DƯƠng thị NỤ MỞ ĐẦU



tải về 2.34 Mb.
trang17/19
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích2.34 Mb.
#36770
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19

Hiện nay máy tính đã trở thành một thiết bị quá phổ biến trong cuộc sống của chúng ta đến mức chúng ta coi việc soạn thảo văn bản là một việc rất bình thường. Phần mềm này có thể coi là một phát kiến rất quan trọng, góp phần không nhỏ vào cải tiến giáo dục nói chung trong đó có giảng dạy ngoại ngữ nên chúng ta không thể không nhắc tới.

Trước đây khi phần mềm soạn thảo văn bản chưa được sử dụng rộng rãi thì các tài liệu giảng dạy thường ở dạng viết tay hay sao chụp từ sách giáo khoa. Việc sao chụp này có mặt hạn chế là giáo viên buộc phải sử dụng nguyên nội dung đã in trong sách, không thể điều chỉnh nếu không muốn viết tay. Với phần mềm này, giáo viên có thể soạn thảo ra những tài liệu giảng dạy phong phú về nội dung và đẹp về hình thức. Nó giúp giáo viên có thể soạn những bài giảng, những học liệu phù hợp với từng đối tượng sinh viên. Thay vì sử dụng toàn bộ nội dung đã in trong sách giáo khoa, giáo viên có thể chế bản ra các bài tập, các hoạt động phù hợp nhất với từng đối tựong sinh viên. Xin lấy một ví dụ đơn giản, khi giáo viên muốn luyện kĩ năng đọc hiểu cho sinh viên thông qua các bài tập trả lời câu hỏi hay điền từ trong khi chỉ có trong tay tài liệu bản cứng với nội dung quá khó đối với đối tượng sinh viên của mình, thì phần mềm soạn thảo văn bản sẽ giúp chúng ta điều chỉnh lại tài liệu cho phù hợp trình độ sinh viên mà vẫn có một format thật đẹp. Nhìn từ góc độ tâm lí học có thể nói rằng sinh viên thích được phát tài liệu chế bản điện tử hơn là tài liệu viết tay; Sinh viên thường cảm thấy hứng thú hơn khi sử dụng và tin tưởng về mặt nội dung hơn so với tài liệu viết tay. Vì thế phần mềm soạn thảo văn bản phát huy tác dụng, giáo viên có thể soạn những bài luyện kĩ năng đọc với trang trí bắt mắt và làm nổi bật những nội dung cần lưu ý. Xét về mặt nội dung, giáo viên có thể biên soạn được rất nhiều các tài liệu giảng dạy phù hợp với trình độ tiếng Anh của sinh viên. Ví dụ, giáo viên có thể sử dụng một phần hay toàn bộ nội dung của một bài báo điện tử về chủ đề chuyên ngành để biên soạn các bài tập thực hành kĩ năng đọc hiểu như trả lời câu hỏi, điền từ, tìm từ đồng nghĩa hay trái nghĩa, đặt tiêu đề cho từng đoạn, sắp xếp các đoạn văn theo trình tự đúng, v.v... Đây là một ứng dụng rất có ý nghĩa đối với dạy TACN nói chung và TACN Công nghệ thông tin nói riêng bởi lẽ hiện nay trên thị trường sách Việt Nam không có nhiều sách TACN với các dạng bài tập luyện kĩ năng đọc hiểu. Với sự yêu nghề và tính sáng tạo của mình giáo viên có thể biến những trang tư liệu trên giấy hay những trang tài liệu điện tử có nội dung phù hợp và cập nhật nhất thành những bài tập phát triển kĩ năng đọc bổ ích cho sinh viên. Đồng thời cũng phải thừa nhận rằng sử dụng phần mềm này giáo viên có thể tiết kiệm được khá nhiều thời gian khi biên soạn tài liệu nhờ các tính năng Cut, Paste, Delete, v.v... và bởi tài liệu điện tử rất linh hoạt.


4.3.2. Sử dụng phần mềm trình chiếu Microsoft Powerpoint

Theo cuốn từ điển trực tuyến Wikipedia, Microsoft Powerpoint là một chương trình trình chiếu, một phần của hệ thống ứng dụng văn phòng được phát triển bởi hãng Microsoft. Nó chạy trên hệ điều hành Microsoft Windows và Mac OS. Microsoft Office Powerpoint đầu tiên được phát triển bởi Bob Gaskins và nhà phát triển phần mềm Dennis Austin cho hãng Forethought. Tháng 4 năm 1987 Forethought tung ra phiên bản Powerpoint 1.0 cho máy tính Apple Macintosh. Nó chạy trên nền trắng đen và tạo ra các trang chữ và hình ảnh dùng để chiếu bằng máy chiếu hắt. Sau đó một năm khi máy tính Macintosh màu đầu tiên xuất hiện trên thị trường thì phiên bản Powerpoint màu cũng có mặt. Tập đoàn Microsoft mua Forethought và phần mềm Powerpoint của nó với giá 14 triệu đô la vào ngày 31/7/1987. Năm 1990 những phiên bản của Windows đầu tiên được sản xuất cho Windows 3.0 và cũng từ đó nó được xếp vào bộ các ứng dụng của Microsoft Office. Phần mềm này ngày càng được cải tiến với nhiều tính năng ưu việt như hỗ trợ đồ họa và đa phương tiện. Phiên bản mới nhất hiện nay là Microsoft Office Powerpoint 2007 với những thay đổi đáng kể về giao diện và những tính năng đồ họa tiên tiến.

Ngay tên gọi đã cho thấy đây là một phần mềm rất hữu hiệu để trình chiếu, có thể sử dụng để minh họa trực quan cho bài giảng. Nếu như Microsoft Word giúp giáo viên soạn bài giảng tại nhà thì Microsoft Powerpoint lại giúp giáo viên trình bày bài giảng sinh động, trực quan trên lớp học, giúp sinh viên theo dõi dễ dàng hơn, nắm bắt thông tin nhanh và chính xác hơn. Để ứng dụng phần mềm này vào giảng dạy trên lớp, cần phải có các trang thiết bị hỗ trợ như máy chiếu, màn chiếu, máy tính (thường là máy tính xach tay) đòi hỏi giáo viên phải có những kiến thức cơ bản về sử dụng những thiết bị này ngoài việc biết sử dụng phần mềm Powerpoint. Ngoài ra, để sử dụng phần mềm này hiệu quả giáo viên cũng phải dành khá nhiều thời gian để soạn giáo án. Bên cạnh phần nội dung môn học cho bài giảng, giáo viên phải dành thời gian tìm kiếm những tranh ảnh minh họa, tạo lập những biểu bảng, sơ đồ hay chèn thêm những đoạn nhạc, video clip phù hợp v.v... để bài giảng trực quan hơn và sinh viên dễ tiếp thu nội dung của bài hơn. Một hạn chế nữa của việc ứng dụng Powerpoint vào giảng dạy chính là sự phụ thuộc của chúng ta vào máy móc, thiết bị. Rõ ràng giờ học sẽ không đạt được kết quả tối ưu như chúng ta mong muốn khi giáo viên không có máy tính xách tay, khi máy chiếu đột nhiên trục trặc hay khi đến giờ dạy thì mất điện.

Tuy nhiên những hạn chế nêu trên cũng chỉ là phàn nhỏ nếu so sánh với những gì phần mềm này có thể đem lại cho giáo viên và học viên. Đối với kĩ năng đọc, một kĩ năng rất quan trọng của TACN, phần mềm này hỗ trợ giáo viên rất tích cực trong các hoạt động phát triển kĩ năng. Trong giai đoạn Pre-Reading (trước khi đọc), giáo viên có thể sử dụng Powerpoint để:

- Trình chiếu các hình ảnh, ví dụ như màn hình, bộ vi xử lí, loa ... để thu hút sự chú ý của sinh viên và giới thiệu hay đặt câu hỏi dẫn dắt vào chủ đề của bài học.

- Trình chiếu hình ảnh hay đọan phim tình huống ngắn để sinh viên thảo luận nhanh theo nhóm.

- Trình chiếu các hình ảnh để tổ chức trò chơi như chia nhóm và yêu cầu các nhóm nghĩ ra các từ đã học hay đã biết theo chủ đề.

- Trình chiếu các hình ảnh minh họa để giới thiệu nghĩa của các từ mới trong bài, đặc biệt là những thuật ngữ chuyên ngành chỉ các bộ phận của hệ thống máy tính.

- Giúp sinh viên đọc và phát âm các từ mới tốt hơn.

- Cung cấp một vài thông số để sinh viên đoán nội dung của bài đọc, v.v...

Trong giai đoạn While-reading (trong khi đọc) thì phần mềm này có thể được sử dụng để:

- Trình chiếu các đáp án các câu hỏi trong bài để đảm bảo tất cả các sinh viên, đặc biệt là những sinh viên yếu kém trong lớp nắm được chính xác câu trả lời, tránh tình trạng có sinh viên yếu nghe giáo viên đọc từ này lại viết thành từ khác.

- Trình chiếu các câu hỏi thêm để sinh viên suy nghĩ, trả lời để hiểu sâu nội dung bài đọc.

- Mở một đoạn nhạc nhẹ nhàng, du dương trong khi sinh viên đọc và trả lời câu hỏi cá nhân hay theo cặp để giảm bớt sự căng thẳng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh đa số mọi người làm việc có hiệu quả hơn khi có âm nhạc, v.v...

Trong giai đoạn Post-reading (sau khi đọc), giáo viên có thể sử dụng phần mềm Powerpoint để:

- Thực hiện hoạt động kiểm tra, củng cố sự ghi nhớ từ mới của sinh viên.

- Tổ chức hoạt động để khai thác nội dung bài đọc như chiếu lên chủ đề, tình huống để sinh viên thảo luận theo nhóm.

- Cho sinh viên xem một đoạn phim tình huống và đưa ra giải pháp hay lời khuyên, v.v...

Ngoài những ứng dụng kể trên, phần mềm Powerpoint cũng được ứng dụng rất hiệu quả để giúp sinh viên phát triển kĩ năng thuyết trình, một kĩ năng tổng hợp cả kĩ năng đọc, viết và nói. Cũng như sinh viên ĐTVT, sinh viên CNTT được làm quen với kĩ năng này ngay từ kì học chuyên ngành đầu tiên học phần 3. Bắt đầu từ tuần học đầu tiên, giáo viên yêu cầu sinh viên chia thành các nhóm gồm 4 hay 5 sinh viên. Mỗi nhóm sẽ lựa chọn một trong những chủ đề giáo viên cung cấp liên quan chặt chẽ tới nội dung các bài học trong sách giáo trình. Các thành viên trong nhóm sẽ cùng nhau tìm tài liệu, chọn lọc và tổ chức thông tin, thiết kế nội dung trình bày trên Powerpoint và cùng luyện tập thuyết trình trong các tuần tiếp theo. Đến tuần thứ 8 và thứ 9, tất cả các nhóm phải trình bày trước lớp và giáo viên đưa ra nhận xét và đánh giá. Thực tế cho thấy hoạt động này rất thu hút sinh viên vì họ có cơ hội làm việc theo nhóm để hoàn thành một dự án nhỏ và sinh viên cũng học được nhiều qua việc tìm kiếm và đọc tài liệu. Nếu không có khó khăn gì về máy móc, thiết bị thì hoạt động này cũng có thể được tổ chức với qui mô nhỏ hơn nhưng thực hiện trong tất cả các tuần học.


4.3.3. Sử dụng CD-ROMs

Để sử dụng được đĩa CD-ROMs vào giờ dạy kĩ năng đọc đòi hỏi phải có các trang thiết bị như máy tính xách tay, máy chiếu và màn chiếu. Các loại đĩa CD-ROMs có thể sử dụng trong giờ dạy kĩ năng đọc bao gồm các đĩa chương trình như English Study, các đĩa phim có phụ đề, các đĩa phim tiếng Anh, đĩa từ điển bách khoa Encarta. Với các đĩa có các bài tập như English Study, giáo viên có thể lựa chọn thời gian phù hợp để cho sinh viên xem và yêu cầu sinh viên làm bài tập trực tiếp trên lớp. Với bộ đĩa từ điển bách khoa Encarta có rất nhiều các thông tin phong phú về các lĩnh vực, giáo viên có thể căn cứ vào đối tượng sinh viên, nội dung chương trình giảng dạy để lựa chọn những bài có nội dung phù hợp và biên soạn thành các bài tập phát triển kĩ năng đọc hiểu cho sinh viên. Giáo viên có thể lựa chọn cho sinh viên đọc dưới dạng văn bản in hoặc dưới dạng văn bản điện tử có nghĩa là mở đĩa cho sinh viên đọc ngay trên lớp. Thường thì hình thức đọc trực tiếp nội dung trên đĩa rồi trả lời câu hỏi do giáo viên đưa ra gây hứng thú hơn cho sinh viên và thu hút sinh viên hơn là cho sinh viên đọc tài liệu trên giấy. Với các đĩa phim, giáo viên có thể sử dụng vào bất kì giai đoạn nào của giờ dạy đọc. Nếu là đoạn phim ngắn, giáo viên có thể sử dụng làm tình huống để sinh viên thảo luận hay đơn giản chỉ là một hoạt động khởi động (warm up) dẫn dắt vào chủ đề bài đọc. Ở giai đoạn While-reading (trong khi đọc), giáo viên có thể lựa chọn một phim có nội dung phù hợp bằng tiếng Anh có phụ đề, cho sinh viên vừa xem vừa đọc và sau đó trả lời câu hỏi hay hoàn thành các bài tập đọc hiểu giáo viên thiết kế dựa trên nội dung bộ phim đó. Ở giai đoạn Post-reading (sau khi đọc), giáo viên cũng có thể cho sinh viên xem một đoạn phim, sinh viên xem và nêu ý kiến, đưa ra lời khuyên hoặc thảo luận cách giải quyết một vấn đề nêu ra trong đoạn phim. Việc sử dụng các đĩa CD-ROMs để phát triển kĩ năng đọc như vậy nên được thực hiện đan xen với các cách dạy khác để tạo hứng thú cho sinh viên. Tuy nhiên dạy kĩ năng đọc TACN Công nghệ thông tin, giáo viên thường gặp khó khăn về việc tìm kiếm nguồn phim, video có nội dung liên quan đến chủ đề chuyên ngành. Để khắc phục khó khăn này, cần có sự chia sẻ kinh nghiệm, tư liệu giảng dạy giữa các giáo viên với nhau và giữa giáo viên với chính các sinh viên của mình để mở rộng nguồn tư liệu. Địa chỉ một số trang web có thể tải phim gồm http://e-film.com hay http://Youtube.com hoặc các công cụ tìm kiếm trên Internet như http://google.com. Việc ứng dụng các đĩa CD vào giảng dạy đòi hỏi giáo viên phải mất khá nhiều thời gian tìm kiếm nguồn tư liệu cho phù hợp với trình độ sinh viên, phù hợp với nội dung giảng dạy, mất nhiều thời gian chuẩn bị bài giảng nhưng hiệu quả đạt được chắc chắn là rất tuyệt vời.


4.3.4. Sử dụng Internet


tải về 2.34 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương