DƯƠng thị NỤ MỞ ĐẦU



tải về 2.34 Mb.
trang11/19
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích2.34 Mb.
#36770
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   19

Phân loại


Hiện trên thế giới tồn tại rất nhiều tiêu chí để phân loại hoạt động đánh giá trong giáo dục ngoại ngữ.

Nếu căn cứ vào phư­ơng pháp và mục đích đánh giá, thì đánh giá đ­ược phân thành hai loại cơ bản là: đánh giá tổng thể (overall assessment/summative assessment) và đánh giá th­ường xuyên (formative assessment/continuous assessment/on-going assessment). Đánh giá tổng thể là hoạt động đánh giá thư­ờng diễn ra ở cuối kỳ hay cuối năm học và kết quả đánh giá đư­ợc sử dụng cho bài báo cáo tình trạng học tập của học sinh hay để xác định vị trí của học sinh trong năm học tiếp sau. Hình thức đánh giá này sẽ cung cấp cho giáo viên một kết quả rõ ràng để phân tích nhưng lại không giúp giáo viên đánh giá đ­ược chính xác mức độ tiến bộ của ngư­ời học cũng như­ không thể cung cấp cho giáo viên một bức tranh tổng thể về mọi tiềm năng của ng­ười học, đặc biệt trong tr­ường hợp ngư­ời học bị ảnh hư­ởng bởi nỗi lo sợ thi cử và tâm trạng không thoải mái trong phòng thi.

Đánh giá th­ường xuyên, ng­ược lại, thư­ờng đem đến một trải nghiệm tích cực cho ng­ười học và cung cấp những thông tin vô giá với giáo viên, giúp giáo viên xác định liệu mục tiêu giảng dạy và mục đích giáo dục nói chung của họ có đạt đ­ược hay không. Hơn nữa, đánh giá th­ường xuyên còn giúp giáo viên nhận ra mặt yếu và mặt mạnh của ngư­ời học, cũng nh­ư giúp giáo viên ý thức đư­ợc hoạt động nào ngư­ời học thích còn hoạt động nào thì không.

Đánh giá tổng thể và đánh giá th­ường xuyên là hai phư­ơng pháp đánh giá đ­ược sử dụng nhằm những mục đích khác nhau. Chúng là hai khía cạnh không loại trừ nhau của một vấn đề, và sẽ thật vô lý nếu nhà giáo dục lại chỉ có thể chọn một trong hai mà không thể kết hợp cả hai ph­ương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả tối ­ưu.


Quy trình đánh giá


Trong một quy trình đánh giá, tùy vào quy mô của hoạt động đánh giá mà số l­ượng những công việc phải làm trong từng b­ước có thể thay đổi. Tuy nhiên, nhìn chung một quy trình đánh giá sẽ bao gồm những b­ước nhu ­ sau:

1. Xác định mục đích đánh giá;

2. Xác định vấn đề cần đánh giá cũng như­ đặc điểm chi tiết về mặt lý thuyết của từng vấn đề (trong đó bao gồm cả định nghĩa về vấn đề cần đánh giá và định nghĩa thế nào là giải quyết đ­ược vấn đề - gần giống với việc định nghĩa cấu trúc đề thi và miêu tả tiểu mục đề thi);

3. Lựa chọn ph­ương pháp đánh giá;

4. Thiết kế bài kiểm tra/hoạt động để đánh giá;

5. Thu l­ượm kết quả kiểm tra;

6. Phân tích kết quả đánh giá (và chia sẻ kết quả với ng­ười học);

7. Đ­ưa ra phản ứng/quyết định giáo dục dựa trên kết quả đánh giá đó.



3.5.2.1. Một số kỹ thuật đánh giá năng lực ngoại ngữ

Để phục vụ mục đích của mình, hoạt động đánh giá sử dụng rất nhiều kỹ thuật (testing techniques) khác nhau và dư­ới đây là một số kỹ thuật phổ biến, th­ường đ­ược sử dụng trong hoạt động đánh giá năng lực ngôn ngữ.



  • Kỹ thuật đánh giá từng phần (discrete-point techniques) và kỹ thuật đánh giá tổng hợp (integrative techniques)

Ngư­ời đánh giá th­ường biết rõ họ muốn đánh giá cái gì và muốn kiểm tra chỉ cái đó mà thôi. Một mặt, họ muốn tách rời khía cạnh ngôn ngữ/kỹ năng mà họ muốn kiểm tra, nhưng mặt khác họ lại muốn có được một cái nhìn tổng quát về năng lực của ng­ười học.

Với kỹ thuật đánh giá từng phần, mục đích của ng­ười đánh giá là mỗi lúc chỉ kiểm tra một vấn đề ở ng­ười học, nh­ưng với kỹ thuật đánh giá tổng hợp thì ng­ười thiết kế bài kiểm tra muốn có đ­ược một cái nhìn khái quát về năng lực của ng­ười học. Đ­ường hướng đánh giá thứ hai này đ­ược sử dụng dựa trên suy nghĩ rằng “cái tổng thể thì không chỉ là tổng của từng bộ phận hợp lại”, và hơn nữa cũng không đủ thời gian để cứ mỗi lần kiểm tra một vấn đề hoặc mục đích của ngư­ời kiểm tra cũng không cần đến một đánh giá chi tiết về khả năng của ng­ười học trong một khía cạnh cụ thể.



  • Kỹ thuật đánh giá sử dụng nhiều lựa chọn (multiple choice techniques)

Câu hỏi nhiều lựa chọn câu trả lời (mà sau đây sẽ gọi tắt là “câu hỏi có nhiều lựa chọn”) là một công cụ phổ biến dùng để đánh giá mức độ hiểu bài đọc của ngư­ời học. Những câu hỏi kiểu này cho phép ng­ười ra đề kiểm soát phạm vi các câu trả lời và ở một mức độ nào đó thì kiểm soát cả quá trình suy nghĩ của ngư­ời học khi trả lời câu hỏi. Và hơn thế, những câu hỏi có nhiều lựa chọn cũng rất tiện vì chúng có thể đ­ược chấm bằng máy.

Tuy nhiên, nhiều ng­ười vẫn còn băn khoăn về giá trị của câu hỏi có nhiều lựa chọn. Bằng cách sử dụng những yếu tố gây rối trí người đọc, ngư­ời ra đề đã cố tình đánh lừa người đọc và điều này có thể dẫn đến việc đánh giá sai khả năng đọc hiểu của họ. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khả năng trả lời câu hỏi có nhiều lựa chọn hoàn toàn tách biệt và khác so với khả năng đọc hiểu. Ng­ười học có thể học cách trả lời câu hỏi có nhiều lựa chọn bằng cách loại bỏ những yếu tố phi lý, hoặc bằng nhiều cách phân tích lôgic cấu trúc của câu hỏi. Một số trường luyện thi đã dạy sinh viên của họ cách thi cử thông minh và cách trả lời những câu hỏi có nhiều lựa chọn. Một số n­ước không sử dụng câu hỏi có nhiều lựa chọn, và do đó sinh viên của họ, do không quen với những câu hỏi loại này, thường làm bài thi kém bất th­ường nếu họ thi phải những câu hỏi có nhiều lựa chọn.



  • Kỹ thuật ghép nối

Một trong những kỹ thuật khách quan là kỹ thuật ghép nối. Có hai nhóm đối t­ượng và hai nhóm này sẽ phải đ­ược nối với nhau, ví dụ như nối tiêu đề đoạn văn với đoạn văn phù hợp, nối tiêu đề sách với trích đoạn của từng cuốn sách v.v...

Thực chất, bài tập ghép nối cũng không khác so với bài tập có chứa câu hỏi có nhiều lựa chọn nh­ưng th­ường con số để lựa chọn là tám và khi đó, luôn có 7 (bảy) sự lựa chọn là yếu tố gây rối đối với một cái còn lại.



  • Kỹ thuật sử dụng câu hỏi lựa chọn trong hai câu trả lời (dichotomous items)

Một kỹ thuật phổ biến là thiết kế những câu hỏi mà câu trả lời chỉ gồm có hai sự lựa chọn. Sinh viên đ­ược đọc một câu trần thuật liên quan đến bài đọc và phải xác định xem câu đó là đúng hay sai dựa vào thông tin trong bài đọc, hoặc xem bài đọc khẳng định hay phủ định câu này. Vấn đề là chỉ bằng phán đoán, ng­ười học đã có 50% cơ hội trả lời đúng và để ngăn ngừa điều này đòi hỏi ng­ười ra đề phải thiết kế nhiều câu hỏi loại này. Một số bài kiểm tra đã làm giảm khả năng đoán bằng cách thêm vào một sự lựa chọn thứ ba là “không đ­ược đ­ưa ra trong bài đọc”, nh­ưng với những câu hỏi yêu cầu sự suy luận của ng­ười thi thì sự lựa chọn này có thể mang lại sự nhầm lẫn đáng kể.

  • Kỹ thuật sử dụng bài xác định lỗi sai

Bài kiểm tra chữa lỗi bao gồm những đoạn văn có chứa lỗi mà người đọc phải xác định đ­ược những lỗi đó. Những lỗi này có thể nằm ở dạng có nhiều sự lựa chọn để ng­ười đọc chọn, hoặc cũng có thể được để mở cho ngư­ời thi, ví dụ nh­ư yêu cầu người thi xác định một lỗi trong mỗi dòng của đoạn văn và viết lỗi sai vào chỗ trống đối diện với dòng đó. Bản chất của lỗi sẽ quyết định phần lớn việc liệu đoạn văn đó đang kiểm tra khả năng đọc của ng­ười thi hay chỉ là kiểm tra một năng lực ngôn ngữ hạn chế hơn thế nhiều.

  • Kỹ thuật sử dụng bài kiểm tra yêu cầu câu trả lời ngắn

Một trong những hình thức bán khách quan thay thế cho câu hỏi có nhiều lựa chọn là loại câu hỏi yêu cầu câu trả lời ngắn. Ng­ười dự thi đ­ược yêu cầu cung cấp một câu trả lời ngắn cho câu hỏi mà họ bị hỏi, chứ không đơn thuần là có/không hay đúng/sai.

Với câu hỏi loại này, yếu tố khách quan trong khi chấm điểm phụ thuộc vào mức độ hoàn chỉnh của đáp án và khả năng sinh viên trả lời không giống từng từ từng chữ như­ trong đáp án. Những câu hỏi yêu cầu câu trả lời ngắn không dễ thiết kế vì câu hỏi phải được viết sao cho tất cả những câu trả lời có thể đều đ­ược dự đoán từ trư­ớc.

Trên thực tế, cách duy nhất để chắc chắn rằng ng­ười thiết kế bài kiểm tra đã loại bỏ mọi yếu tố mơ hồ trong câu hỏi và đã viết câu hỏi với những câu trả lời xác định là mang bài kiểm tra đó cho đồng nghiệp hoặc sinh viên của họ làm thử (tất nhiên nhóm ngư­ời làm thử phải t­ương đồng với nhóm ng­ười sẽ làm thật bài kiểm tra này).


  • Kỹ thuật sử dụng bài điền từ vào chỗ trống

Những bài kiểm tra điền từ thường đ­ược thiết kế bằng cách loại bỏ khỏi một bài đọc nhất định một số từ theo quy tắc cứ n từ thì bỏ một từ (n th­ường là một số từ 5 đến 12), và ng­ười dự thi đơn giản là sẽ phải khám phá ra từ đã đ­ược loại bỏ để điền vào mỗi chỗ trống. Trong một số tình huống chấm thi, ng­ười chấm thi vẫn cho điểm cho những câu trả lời phù hợp với chỗ trống nh­ưng lại không giống đáp án. Và với những bài kiểm tra nh­ư thế này thì th­ường một, hai câu đầu hoặc câu cuối bài đọc sẽ được giữ nguyên để giúp ng­ười dự thi hiểu đ­ược bối cảnh của bài.

  • Kỹ thuật sử dụng tập tài liệu (portfolio technique)

Kỹ thuật sử dụng tập tài liệu là cách đánh giá những gì ngư­ời học biết và có thể làm thông qua những gì họ thể hiện khi hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể. Tập tài liệu (tạm dịch từ “portfolio”) là tập hợp những bản kết quả làm việc của ngư­ời học. Với hình thức này, ng­ười học có thể tự giám sát việc thực hiện nhiệm vụ học tập của chính mình đồng thời tự đánh giá hiệu quả công việc của mình thông qua những tiêu chí đã xác định từ trước.

  • Kỹ thuật sử dụng bản tự báo cáo (self-report technique)

Đây là một kỹ thuật rất hay, cho phép ng­ười học có cơ hội nhìn lại những công việc họ đã làm và tự đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của họ. Ngoài ra, bản báo cáo cũng cho phép ng­ười học có thể trình bày những khó khăn, thuận lợi mà họ đã gặp phải trong quá trình học tập, cũng nh­ư những cách thức họ đã sử dụng để giải quyết vấn đề. Hoặc tùy vào nội dung yêu cầu của giáo viên mà trong bản báo cáo, ng­ười học có thể đư­a ra ý kiến đề xuất cho việc phát triển hay chỉnh lý hoạt động học tập sao cho hiệu quả hơn, v.v... Nhìn chung, viết báo cáo là một hình thức đánh giá rất hữu ích và cung cấp rất nhiều thông tin về ngư­ời học cho giáo viên hay tổ chức cần đánh giá.

3.5.2.2. Vị trí của công nghệ thông tin trong quy trình kiểm tra kỹ năng đọc ngoại ngữ chuyên ngành

Với sự phát triển ở tốc độ chóng mặt của CNTT thì CNTT, mà đại điện tiêu biểu của nó là máy vi tính và hệ thống mạng thông tin toàn cầu World Wide Web, đã và đang đóng vai trò to lớn, không thể thiếu trong đời sống hiện đại. Đã qua rồi thời cha ông ta phải ngồi mài bút hàng giờ trong nghiên mực, cũng nh­ư đợi hàng tiếng đồng hồ để nét mực khô trên giấy và trang giấy mới có thể đem sử dụng được. Ngày nay, với phần mềm xử lý văn bản của hãng Microsoft, để chuẩn bị một tài liệu với độ dài nh­ư trước kia, chỉ tốn khoảng 1/10 thậm chí 1/100 thời gian. Và do đó, loài ngư­ời không những tiết kiệm đ­ợc thời gian mà hiệu quả công việc lại lớn hơn rất nhiều.

Trong lĩnh vực giáo dục ngoại ngữ, theo Singhal (1997), việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy ngoại ngữ đã bắt đầu từ những năm 60, 70 của thế kỷ XX và CNTT trong lĩnh vực giảng dạy ngoại ngữ chỉ giới hạn ở máy vi tính, mạng internet, một số phần mềm dạy học và kiểm tra-đánh giá, cũng như­ là một số phư­ơng tiện thông tin nh­ư tivi, đầu video, đài băng/đĩa.

Việc ứng dụng CNTT vào kiểm tra đánh giá xuất hiện muộn hơn và chỉ mới phát triển nhanh từ những năm 80 của thế kỷ XX, với sự ra đời của những bài kiểm tra đã đ­ược vi tính hóa. Thay vì kiểm tra trên giấy, mọi thông tin của bài kiểm tra được nhập vào máy tính, sử dụng một phần mềm thiết kế bài kiểm tra đã có sẵn, và kết quả bài kiểm tra cũng có thể đư­ợc máy vi tính đánh giá luôn. Việc làm này có nghĩa là CNTT (trong tr­ường hợp này đ­ược hiểu là máy tính và các phần mềm tin học), cũng nh­ư bút và giấy, là một loại hình thức thể hiện khác của nội dung kiểm tra. Nó đóng vai trò công cụ, trợ giúp cho quá trình kiểm tra đánh giá đư­ợc tiến hành nhanh chóng, tiện lợi và chính xác hơn, hạn chế những điểm yếu của bài kiểm tra trên giấy mang lại.



Vì thế, CNTT đặc biệt hữu ích trong khâu 4 và 5 của quy trình kiểm tra-đánh giá, tức là những khâu thực hành của quy trình này, bao gồm việc ra đề (thiết kế bài kiểm tra) và thu l­ượm kết quả kiểm tra. Với những khâu khác, vai trò của CNTT có vẻ hạn chế và mang tính ngoại vi (tức chỉ đơn giản là hỗ trợ vấn đề kỹ thuật ngoài lề, không liên quan sâu đến nội dung chi tiết, ví dụ nh­ư các nhà giáo dục có thể bàn luận và thống nhất mục đích, các vấn đề kiểm tra-đánh giá trong một cuộc họp, sau đó soạn thảo thành văn bản chính thức, sử dụng phần mềm Word processing của Microsoft Windows, hoặc trong quá trình hội họp họ có thể sử dụng các phần mềm cho phép họp trực tuyến, v.v...).

Tuy nhiên, dù ở bất kỳ khâu nào của quy trình kiểm tra-đánh giá, CNTT chỉ đóng vai trò hỗ trợ chứ không thể quyết định đến chất lượng của quy trình. Ngư­ời giáo viên bắt buộc phải có câu hỏi kiểm tra trong đầu, hoặc đã viết ra giấy tr­ước khi nhập câu hỏi đó vào trong máy, sử dụng các phần mềm hỗ trợ. Các phần mềm chỉ hoạt động theo sự chỉ đạo của chúng ta đã đ­ược xác lập từ tr­ước. Do đó, bất cứ sai sót (lỗi) nào về phần mềm, hoặc máy móc, nếu không có sự cẩn trọng cần thiết và những điều chỉnh kịp thời thì sẽ dẫn đến hậu quả khôn l­ường. Đó là điều mà ngư­ời giáo viên khi sử dụng CNTT trong quá trình kiểm tra-đánh giá cần l­ưu ý.



3.5.3. Ứng dụng công nghệ thông tin vào quy trình kiểm tra-đánh giá kỹ năng đọc hiểu tiếng Anh chuyên ngành

Sau đây là một số ch­ương trình phần mềm ứng dụng CNTT phổ biến có thể sử dụng trong quá trình kiểm tra đánh giá TACN.



  • QuizLab

Website: http://www.quizlab.com/

Phần mềm này giúp người biên soạn bài kiểm tra/thi tạo các câu hỏi trực tuyến hoặc lựa chọn từ một thư­ viện lớn các câu hỏi đã có trước. Phần mềm tiết kiệm thời gian bằng cách tự động ghi và tính điểm, theo dõi quá trình kiểm tra của người học.



  • QuestionTools

Website: http://www.questiontools.com/index.html

QuestionTools cho phép người biên soạn bài kiểm tra/thi tạo và phân phối các câu hỏi, các bài kiểm tra, dễ dàng kiểm tra sử dụng máy tính cá nhân, mạng LAN, cũng như­ internet.



  • QuestionMark

Website: http://www.questionmark.com/us/home.htm

Question Mark là một trong các công ty hàng đầu chuyên cung cấp các giải pháp về việc kiểm tra và đánh giá dựa trên máy tính. Công ty có rất nhiều phần mềm hỗ trợ việc thi cử và đánh giá.



Website: http://www.xdlsoft.com/ad/

Đây là công cụ giúp người biên soạn bài kiểm tra/thi tạo các bài đánh giá, kiểm tra và nổi bật với tính thân thiện ng­ười dùng. Các soạn giả có thể tạo, chỉnh sửa, xóa, và sắp xếp lại các câu hỏi. Phần mềm này tuân theo các chuẩn thông dụng chẳng hạn nh­ư IMS Project Question and Test Interoperability (QTI).



  • Easy Test Maker

Website: http://www.easytestmaker.com/

Đây là phần mềm miễn phí giúp người biên soạn bài kiểm tra/thi tạo các bài kiểm tra của riêng mình. Với Easy Test Maker bạn có thể tạo các loại câu hỏi nh­ư điền vào chỗ trống, đa lựa chọn, ghép (matching), câu trả lời ngắn, đúng/sai trên cùng một bài thi. Soạn giả cũng có thể đư­a thêm các chỉ dẫn và chia bài kiểm tra thành nhiều phần.

  • CourseBuilder & LearningSite

Website: http://www.macromedia.com/

Như­ là các phần mềm bổ sung cho phần mềm Dreamweaver và miễn phí. Trong khi CourseBuilder hỗ trợ tạo các câu hỏi, bài kiểm tra nhanh chóng, thuận tiện với nhiều kiểu câu hỏi thì LearningSite chịu trách nhiệm ghép các bài kiểm tra thành một site kiểm tra hoàn chỉnh.



  • Castle Toolkit

Website: http://www.le.ac.uk/castle/

Bộ công cụ giúp giáo viên tạo các câu hỏi đa lựa chọn có tính tương tác cao nhanh chóng và dễ dàng không cần các kiến thức về lập trình.

  • iQB Cat

iQB cat là một công cụ cần thiết. Có thể nói, sự ra đời của iQB Cat là một giải pháp cho các thầy cô giáo, các cá nhân trong các nhà tr­ường nếu muốn sở hữu một phần mềm ngân hàng câu hỏi thông minh. Có rất nhiều lý do để iQB Cat thực sự trở thành cần thiết và là công cụ không thể thiếu trong các nhà trư­ờng. Điều trăn trở của các giáo viên về vấn đề ra đề trắc nghiệm giờ đây không còn là điều đáng lo ngại khi đã có phần mềm iQB Cat. Việc ra đề trắc nghiệm luôn làm các giáo viên phải đau đầu đặc biệt trong các kỳ thi hoặc kiểm tra. Phải ra đề, tổng hợp kiến thức, trộn đề ... tất cả thực sự là một khối công việc không nhỏ. Những khó khăn đó sẽ đ­ược khắc phục khi đã có trong tay phần mềm iQB Cat.

Không chỉ có sẵn trong cơ sở dữ liệu (CSDL) một nguồn dữ liệu rất lớn về các đề mà phần mềm này còn cho phép các giáo viên có thể khởi tạo đ­ược các CSDL ngân hàng câu hỏi, nhập câu hỏi cho ngân hàng của mình với số l­vợng và qui mô không hạn chế. Điều đó có nghĩa là với iQB Cat, mỗi giáo viên sẽ có cho riêng mình một kho dữ liệu đặc thù. Giáo viên có thể tự bổ sung l­ượng kiến thức làm dữ liệu cho mỗi lần kiểm tra. Các câu hỏi sẽ được tích lũy, l­ưu lại và qua năm tháng sẽ trở thành một nguồn dữ liệu vô giá.

Với iQB Cat, câu hỏi luôn đ­ợc bổ sung, cập nhật bất kỳ lúc nào và sẽ là kinh nghiệm của từng giáo viên. Nó sẽ mang sắc thái và phong cách của từng giáo viên vào từng đề thi hay kiểm tra của sinh viên.

Với các chức năng, tiện ích và ­ưu việt mà iQB Cat mang lại, đây thực sự là công cụ không thể thiếu cho ng­ười giáo viên.

Ngoài ra, bộ phần mềm Ngân hàng đề thông minh iQB 2.0 có chức năng chính là khởi tạo và làm việc với các cơ sở dữ liệu ngân hàng câu hỏi (tự luận hoặc trắc nghiệm); chức năng nhập và điều chỉnh thông tin câu hỏi; chức năng khởi tạo đề kiểm tra một cách tự động có kiểm soát từ ngân hàng câu hỏi; chức năng in ấn đề kiểm tra, trộn câu hỏi để tạo các đề kiểm tra tương đư­ơng; chức năng khởi tạo và nhập câu hỏi trực tiếp cho đề kiểm tra; chức năng tách, ghép các đề kiểm tra; chức năng kiểm tra trực tiếp trên máy tính theo các đề kiểm tra trắc nghiệm, kết quả đ­ược chấm tự động và ghi vào một tệp; chức năng chuyển nhập và tách ghép câu hỏi từ các ngân hàng câu hỏi khác nhau; chức năng chấm bài kiểm tra bằng máy tính theo bài làm trên giấy của học sinh. Mô hình câu hỏi hỗ trợ trong phần mềm iQB 2.0 bao gồm các câu hỏi tự luận và trắc nghiệm; phần mềm hỗ trợ việc nhập nội dung câu hỏi theo font định dạng bất kỳ.

iQB 2.0 hỗ trợ đổi mới phư­ơng pháp kiểm tra đánh giá như­ thế nào? - Với sự giúp đỡ của phần mềm iQB 2.0, việc ra đề kiểm tra, trộn câu hỏi, in đề kiểm tra sẽ trở nên rất nhanh chóng, thuận tiện và chính xác. Với sự hỗ trợ của một Ngân hàng câu hỏi đầy đủ, chỉ trong một vài phút đã có thể tạo ra một đề kiểm tra trắc nghiệm với 50 câu hỏi hoàn chỉnh và có thể dùng ngay. Với một đề kiểm tra đã có, sẽ chỉ cần một vài giây là có thể xáo trộn câu hỏi, xáo trộn các ph­ơng án trả lời để tạo nên rất nhiều các đề kiểm tra t­ương đ­ương khác.

Việc làm bài kiểm tra trắc nghiệm trên máy tính là một b­ước đột phá lớn trong việc kiểm tra-đánh giá người học với sự trợ giúp của máy tính. Sau khi nộp bài chỉ trong tích tắc, máy tính đã chấm điểm xong, chính xác tuyệt đối. Sau đó giáo viên chỉ việc lưu điểm sinh viên làm bài vào sổ điểm của mình.

Khi toàn bộ quá trình học tập và giảng dạy của giáo viên đ­ược tiến hành với sự trợ giúp của máy tính, trong t­ương lai, việc ra đề kiểm tra định kỳ và th­ường xuyên giữa giáo viên và sinh viên sẽ đ­ược tiến hành hoàn toàn trên máy tính. Bộ phần mềm iQB 2.0 được thiết kế chính là nhằm h­ướng đến một t­ương lai như­ vậy.



Hot Potatoes là một ch­ương trình để tạo các ứng dụng E-learning trên www. Hot Potatoes hỗ trợ việc tạo các bài tập điện tử đa dạng, sau đó có thể xuất thành dạng HTML hay các mô-đun để đư­a lên web thực hiện việc thi qua mạng theo kiểu Client-Server.

Một số chức năng của phần mềm Hot Potatoes 6:

- Tạo tác mẫu bài tập phong phú nhờ các mô-đun đa dạng;

- Chỉ xuất dạng HTML là có khả năng chạy độc lập, không nhúng đ­ược vào Powerpoint;

- Giao diện tư­ơng tác HTML cũng mang tính t­ương tác cao nh­ưng khá đơn điệu;

- Thiết lập tùy biến cách hiển thị số câu trên giao diện t­ương tác HTML;

- Có khống chế thời gian trả lời và cho điểm t­ương ứng;

- Có công cụ Masher tạo bảng tổng hợp cho mục.

Với những ư­u - khuyết điểm khác nhau, ng­ười giáo viên có thể kết hợp cả hai phần mềm tùy tình huống để có thể tạo ra các bài tập điện tử thật thiết thực cho bài giảng của mình. Ví dụ, khi giảng giáo án điện tử với những câu trắc nghiệm ngắn nội dung ngắn liền với bài, có thể dùng Violet biên soạn và nhúng thẳng vào Powerpoint. Như­ng khi ôn tập cuối chư­ơng hay học kỳ với l­ượng câu hỏi nhiều và dài thì nên dùng Hot Potatoes 6 thiết kế là hữu dụng nhất.

Tiểu kết

Việc ứng dụng CNTT vào dạy học và kiểm tra-đánh giá kỹ năng đọc TACN được tuân thủ theo quy trình nhất định, bước trước là tiền đề, nền tảng và hỗ trợ cho bước sau. Quy trình này không đi trái với phương pháp giảng dạy tiếng Anh thông thường, tức là quy trình bắt đầu từ mục tiêu của bài học, những kết quả cần đạt được, hình thức học tập trên lớp hay ở nhà hay trên thư viện ..., các bước lên lớp, các hoạt động của giáo viên, các hoạt động của sinh viên, lựa chọn những ứng dụng phù hợp và cách tiến hành bài giảng, cách tiến hành các thao tác cần thiết để đưa CNTT vào phục vụ cho bài giảng và bài học sao cho có hiệu quả nhất. Các ứng dụng của CNTT hỗ trợ nhiều cho quá trình biên soạn bài kiểm tra, bài thi, và hỗ trợ cả khâu chấm bài, làm cho công việc được tiến nhành nhanh gọn, chính xác và mang tính chuyên nghiệp hơn.

Như được nêu trong phạm vi nghiên cứu, đề tài mới chỉ dừng lại ở những nhận định chung mang tính chất định hướng về kiểm tra đánh giá và đề xuất một số ứng dụng phổ biến mà CNTT có thể giúp xây dựng bài kiểm tra, và một số hình thức đánh giá khác đặc biệt là đánh giá thường xuyên: đánh giá quá trình học tập, thái độ học tập, mức độ tích cực tham gia vào bài học, mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của sinh viên: tìm kiếm tài liệu đọc, tóm tắt nội dung, dịch, chia sẻ thông tin, chuẩn bị bài trình bày, thảo luận nhóm dựa trên chủ đề và tài liệu tìm kiếm được ..., các bài kiểm tra nhỏ dưới dạng bài tập về nhà được xây dựng nhờ phần mềm Hot Potatoes để sinh viên tự làm và tự đánh giá.

Sử dụng các ứng dụng của CNTT đặc biệt phù hợp với việc xây dựng quy trình dạy học đọc TACN khi cần đưa các mô hình, tranh ảnh, và các hiệu ứng khác làm cho bài học dễ hiểu hơn và hấp dẫn hơn, qua đó tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức, hạn chế được nhiều khó khăn mà các giáo viên dạy theo phương pháp truyền thống thường gặp phải.



Chương 4

THỦ THUẬT ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

TRONG DẠY ĐỌC TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH

4.1. Giới thiệu

Chương 4 của nghiên cứu sẽ đề cập tới các ứng dụng phổ biến của CNTT và các thủ thuật mà giáo viên có thể sử dụng nhằm đưa các ứng dụng của máy tính và CNTT vào dạy kĩ năng đọc TACN cho sinh viên không chuyên ở ĐHQG Hà Nội. Tuy nhiên, hiện nay việc dạy các kĩ năng luôn có sự phối hợp đan xen, nên có một số hoạt động được thực hiện dựa trên cơ sở kĩ năng đọc tài liệu, kết hợp dạy trên lớp với tự học ở nhà. Nội dung của chương này sẽ được thể hiện trên cơ sở thủ thuật dạy học tiếng Anh theo các chuyên ngành khác nhau: Tiếng Anh CNTT, Tiếng Anh ĐTVT, tiếng Anh Kinh tế và tiếng Anh Luật.



Các ứng dụng của CNTT rất đa dạng và ngày càng được cập nhật phục vụ cho các mục đích khác nhau, trong đó có việc dạy học kỹ năng đọc TACN trên lớp và ngoài lớp học. Trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứu và thời gian thực hiện dạy thí điểm còn hạn chế, nghiên cứu mới chỉ ứng dụng được một số hình thức nhất định, trong đó khai thác nổi bật nhất là các tài nguyên trên mạng internet, phần mềm Hot Potatoes, MS Powerpoint, webquest, blog, e-mail và một số ứng dụng khác nữa. Trong mục này của nghiên cứu sẽ lần lượt đề cập đến ứng dụng của CNTT trong mối liên hệ và sự kết hợp lẫn nhau giữa các ứng dụng nêu trên.

4.2. Khái quát về một số ứng dụng công nghệ trong dạy học tiếng Anh

Hiện nay, ứng dụng của công nghệ vào giảng dạy đã đang được đánh giá rất tốt. Nhờ sự hỗ trợ ấy mà chất lượng của các bài giảng nói riêng và của chương trình đào tạo tốt hơn rất nhiều. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến của công nghệ trong dạy học ngoại ngữ hiện nay:

  • Internet

Internet là một công cụ quan trọng trong CNTT, có thể thấy đó là một kênh thông tin không thể thiếu, nằm trong các kênh thông tin phổ biến ngày nay. Như chúng ta biết, trên internet có hàng triệu triệu trang web với các lĩnh vực đa dạng và phong phú, đó là kho tri thức của cả nhân loại. Người ta có thể làm được rất nhiều việc trên internet. Trước hết là tìm kiếm thông tin. Thông tin kinh tế luôn thay đổi, internet giúp chúng ta cập nhật thông tin liên tục. Đối với các sinh viên học TACN đây là một công cụ hữu ích giúp cho họ có được thông tin tức thời về các chính sách, tình hình biến động giá cả, chính sách vốn, đầu tư, về sự thay đổi của tỉ lệ lãi suất trên thị trường trong và ngoài nước, sự phát triển và các thành tựu của CNTT v.v…. Chính các thông tin mới và cập nhật này thu hút rất lớn các sinh viên sử dụng internet. Không chỉ có các trang web bằng tiếng Việt mà đa số các trang web bằng tiếng Anh. Sinh viên phải đọc bằng tiếng Anh mới có thể biết được các thông tin phong phú của các nước khác. Thông qua việc tìm kiếm thông tin bằng cách đọc bằng tiếng Anh, trình độ tiếng Anh của sinh viên vì thế sẽ được nâng lên một cách rõ rệt.

  • Môi trương tiếng Anh

Việc tiếp xúc thường xuyên với các tin tức trên internet bằng tiếng Anh khuyến khích sinh viên phải học hỏi và tìm hiểu, nâng cao khả năng đọc của bản thân. Bên cạnh cập nhật tin tức, còn có rất nhiều các file nghe giúp sinh viên luyện kĩ năng nghe hiểu của mình. Trên các website của BBC, CNN, VNexpress có các công cụ hỗ trợ nghe các tin tức kinh tế bằng tiếng Anh.

  • Công cụ chat

CHAT là một hình thức nói chuyện trực tuyến với người khác trong một cùng một môi trường. Hiện nay, nhờ có các công cụ chat như yahoo, skype ..., người học có thể tham gia chat room để trao đổi kiến thức với giảng viên. Nhờ công cụ này mà giảng viên có thể cập nhật được ngay những phản hồi từ phía người học và đồng thời người học cũng có thể cho biết những mong muốn của mình. Tính thời gian là một trong những mặt tích cực của công cụ này.

  • E-Mail

Đây là một công cụ giúp gửi và nhận thư điện tử. Giáo viên và sinh viên của thể trao đổi các bài tập thông qua công cụ này. Việc thực hiện qua công cụ này sẽ làm giảm thời gian của giáo viên bởi vì giáo viên có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ của máy tính khi sửa lỗi bài cho sinh viên. Mặt khác, sinh viên có thể nộp bài ở tại các thời điểm mong muốn. Phương pháp này giúp cho sinh viên làm quen với công cụ internet, kho thông tin lớn để khai thác. Hiện nay, trình độ vi tính của sinh viên đã được nâng cao rất nhiều. Việc hồi đáp qua công cụ này giúp cho sinh viên sẽ nộp được nhiều bài và nhiều lần. Thông thường trước đây, sinh viên phải đợi đến tiết giảng của cô thầy mới nộp được bài. Thời gian chờ đợi lâu như vậy đã một phần làm chậm quá trình học của sinh viên.

  • Công cụ WebQuests

Thực ra định nghĩa về Webquests còn chưa rõ ràng, nhưng có thể hiểu đó là một công cụ khuyến khích sinh viên chủ động học. Nó sử dụng các trang web và các nguồn thông tin khác giúp ta hiểu được một chủ đề. Mục đích của phần này là giúp ta có môi trường riêng có thể đọc và trao đổi bài đọc với các thành viên cùng chung mục đích. Trên đó mọi người có thể gửi và nhận các bài đọc và các thông tin khác. Kết quả của các bài tập sẽ được gửi lên web trong vài phút cuối tiết học và do vậy rất tốt cho phân tích và thảo luận cùng cả lớp. Đặc biệt nếu lớp học có nối mạng internet thì việc làm này sẽ giúp sinh viên biết ngay những điểm mình cần điều chỉnh trong kĩ năng đọc.

Lúc đầu khi đối mặt với sự phát triển môi trường học trên web, dễ bị chìm trong một đống các công cụ và những việc phải thực hiện. Một cách để làm giảm sự phức tạp này là phân chúng thành ba miền: Đầu vào, chuyển giao và đầu ra.



K



hi sử dụng web trong dạy học, chúng ta có thể bắt đầu với các bài tập đơn giản như History Research on the Computer, giới thiệu cách
sử dụng internet để duy trì các tài liệu cấp 1 và cấp 2 do James Ross, trường Đại học North Dakota State phát triển; Physics 150 được tổ chức cho các bài học ngắn mang tính giao tiếp và thường được tổ chức trong các phòng học lớn. Các bài tập này thường sử dụng PowerPoint và được chuyển sang sử dụng trên web. Newsgroups có thể được sử dụng như một công cụ đơn giản cho thảo luận và phân tích trong lớp. Ví dụ, sinh viên thực hiện thuyết trình trong 10 phút và được đánh giá theo cặp bằng phương tiện mẫu Đánh giá trên web. Thông tin đánh giá sẽ được tóm tắt và gửi lại cho các sinh viên trong vòng ít phút sau khi họ thuyết trình.

Những phát triển trong tương lai gần: Việc sử dụng internet cho việc tiến hành đàm thoại cá nhân đang phát triển, và đây là một hình thức khá hữu ích để tạo ra môi trường học chủ động. Có một chút chuẩn bị, giáo viên có thể đối thoại trực tiếp với sinh viên khi họ có yêu cầu giáo viên giảng kỹ thêm về bài học. PGPfone là một chương trình miễn phí cho phép đảm bảo các cuộc điện thoại trên web. Internet Phone là một chương trình thương mại cung cấp giao tiếp bằng lời nói liên tục.



Đ

ể có nhiều cuộc đàm thoại hơn nữa, các chương trình sắp được tung ra thị trường rất nhiều. NetMeeting là chương trình sắp tới của Microsoft cho phép người ta có thể ngồi ở những máy tính khác nhau chia sẻ các bản sửa viết trong khi đang nói về nó. Cần tạo ra những cách mà giáo viên có thể giao tiếp với sinh viên với vai trò khách hàng và người biên tập quan tâm đến những gì sinh viên tạo ra.

QuickTime Video và QuickTime Virtual Reality (QTVR) sẽ là phiên bản mới của Netscape. Có khả năng còn nhiều web hơn nữa sẽ sử dụng dạng thức này để trao đổi thông tin. Khả năng khám phá ra các không gian sẽ mang đến chiều hướng mới cho lớp học. (Chú ý: Các hình ảnh dưới đây là tĩnh không phải là phim QTVR trình chiếu. Phần mềm chạy QTVR trên web vẫn chưa được tung ra thị trường.) Tóm lại, giáo viên không cần tiến hành toàn bộ hoạt động dạy và học trên web, nhưng họ cần ý thức được rằng cả giáo viên và sinh viên đề cần tận dụng các trang web sẵn có cũng như các nguồn thông tin trên các trang web để hỗ trợ quá trình dạy và học, ví dụ như giáo viên yêu cầu sinh viên đọc các thông tin và bài giảng trên các web và gửi phản hồi.Một Trong các trang web có khả năng ứng dụng cao là : http://www.mcrel.org/lesson-plans/economics/econlessons.asp.


1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương