DƯƠng thị NỤ MỞ ĐẦU



tải về 2.34 Mb.
trang5/19
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích2.34 Mb.
#36770
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19

Bảng 4. Quan niệm của sinh viên về ứng dụng CNTT

trong dạy đọc TACN Luật

Khi được hỏi về quan niệm của mình về ứng dụng CNTT trong giảng dạy kỹ năng đọc, 100% sinh viên trong cuộc điều tra đều hiểu đúng quan niệm về các hình thức dạy học kỹ năng đọc TACN với sự hỗ trợ của CNTT. Tuy vậy, một số sinh viên cho rằng việc sử dụng bài giảng có nguồn học liệu lấy từ internet và các phần mềm hỗ trợ dạy học là cái các em nghĩ đến đầu tiên khi nói đến ứng dụng CNTT, còn với việc sử dụng diễn đàn thì khá xa vời và có vẻ khó thực hiện.



  • Hình thức ứng dụng CNTT trong dạy đọc TACN trong thực tế

Thật là cần cả một quá trình và nhiều cố gắng để có thể biến những gì con người nghĩ đến thành hiện thực. Thực tế sử dụng CNTT trong dạy và học TACN ở trường ĐHQGHN vẫn còn nhiều điều để bàn đến. Kết quả điều tra về thực tế sử dụng CNTT trong dạy-học kỹ năng đọc TACN được thể hiện như sau:

Đối với chuyên ngành ĐTVT:



Hình thức

Giáo viên đã từng sử dụng

(%)

Sinh viên đã từng tham gia

(%)

a. Sử dụng bài giảng có nguồn học liệu lấy từ Internet.

100

100

b. Sử dụng các phần mềm ứng dụng văn phòng (MS Word, MS Excel, MS PowerPoint ...)

100

100

c. Sử dụng các phần mềm khác

77.8

65

d. Sử dụng diễn đàn

22.2

12

e. Sử dụng thư điện tử

77.8

86

f. Sử dụng tin nhắn, chat (Y!M, Google Talk ...)

33.3

34

g. Giao nhiệm vụ, bài tập cho sinh viên yêu cầu sinh viên phải tìm kiếm thông tin từ các trang web

100

100

h. Ý kiến khác (nêu rõ)

11.1

6

Bảng 5. Những hình thức ứng dụng CNTT trong dạy đọc TACN

ĐTVT trong thực tế

Phần này tìm hiểu về tính đa dạng của các hình thức ứng dụng CNTT trong dạy và học kĩ năng đọc TACN Điện tử viễn thông. Khảo sát từ cả phía giáo viên và sinh viên đều khẳng định được việc ứng dụng CNTT đa dạng và linh hoạt trong dạy và học kĩ năng đọc. Trong đó các hình thức như “Sử dụng bài giảng có nguồn học liệu lấy từ internet”, “Sử dụng các phần mềm ứng dụng văn phòng và các phần mềm khác hỗ trợ phát triển kĩ năng đọc”, “Sử dụng thư điện tử”, “Giao nhiệm vụ, bài tập cho sinh viên trong đó yêu cầu sinh viên phải tìm kiếm thông tin từ các trang web” là những hình thức được áp dụng nhiều nhất, chiếm từ 65% đến 100% ở cả hai bản khảo sát của giáo viên và sinh viên. Cụ thể là cả giáo viên và sinh viên đều tích cực khai thác những tiện ích mà CNTT mang lại như các phần mềm từ điển Lạc Việt hay Prodict, hay các phần mềm hỗ trợ khả năng dịch như EVietran và đặc biệt là thông tin chuyên ngành từ trang web wikipedia. Kết quả điều tra cũng cho thấy, hình thức sử dụng điễn đàn không được sử dụng thường xuyên; chỉ có 22.2% giáo viên sử dụng hình thức này trong khi đó chỉ có 12% sinh viên trả lời là đã từng sử dụng diễn đàn trong việc học kĩ năng đọc. Điều này cũng có thể lý giải được vì là những giáo viên đã giảng dạy kĩ năng đọc TACN Điện tử viễn thông trong nhiều năm và cũng đã từng sử dụng diễn đàn như một công cụ dạy học các giáo viên thấy việc sử dụng diễn đàn rất phức tạp vì trên thực tế có những diễn đàn hay mà sinh viên có thể học tập được nhiều thì việc đăng kí thành viên không dễ dàng, thậm chí còn đòi hỏi lệ phí thành viên nên sinh viên không thể đăng kí và với yêu cầu nộp lệ phí thì không khả thi. Còn có những diễn đàn cho phép đăng kí thành viên dễ dàng thì độ tin cậy lại không được cao, hoặc chỉ được sử dụng để tận dụng nguồn tài nguyên dạy và học kĩ năng đọc mà thôi. Bản thân giáo viên cũng rất cân nhắc mỗi khi sử dụng diễn đàn như một công cụ hỗ trợ dạy học kĩ năng đọc. Với kinh nghiệm của mình giáo viên thường chỉ sử dụng một số diễn đàn như www.dethi.com, www.tailieuduhoc.org, www.duhoc.vn, v.v...

Bản khảo sát cũng phản ánh sự khác biệt trong quan niệm của giáo viên và sinh viên đối với hình thức sử dụng tin nhắn và chat như một công cụ hỗ trợ hoạt động dạy và học TACN Điện tử viễn thông. Theo kết quả khảo sát, 33.3% giáo viên trả lời rằng đã từng sử dụng tin nhắn và chat trong việc giảng dạy kĩ năng đọc, trong khi đó 34% sinh viên trả lời rằng sinh viên đã từng sử dụng tin nhắn và chat trong việc hỗ trợ việc học kĩ năng đọc TACN Điện tử viễn thông. Điều này phù hợp với thông tin đưa ra tại câu hỏi 2 của cả hai bản khảo sát dành cho giáo viên và sinh viên (bảng 2).

Tình hình ứng dụng CNTT trong dạy-học TACN Công nghệ thông tin đã thể hiện rất rõ những gì giáo viên và sinh viên mong muốn trong hiện thực dạy-học của họ. Kết quả điều tra về ứng dụng CNTT trong thực tế được thể hiện rõ trong bảng 5 dưới đây.



Ứng dụng

Giáo viên đã từng sử dụng (%)

Sinh viên đã từng tham gia (%)

a. Sử dụng bài giảng có nguồn học liệu lấy từ Internet.

100

100

b. Sử dụng các phần mềm ứng dụng văn phòng (MS Word, MS Excel, MS PowerPoint, ...)

100

100

c. Sử dụng các phần mềm khác

80

75

d. Sử dụng diễn đàn

20

10

e. Sử dụng thư điện tử

80

96

f. Sử dụng tin nhắn, chat (Y!M, Google Talk, ...)

0

13

g. Giao nhiệm vụ, bài tập cho sinh viên trong đó yêu cầu sinh viên phải tìm kiếm thông tin từ các trang web.

100

100

h. ý kiến khác (nêu rõ)

0

0

Bảng 6. Những hình thức ứng dụng CNTT trong dạy đọc TACN

CNTT trong thực tế

Phần này tìm hiểu về tính đa dạng của các hình thức ứng dụng CNTT trong dạy và học kĩ năng đọc TACN Công nghệ thông tin thì khảo sát từ cả phía giáo viên và sinh viên đều khẳng định được việc ứng dụng CNTT đa dạng và linh hoạt trong dạy và học kĩ năng đọc. Trong đó các hình thức như “Sử dụng bài giảng có nguồn học liệu lấy từ Internet”, ‘Sử dụng các phần mềm ứng dụng văn phòng và các phần mềm khác hỗ trợ phát triển kĩ năng đọc”, “Sử dụng thư điện tử”, “Giao nhiệm vụ, bài tập cho sinh viên trong đó yêu cầu sinh viên phải tìm kiếm thông tin từ các trang web” là những hình thức được áp dụng nhiều nhất, chiếm từ 75% đến 100% ở cả hai bản khảo sát của giáo viên và sinh viên. Kết quả điều tra cũng cho thấy, hình thức sử dụng điễn đàn không được sử dụng thường xuyên; chỉ có 20% giáo viên sử dụng hình thức này trong khi đó chỉ có 10% trả lời là đã từng sử dụng diễn đàn trong việc học kĩ năng đọc. Điều này cũng có thể lý giải được vì là những giáo viên đã giảng dạy kĩ năng đọc TACN Công nghệ thông tin trong nhiều năm và cũng đã từng sử dụng diễn đàn như một công cụ dạy học chúng tôi thấy việc sử dụng diễn đàn rất phức tạp vì trên thực tế có những diễn đàn hay mà sinh viên có thể học tập được nhiều thì việc đăng kí thành viên không dễ dàng, thậm chí còn đòi hỏi lệ phí thành viên nên sinh viên không thể đăng kí và với yêu cầu nộp lệ phí thì không khả thi. Còn có những diễn đàn cho phép đăng kí thành viên dễ dàng thì độ tin cậy lại không được cao, hoặc chỉ được sử dụng để tận dụng nguồn tài nguyên dạy và học kĩ năng đọc mà thôi. Bản thân chúng tôi cũng rất cân nhắc mỗi khi sử dụng diễn đàn như một công cụ hỗ trợ dạy học kĩ năng đọc. Với kinh nghiệm của mình chúng tôi thường chỉ sử dụng một số diễn đàn như www.dethi.com, www.tailieuduhoc.org, www.duhoc.vn, v.v...

Bản khảo sát cũng phản ánh sự khác biệt trong quan niệm của giáo viên và sinh viên đối với hình thức sử dụng tin nhắn, chat như một công cụ hỗ trợ hoạt động dạy và học TACN Công nghệ thông tin. Theo kết quả khảo sát, không giáo viên nào trả lời rằng đã từng sử dụng tin nhắn, chat trong việc giảng dạy kĩ năng đọc, trong khi đó 13% sinh viên trả lời rằng các em đã từng sử dụng tin nhắn và chat trong việc hỗ trợ việc học kĩ năng đọc TACN Công nghệ thông tin. Điều này phù hợp với thông tin đưa ra tại câu hỏi 2 của cả hai bản khảo sát dành cho giáo viên và sinh viên (bảng 2).

Đối với chuyên ngành Kinh tế thì tình hình không giống như vậy. Khi được hỏi về hoạt động dạy học có ứng dụng CNTT mà sinh viên đã được tham gia mang lại cái nhìn khá lạc quan về thực trạng ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy kỹ năng đọc TACN tại trường Đại học Kinh Tế. Nhìn chung, hình thức ứng dụng CNTT là rất đa dạng. Tuy nhiên, việc ứng dụng lại khá hạn chế. Đặc biệt, có tới 23 sinh viên nói việc dạy và học chỉ xoay quanh giáo trình.



B
iểu đồ 3.
Hình thức ứng dụng CNTT trong dạy đọc TACN Kinh tế trong thực tế

Đối với chuyên ngành Luât: Mặc dù khi được hỏi về quan niệm của mình về ứng dụng CNTT trong giảng dạy kỹ năng đọc, 100% sinh viên trong cuộc điều tra đều hiểu đúng quan niệm về các hình thức dạy học kỹ năng đọc TACN với sự hỗ trợ của CNTT nhưng có một số ý kiến cho rằng những học liệu có ứng dụng CNTT, dặc biệt là việc khai thác internet chưa phải là nguồn đáng tin cậy hoàn toàn, thậm chí các nguồn học liệu có lúc mâu thuẫn nhau nên sinh viên dễ rơi vào tình trạng “ngập trong các nguồn tài liệu”. Vì vậy, sự cung cấp các nguồn hay các website đọc TACN Luật với những thông tin đáng tin cậy đã được thống nhất từ phía các thầy cô giáo, những người có chuyên môn là vô cùng quan trọng để sinh viên có thể tận dụng triệt để nhưng hiệu quả nhất các nguồn của CNTT.

Kết quả điều tra về thực trạng day-học TACN Luật với sự hỗ trợ của CNTT cho ra một kết quả chân thực đáng xem xét. Chỉ có 2 hình thức duy nhất sinh viên cảm nhận được khi có ứng dụng CNTT là: “Sử dụng các bài giảng có nguồn học liệu lấy từ Internet” và “sử dụng web”. Cụ thể hơn, với các bài giảng có nguồn lấy từ internet sinh viên cho rằng giáo viên tìm các bài đọc TACN Luật tương ứng với nội dung của bài học trên lớp (có thể là phần đọc thêm hay một vụ án nào đó), sau đó giáo viên chỉnh sửa, thường là đơn giản hóa, và thiết kế thêm các hoạt động đọc thêm. Đối với việc sử dụng web, sinh viên đều cho rằng giáo viên cung cấp cho lớp một số trang web tiêu biểu mà họ có thể khai thác thêm, và đưa ra những câu hỏi gợi ý để họ đọc thêm sau giờ học. Những hình thức “sử dụng diễn đàn”, “sử dụng thư điện tử” hay “tin nhắn, chat” trong kỹ năng đọc là hoàn toàn xa lạ với sinh viên khoa Luật, gần như họ không có khái niệm gì về những hoạt động này.



(3) Mức độ thường xuyên ứng dụng CNTT trong dạy đọc TACN

Câu hỏi này chỉ được thiết kế để khảo sát mức độ thường xuyên ứng dụng CNTT trong giảng dạy kĩ năng đọc TACN Công nghệ thông tin của giáo viên. Kết quả điều tra như sau:



    • Đối với các lớp học TACN ĐTVT:

Mức độ

Trả lời (%)

a. Thường xuyên

77.8

b. Thỉnh thoảng

11.1

c. Hiếm khi

11.1

d. Chưa bao giờ

0

e. Ý kiến khác (nêu rõ)

0

Bảng 7. Mức độ thường xuyên ứng dụng CNTT

trong dạy đọc TACN ĐTVT

Theo kết quả khảo sát thì có 77.8% giáo viên thường xuyên áp dụng CNTT trong giảng dạy kĩ năng đọc TACN điện tử viễn thông; còn 22.2% giáo viên, vì lý do này hay lý do khác mới chỉ thỉnh thoảng ứng dụng hoặc thậm chí có giáo viên còn hiếm khi ứng dụng CNTT trong giảng dạy kĩ năng đọc. Do chưa thường xuyên ứng dụng CNTT trong giảng dạy kĩ năng đọc, kết quả điều tra thể hiện như sau:



    • Đối với các lớp học TACN CNTT:

Mức độ

Trả lời (%)

a. Thường xuyên

80

b. Thỉnh thoảng

10

c. Hiếm khi

10

d. Chưa bao giờ

0

e. ý kiến khác (nêu rõ)

0

Bảng 8. Mức độ thường xuyên ứng dụng CNTT

trong dạy đọc TACN CNTT

Theo kết quả khảo sát thì chỉ có 80% giáo viên thường xuyên áp dụng CNTT trong giảng dạy kĩ năng đọc TACN Công nghệ thông tin; còn 20% giáo viên, vì lý do này hay lý do khác mới chỉ thỉnh thoảng ứng dụng hoặc thậm chí có giáo viên còn hiếm khi ứng dụng CNTT trong giảng dạy kĩ năng đọc. Những lý do của việc chưa thường xuyên ứng dụng CNTT trong giảng dạy kĩ năng đọc chúng tôi xin phép được tìm hiểu ở những câu hỏi sau.



    • Đối với các lớp học TACN Kinh tế:

Các số liệu từ phiếu điều tra đã mang lại cái nhìn khá rõ nét về việc ứng dụng CNTT trong hoạt động giảng dạy. Khi được hỏi về mức độ thường xuyên của việc ứng dụng CNTT trong dạy học, có ba giáo viên đã trả lời là thường xuyên ứng dụng, thỉnh thoảng - ba giáo viên, hiếm khi - hai giáo viên, và chưa bao giờ - hai giáo viên.

    • Đối với các lớp học TACN Luật:

Mức độ thường xuyên sử dụng CNTT trong dạy kỹ năng đọc TACN Luật được thể hiện trong biểu đồ dưới đây.



Biểu đồ 4. Mức độ thường xuyên ứng dụng CNTT

trong dạy đọc TACN Luật

Số liệu trên cho thấy mức độ thường xuyên ứng dụng CNTT trong giảng dạy kỹ năng đọc TACN Luật của giáo viên. Theo kết quả khảo sát thì không có giáo viên nào thường xuyên ứng dụng CNTT trong giảng dạy kỹ năng đọc TACN Luật. Con số 75% giáo viên hiếm khi ứng dụng CNTT là một thực trạng đáng suy nghĩ về việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Chỉ có 25% giáo viên thỉnh thoảng ứng dụng CNTT và hình thức chính và duy nhất của họ là sử dụng nguồn internet để tìm thêm tài liệu cho sinh viên.

(4) Mức độ yêu thích của sinh viên đối với các hoạt động dạy và học kĩ năng đọc TACN với sự hỗ trợ của CNTT

    • Đối với các lớp học TACN ĐTVT:

Xếp loại

Hoạt động học

Rất thích

Thích

Thích một chút

Không thích lắm

Không thích chút nào

a. Sử dụng bài đọc được lấy từ internet

12

86

2

0

0

b. Bài giảng có sử dụng Powerpoint

18

72

6

4

0

c. Sử dụng các phần mềm ứng dụng văn phòng khác (MS Word, MS Excel ...) để hỗ trợ việc dạy và học kĩ năng đọc

5

73

16

6

0

d. Sử dụng các phần mềm hỗ trợ học tập khác như từ điển điện tử, phần mềm phát triển kĩ năng đọc, ...

10

81

6

2

1

e. Nộp bài tập đọc và nhận phản hồi qua thư điện tử

14

61

22

3

0

f. Chia sẻ thông tin bài đọc & thảo luận về chủ đề của bài qua diễn đàn, bảng tin, tin nhắn

12

31

49

6

2

g. Tìm kiếm thông tin trên internet để chuẩn bị và làm phong phú thêm bài đọc

49

42

9

0

0

h. Ý kiến khác (nêu rõ) __________

0

0

0

0

0


tải về 2.34 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương