DƯƠng thị NỤ MỞ ĐẦU


Bước 4: Hoạt động sau khi đọc



tải về 2.34 Mb.
trang9/19
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích2.34 Mb.
#36770
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   19

Bước 4: Hoạt động sau khi đọc

Hoạt động sau khi đọc dành cho sinh viên ở cấp độ kỹ năng 2 cũng nhằm mục đích kiểm tra và ôn luyện những nội dung mà sinh viên đã được học trong bài thông qua các hoạt tiến hành trong khoảng 10 phút. CNTT ứng dụng trong giai đoạn này chủ yếu hỗ trợ giáo viên giao bài tập và hướng dẫn cách thực hiện bài tập, và cung cấp các kiến thức mở rộng cho sinh viên. Các hoạt động có thể như sau:



  • Dịch (Translation): Giáo viên yêu cầu sinh viên chia thành nhóm dịch từng đoạn của bài đọc sang tiếng Vỉệt. Cũng có thể giáo viên cung cấp cho sinh viên một hoặc vài đoạn văn ngắn tiếng Việt có nội dung gần giống hoặc theo chủ đề của bài đọc và yêu cầu sinh viên dịch các đoạn văn đó sang tiếng Anh. Giáo viên có thể yêu cầu sinh viên thực hiện bài dịch và trả bài ngay trên máy tính (trong phòng lab) hoặc viết ra giấy và nộp lại cho giáo viên.

  • Ghép miêu tả với thiết bị (Matching descriptions): Giáo viên chia sinh viên thành 3 nhóm, sau đó cho hiển thị trên màn hình vi tính tên các máy móc thiết bị sinh viên đã học từ các bài trước, vừa học trong bài đọc và cả các thiết bị máy móc chưa học. Kèm theo đó mỗi nhóm sinh viên được phát một tài liệu khác nhau gồm các đoạn văn miêu tả các thiết bị máy móc đó, 1 nhóm nhận tài liệu chỉ miêu tả công dụng của thiết bị, một nhóm nhận tài liệu về cấu tạo của thiết bị, nhóm còn lại nhận tài liệu chỉ nói về ứng dụng của thiết bị. Mỗi nhóm hoạt động độc lập ghép các thiết bị với các đoạn miêu tả, sau đó trình bày trước lớp đáp án và giải thích cho những chọn lựa đó. Giáo viên tổng kết các đáp án đúng, hiển thị cả 3 đoạn miêu tả cho mỗi thiết bị. Sinh viên ghi chép những thông tin cần thiết.

  • Viết tóm tắt (Summary): Giáo viên yêu cầu sinh viên dùng vốn ngôn ngữ của bản thân tóm tắt lại bài đọc trong một đoạn văn, với yêu cầu đoạn văn có đầy đủ các đặc điểm của một đoạn văn viết chuẩn mực theo văn phong khoa học được học ở kỹ năng viết. Sinh viên có thể trình bày đoạn tóm tắt trước lớp, trả bài trên máy tính hoặc viết tay nộp lại cho giáo viên.

3.3.2.3. Quy trình dạy đọc cho sinh viên cấp độ kĩ năng 3

Đối với sinh viên ở trình độ kỹ năng 3, việc dạy và học kỹ năng đọc hiểu nhằm phát triển khả năng tư duy suy luận cao và khả năng sử dụng ngôn ngữ trong các tình huống, nội dung phức tạp nên việc dạy và học không chỉ bó hẹp trong việc giáo viên điều khiển dẫn dắt các bài giảng trên lớp gồm phần dạy của giáo viên và trình bày của sinh viên. Trong chương trình học dành cho sinh viên cấp độ kỹ năng 3 có 3 buổi seminar trong đó nhóm sinh viên chủ chốt có sự chuẩn bị kỹ càng được giao toàn bộ vai trò chủ động trong việc điều khiển dẫn dắt mọi hoạt động trên lớp. Giáo viên chỉ đóng vai trò người hỗ trợ cho nhóm chủ chốt và đánh giá hiệu quả làm việc của nhóm sinh viên đó cũng như sự tham gia tích cực của các sinh viên khác trong lớp. Việc đánh giá này cũng đóng góp tỷ lệ trong đánh giá cuối cùng về kết quả học tập của sinh viên. Chính vì vậy, quy trình dạy và học kỹ năng đọc hiểu TACN cho sinh viên cấp độ kỹ năng 3 không chỉ gồm quy trình dạy mà còn gồm cả quy trình hướng dẫn, chuẩn bị, thực hiện, và đánh giá seminar.



Bước 1: Khởi động

Đối với sinh viên học TACN ở cấp độ kỹ năng 3, việc học kỹ năng đọc TACN đã trở nên vô cùng thuần thục, tuy nhiên bước khởi động mở đầu mỗi giờ học kỹ năng đọc vẫn không thể thiếu.



  • Thông báo tin tức (News report): Giáo viên yêu cầu một hoặc một nhóm sinh viên thu thập từ các nguồn thông tin cập nhật những tin tức về các công nghệ mới ra đời hoặc đang được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực CNTT, tóm tắt thành một bản tin nhanh trình bày trước lớp với các hình ảnh sống động hay các đoạn phim minh họa. Các sinh viên khác trong lớp ghi chép lại những thông tin hữu ích, có thể đặt thêm câu hỏi về các thông số và các ứng dụng được quan tâm.

  • Đố vui về công nghệ (Technology quiz): Giáo viên giao cho một nhóm sinh viên chuẩn bị trò chơi trong đó các sinh viên chuẩn bị trên máy tính những gợi ý về đặc điểm, ứng dụng, năm ra đời, người phát minh, hoặc các đoạn băng tiếng, phim nói về các sự kiện liên quan đến những công nghệ dùng trong ngành điện tử viễn thông từ trước đến nay. Các sinh viên khác trong lớp tham gia đoán tên các công nghệ này.

Bước 2: Hoạt động trước khi đọc

Do nội dung học kỹ năng đọc hiểu sinh viên ở cấp độ này là các bài đọc nói về các công nghệ hiện đại ứng dụng trong lĩnh vực điện tử viễn thông, việc sử dụng CNTT trong dạy và học không chỉ là để minh họa cho hiệu quả đóng vai trò hỗ trợ rất đắc lực trong việc minh họa sinh động và logic cơ cấu phức tạp và nguyên lý hoạt động của các công nghệ mà ngay việc sử dụng CNTT cũng chính là ứng dụng của công nghệ sắp học. Ví dụ, việc truyền dữ liệu qua mạng máy tính trong phòng lab hay ngay trong máy tính là minh họa cho kỹ thuật truyền thông tin kỹ thuật số, mạng máy tính nội bộ trong một phòng máy hay trong trường học là minh họa cho mạng nội bộ LAN. Trong bước này cả giáo viên và sinh viên cùng tham gia vào quá trình chuẩn bị và dẫn dắt các hoạt động với sự hỗ trợ của máy tính. ở cấp độ này, sinh viên đã đạt tới kỹ năng nghe nói và diễn đạt ý tương đối tốt nên hoạt động trước khi đọc thường tập trung vào thảo luận, thậm chí là tranh luạn giữa các nhóm với nội dung và chủ đê khá phong phú. Chính vì vậy thời lượng cho các hoạt động trước khi đọc vào khoảng 20-25 phút. Các hoạt động trước khi đọc dành cho sinh viên với cấp độ kỹ năng 3 như sau:



  • Dạy trước phần từ vựng (Pre-teaching vocabulary): Hoạt động dạy từ vựng và cấu trúc đối với sinh viên ở cấp độ kỹ năng 3 được nâng cao hơn so với cấp độ kỹ năng 2 do khả năng đọc hiểu được nâng cao hơn. Các hình ảnh minh họa để gợi ý nghĩa của từ mới ít dần đi và các gợi ý giải nghĩa từ bằng tiếng Anh hiển thị trên màn hình ít dần, sinh viên chủ yếu nghe giải thích nghĩa dưới dạng âm thanh qua lời của giáo viên hoặc các đoạn âm thanh phát ra từ loa máy tính, kết hợp cả kỹ năng nghe và tăng cường thêm kỹ năng suy luận. Số lượng từ và cấu trúc được dạy cũng thu hẹp hạn chế hơn nhiều so với trước, chỉ là các từ đặc biệt mà giáo viên nhìn nhận là sinh viên khó hoặc không thể dựa vào ngữ cảnh trong bài đọc để đoán nghĩa. Sinh viên có thể được yêu cầu đặt câu với từ mới học hoặc tìm cách giải thích nghĩa khác cho từ. CNTT hỗ trợ trong việc hiển thị, diễn tả âm thanh hay đóng vai trò là vật minh họa cho các giải nghĩa về từ mới.

  • Thảo luận (Discussion): Giáo viên đưa ra một đoạn phim ngắn về công nghệ và các ứng dụng của công nghệ đó trong lĩnh vực điện tử viễn thông và các câu hỏi gợi ý để sinh viên thảo luận theo nhóm, phân tích về đặc điểm và ứng dụng của công nghệ sắp học trong bài. Hoạt động thảo luận cho sinh viên cấp độ kỹ năng 3 kéo dài và đa dạng hơn so với hoạt động cùng tên cho sinh viên cấp độ kỹ năng 1 và 2 do khả năng ngôn ngữ diễn đạt và vốn kiến thức chuyên ngành của các em đã mở rộng hơn nhiều. Giáo viên hoặc các trưởng nhóm ghi lại ý kiến thảo luận trên màn hình vi tính để có sự so sánh đối chiếu khi đọc. CNTT còn có thể được sinh viên ứng dụng để minh họa trực tiếp cho các luận điểm khi thảo luận.

Bước 3: Hoạt động đọc

Do đặc điểm trình độ sinh viên nên hoạt động đọc cho sinh viên cấp độ 3 cũng được thiết kế ở cấp độ cao hơn, đòi hỏi sinh viên tham gia vào các hoạt động tư duy phức tạp (critical thinking). Hoạt động đọc với sinh viên cấp độ 3 đòi hỏi quá trình tư duy sâu sắc nên thời lượng tương đối dài, 30 đến 40 phút.



  • Sắp xếp các đoạn theo thứ tự đúng (Jumbled paragraph): Sinh viên được cung cấp bài đọc với các đoạn văn sắp xếp không đúng thứ tự. Sinh viên đọc nhanh theo nhóm, dựa vào kỹ năng nhận diện đoạn và bài luận theo văn phong khoa học đã được học để sắp xếp các đoạn theo đúng trật tự. Giáo viên hiển thị trên màn hình máy tính đáp án kèm theo minh họa để giải thích có highlight (in nghiêng, đậm, gạch chân, tô màu) những dấu hiệu giúp nhận biết vị trí và liên kết đoạn.

  • Hoàn thành bài khóa (Text completion): Sinh viên được cung cấp bài đọc có một số chỗ bỏ trống và một số đoạn văn hoặc câu văn cho sẵn để điền vào các chỗ trống đó. Sinh viên đọc và dựa vào nội dung và các dấu hiệu liên kết để điền đoạn văn và câu văn cho sẵn vào đúng vị trí. Giáo viên hiển thị trên màn hình máy tính đáp án kèm theo minh họa để giải thích có highlight (in nghiêng, đậm, gạch chân, tô màu) những dấu hiệu giúp nhận biết vị trí và liên kết đoạn.

  • Lập biểu đồ, sơ đồ (Chart or diagram building): Sinh viên được yêu cầu làm việc theo cặp hoặc nhóm tự hình thành sơ đồ miêu tả cơ cấu, ứng dụng, hay các mỗi liên quan giữa các thành phần, thậm chí là lịch sử phát triển của công nghệ được đề cập trong bài học. Sinh viên được yêu cầu ứng dụng CNTT trực tiếp biểu diễn sơ đồ trên máy tính, giáo viên và các sinh viên khác theo dõi, tương tác để đi tới xây dựng nên sơ đồ hợp lý, dễ hiểu nhất.

  • Phân biệt công nghệ (Distinguishing technologies): Trong những bài đọc có nhắc tới nhiều hơn một công nghệ (công nghệ số và công nghệ tương tự, công nghệ nén, ghép kênh, hay mạng LANS, MANS, WANS), giáo viên yêu cầu sinh viên chia thành 2, hoặc 3 nhóm tùy theo số lượng các công nghệ xuất hiện trong bài đọc. Mỗi nhóm được phân công đọc và tóm tắt lại các đặc điểm của từng công nghệ. Giáo viên sau đó yêu cầu các nhóm cử đại diện trình bày (qua lời nói hay qua máy tính). Sinh viên ghi lại các thông tin về công nghệ, sau đó tiến hành so sánh đối chiếu các công nghệ với nhau theo dạng bảng biểu dễ nhớ.

  • Trả lời câu hỏi đọc hiểu (Comprehension questions): Cũng giống như với 2 cấp độ kỹ năng 1 và 2, các câu hỏi đọc hiểu cho sinh viên cấp độ kỹ năng 3 đòi hỏi sinh viên khai thác kỹ bài đọc để trả lời, nhưng do yêu cầu cao hơn nên các câu hỏi này không thể tìm ra câu trả lời trực tiếp trong bài mà sinh viên phải có kỹ năng suy luận kết nối các thông tin, kết luận và đưa ra đánh giá. Bởi vậy máy tính được ứng dụng tích cực trong việc dẫn dắt các giải thích suy luận logic của giáo viên cho sinh viên.

Bước 4: Hoạt động sau khi đọc

Hoạt động sau khi đọc đối với sinh viên cấp độ kỹ năng này cũng tập trung vào phát triển hơn nữa kỹ năng tư duy suy luận cao (critical thinking) và phát triển khả năng dùng ngôn ngữ trong các nội dung diễn đạt phức tạp. Do đó thời lượng khoảng 15 phút, và các hoạt động cụ thể có thể như sau:



  • Đưa ra nhận xét và gợi ý (Giving comments and suggestions): Giáo viên trích dẫn một ý kiến, một thực trạng về ứng dụng công nghệ vừa học trong thực tế hoặc nêu lại một vấn đề có sẵn trong bài cho sinh viên đưa ra bình luận và đề xuất ý kiến. Sinh viên làm việc theo nhóm, thảo luận và ghi lại ý kiến. Sau đó các nhóm cử đại diện trình bày và thảo luận. Giáo viên tổng kết các ý thảo luận trên màn hình máy tính. Sinh viên ghi chép và về nhà viết thành bài luận hoặc đoạn văn theo văn phong khoa học dựa trên những ý đã ghi chép.

  • So sánh và đối chiếu (Making comparison and contrast): Giáo viên yêu cầu sinh viên hoạt động trong nhóm hoặc theo cặp so sánh đối chiếu các đặc điểm của công nghệ vừa học trong bài với những công nghệ đã học ở các bài trước, không chỉ vận dụng những kiến thức đã học mà còn ứng dụng những hiểu biết rộng rãi và các kiến thức về chuyên ngành của sinh viên. Giáo viên yêu cầu một số đại diện sinh viên trình bày, khi trình bày có thể ứng dụng trực tiếp CNTT để minh họa, các sinh viên còn lại nghe và đặt câu hỏi.

  • Đưa ý kiến đồng tình và phản đối (For and against): Giáo viên chia sinh viên trong lớp thành 2 nhóm, đưa ra hoặc trích dẫn một nhận định về công nghệ mới học trong bài, sau đó một nhóm được giao thảo luận, thu thập các ý kiến và ví dụ minh họa ủng hộ nhận định trên, nhóm còn lại thảo luận, thu thập các ý kiến và ví dụ minh họa phản bác lại nhận định. Giáo viên cho hiển thị trên màn hình máy tính các từ ngữ và cấu trúc cần thiết và đóng vai trò trực tiếp hỗ trợ về ngôn ngữ. Hai nhóm tiến hành tranh luận dựa trên những ý và ví dụ đã liệt kê, thi đua xem nhóm nào có khả năng diễn thuyết và ngôn ngữ thuyết phục hơn. Các ý kiến ủng hộ hay phản bác được tập hợp thành 2 cột trên máy tính, sinh viên ghi chép và về nhà viết thành bài luận hoặc đoạn văn theo văn phong khoa học dựa trên những ý đã ghi chép.

3.3.2.4. Quy trình tổ chức seminar

Đối với sinh viên cấp độ kỹ năng 3, giáo trình học được chia thành 3 chương, mỗi chương có 3 chủ đề, vì vậy trong suốt quá trình học sẽ có 3 buổi seminar tổ chức sau mỗi chương. Quy trình tiến hành seminar bao gồm 3 giai đoạn chính: chuẩn bị, trình bày và tổng kết. Giáo viên cho sinh viên trong lớp chia thành 9 nhóm, mỗi buổi 3 nhóm trình bày, mỗi nhóm đi sâu trình bày về một chủ đề đã học trong chương vừa học nhưng khai thác từ khía cạnh khác dựa trên các nguồn tài liệu đa dạng. Trong suốt các buổi seminar, giáo viên để cho các nhóm trình bày điều khiển mọi họat động, giáo viên theo dõi, chấm điểm và hỗ trợ khi cần thiết.



a. Giai đoạn chuẩn bị

Việc chuẩn bị được tiến hành ít nhất 2 tuần trước khi trình bày, bao gồm việc chẩn bị của giáo viên và sinh viên, và trải qua các bước sau:

  1. Thành lập các nhóm sinh viên, đề cử nhóm trưởng.

  2. Giáo viên cung cấp danh sách các chủ đề. Các nhóm lựa chọn chủ đề (it nhất 2 tuần trước khi trình bày).

  3. Các thành viên trong nhóm thu thập tài liệu.

  4. Giáo viên cung cấp các câu hỏi hướng dẫn, yêu cầu cụ thể mục đích đạt được của mỗi bài trình bày. Các thành viên trong nhóm thống nhất các nội dung sẽ đọc kỹ và trình bày.

  5. Các thành viên trong nhóm đọc tài liệu và tóm tắt những ý chính.

  6. Các thành viên trao đổi, lựa chọn, sắp xếp các nội dung cần trình bày, viết đề cương.

  7. Nhóm nộp đề cương và báo cáo tiến trình làm việc với giáo viên. Giáo viên tiếp tục hướng dẫn và đưa phản hồi.

  8. Nhóm trao đổi, thống nhất cách trình bày chủ đề.

  9. Nhóm phân công công việc cho từng thành viên: nội dung sẽ trình bày, thời gian cho mỗi người trình bày, chuẩn bị cơ sở vật chất như máy đèn chiếu, powerpoint, in chụp handouts, poster, phiếu câu hỏi cho người nghe ... Các nhóm đăng ký buổi, giờ trình bày, sắp xếp chỗ ngồi cho cả lớp, chỗ ngồi/đứng cho những người trình bày.

  10. Giáo viên chuẩn bị phiếu chấm cho việc đánh giá của bản thân về nhóm trình bày, phiếu yêu cầu, nhận xét trình bày cho các sinh viên nghe trình bày.

b. Giai đoạn trình bày

Các nhóm sinh viên trình bày trong khoảng thời gian cho mỗi sinh viên trình bày là 8-10 phút, hỏi đáp là 10 phút. Các bước tiến hành như sau:



    1. Giáo viên cho các nhóm trình bày sắp xếp các thiết bị hỗ trợ bài trình bày, tổ chức lớp theo mô hình chỗ ngồi sao cho phù hợp để tham gia các hoạt động mà sinh viên dự kiến thực hiện;

    2. Giáo viên phân phát các phiếu nhận xét, đưa ra hướng dẫn sinh viên cả lớp điền phiếu nhận xét;

    3. Nhóm trưởng giới thiệu các thành viên trong nhóm, chủ đề, và đề cương trình bày;

    4. Từng thành viên trong nhóm trình bày (sử dụng thiết bị công nghệ hiện đại: powerpoint, đèn chiếu; nói theo đề cương, chứ không đọc)

(Trong khi nghe trình bày, các sinh viên khác ghi chép, và có thể hỏi câu hỏi.)

    1. Nhóm trưởng tổng kết nội dung chính;

    2. Các sinh viên khác đặt câu hỏi chất vấn, yêu cầu làm rõ vấn đề nếu cần thiết, nhóm trình bày ghi lại câu hỏi, yêu cầu;

    3. Nhóm trưởng hoặc thành viên trong nhóm trả lời câu hỏi;

    4. Các sinh viên nghe trình bày điền vào phiếu đánh giá với các thông tin cần thiết;

    5. Giáo viên hoàn thành việc nhận xét đánh giá trên phiếu chấm.

c. Giai đoạn tổng kết

1) Giáo viên thu các phiếu đánh giá của người nghe, đưa nhận xét và chữa lỗi.

2) Giáo viên tổng kết và khen thưởng.

Trên đây là sơ bộ một số ý kiến và kinh nghiệm xây dựng quy trình dạy đọc TACN Điện tử viễn thông. Quy trình này được xác định như những bước cần thiết khi tiến hành dạy và học một bài đọc. Tuy vậy, việc triển khai các nhiệm vụ trong từng giai đoạn của bài đọc còn phụ thuộc vào nội dung bài đọc. Do đó giáo viên và sinh viên có thể ứng dụng một cách linh hoạt cho phù hợp với mục tiêu của bài học.



3.4. Quy trình dạy đọc tiếng Anh chuyên ngành Kinh tế

3.4.1. Dạy bài đọc

Căn cứ trên các nguyên tắc giáo học pháp và thực tế giảng dạy, mỗi bài dạy và học kỹ năng đọc TACN Kinh tế được thiết kế thành 4 bước:

1) Bước 1. Khởi động (Warm-up)

2) Bước 2. Hoạt động trước khi đọc (Pre-reading activities)

3) Bước 3. Hoạt động đọc (While reading)

4) Bước 4. Hoạt động sau khi đọc (Post reading)

Bước 1: Khởi động (Warm-up)

Hoạt động này được thực hiện từ 2 đến 5 phút. Mục đích của bước này không phải là dạy từ mới hay đọc hiểu mà để tạo không khí giờ học, tìm ra những gì sinh viên đã biết về vấn đề sắp được đề cập đến trong bài học, và để hướng sinh viên vào nội dung chủ đề bài học một cách tự nhiên, qua đó giáo viên xác định được những vấn đề cần được đặc biệt chú trọng. Tuy vậy, cách tiến hành bước Warm-up trong các bài học khác nhau không hoàn toàn giống nhau. Sau đây là một số gợi ý (sử dụng giáo trình Business English - dành cho sinh viên học tiếng Anh chuyên ngành 1- Đại học Kinh tế- ĐHQGHN):



  • Trong Unit 3, sinh viên được xem hình ảnh trên máy chiếu Powerpoint về hãng xe Ford, rồi đưa ra những thông tin về hãng xe và các loại xe của hãng này sản xuất. Đồng thời sinh viên sẽ được xem một số hình ảnh về các nhãn hiệu xe do hãng xe này sản xuất.

  • Trong bài 4: sinh viên sẽ được xem một số video clip quảng cáo về điện thoại của một số hãng nổi tiếng hiện nay, trong đó có điện thoại của hãng Nokia. Sau đó sinh viên được hỏi những hiểu biết về thị phần điện thoại lớn nhất hiện nay tại Việt Nam, trong sự so sánh với các hãng điện thoại khác.

  • Trong bài 7, sinh viên được tìm hiểu trước về hãng Coca-cola, giáo viên trình chiếu một số slogan của hãng Coca tại một số nước qua powerpoint. Sinh viên xem xong sẽ thể hiện những hiều biết của mình về hãng này.

Bước 2. Hoạt động trước khi đọc (Pre-reading activity)

Hoạt động này được tiến hành trong vòng 7 đến 10 phút. Mục

đích của hoạt động trước đọc không nhất thiết là phải giống nhau đối với tất cả các bài học trong chương trình. Tùy theo những nội dung ngôn ngữ, chủ đề của bài học, những khó khăn mà giáo viên phán đoán trước về bài học cũng như việc tiến hành bài học mà tổ chức các hoạt động trước khi đọc cho phù hợp. Sau đây là một số gợi ý:


  • Bài 1 là bài đầu tiên về nghi thức trong hoạt động kinh doanh, giáo viên sử dụng các thẻ giao dịch trên màn hình với các chức danh khác nhau. Đặt câu hỏi về các thông tin trong thẻ đó. Thảo luận cách sử dụng thẻ một các đúng. Hoặc giáo viên có thể hiển thị một số câu hỏi trắc nghiệm trên màn hình. Sau khi các nhóm thảo luận xong, giáo viên đưa đáp án.

  • Tương tự như bài 1, trong bài 2 giáo viên tận dụng tối đa hình ảnh trong các clip để gợi mở cho sinh viên thảo luận trong nhóm về các bước và một số lưu ý khi gọi điện thoại.

  • Trong bài 13: Marketing, thủ thuật giới thiệu từ mới trước khi sinh viên đọc bài là yêu cầu sinh viên đoán từ mới thông qua việc xác định chức năng và ý nghĩa của các tiền tố hay hậu tố của từ và các danh từ ghép. Sử dụng powerpoint để minh họa bằng hình ảnh cho các từ mới.

Bước 3. Hoạt động đọc (While-reading activity)

Hoạt động đọc là trung tâm của quá trình đạy đọc một bài (tiến hành trong vòng 20-25 phút). Tuy vậy sau khi đã có những bước trước khi đọc, chắc chắn rằng sinh viên có thể đọc hiểu dễ dàng hơn, họ không còn bỡ ngỡ với nội dung chủ đề của bài đọc và đã biết được một số từ mới chủ yếu trong bài. Trong hoạt động này họ tập trung vàp việc đọc hiểu bài khóa. Các hình thức câu hỏi luyện tập đọc hiểu về nội dung bài, về từ vựng xuất hiện trong bài đọc được lựa chọn một cách kỹ càng và đa dạng, giúp cho sinh viên không những hiểu được bài mà còn hứng thú trong học tập. Hiểu nội dung bài, biết cách sử dụng từ chuyên ngành trong ngữ cảnh bài đọc tạo nền tảng cho việc ứng dụng các nội dung, ý tưởng và từ vựng trong phần hoạt động sau khi đọc (post-reading activity). Các thủ thuật sử dụng trong hoạt động này là rất đa dạng, căn cứ vào hình thức bài đọc và nội dung bài đọc mà giáo viên tổ chức các hoạt động đọc cho có hiệu quả. Như vậy qui trình thực hiện các hoạt động nhỏ trong giai đoạn này cũng không nhất thiết là phải theo một trình tự nhất định. Sau đây là một số gợi ý:

Bài 1


  • Sinh viên đọc cá nhân, gạch chân những định nghĩa của một số từ mới, sau đó thảo luận kết quả của họ với bạn ngồi cạnh.

  • Sinh viên làm việc theo nhóm nhỏ, trả lời câu hỏi.

  • Sinh viên trao đổi kết quả giữa nhóm này với nhóm khác.

  • Giáo viên dùng máy đèn chiếu đưa đáp án cuối cùng để sinh viên đối chiếu.

Bài 13

  • Sinh viên đọc bài và gạch chân các từ mới.

  • Giáo viên cung cấp nghĩa của từ.

  • Sinh viên đọc lại bài và làm bài tập đọc hiểu lựa chọn đoạn văn phù hợp và câu đúng/sai.

  • Sinh viên làm việc theo nhóm nhỏ thảo luận và thống nhất câu trả lời.

  • Sinh viên các nhóm trình bày câu trả lời của nhóm bằng máy đèn chiếu, có nêu các bằng chứng và ví dụ minh họa.

  • Giáo viên đưa đáp án đúng trên màn hình đèn chiếu hay powerpoint và giải thích câu trả lời đúng, sai của sinh viên.

Bước 4. Hoạt động sau khi đọc (post-reading activity)

Hoạt động này được tiến hành trong vòng 10 đến 15 phút. Mục đích của hoạt động sau khi đọc thường là để kiểm tra những nội dung mà sinh viên đã được học trong bài thông qua các hoạt động như kiểm tra việc hiểu khái niệm mới, từ mới, cách dùng từ trong ngữ cảnh, tóm tắt bài đọc, kể lại nội dung bài đọc, đóng vai, trò chơi ngôn ngữ, v.v… Tuy vậy, không nhất thiết các hoạt động là phải giống nhau đối với tất cả các bài học trong chương trình. Tùy theo những nội dung ngôn ngữ, chủ đề của bài học, những khó khăn mà giáo viên phán đoán trước về bài học cũng như việc hiểu bài đọc của sinh viên mà tổ chức các hoạt động sau khi đọc cho phù hợp. Sau đây là một số gợi ý:

Bài 1


  • Kiểm tra từ mới bằng cách ghép từ với hình ảnh, tổ hợp danh từ - động từ.

  • Nghe điền từ vào chỗ trống.

  • Thảo luận các nghi thức sử dụng thẻ giao dịch ở một số các nước khác.

  • Đóng vai là những nhà thương gia, gặp gỡ và trao đổi thẻ giao dịch.

  • Xem một đọan clip về các cách thức sử dụng thẻ giao dịch ở một số nước trên thế giới.

  • Đưa cho sinh viên các lời khuyên khi sử dụng thẻ giao dịch. Phần này có thể chiếu trên máy chiếu để sinh viên đọc thêm tham khảo.

Bài 12

  • Sinh viên làm việc theo nhóm, ôn luyện các cấu trúc ngữ pháp.

  • Thảo luận nhóm:

+ Sinh viên gọi tên các nhãn hiệu ưa thích hiện nay trên các hình ảnh giáo viên chiếu trên màn hình;

+ Sinh viên trình bày về vòng đời phát triển của một sản phẩm.



3.4.2. Tổ chức Xêmina

Quy trình tiến hành seminar (4 bài: Unit 10, Unit 11, Unit 12 và Unit 13) bao gồm 2 giai đoạn chính: chuẩn bị và trình bày, mỗi giai đoạn gồm 10 bước. Chia lớp thành 5-6 nhóm, mỗi buổi 2 nhóm trình bày, giáo viên theo dõi và chấm điểm.



3.4.2.1. Giai đoạn chuẩn bị

Việc chuẩn bị được tiến hành ít nhất 2 tuần trước khi trình bày, bao gồm việc chẩn bị của giáo viên và sinh viên, và trải qua các bước sau:

  1. Thành lập các nhóm sinh viên, đề cử nhóm trưởng.

  2. Giáo viên cung cấp danh sách các chủ đề. Các nhóm lựa chọn chủ đề (ít nhất 2 tuần trước khi trình bày).

  3. Các thành viên trong nhóm thu thập tài liệu.

  4. Giáo viên cung cấp các câu hỏi hướng dẫn. Các thành viên trong nhóm thống nhất các nội dung sẽ đọc kỹ và trình bày.

  5. Các thành viên trong nhóm đọc tài liệu và tóm tắt những ý chính.

  6. Các thành viên trao đổi, lựa chọn và sắp xếp các nội dung cần trình bày và viết đề cương.

  7. Nhóm nộp đề cương và báo cáo tiến trình làm việc với giáo viên. Giáo viên tiếp tục hướng dẫn và đưa phản hồi.

  8. Nhóm trao đổi, thống nhất cách trình bày chủ đề.

  9. Nhóm phân công công việc cho từng thành viên: nội dung sẽ trình bày, thời gian cho mỗi người trình bày, chuẩn bị cơ sở vật chất như máy đèn chiếu, powerpoint, in chụp handouts, posters, phiếu câu hỏi cho người nghe. Các nhóm đăng ký buổi, giờ trình bày, sắp xếp chỗ ngồi cho cả lớp, chỗ ngồi/đứng cho những người trình bày.

  10. Giáo viên chuẩn bị phiếu yêu cầu, nhận xét trình bày cho các sinh viên nghe trình bày.

3.4.2.2. Giai đoạn trình bày

Các nhóm sinh viên trình bày trong khoảng thời gian cho mỗi người trình bày là 8-10 phút, hỏi đáp là 10 phút. Các bước tiến hành như sau:



  1. Giáo viên tổ chức lớp theo mô hình, chỗ ngồi.

  2. Giáo viên nêu yêu cầu và thông báo các bước tiến hành khi trình bày chủ đề, phân phát các phiều nhận xét, yêu cầu cho sinh viên cả lớp.

  3. Nhóm trưởng giới thiệu các thành viên trong nhóm, chủ đề, và đề cương trình bày.

  4. Từng thành viên trong nhóm trình bày (sử dụng thiết bị công nghệ hiện đại: powerpoint, đèn chiếu; nói theo đề cương, chứ không đọc)

(Trong khi nghe trình bày, các sinh viên khác ghi chép, và có thể hỏi câu hỏi).

  1. Nhóm trưởng tổng kết nội dung chính.

  2. Các sinh viên khác đặt câu hỏi chất vấn, yêu cầu làm rõ vấn đề nếu cần thiết, nhóm trình bày ghi lại câu hỏi và yêu cầu.

  3. Nhóm trưởng hoặc thành viên trong nhóm trả lời câu hỏi.

  4. Các sinh viên nghe trình bày điền vào phiếu đánh giá với các thông tin cần thiết.

  5. Giáo viên thu các phiếu đánh giá của người nghe, đưa nhận xét và chữa lỗi.

  6. Giáo viên tổng kết và khen thưởng.

3.4.3. Hoạt động trên lớp

Mục tiêu của việc dạy kỹ năng đọc theo nghĩa tích cực nhất chính là việc sinh viên có khả năng vận dụng các kỹ năng thành phần để hiểu bài đọc, xác định các thông tin cần thiết hơn là chỉ hiểu nghĩa của từng từ đơn lẻ. Để đạt được điều này cần có sự rèn luyện kỹ năng thường xuyên và vì vậy thời gian trên lớp trong giờ dạy kĩ năng đọc sẽ chủ yếu dành cho luyện tập. Trong tiết học đó, người dạy và người học sẽ tiến hành một số hoạt động như sau.



3.4.3.1. Hoạt động của người dạy

Khi rèn luyện kỹ năng đọc cho người học trên lớp, người dạy cần cung cấp những chiến lược, những kỹ năng thành phần hiệu quả nhất cho các mục đích đọc và dạng bài đọc cụ thể, sau đó giải thích cặn kẽ lý do áp dụng cũng như cách thức vận dụng của các chiến lược và kỹ năng thành phần đó.

Hoạt động chính của người dạy trên lớp là hướng dẫn sinh viên luyện tập, trợ giúp sinh viên để họ có thể vận dụng các chiến lược, kỹ năng đọc thành phần đúng và hiệu quả. Để đạt được mục tiêu này, người dạy cần đưa ra hướng dẫn thật cụ thể. Trong việc giảng dạy kỹ năng đọc, hướng dẫn không phải là một phần thêm vào mà là một phần không thể thiếu của hoạt động chính là luyện tập.

Người dạy có thể giúp người học đọc hiệu quả hơn bằng cách chia quá trình luyện tập thành ba giai đoạn - trước, trong và sau khi đọc - kèm theo chiến lược cụ thể cho từng giai đoạn. Sau đây là một vài gợi ý về cách hướng dẫn cho từng giai đoạn.



Trước khi đọc

  • Xác định trước mục đích đọc;

  • Xác định kiến thức ngôn ngữ và kiến thức nền cần thiết.

Trong khi đọc

  • Kiểm tra độ chính xác của dự đoán đưa ra trước khi đọc;

  • Xác định đâu là thông tin chính, đâu là thông tin phụ;

  • Đọc hiểu;

  • Yêu cầu giảng viên giúp đỡ khi cần.

Sau khi đọc

  • Đánh giá mức độ hiểu của bản thân theo từng nhiệm vụ;

  • Đánh giá sự tiến bộ chung trong kỹ năng đọc và trong các dạng nhiệm vụ cụ thể;

  • Đánh giá mức độ phù hợp của các chiến lược đã sử dụng với mục đích đọc và dạng bài đọc;

  • Thay đổi chiến lược đọc nếu cần thiết.

Tuy nhiên, người dạy không thể mặc định rằng người học sẽ tự động áp dụng các chiến lược, kỹ năng thành phần cho các bài đọc tiếp theo. Người dạy cần định kỳ ôn tập lại cách thức vận dụng của các chiến lược, kỹ năng thành phần cụ thể.

Cuối giờ học, người dạy đưa ra các nhiệm vụ cho giờ học ngoài lớp kèm theo thông tin cụ thể về yêu cầu, các hướng dẫn cần thiết cũng như nguồn thông tin gợi ý.



3.4.3.2. Hoạt động của người học

Trong giờ rèn luyện kỹ năng đọc, hoạt động chủ yếu của sinh viên là luyện tập dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Người học cần luyện tập đúng theo sự hướng dẫn của người dạy để tối đa hóa hiệu quả học tập. Mặc dù đọc là kỹ năng tiếp nhận hay còn được gọi là kỹ năng thụ động, sinh viên nên chủ động khi luyện tập. Khi có khó khăn, sinh viên cần ngay lập tức yêu cầu giảng viên giúp đỡ để tìm biện pháp tháo gỡ.

Ngoài ra, người học phải ghi chép cẩn thận những kiến thức quan trọng mà người dạy cung cấp cũng như các yêu cầu, hướng dẫn, nguồn thông tin cho nhiệm vụ được giao.

3.4.3.3. Các hình thức hướng dẫn kỹ năng đọc trên lớp

A. Hình thức hướng dẫn chiến thuật (Strategic Instruction)

Dựa trên mức độ kiến thức của mình, sinh viên cần phải sử dụng các kỹ năng đọc một cách linh hoạt. Các hướng dẫn mang tính chiến thuật từ giáo viên giúp cho người học hiểu:

1) Kỹ năng đọc đang học là gì;

2) Những bước cụ thể trong việc sử dụng kỹ năng đó;

3) Khi nào và tại sao kỹ năng đó có ích trong việc đọc.

Ba thành phần này rất quan trọng khi giáo viên giới thiệu một trong các kỹ năng đọc tới sinh viên để họ hiểu được khi nào và tại sao cần sử dụng nó.

B. Hình thức hướng dẫn mở (Explicit Instruction)

Hướng dẫn mở là một kế hoạch hướng dẫn tỉ mỉ trong kỹ năng đọc, chuyển đổi trách nhiệm tìm hiểu từ giáo viên sang sinh viên. Hình thức này bắt đầu bằng việc giáo viên mô tả, minh họa, hoặc giải thích kỹ năng. Việc này có thể được thực hiện bằng biện pháp nghĩ rộng, trong đó giáo viên mô tả những quá trình suy nghĩ cần thiết khi sử dụng kỹ năng. Ví dụ: “để thực hiện được chiến thuật đọc lướt, tôi có thể đọc tiêu đề của bài khóa trước, sau đó là các câu đầu của các đoạn để hiểu được nội dung chung nhất của bài đọc”. Sau những mô tả và minh họa cần thiết, sinh viên sử dụng chiến thuật đó trong phần luyện tập có hướng dẫn, với sự giúp đỡ của giáo viên hoặc sự kết hợp với các sinh viên khác. Khi sinh viên đã sử dụng có hiệu quả kỹ năng đó, họ có thể ứng dụng nó một cách linh hoạt trong việc đọc theo cá nhân. Hình thức hướng dẫn mở đặc biệt có hiệu quả khi giáo viên giới thiệu kỹ năng mới hoặc khi dạy các đối tượng sinh viên mới bắt đầu học tiếng Anh (Annenberg Media).

3.4.4. Hoạt động ngoài lớp học

Cũng như bất kỳ môn học hoặc kỹ năng tiếng nào khác, yêu cầu cho cả người học và người dạy là sự chủ động, tự nghiên cứu, tự học, tự quản lý thời lượng và thời gian nhằm hoàn thành các số lượng tín chỉ theo yêu cầu. Cụ thể ngoài lớp học, giáo viên và sinh viên cần có những hoạt động sau:



3.4.4.1. Hoạt động của giáo viên

  • Xây dựng chương trình quản lý, áp dụng CNTT trong công tác quản lý việc tự học của sinh viên nhằm đảm bảo việc tự học thực sự xảy ra ngoài lớp.

  • Xây dựng hệ thống kiểm tra đánh giá chặt chẽ cho kỹ năng đọc.

  • Tiến hành tham gia nghiên cứu các phương pháp dạy học mới, phương pháp kiểm tra đánh giá như áp dụng hồ sơ môn học (portfolio), sử dụng blogs, email groups và các phần mềm dạy học. Yêu cầu sinh viên tìm kiếm thông tin trên internet và phản hồi những suy nghĩ và đánh giá phê phán về các thông tin đó. Gửi vào hòm thư điện tử của giáo viên.

  • Cung cấp đầy đủ giáo trình, đề cương chi tiết cho kỹ năng đọc, giới thiệu tài liệu tham khảo để sinh viên có thể tự học ngoài giờ lên lớp.

3.4.4.2. Hoạt động của sinh viên

  • Chủ động tự quản lý quỹ thời gian và khối lượng công việc nhằm hoàn thành các bài luyện kỹ năng đọc được giao.

  • Tự hình thành nhóm cùng học.

  • Vạch kế hoạch và địa điểm tự học.

3.4.5. Kiểm tra, đánh giá trong việc dạy kỹ năng đọc

Đối với khuôn khổ của đề tài, nghiên cứu chỉ đưa ra những khái niệm chung, đặc điểm và mục tiêu kiểm tra đánh giá kỹ năng đọc hiểu TACN và đề xuất một số hình thức ứng dụng kiểm tra đánh giá hữu hiệu giúp giáo viên xây dựng được một số bài kiểm tra đánh giá nhờ sự hỗ trợ của CNTT chứ không có tham vọng nêu chi tiết một quy trình xây dựng một bài kiểm tra cụ thể. Tuy vậy, hình thức đánh giá thường xuyên (continuous assessment) được ứng dụng nhiều trong các lớp học đọc thông qua hình thức giáo viên giao bài tập về nhà, sinh viên tìm bài đọc trên mạng internet, viết tóm tắt, làm bài tập về nhà, chuẩn bị xêmina và chia sẻ thông tin, bài vở với các sinh viên khác qua thư điện tử, diễn đàn và blog, thảo luận nhóm hoặc trình bày trong buổi xêmina.



3.4.5.1. Đặc điểm và mục tiêu

Cũng như các môn học khác, kiểm tra-đánh giá trong việc day kỹ năng đọc là khâu cuối cùng và cũng là khâu quan trọng nhất, vì khi việc này được thực hiện một cách khoa học, nghiêm túc sẽ cung cấp cho giáo viên biết quy trình đào tạo của mình có đúng mục tiêu hay không. Quy trình đào tạo trong kỹ năng đọc chủ yếu là việc hướng dẫn các kỹ năng trên lớp của giáo viên đối với sinh viên. Ngoài ra, kiểm tra-đánh giá còn cung cấp thông tin phản hồi hữu ích cho sinh viên giúp họ tổ chức quá trình học của mình một cách hiệu quả nhất.

Quá trình kiểm tra-đánh giá có mục tiêu là sự mô tả những gì sinh viên sẽ đạt được sau khi học kỹ năng đọc. Để đạt được mục tiêu lớn này, giáo viên cần xây dựng những mục tiêu trung gian để sinh viên dần đạt được trong quá trình học.

Mục tiêu trung gian cần đáp ứng các tiêu chí sau đây:

- Chỉ rõ sinh viên phải thực hiện hoạt động gì;

- Chỉ rõ hoạt động đó được thực hiên trong điều kiện nào;

- Chỉ rõ mức độ tối thiểu chấp nhận được.

3.4.5.2. Một số gợi ý về hình thức kiểm tra, đánh giá trong việc dạy kỹ năng đọc

Đánh giá theo cá nhân


    • Đánh giá theo hồ sơ môn học (Portfolio Assessment)

Đánh giá theo hồ sơ môn học là sự thu thập thông tin và đánh giá về việc học tập của sinh viên, bao gồm cả quá trình học và sản phẩm đạt được. Những bằng chứng cho hồ sơ này được thu thập qua thời gian để cung cấp một bức tranh toàn diện hơn về sự phát triển kỹ năng của sinh viên. Nội dung của hồ sơ bao gồm các bài kiểm tra mẫu, các bài viết phản hồi về một bài đọc, các bài đọc và cả những tiêu chí tự đánh giá của sinh viên. Giáo viên và sinh viên có thể cùng kết hợp để xây dựng nên hồ sơ đánh giá này. Hồ sơ này có thể được lưu trên blog hoặc hòm thư điện tử chung của lớp.

    • Sử dụng đề mục đánh giá (Rubric)

Đề mục đánh giá là một bản hướng dẫn về cách tính điểm theo tín chỉ, mô tả các tiêu chí tính điểm nhằm đánh giá hiệu suất học tập. Những đề mục này có thể được xây dựng bởi chính giáo viên dạy kỹ năng này; chúng được sử dụng như một công cụ đánh giá quá trình học tập của sinh viên thông qua các bài tập và các nhiệm vụ ngoài lớp học. Chúng cung cấp cho sinh viên cách hiểu rõ ràng về những gì được trông đợi qua môn học và cho phép giáo viên tiếp cận những sản phẩm học tập của sinh viên với những tiêu chí rõ ràng.

Đánh giá theo cả lớp

Theo trung tâm nghiên cứu về phương pháp dạy các kỹ năng cho



học sinh Annenberg Media, Learner Org., một trong các phương pháp hiệu quả để đánh giá hiệu suất của sinh viên theo cả lớp là chia theo từng nhóm nhỏ với những nhiệm vụ riêng. (Mô hình được minh họa dưới đây). Trong nhóm Góc Thư viện (Library Corner), sinh viên chia sẻ những bài đọc tự tìm kiếm về những chủ đề và những nguồn được cung cấp bởi giáo viên, cùng nhau đọc và trả lời các câu hỏi chung chung về nội dung trong đó có thể bao gồm việc ghi lại phản hồi của mình về bài đọc. Họ cũng có thể ghi lại tên của những bài đọc hay về các chủ đề lên trên 1 cái bảng để các sinh viên khác tham khảo. T


Mô hình học nhóm
rong nhóm Góc Thư viện (
Library Corner), sinh viên chia sẻ những bài đọc tự tìm kiếm về những chủ đề và những nguồn được cung cấp bởi giáo viên, cùng nhau đọc và trả lời các câu hỏi chung chung về nội dung trong đó có thể bao gồm việc ghi lại phản hồi của mình về bài đọc. Họ cũng có thể ghi lại tên của những bài đọc hay về các chủ đề lên trên 1 cái bảng để các sinh viên khác tham khảo.

Nhóm Trung tâm viết (Writing Center) viết lên những câu chuyện, những ví dụ để minh họa cho một bài đọc hoặc những phản hồi của mình về bài đọc mà lớp đã đọc. Sau đó sinh viên chia sẻ bài viết với những sinh viên khác cùng nhóm. Trung tâm gặp gỡ (Meeting Center) có thể có sự tham gia của giáo viên và cùng đọc một bài khóa nhất định và thảo luận về chủ đề đó. Mỗi sinh viên sẽ ghi lại báo cáo của mình về buổi thảo luận đó. Trung tâm học từ vựng (Word Study Center) làm báo cáo về các từ vựng đã học ở bài khóa trước dựa trên những bài tập về từ vựng mà giáo viên đưa ra. Ví dụ: bài tập về phân loại từ vựng theo nhóm.

Giáo viên có thể sử dụng hình thức này có kết hợp với việc hiển thị các khu vực làm việc trên màn hình hoặc sử dụng máy quay video, ghi lại các hoạt động làm việc của các nhóm, rồi phân tích tính hiệu quả của các hoạt động ấy.

3.5. Quy trình kiểm tra đánh giá kỹ năng đọc tiếng Anh chuyên ngành

Nội dung này trong nghiên cứu được tiến hành nhằm khẳng định vai trò quan trọng của kiểm tra đánh giá trong dạy và học ngoại ngữ chuyên ngành và việc ứng dụng CNTT vào quy trình này là một đòi hỏi tất yếu trong thời đại bùng nổ thông tin khoa học hiện nay. Nội dung nghiên cứu này cũng nhằm giới thiệu một số phần mềm ứng dụng trong kiểm tra kỹ năng đọc hiểu ngoại ngữ chuyên ngành - kỹ năng quan trọng và được chú trọng nhất trong kiểm tra năng lực ngoại ngữ chuyên ngành.



3.5.1. Kiểm tra năng lực ngoại ngữ chuyên ngành

Tại sao chúng ta lại mất công thiết kế một bài kiểm tra riêng? Tại sao chúng ta lại bỏ ra bao thời gian, công sức và tiền bạc để phỏng vấn mọi ngư­ời, miêu tả các dạng bài liên quan đến ngoại ngữ chuyên ngành, thiết kế bài kiểm tra, sử dụng thử và sau đó lại chỉnh sửa nó? Tại sao không dùng những bài kiểm tra năng lực ngoại ngữ thông thường, ví như­ bài kiểm tra TOEFL hay CPE chẳng hạn? Những bài kiểm tra này đều đã nổi tiếng trên toàn thế giới, với các phư­ơng thức đánh giá nổi tiếng không kém. Vậy tại sao không sử dụng những bài kiểm tra ngoại ngữ thông thư­ờng để kiểm tra những ứng cử viên kinh tế quốc tế?

Lý do đầu tiên là: năng lực ngôn ngữ đư­ợc thể hiện tùy thuộc bối cảnh. Các nhà nghiên cứu đều nhất trí rằng việc thể hiện năng lực ngôn ngữ là tùy thuộc vào bối cảnh và loại bài tập, và do đó việc suy diễn về năng lực ngôn ngữ của ng­ười dự thi cũng phải thay đổi từ bài này sang bài khác. Ví dụ như­, nếu chúng ta đ­ưa cho ng­ười dự thi một bài thi đọc nói về thuyền buồm, tiếp theo đó là bài về vi mạch trong máy tính, thì nhiều khả năng là năng lực đọc của họ sẽ đ­ược thể hiện khác nhau qua hai bài kiểm tra này, đặc biệt là nếu họ lại đang học ngành kỹ s­ư máy tính. Tuy nhiên, chỉ đư­a cho người dự thi những chủ đề thi phù hợp với ngành họ đang học hoặc đang làm là ch­ưa đủ, mà loại tài liệu mà bài thi đó dựa vào phải cuốn hút ng­ười thi trong dạng bài tập mà ở đó cả khả năng ngôn ngữ lẫn kiến thức chuyên ngành phối hợp với nội dung bài thi theo đúng cách t­ương tự như­ tình huống sử dụng ngoại ngữ ngoài đời. Nội dung bài thi do đó phải gần gũi với thực tế vì nó phải gắn với một chuyên ngành nhất định. Đối với tiếng Anh kinh tế, theo như­ quan điểm trên, nếu chỉ đư­a cho ngư­ời thi một bài nghe về công việc của thương mại quốc tế thôi thì chư­a đủ mà sẽ phải cung cấp bài tập có những đặc điểm t­ương tự như­ nhiệm vụ của những nhà kinh doanh quốc tế th­ường phải làm trên thực tế, cả trong việc xử lý thông tin cũng như­ đáp trả lại thông tin đó. Do đó, nếu ta muốn suy đoán về khả năng ngôn ngữ của ai đó trong một tình huống sử dụng cụ thể thông qua bài thi của họ thì chúng ta phải đư­a họ vào trong những dạng bài thi mà rất tiêu biểu cho tình huống như­ vậy trên thực tế. Đây cũng là một trong những điều kiện cần thiết của một bài kiểm tra về ngoại ngữ chuyên ngành.

Lý do thứ hai khiến chúng ta phải thiết kế một bài thi riêng cho ngoại ngữ chuyên ngành là bởi vì: ngôn ngữ chuyên ngành cần sự chính xác. Ngôn ngữ chuyên ngành - thứ ngôn ngữ sử dụng trong lĩnh vực học thuật, nấu n­ướng, luật, vật lý ... - có những đặc điểm riêng mà ng­ười làm việc trong những ngành đó cần phải nắm đ­uợc. Cái mà vẫn thường được gọi là biệt ngữ có chức năng giao tiếp đặc biệt trong từng ngành cụ thể, và việc đó có thể tạm đ­ược gọi là sự chính xác. Có những đặc điểm của ngôn ngữ như­ từ vựng, ngữ nghĩa, cú pháp và thậm chí cả ngữ âm chỉ xuất hiện trong một số ngành nghề nhất định, và những đặc điểm đó cho phép những ngư­ời cùng nghề có thể nói chuyện và viết chính xác hơn về những lĩnh vực trong ngành của họ mà những ng­ười bên ngoài nhiều lúc thấy không thể lĩnh hội được. Sự chính xác này chính là điểm nhấn trong việc sử dụng ngôn ngữ chuyên ngành và cũng là yếu tố cơ bản khiến cần có một bài kiểm tra riêng biệt.

Vậy bài kiểm tra ngoại ngữ chuyên ngành là gì? Douglas (2000) cho rằng:

...“bài kiểm tra ngoại ngữ chuyên ngành là bài kiểm tra mà trong đó nội dung kiểm tra và ph­ương pháp kiểm tra đư­ợc rút ra từ việc phân tích một tình huống sử dụng ngoại ngữ với một mục đích cụ thể, để cho dạng bài kiểm tra và nội dung kiểm tra phù hợp với những tình huống có thật ngoài đời, cho phép năng lực ngôn ngữ của người dự thi và kiến thức chuyên ngành của họ một mặt đ­ược t­ương tác với nhau, mặt khác t­ương tác với các dạng bài tập đã thiết kế. Một bài kiểm tra nh­ư vậy cho phép chúng ta suy diễn về khả năng của ng­ười dự thi sử dụng ngôn ngữ trong một chuyên ngành cụ thể”.

Từ định nghĩa về bài kiểm tra ngoại ngữ chuyên ngành của Douglas cho thấy bài kiểm tra ngoại ngữ chuyên ngành không chỉ có nội dung mà còn đòi hỏi phải có phương pháp kiểm tra phù hợp với những tình huống sử dụng ngôn ngữ có thật ngoài đời, giúp đánh giá chính xác năng lực sử dụng ngoại ngữ chuyên ngành của ng­ười dự thi.



3.5.2. Khái quát về đánh giá trong dạy và học ngoại ngữ


tải về 2.34 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương