DƯƠng thị NỤ MỞ ĐẦU


QUY TRÌNH DẠY ĐỌC TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH



tải về 2.34 Mb.
trang7/19
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích2.34 Mb.
#36770
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   19

QUY TRÌNH DẠY ĐỌC TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH


VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

3.1. Giới thiệu

Như đã được thảo luận trong chương 1 và đặc biệt trong kết quả phân tích thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy và học TACN trong chương 2, với sự hiểu biết tuy còn chưa đầy đủ về các tiện ích của CNTT trong dạy và học kỹ năng đọc TACN, mặc dù còn không ít khó khăn và hạn chế về cả cơ sở vật chất cũng như hiểu biết về việc ứng dụng CNTT trong dạy và học từ cả hai phía giáo viên và sinh viên, ích lợi của việc ứng dụng CNTT trong dạy và học là một điều không thể phủ nhận được. Cũng theo kết quả điều tra, cả giáo viên và sinh viên đều mong muốn được có cơ hội ứng dụng của CNTT vào giảng dạy và học tập. Tác giả của đề tài mạnh dạn đưa ra một số đề xuất áp dụng vào dạy thí điểm một số bài học TACN thông qua một số hình thức ứng dụng, thông dụng và không mất tiền hoặc yêu cầu chi phí tối thiểu. Đây chính là một số kết quả nghiên cứu mà đề tài đạt được.

Chương 3 của đề tài sẽ lần lượt trình bày một số đề xuất về quy trình dạy đọc TACN với sự hỗ trợ của CNTT. Nhìn chung, đặc điểm ngôn ngữ về tiếng Anh các chuyên ngành có nhiều điểm tương đồng, nhưng cũng có một số khác biệt, do vậy, các tổ bộ môn đã lựa chọn hình thức ứng dụng CNTT phù hợp nhất với hoàn cảnh, điều kiện, đặc điểm về người học để tổ chức dạy thử một số bài học đọc TACN cho sinh viên. Mô hình về quy trình dạy học được dựa trên các căn cứ, nguyên tắc mang tính giáo học pháp ngoại ngữ, cụ thể là giáo học pháp giảng dạy tiếng Anh. Các quy trình dạy học được thực hiện cùng với phương pháp dạy học phù hợp và phương pháp ứng dụng các tiện ích mà CNTT mang lại cho quá trình dạy học tiếng Anh. Ngoài ra, trong chương 3 có đưa ra đề xuất về quy trình kiểm tra đánh giá môn học đọc TACN với sự hỗ trợ của CNTT với sự gợi ý một số phần mềm ứng dụng.

Quy trình dạy học đọc TACN được nghiên cứu trên từng khối sinh viên học các chuyên ngành khác nhau vì chúng có đặc thù bộ môn khác nhau. Chương 3 sẽ lần lượt mô tả quy trình dạy đọc các chuyên ngành Công nghệ thông tin, Điện tử viễn thông, Kinh tế và quy trình kiểm tra đánh giá kỹ năng đọc TACN nói chung.



3.2. Quy trình dạy đọc tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ thông tin

3.2.1. Quy trình vòng tròn

Trong công tác giảng dạy TACN nói chung và CNTT nói riêng, kỹ năng đọc chiếm một thời lượng lớn nhất trong toàn bộ hoạt động dạy và học tiếng Anh. Do đó quy trình dạy học kỹ năng đọc có tính chất quyết định đến hiệu quả học tập của sinh viên cũng như hiệu quả giảng dạy của giáo viên. Vì vậy việc thiết kế một quy trình dạy kỹ năng đọc khoa học và phù hợp với đối tượng người học cũng như yêu cầu môn học là rất quan trọng. Quy trình này cần phải đảm bảo 3 yêu cầu: 1) Cung cấp kiến thức tiếng Anh CNTT ở mức độ cơ bản để sinh viên có thể đọc tài liệu chuyên ngành; 2) Trang bị và phát triển cho sinh viên những kỹ năng đọc cần thiết để họ có thể tự nghiên cứu phát triển nghiệp vụ; và 3) Hình thành cho sinh viên khả năng học tập theo nhóm, học tập chia sẻ, tự học, tự nghiên cứu lâu dài.

Dựa trên yêu cầu và điều tra nhu cầu học tập của sinh viên, khoa Ngoại ngữ Chuyên ngành đã thiết kế một quy trình dạy đọc mới được áp dụng từ năm học 2007-2008. Quy trình này thể hiện một số bước thay đổi cơ bản. Nếu những quy trình trước đây chủ yếu tập trung vào các hoạt động trên líp và một phần bài tập về nhà thì quy trình mới này đặt trọng tâm vào hoạt động chuẩn bị trước khi lên lớp của cả giáo viên và sinh viên cũng như các hoạt động tái tạo sau giờ học trên lớp. Những thay đổi đáng kể này mang tính đính hướng hoạt động học tập của sinh viên đồng thời giúp việc dạy học tiếng Anh CNTT phù hợp với đề cương môn học theo tín chỉ. Cùng với sự thay đổi về yêu cầu và mục tiêu môn học, số lượng các thành phần của quy trình cũng tăng lên. Điều này kéo theo sự thay đổi căn bản về các hình thức dạy, các thủ thuật dạy học và các hình thức kiểm tra đánh giá. Sự thay đổi lớn nhất nằm ở cấu trúc của quy trình, được thể hiện bằng một chu trình vòng tròn.

S




Sơ đồ quy trình
au đó quy trình có thể được mô tả như hình bên. Tại sao lại là quy trình vòng tròn? Theo Piaget, lý thuyết có ảnh hưởng lớn nhất đến các đường hướng dạy-học tiếng Anh là quy trình học theo vòng tròn (Spiral learning). Không những thủ thuật học này cung cấp cho người học một chu trình khép kín tái tạo kiến

thức mà còn giúp họ có thể tự mình đào sâu và nâng cao kiến thức. Các vòng tròn của quy trình không độc lập với nhau mà thực chất kết nối có tầng bậc theo hình xoáy ốc. Mỗi vòng là một mắt xích của quy trình củng cố mắt xính phía trước và là nên tảng cho mắt xích phía sau. Chính sự kết nối này là cơ sở cho sự sáng tạo trong quá trình học của sinh viên. Kiến thức không chỉ đơn thuần được lặp lại máy móc mà luôn nằm trong xu hướng phát triển. Có thể nói đó là một quy trình không bắt đầu và không kết thúc, giống như chính con đường học tập và nhận thức của loài người. Dưới đây là trích ngang một vòng mắt x



ích của quy trình.

3.2.2. Diễn giải các bước của quy trình

    1. Chuẩn bị: được thực hiện trong 1 tuần trước giờ lên lớp, tùy thuộc vào từng chủ đề bài học mà có nội dung khác nhau.

1a. Chuẩn bị đối với giáo viên: tìm thông tin, chuẩn bị tài liệu bổ sung, thiết kế giáo án, thiết kế các hoạt động và bài tập để khai thác bài đọc, thiết kế ccác hình thức tái tạo kiến thức, từ vựng, các hình thức theo dõi, kiểm tra.

1b. Chuẩn bị đối với sinh viên: đọc và dịch bài ở nhà, làm toàn bộ bài tập trong sách giáo khoa, tra từ mới, nhận định đánh giá nội dung bài học, tìm thông tin liên quan đến bài học để bổ sung cho bài đọc.



    1. Khai thác: được thực hiện trong giờ học trên lớp với tất cả các bước thể hiện trong giáo án với sự tham gia của giáo viên và sinh viên.

2a. Hoạt động trước khi đọc: giáo viên và sinh viên tổ chức các hoạt động trao đổi thông tin, trả lời các câu hỏi trong phần khởi động (warm-up/tuning in) của bài.

2b. Hoạt động trong khi đọc: thảo luận trao đổi và thống nhất các câu trả lêi câu hỏi của bài đọc, thống nhất đáp án cho các bài tập của bài đọc, thảo luận từ vựng thực hiện các hoạt động và trò chơi để củng cố kỹ năng đọc và hiểu tài liệu.



2c. Hoạt động sau đọc: thảo luận mở rộng dựa trên các tài liệu của giáo viên và thông tin sinh viên kiếm được xung quanh bài, trao đổi ý kiến nhận định về các thông tin đó. Thực hiện các bài tập mở rộng.

    1. C

      ủng cố và phát triển: được thực hiện liên tục và lâu dài sau giờ học cùng với hướng dẫn và đánh giá của giáo viên.

3a. Củng cố: nhấn mạnh, đào sâu nội dung bài học thông qua các hình thức dịch, tóm tắt, tìm tài liệu bổ sung.

3b. Phát triển: thiết kế các sơ đồ kết nối các chủ đề khác nhau, tìm kiếm mối liên hệ với các chủ đề sau/trước, thiết kế mạng lưới từ vựng cho từng khóa học; viết báo cáo tiến độ về các hoạt động thực hiện bài học.



    1. Kiểm tra đánh giá: thực hiện lồng ghép xen kẽ với các hoạt động học.

4a. Kiểm tra đánh giá việc chuẩn bị: dưới các hình thức bài dịch, tài liệu tìm được về chủ đề học, bài tập và sách giáo khoa.

4b. Kiểm tra đánh giá các hoạt động học trên lớp dưới các hình thức: trả lời câu hỏi, bài kiểm tra tiến độ, thuyết trình, bài kiểm tra viết cuối kỳ.

4c. Kiểm tra đánh giá các hoạt động sau bài học dưới các hình thức bài tập lớn theo nhóm, báo cáo cá nhân, tư vấn giáo viên.

3.2.3. Phân tích các bước của quy trình



tải về 2.34 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương