẹp lại, nếu gộp 2 chuyển động Phồng & Xẹp là sự hay biết của tâm, sự hay biết này được gọi là Niệm. Nếu gộp 2 chuyển động và trong giây phút hiện tại thì khi đó ta có sự tỉnh thức.

Trong mỗi một niệm Phồng hay niệm Xẹp thì đó là giáo pháp của đức Phật, chỉ trong một Niệm.

Nhưng vài ngày sau ta hiểu rằng PHỒNG là một chuyện còn tâm ghi nhận là một chuyện khác. Nếu ta có thể phân biệt được sự khác nhau giữa đối tượng và tâm ghi nhận là ta đã có Chánh kiến.

Đó là sự hiểu biết là thân và tâm.



Về sau ta sẽ biết rằng Phồng xuất hiện trước và tâm ghi nhận tiếp nối sau, tâm biết như vậy cũng là Chánh kiến.

Nhưng sự biết này rất vi tế là do sự Phồng rất nhanh, tâm phải nhanh hơn mới bắt được chuyển động Phồng sát na này rất nhanh và tâm cũng phải rất nhanh. Khi có sự tỉnh thức thì ĐỊNH trong tâm lúc này rất mạnh, tâm rất tập trung.

Khi tuệ giác trở nên bén nhạy ghi nhận Phồng rồi Phồng mất đi, rồi mỗi khi ghi nhận Xẹp thì Xẹp mất đi thì đó là Chánh Kiến.

Như vậy khi thấy mất Phồng và Xẹp là lúc ta hiểu và kinh nghiệm về đặc tính vô thường. Như vậy giáo pháp Tam tướng, Vô thường, khổ và Vô ngã chỉ trong một niệm.

Chúng ta kinh nghiệm điều này thì mỗi NIỆM càng trưởng thành, lớn mạnh hơn và kinh nghiệm về vô thường cũng mạnh hơn trong tâm, tác động của nó là làm cho trí tuệ sẽ sắc bén, làm sửa đổi tâm tánh, thanh lọc tâm chúng ta.

Đôi khi tâm ghi nhận của ta không hướng thẳng về đề mục, liền có một vài hiện tượng hướng tâm ghi nhận đến đề mục khác và hiện tượng hướng tâm về đề mục đó là Chánh tư duy.

Tức là niệm Phồng ở bụng nhưng ta suy nghĩ đến đề mục khác, ta điều khiển tập trung tâm trở về bụng không cho tâm phóng đi.

Ví dụ như khi ta tập trung giải một đề toán, nhưng để giải đề toán này ta phải nhớ đến công thức khác ta buông đề toán, khi áp dụng công thức lên đề toán đó là cách làm cho tâm có Chánh tư duy

Đó chính là cách làm việc của tâm, cách sinh hoạt của tâm. Giáo pháp của đức Phật chính là giải thích điều này.

(Lý thuyết của môn Thiền quán trong Vi Diệu Pháp giải thích chi tiết).

Tóm lại:

+ Cố gắng ghi nhận PHỒNG là Chánh tinh tấn.

+ Theo dõi ghi nhận PHỒNG là Chánh niệm

+ Tâm ghi nhận chỉ nằm trên đề mục PHỒNG là Chánh định

+ Hiểu biết được đối tượng qua tâm ghi nhân là Chánh kiến

+ Hướng tâm vào đối tượng là Chánh tư duy.

Khi nói, ta có thể nói đây là Chánh tư duy, đây là Chánh niệm, đây là Chánh định, đây là Chánh kiến nhưng trong lúc thực hành ta không thể tách rời 5 yếu tố mà luôn kết hợp với nhau, chúng luôn đồng sinh đồng diệt. Khi Chánh tinh tấn chiếm ưu thế ta nhận biết toàn nhóm Chánh tinh tấn, khi Chánh định trội hơn cả ta nhận biết toàn nhóm là Chánh định, khi Chánh kiến trội hơn cả ta nhận biết toàn nhóm là Chánh kiến, khi Chánh tư duy trội hơn cả ta nhận biết toàn nhóm là Chánh tư duy. 5 yếu tố này được gọi là … (tiếng Pali).Vì chúng làm việc chung và cùng lúc với nhau..

Ví dụ giống như ta có 5 sợi dây điện bện chung với nhau thành một sợi, một nhưng là 5 và ta dùng sợi dây điện 5 này để cột. Như vậy là 5 yếu tố đồng sanh .

Khi thuyết pháp về đề tài trên đây, tôi thường được đặt câu hỏi? Nếu không có đàn ông, đàn bà, con trai hay gái thì ai hành Thiền đây. Tôi có thể trả lời theo Chân đế và Tục đế”.

Theo Tục đế ta có thể nói tôi đang hành thiền Minh sát, anh đang hành Thiền Minh sát, họ đang hành Thiền Minh sát v.v. bạn có thể trả lời như vậy.

Theo Chân đế không có đàn ông, đàn bà, không có con trai hay con gái, vậy ai hành thiền, thật ra chỉ có những yếu tố, hay hiện tượng hành Thiền Minh Sát. Vậy mỗi khi ghi nhận Phồng, Xẹp, ngồi, đụng dù bạn có ý thức hay không ý thức thì lời dạy của đức Phật đều tự độn ở trong ấy. Bạn là người hữu duyên đang hành thiền Minh sát.

Là một nhà sư dạy thiền hàng ngày tôi nhắc nhở các bạn ghi nhận hành thiền Minh Sát, tôi đã làm bổn phận của tôi còn lại là bổn phận của các bạn là hành thiền, là ghi nhớ chánh niệm.

Chỗ câu: Tôi đang hành thiền, anh đang hành thiền trong khi hành thiền, như vậy ai đang hành thiền?



Khi đang hành thiền tâm chú ý đến đề mục Phồng, Xẹp trong khi hành thiền thì không có người nam hay người nữ. Vì hiện tượng này dù nam hay nữ hay tất cả chúng sanh ai có hơi thở thì hiện tượng này là giống nhau. Nhưng hiện tượng pháp sinh ra ở nơi đây cũng chỉ có bậc Tam nhân (người có Nhân trí tuệ) mới đạt định niệm, Ngũ căn ngũ lực, 37 phẩm trợ đạo Bồ-đề và có nhân vô tham, vô sân, vô si. Các loài Bàng sinh (chúng sinh có lưng nằm ngang) không có khả năng này.

PHẦN NHẮC LẠI

1/ Có 3 loại trí huệ: Văn huệ, tư huệ và tu huệ

Văn huệ: Trí tuệ phát sinh do nghe hay học

Tư huệ: Trí tuệ phát sinh do suy nghĩ và lý luận

Tu huệ: Trí tuệ phát sinh do sự tu trì để phát triển tinh thần khai mở trí huệ đó là hành thiền.

Tôi có thể giúp bạn có văn huệ, tư huệ, nhưng không thể giúp bạn Tu huệ, muốn có tu huệ bạn phải hành thiền minh sát.

2/ Hành thiền Minh sát là quán sát các hiện tượng vật chất và tâm để thấy chúng vô thường, bất toại nguyện và vô ngã.

Vô ngã có nghĩa là không điều khiển, không kiểm soát được, không có bản chất, không có cốt lõi, vừa mới sinh ra đã diệt mất và rơi vào không.

Vô thường, khổ và vô ngã còn được gọi là Tam tướng. Người thấy được Tam tướng , vô thường, khổ và vô ngã của sự vật thì sẽ không còn tham ái dính mắc vào chúng nên sẽ thoát khổ. Người thấy được tam tướng hoặc đặc tính không của sự vật sẽ thoát khổ. Sự vật ở đây là vật chất và tâm, thân và tâm, danh và sắc, pháp hữu vi, ngũ uẩn, 12 xứ, lục căn ,lục trần , 18 giới, lục căn, lục trần và lục thức.

Nếu hỏi các bạn đã thấy vô thường chưa, thì hầu như mọi người sẽ trả lời tôi đã thấy vô thường, hỏi thấy như thê nào, họ trả lời đại khái như sau: Chẳng hạn như lúc mới sinh ta ra còn nhỏ nay ta tuổi đã lớn, tuổi đã già. Trước kia ít bệnh, nay ta đã yếu. Trước kia có đầy đủ sức khỏe nay đã yếu, lại thấy người già người chết hoặc thấy nhà cửa ghế bàn trước đây mới mẻ nay đã cũ mòn .v.v lại thấy sự vật vừa ở đó rồi mất đó rốt cuộc tất cả đi vào không.

Nhưng khi hỏi thấy vô thường như vậy thì bạn đã hết khổ chưa? Họ trả lời chưa hết khổ. Chẳng hạn như một Phật tử đến chùa nghe nhà sư giảng về vô thường, vừa nghe giảng về vô thường xong, bước ra cửa chiếc kính mắt rơi xuống và bị bể, tâm đã thấy buồn khổ ngay. Tại sao thấy biết vô thường rồi mà kính rơi xuống rồi buồn khổ? Bởi vì sự thấy, biết vô thường ở đây chỉ là thấy biết qua sách vở, qua người ta nói hay quan sát hời hợt ở bề mặt bởi sự tưởng tượng của mình. Tuy nhiên thấy biết qua sách vở hay qua quan sát nghe thấy biết hời hợt cũng gọi là trí huệ còn hơn là không biết gì, đây là trí huệ do sự nghe hay học hỏi đây là trí tuệ khởi đầu.

Khi chiếc kính rơi xuống bể sinh buồn khổ, nhờ đọc và nghe biết về sự vô thường và khổ trước đây nên ta tự nhủ mọi vật chất và tâm đều là vô thường. Chiếc kính là vật chất nên cũng bị Luật Vô thường chi phối. Suy nghĩ như vậy nên sự buồn mất đi, giảm thiểu phần nào, sự tiếc nuối sự trách, tự trách sẽ giảm đi mất đi đó là trí huệ có được do suy tư.

Sau khi mua chiếc kính khác nếu rớt bể lần nữa, lại buồn, lại suy tư rồi lại hết buồn, mỗi lần có điều gì xãy ra không vừa ý xảy ra. Ta lại buồn, suy tư, tự an ủi, lại hết buồn khổ nhưng khổ không hết hẳn.

Hai loại trí huệ trên, trí huệ có được từ sự nghe, sự suy tư chỉ là trí tuệ vay mượn bên ngoài chưa đủ khả năng để diệt trừ đau khổ tận gốc rễ. Nỗ lực hành thiền dần dần Thiền sinh có được trí huệ thấy rõ trên thế gian này chẳng có gì ngoài các tiến trình vật chất và tâm.

Thật ra chúng ta sống trên thế gian thực ra chỉ là những tiến trình sinh hoạt của tâm và thân, nhất là những chúng sanh dù là con vật gì... thật ra cũng chỉ có thân và tâm.

Cố gắng hành thiền dần dần Thiền sinh thấy rằng trên thế gian này không có gì ngoài tiến trình vật chất thân và tâm. Chẳng hạn khi thiền sinh quan sát sự chuyển động của bụng chỉ thấy rằng sự chuyển động của bụng là tiến trình của vật chất và sự ghi nhận chuyển động này là tiến trình của tâm, ngoài ra chẳng có gì cả. Sau đó tiếp tục hành thiền, thiền sinh lại thấy rõ mọi sự vật chẳng có gì tự sinh ra mà không có nguyên nhân và và điều kiện. Có sự chuyển động là nhân, sự ghi nhận là quả, phải có sự ý muốn đưa tay ra là nhân mới có cử động, hành động đưa tay ra là quả, ngoài ra chẳng có gì cả.

Muốn có sự thấy phải có ít nhất 3 điều kiện: mắt, vật thấy và tâm.

Đôi khi một người đứng ngay trước mắt nhưng ta không nhìn thấy do tâm của ta không tập trung cho sự thấy.



Không đủ các điều kiện này sẽ không có sự thấy xảy ra. Thiền sinh thấy rõ các hiện tượng vật chất và tâm đều có nhân và quả.

Từ “vật chất” là thay thế cho thân, vật chất thì có ý nghĩa tổng quát hơn, là những gì thuộc về thế giới bên ngòai.



Sau đó nhờ tiếp tục hành thiền, Thiền sinh thấy mọi hiện tượng vật chất và tâm biến chuyển không ngừng, vừa mới sinh ra lại diệt ngay trước mắt. Tuệ thấy rõ sự vô thường, khổ vô ngã dần chín muồi. Nhìn đâu cũng thấy vô thường, khổ và vô ngã. Tuệ thấy sinh diệt luôn thường trực nếu bây giờ chiêc kính rơi bể thiền sinh sẽ thấy vô thường ngay mà không còn buồn khổ nữa.

Tại sao vì khi chúng ta tu tập và hành thiền? Khi tập thì tâm của chúng ta có được chủng tử, càng tập tâm sẽ có thói quen có khả năng hướng tâm một lực xuất hiện trong tâm đủ mạnh, giúp thiền sinh hiểu biết mọi sự vật gồm vật chất và tâm chuyển biến không ngừng. Sau một thời gian sự tỉnh thức đủ mạnh, khi ngũ căn ngũ lực có đủ rồi thì 37 phẩm trợ đạo Bồ-đề xuất hiện trong tâm chúng ta (phàm nhân). Nhưng điều kiện là 37 phẩm trợ đạo chỉ xuất hiện trong tâm của người Tam nhân tức là có đủ 3 nhân là: vô tham, vô sân và vô si thì các pháp trên nền tảng đó mới phát sinh được. Như vậy con đường thành Phật phải bắt đầu bằng sự gạn lọc. Nếu không tập thiền, không có trí tuệ thì không thiền tập Tứ Niệm xứ và không có khả năng thành Phật được.

Khi tập cho tâm có năng lực này lớn đủ mạnh đến khi ra ngoài cuộc sống đối diện với vô thường, buồn khổ lúc đó tâm của chúng ta có tỉnh thức thì những buồn khổ đó không tác động được lên tâm của chúng ta, giúp cho tâm của chúng ta luôn quân bình , có chánh niệm nhờ có chánh niệm mà chúng ta có thể tiếp nhận các sự kiện và cảm nhận chính xác. Tâm không khởi lên tâm tham, tâm sân. Vì gốc rễ là si mê, nhân si không có thì không phát sinh được tham, sân.

Theo quan niệm này, thì đối với đức Phật, thân của Ngài hay thân của ta là do nghiệp của quá khứ, nó là quả do đó nó không thay đổi, nên những đau khổ trên thân, Phật cũng có bệnh nhưng đối với vị đắc đạo, không phát sinh tâm tham sân. Vì tâm của chúng ta thường hướng theo những gì dễ chịu sẽ sinh tâm tham, những gì khó chịu sẽ sinh tâm sân. Nếu không có chánh niệm thì khi tâm vừa ghi nhận xong sẽ phản ứng bằng tham và sân, tham và sân sẽ chi phối cuộc sống của chúng ta.



Nếu có chánh niệm khi gặp đối tượng không ưa thích khởi lên, biết tâm đang sân, đang khó chịu thì khi đó tâm ghi nhận được do có chánh niệm ta bắt được tâm sân đó. Khi tâm có chánh niệm thì bắt được dù là bất thiện hay sân nhưng mình biến nó thành đề mục của tâm chánh niệm. Dù đề mục bất thiện làm duyên cho thiện sinh khởi lên.

Vì vậy khi ngồi thiền cho dù bị buồn ngủ, cho dù mệt mỏi nhưng vẫn cố gắng niệm thì tâm thiện sẽ thay thế phản ứng khó chịu của tâm. Vì vậy những ai hàng ngày có chánh niệm thì người đó sẽ thoát khỏi tham, sân khi khởi lên. Do cảm giác đau đớn khó chịu là nhân là quả của thân không thể sửa đổi được, những sư kiện xảy ra hầu hết không theo ý muốn của mình. Nhờ có chánh niệm khi biết mình đang sân. Lúc đầu không hết nhưng dần dần sẽ ta bình tĩnh hơn, điềm đạm hơn. Người có tâm yên lặng thì giải quyết mọi vấn đề rất bình tĩnh, đó là nếp sống của người hành Thiền Minh Sát. Với lối sống tỉnh thức đó mà đức Phật xuất hiện trên thế gian, với 8 vạn 4 ngàn pháp môn, tất cả giáo pháp của đức Phật, chúng ta chỉ giữ một điều duy nhất là có chánh niệm, tâm tánh sẽ dần thay đổi, bớt ô nhiễm đời sống sẽ hạnh phúc hơn. Đó là mục đích của chư Phật xuất hiện trên thế gian.

Trong Tạng kinh nêu lên 10 điều thiện cần làm:


  1. Bố thí

  2. Trì giới

  3. Tham thiền

  4. Tôn kính

  5. Phục vụ

  6. Hồi hướng phước báu

  7. Hoan hỉ phước báu với kẻ khác

  8. Nghe pháp

  9. Nói pháp

  10. Có chánh kiến.

THAM THIỀN (Bhavana) có nghĩa là Tu tiến là chúng ta đang làm 1 trong 10 điều thiện, 10 điều thiện này được chia làm bố thí, trì giới và tham thiền.

Nếu liên tục niệm danh và sắc, ắt mọi bám víu của danh và sắc sẽ biến mất. Thân và tâm sẽ là vô thường, khổ và chúng là tiến trình luôn luôn trôi chảy, vô ngã. Một khi mọi bám chấp tham ái chấm dứt, giáo pháp sẽ được trí tu phát triển và dẫn đến Niết-bàn.

Này Ananda, Tỳ kheo tu tập Thất giác chi, liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt hướng đến từ bỏ. Tu tập như vậy, làm cho sung mãn như vậy, 7 giác chi làm viên mãn minh và giải thoát đến Niết-bàn” trong kinh Quán Niệm Hơi Thở (Anàpànasati sutta) -Trung bộ kinh.



BÀI PHÁP CUỐI:

Để tóm lược bài giảng trên tôi sẽ tóm lược cho các bạn phân biệt giữa Chân đế và Tục đế. Điều này không có gì khó, cái gì biến đổi trong khoảnh khắc ngắn ngủi đó là Chân đế, cái gì không biến đổi trong khoảnh khắc ngắn ngủi đó là Tục đế, hiểu một cách ngắn gọn hiện tượng biến đổi là Chân đế, hiện tượng không biến đổi là Tục đế. Ở đây không bàn đến Niết bàn vì không thể lấy Niết bàn làm đề mục Thiền, nên ta để Niết bàn sang một bên. Ta chỉ có thể lấy tâm hiệp thế và một số yếu tố vật chất để làm đề mục để hành thiền (Sắc pháp), chúng ta không thể lấy tâm siêu thế và Niết bàn làm đề mục để hành thiền. Nên chúng ta lấy tâm quả và tâm đạo sang một bên.



Bây giờ hãy nhớ lại một lần nữa hiện tượng biến đổi là Chân đế, hiện tượng không biến đổi là Tục đế.”

Tức là những gì ngoài thân và tâm do trí văn và trí tư là tục đế. Những gì trên thân và tâm ta biến đổi là chân đế;

Ví dụ: Khái niệm về một ông vua ác độc vẫn còn trong lịch sử là Tục đế, bản thân vật chất của vua Tần Thủy Hoàng sống rồi chết đi bị hủy hoại là thuộc về Chân đế.



Hay khi lấy ngón tay rờ vào nước đá thì ngón tay ta bị lạnh, để gần vào lửa thì cảm thấy nóng, như vậy cảm giác nóng lạnh thay đổi. Ngón tay không thay đổi là tục đế, cảm giác sự nóng và lạnh trên thân thay đổi là thuộc về Chân đế.

Chúng ta có Tứ đại trong Sắc pháp: Đất nước gió lửa. Khi nói đất nước lửa gió, trí ta tưởng tượng đất là cục đất, nước là nước chúng ta uống và lửa là những ngọn lửa. Để cảm nhận về gió thì hơi thở gồm 2 tên khác nhau. Gió ngoài mũi, khí ngoài mũi không phải là thở, khí vào mũi mới gọi là hơn thở như vậy gió bên trong hay ngoài mũ là giống nhau nó chỉ khác nhau là do cách chúng ta đặt tên, bản chất của gió là một, do sự tưởng tượng do cách đặt tên gọi nên nó là 2.

Khi hành thiền những câu giải đáp, hãy tự giải đáp. Sư đặt ra những đề mục (các Tổ hay nói là công án) để giải các công án Thiền Vipassana thì phải tu niệm, hành thiền. Việc hiểu giáo pháp của đức Phật là một chuyện còn kinh nghiệm giáo pháp của đức Phật là một chuyện khác.

Cảm giác nóng lạnh ở ngón tay liên quan đến Hỏa đại, chỉ có chánh niệm mới thấy Hỏa đại xuất hiện trong khi niệm hơn thở. Khi thở ra hơi thở ta cảm thấy nóng, đó là do tâm trung và nhớ cảm giác đó chính là kinh nghiệm trước. Khi hành thiền cảm giác nóng này xuất hiện rất nhanh, như vậy thật ra trong một niệm ta đã chánh niệm, có tuệ giác biết được Tứ đại từ cảm giác nóng lạnh của hơi thở. Đó chính là kinh nghiệm mà không phải qua sách vở.



Tăng ni sinh đạt câu hỏi về câu hỏi thi số 3:

Hãy cho biết cảm nghĩ của Tăng ni sinh khi thực tập với môn Thiền tứ niệm xứ, phải trình bày như thế nào?

Sư Tăng Định trả lời: cần trả lời mở rộng từ kinh nghiệm thiền của bản thân và những hiểu biết từ bài giảng. Tổng hợp những tư tưởng suy nghĩ hiểu biết về môn Thiền quán Tứ Niệm xứ khi tập thiền, nhưng cũng phải từ căn cứ kinh điển của đức Phật.





/9



tải về 70.76 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương