DƯƠng thị NỤ MỞ ĐẦU


Lý thuyết về tiếng Anh chuyên ngành



tải về 2.34 Mb.
trang4/19
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích2.34 Mb.
#36770
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19

1.4. Lý thuyết về tiếng Anh chuyên ngành

1.4.1. Định nghĩa tiếng Anh chuyên ngành

Theo Robinson (1980:3), khái niệm về tiếng Anh chuyên ngành (TACN) dựa trên đặc điểm mang tính định hướng chung và bắt nguồn từ việc phân tích nhu cầu. Dudley, Tony et al. (2000:4) cho rằng, TACN tập trung vào ngôn ngữ, cụ thể về ngữ pháp, từ vựng, ngữ vựng và những kỹ năng học tập. Từ những định nghĩa trên, chúng ta có thể suy ra rằng, TACN có nội dung liên quan đến một lĩnh vực nào đó và có những nguyên tắc riêng của nó.



1.4.2. Đặc điểm của tiếng Anh chuyên ngành

Theo Streven (1988:5), TACN gồm những đặc điểm như: được thiết kế để đáp ứng nhu cầu cụ thể của người học, có liên quan tới một lĩnh vực chuyên ngành nào đấy, tập trung vào ngôn ngữ tương ứng với những đặc điểm về cú pháp, từ vựng, diễn ngôn, phân tích diễn ngôn, ngữ nghĩa ..., tương phản với tiếng Anh thông thường, có thể giới hạn đối với những kỹ năng ngôn ngữ (ví dụ như chỉ áp dụng đối với kỹ năng đọc), có thể sẽ không được giảng dạy theo một phương pháp nào đã có. Bên cạnh đó, theo Tickoo (1988:5), TACN có những đặc điểm sau: có chức năng hô ngữ riêng miêu tả tiếng Anh khoa học (nói một cách đơn giản, là có những cách diễn đạt bắt nguồn từ bản chất, mục đích của khoa học), có những quy tắc ngôn ngữ riêng để tạo nên những văn bản khoa học như những cụm danh từ dài, thường xuyên sử dụng thể bị động, sử dụng nhiều mệnh đề phụ, không sử dụng nhiều thì, động từ khuyết thiếu giới từ, cấu trúc câu không đa dạng mà dùng lặp đi lặp lại một cấu trúc ngữ pháp nào đấy, từ vựng và thuật ngữ quen thuộc với người học vì khi người học nắm được những khái niệm và những thuật ngữ chuyên ngành trong tiếng Việt, họ dễ dàng có được những thuật ngữ tiếng Anh tương ứng.

Từ những đặc điểm nêu trên, chúng ta có thể khẳng định rằng, TACN không phải là một loạt những sự kiện thực tế được truyền tải qua ngôn ngữ, mà nó có cấu trúc ngôn ngữ đặc biệt của nó. Nó có những đặc điểm khiến TACN khác so với tiếng Anh thông thường.

1.4.3. Học đọc TACN hiệu quả với sự trợ giúp của máy tính

Ngày nay, với sự trợ giúp của máy tính, việc học ngoại ngữ trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Để học đọc TACN hiệu quả, máy tính của người học cần được trang bị rất nhiều chương trình, chẳng hạn như: từ điển, chương trình đọc tiếng Anh, sách điện tử bằng tiếng Anh và các phần mềm khác. Tùy mục đích học tập mà máy tính của người học có thể cài những chương trình sao cho phù hợp. Tuy nhiên, để học đọc hiệu quả, khi đọc bất cứ một bài gì, người học cần đọc từ đầu đến cuối và trước khi sử dụng từ điển họ cần tận dụng kiến thức của mình và kỹ năng như suy đoán nghĩa của từ dựa vào ngữ cảnh. Bên cạnh đó, người học cần có một thời gian biểu cụ thể cho việc tự học của mình và tuân theo một cách nghiêm ngặt.

Bên cạnh đó, để học đọc TACN hiệu quả, các ứng dụng của CNTT cần được sử dụng sao cho vai trò của chúng được phát huy ở những điểm sau:


  • Phát triển những kỹ năng của sinh viên trong giải quyết vấn đề, suy đoán, phân tích và quản lý thông tin.

  • Giúp sinh viên thoải mái và tự tin khi sử dụng công nghệ và hiểu rằng CNTT chỉ là công cụ để giúp họ trong học tập.

  • Hướng sự chú ý của sinh viên vào sử dụng công nghệ và coi công nghệ như một công cụ để mở rộng kiến thức và tự học.

  • Duy trì và tăng cường sự tham gia tích cực của sinh viên vào quá trình học tập.

1.5. Ứng dụng CNTT trong mối liên hệ với môi trường dạy-học tiếng Anh chuyên ngành ở ĐHQGHN

Ngoại ngữ chuyên ngành, thực chất là TACN ở ĐHQGHN được coi là môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo ngoại ngữ, lâu nay thường được dạy và học chủ yếu theo phương pháp truyền thống, chú trọng nhiều đến đọc, dịch bài khóa và từ vựng. Các bài học được tiến hành trên lớp, thầy giảng trò ghi chép, đọc, dịch và làm một số bài tập dựa trên nội dung bài đọc. Mặc dù gần đây đã có nhiều điều kiện vật chất kỹ thuật như phòng học tiếng Multimedia (của ĐHNN), các trung tâm máy tính (của các đơn vị ĐHNN, Đại học Công nghệ, Đại học Kinh tế, khoa Luật), Trung tâm tự học (thư viện), nhưng việc tận dụng hay sử dụng các cơ sở vật chất này và các thiết bị kỹ thuật phục vụ cho việc học TACN chưa được thường xuyên và chưa thực sự hiệu quả. Một phần do giáo viên chưa tổ chức được các hoạt động học tập cho sinh viên, một phần do sinh viên chưa có thói quen học tập với sự hỗ trợ của các thiết bị điện tử. Việc dạy-học trên lớp thường được tổ chức theo phương pháp dạy “chay”, chỉ có bảng đen, phấn trắng và giấy vở là được sử dụng thường xuyên.

Gần đây khoa Ngoại ngữ chuyên ngành đã có nhiều đổi mới trong phương pháp giảng dạy và do đó kéo theo đổi mới trong phương pháp học tập của trò, đã có một số giáo viên chủ động sử dụng thiết bị dạy học của cá nhân như máy tính xách tay, video clips, một số chương trình CD chọn lọc trong quá trình dạy trên lớp và các hoạt động học tập ngoài lớp học như giao bài tập về nhà thông qua hình thức thư điện tử email, sử dụng tài liệu trực tuyến trên mạng internet ... Đã xuất hiện tình trạng sinh viên làm bài tập cá nhân và nhóm trên phòng internet (của trường và tư nhân), truy cập mạng, tìm bài đọc theo chủ đề bài học, trao đổi thông tin, bài vở với nhau và nộp bài làm cho giáo viên theo con đường điện tử. Nhìn chung, hiện nay giáo viên và sinh viên mới ứng dụng một số chương trình máy tính văn phòng (MS Word, MS Powerpoint) và mạng internet là chủ yếu, các phòng học tiếng chưa được sử dụng triệt để.

Trong xu hướng hiện nay, ngành giáo dục đại học ở Việt Nam đã có rất nhiều thay đổi, ĐHQGHN đã nhanh chóng bắt kịp những thay đổi ấy, đó là áp dụng phương pháp đào tạo đại học theo hình thức tín chỉ. Khi đào tạo theo tín chỉ, điểm của môn học được quyết định dựa trên rất nhiều đầu điểm như điểm bài tập về nhà, điểm bài tập cá nhân hàng tuần, điểm của hai kỳ kiểm tra định kỳ và điểm thi cuối kỳ. Hệ thống tín chỉ khiến sinh viên phải dành thời gian tự học rất nhiều và nó cho phép sinh viên chủ động xây dựng kế hoạch học tập thích hợp nhất. Nếu sinh viên không có ý thức xây dựng cho mình một chương trình học chủ động thì sẽ dẫn đến việc kiến thức của họ bị hổng. Khi đào tạo theo tín chỉ, thời lượng tự học của sinh viên sẽ tăng lên đáng kể. Chính vì thế, việc xây dựng những phương pháp tự học nói chung và phương pháp tự học kỹ năng đọc TACN nói riêng là một vấn đề gây sự quan tâm rất lớn cho tất cả những người làm trong ngành giáo dục, và đặc biệt là đội ngũ giảng viên trực tiếp giảng dạy sinh viên. Tận dụng tiềm năng về CNTT, việc đổi mới về phương pháp dạy học, việc ứng dụng các thành tựu về CNTT trong việc tự học của sinh viên chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao trong học tập, và tạo tiền đề vững chắc để sinh viên có thể vững bước trên con đường tự học của họ sau này.

Tiểu kết

Những nội dung về mặt lý luận được đề cập đến trong chương 1 được coi là cơ sở vững chắc cho việc thực hiện các nhiệm vụ của đề tài. Căn cứ trên các tiện ích của CNTT mà người dạy có thể lựa chọn những ứng dụng thích hợp để xây dựng được phương pháp dạy học, hướng dẫn người học ứng dụng có hiệu quả những tiện ích của CNTT vào quá trình tự học tập kỹ năng đọc TACN. Nhờ có CNTT mà người dạy và người học có thể khai thác được nguồn tài nguyên phong phú và có thể nói là vô tận, cập nhật và rất cần thiết để năng cao tầm hiểu biết về các chuyên ngành mà người học đang quan tâm. Những lý thuyết về kỹ năng đọc hiểu và về TACN giúp người dạy và người học xác định được các đặc điểm đặc thù của tiếng Anh các chuyên ngành khác nhau, qua đó xây dựng được phương pháp dạy và học khác nhau trong môi trường trên lớp học và ngoài lớp học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Những cơ sở lý luận đề cập đến trong chương 1 là kim chỉ nam cho việc thực hiện các nhiệm vụ của nghiên cứu như đã đặt ra trong phần Mở đầu của nghiên cứu này.



Chương 2

THỰC TRẠNG VIỆC DẠY KỸ NĂNG ĐỌC TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH CHO SINH VIÊN KHÔNG CHUYÊN TIẾNG ANH Ở ĐHQG HÀ NỘI

2.1. Giới thiệu

Đây là nghiên cứu đầu tiên về ứng dụng CNTT trong dạy học kỹ năng đọc TACN cho sinh viên không chuyên tiếng Anh ở ĐHQGHN nên đề tài đã được thực hiện trong sự phối hợp với một số đơn vị khác như Trung tâm Multimedia trường ĐHNN để thực nghiệm giảng dạy một số giờ học thí điểm trên phòng học tiếng Multimedia, bồi dưỡng giáo viên về phương pháp sử dụng thiết bị kỹ thuật trong dạy học, tra cứu tài liệu điện tử trên phòng máy tính, và nhận hỗ trợ về kỹ thuật để xây dựng các bài giảng điện tử. Trong thực tế, vì điều kiện giảng dạy TACN ở các đơn vị khac nhau (Đại học Công nghệ, Đại học Kinh tế và khoa Luật), đã không thể tận dụng được tối da phòng học Multimedia của trung tâm Multimedia (ĐHNN) để dạy sinh viên, mà mới chỉ tổ chức một số khóa học bồi dưỡng cho giáo viên về cách sử dụng máy chiếu, khai thác tài liệu trên mạng internet, lập các chương trình phối hợp dạy và học thông qua hệ thống thư điện tử và blogs.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu đề tài đã nhận được sự phối hợp ở một chừng mực nhất định là tổ chức một số buổi xêmina trong đó các giáo viên trong khoa NNCN được học hỏi từ chuyên gia CNTT Đào Kiến Quốc - Trung tâm nghiên cứu phát triển công nghệ phần mềm, Đại học Công nghệ - ĐHQGHN, và TS. Đỗ Tuấn Minh trường ĐHNN - ĐHQGHN giới thiệu những kiến thức cơ bản, phương pháp và kinh nghiệm xây dựng và tiến hành bài giảng điện tử online và offline, giúp cho giáo viên có thể áp dụng một phần nào đó vào quá trình biên soạn bài giảng trên lớp, bài tập bổ trợ, xây dựng các hoạt động đọc trong lớp và ngoài lớp học phục vụ việc giảng dạy của giáo viên và việc học tập của sinh viên.

Hơn nữa, những người thực hiện đề tài đã có điều kiện sử dụng các cơ sở vật chất như máy chiếu trên một số phòng học của Đại học Công nghệ, Đại học Kinh tế và chủ yếu sử dụng vào việc trình chiếu bài giảng bằng Powerpoint. Còn đối với khoa Luật, các lớp học TACN đều ở xa trường nên không có điều kiện được trang bị máy móc, giáo viên phải mang theo máy laptop và máy chiếu từ nhà đến lớp học nên rất bất tiện. Những ứng dụng CNTT trong quá trình dạy học kỹ năng đọc TACN Luật chủ yếu dựa vào mạng internet do sinh viên truy cập ngoài giờ lên lớp, làm bài tập cá nhân, trao đổi bài qua email và blog.

Bất chấp những khó khăn đề tài gặp phải về điều kiện vật chất kỹ thuật và hỗ trợ kỹ thuật, nghiên cứu thực trạng dạy học TACN với sự hỗ trợ của CNTT vẫn được thực hiện một cách nghiêm túc và được trình bày cụ thể trong các mục sau của chương 2.

2.2. Khảo sát

Kĩ năng đọc được xem là một trong những kĩ năng quan trọng nhất trong việc học TACN. Việc tìm hiểu thực trang dạy và học kĩ năng đọc TACN ở ĐHQGHN là rất cần thiết vì nó tạo cơ sở và tiền đề cho việc đưa ra những đề xuất trong việc đổi mới phương pháp dạy học kĩ năng đọc TACN với sự ứng dụng, hỗ trợ của CNTT. Chương 2 này sẽ lần lượt đi sâu tìm hiểu thực trạng dạy-học kỹ năng đọc TACN với sự hỗ trợ của CNTT ở 3 đơn vị: trường Đại học Công nghệ, trường Đại học Kinh tế và khoa Luật thuộc ĐHQGHN.

Mục tiêu của điều tra khảo sát nhằm đạt được ba mảng thông tin sau:

- Quan niệm về ứng dụng CNTT của giáo viên và sinh viên và vai trò, tác dụng, lợi ích của chúng đối với việc dạy-học kỹ năng đọc TACN;

- Thực tế ứng dụng CNTT trong day-học đọc TACN và hiệu quả của việc ứng dụng;

- Những khó khăn mà giáo viên và sinh viên gặp phải và một số kiến nghị.

Kết quả điều tra sẽ phản ánh được thực trạng dạy-học kĩ năng đọc TACN tại Khoa ngoại ngữ chuyên ngành - Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội để từ đó các tác giả nghiên cứu có thể đưa ra được những đề xuất hợp lý và có tính ứng dụng cao hơn cho việc dạy-học kĩ năng đọc TACN.

Các khách thể của nghiên cứu gồm 38 giáo viên và 400 sinh viên là những người đang trực tiếp giảng dạy và học tập TACN. Các công cụ thu thập dữ liệu chủ yếu dựa trên điều tra khảo sát thông qua hai bộ câu hỏi và phỏng vấn dành cho giáo viên và sinh viên. Các thông tin thu thập được phân tích theo nội dung và mục đích của các câu hỏi khảo sát thông qua các số liệu thống kê trên các bảng và biểu đồ, kết hợp với phần giải thích và phân tích.

Các câu hỏi khảo sát được thiết kế thành 2 bản dành cho giáo viên và cho sinh viên với những mục đích tương đương nhau, tập trung tìm hiểu thái độ, quan niệm của giáo viên và sinh viên với việc ứng dụng CNTT trong dạy và học kỹ năng đọc TACN; thực tế và hiệu quả của các hoạt động dạy và học kỹ năng đọc TACN có sử dụng CNTT, từ đó rút ra được những kết luận cơ bản nhất liên quan đến vấn đề.

Công cụ 1: Bản câu hỏi điều tra dành cho sinh viên

Mục đích của bản câu hỏi điều tra nhằm tìm hiểu thái độ của sinh viên đối với việc ứng dụng CNTT trong học kỹ năng đọc TACN, những hoạt động đã được giáo viên áp dụng, hiệu quả của chúng, từ đó tìm hiểu những khó khăn mà sinh viên gặp phải, cũng như mong muốn của họ trong quá trình ứng dụng CNTT để nâng cao kỹ năng đọc. Dựa trên đó nhóm tác giả cũng mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị để việc ứng dụng CNTT trong dạy đọc TACN được hiệu quả hơn.

Công cụ 2: Bản câu hỏi điều tra dành cho giáo viên

Bản câu hỏi điều tra nhằm mục đích tìm hiểu những hoạt động giáo viên đã thực hiện có ứng dụng CNTT trong dạy kỹ năng đọc, những khó khăn mà họ gặp phải, cũng như gợi ý, mong muốn mà chính các giáo viên đưa ra để việc dạy ngày càng hiệu quả hơn.

Mục đích của bản câu hỏi điều tra nhằm tìm hiểu:

(1) Về thái độ của sinh viên và giáo viên đối với việc ứng dụng CNTT trong dạy-học kỹ năng đọc TACN:

* Theo họ ứng dụng CNTT trong giảng dạy kỹ năng đọc TACN có quan trọng không?

* Họ hiểu thế nào về ứng dụng CNTT trong dạy-học kỹ năng đọc TACN?

* Theo họ, ứng dụng CNTT trong dạy-học kỹ năng đọc có thể mang lại những lợi ích gì?

(2) Về những hoạt động dạy-học kỹ năng đọc TACN và những ứng dụng CNTT nào đã được áp dụng:

* Mức độ thường xuyên sử dụng?

* Những hoạt động nào?

* Mức độ hiệu quả được đánh giá bởi giáo viên và sinh viên?

(3) Về những khó khăn họ đã gặp phải trong quá trình dạy-học kỹ năng đọc TACN.

(4) Họ mong muốn, gợi ý, kiến nghị gì để việc dạy học kỹ năng đọc TACN có ứng dụng CNTT được hiệu quả hơn.

2.2.1. Khảo sát ý kiến của giáo viên

Bản câu hỏi khảo sát của nghiên cứu được thiết kế với 11 câu hỏi, trong đó có 10 câu hỏi chính ở dạng lựa chọn và 1 câu hỏi mở để tìm hiểu ý kiến cá nhân của giáo viên về việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy kĩ năng đọc TACN.



  • Thiết kế và mục đích của bản câu hỏi khảo sát

Các câu hỏi của bản câu hỏi khảo sát tập trung tìm hiểu thông tin về các vấn đề sau:

- Câu hỏi 1: Thông tin cá nhân.

- Câu hỏi 2 và 3: Quan niệm của giáo viên về việc dạy học kĩ năng đọc TACN với sự hỗ trợ của CNTT.

- Câu hỏi 4-10: Kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong dạy học kĩ năng đọc của giáo viên.

- Câu hỏi 11: Các ý kiến khác, có thể là các mong muốn của giáo viên hay các kiến nghị của giáo viên đối với cơ quan chủ quản.


  • Phiếu điều tra giáo viên

Phiếu điều tra giáo viên được thiết kế gồm 11 câu hỏi, trong đó 10 câu có các lựa chọn cho sẵn và một câu hỏi mở.

Câu hỏi đầu tiên nhằm thu thập thông tin cá nhân về thời gian tham gia giảng dạy TACN của các giáo viên trong khoa. Mốc thời gian được đưa ra là từ dưới một năm cho tới trên năm năm. Câu hỏi thứ hai và thứ ba tập trung khai thác cách hiểu khái niệm “công nghệ thông tin” và quan niệm của giáo viên về việc dạy học kĩ năng đọc TACN với sự hỗ trợ của CNTT. Hai câu hỏi tiếp theo được thiết kế nhằm biết được kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong dạy học kĩ năng đọc của giáo viên, mức độ ứng dụng - từ thường xuyên đến chưa bao giờ - và các hình thức ứng dụng cụ thể của CNTT trong việc dạy TACN. Câu hỏi số sáu hỏi về mức độ hiệu quả nói chung của việc ứng dụng CNTT vào các tiết học TACN, đi sâu vào tác dụng của CNTT trong việc dạy. Câu hỏi số bảy hỏi về những lợi ích mà việc ứng dụng CNTT mang lại, chủ yếu là lợi ích về phía sinh viên. Câu hỏi số tám trái lại tập trung vào những đổi thay mà CNTT mang lại về phía vai trò của người giáo viên. Câu hỏi số chín và mười được thiết kế nhằm thu thập ý kiến về những khó khăn cản trở việc ứng dụng CNTT trong dạy học và những kiến nghị để khắc phục những khó khăn đó, nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng CNTT. Câu hỏi cuối cùng thực chất là một câu hỏi mở, qua đó các giáo viên bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình về nội dung nghiên cứu - việc ứng dụng CNTT trong dạy-học kỹ năng đọc TACN.

2.2.2. Khảo sát ý kiến của sinh viên

Bản câu hỏi khảo sát của nghiên cứu được thiết kế với 11 câu hỏi,

trong đó có 10 câu hỏi chính ở dạng lựa chọn và 1 câu hỏi mở để tìm hiểu ý kiến cá nhân của sinh viên về việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy kĩ năng đọc TACN.


  • Thiết kế và mục đích của bản câu hỏi khảo sát

Các câu hỏi trong bản câu hỏi khảo sát tập trung tìm hiểu thông tin về những vấn đề sau:

- Câu hỏi 1: Thông tin cá nhân.

- Câu hỏi 2-3: Hiểu biết của sinh viên về việc dạy-học kĩ năng đọc TACN với sự hỗ trợ của CNTT.

- Câu hỏi 4-10: Trải nghiệm và đánh giá của sinh viên về việc học kĩ năng đọc với sự hỗ trợ của CNTT.

- Câu hỏi 11: Các ý kiến khác, có thể là các mong muốn của sinh viên về việc học kĩ năng đọc có hỗ trợ của CNTT.


  • Phiếu điều tra sinh viên

Câu hỏi thứ nhất hỏi về thời gian sinh viên đã học tiếng Anh chuyên ngành. Vì sinh viên được chọn để điều tra là sinh viên năm thứ hai và ba nên thời gian tối thiểu là một kỳ và tối đa là bốn kỳ (nếu là sinh viên học lại). Tương tự phiếu điều tra giáo viên, câu hỏi thứ hai và thứ ba thu thập thông tin liên quan đến cách hiểu khái niệm “công nghệ thông tin” và quan niệm về tầm quan trọng của những ứng dụng CNTT vào việc dạy học, nhưng là của sinh viên. Câu hỏi thứ tư giúp thu thập dữ liệu về những hoạt động ứng dụng CNTT mà người học đã được tham gia. Câu hỏi tiếp theo được thiết kế dưới dạng bảng đưa ra một số hoạt động học có ứng dụng CNTT và yêu cầu sinh viên xếp loại các hoạt động đó theo năm tiêu chí Rất thích - Thích - Thích một chút - Không thích lắm - Không thích chút nào. Ba câu hỏi tiếp theo tập trung vào lợi ích của việc ứng dụng CNTT. Câu hỏi thứ sáu hỏi về mức độ hiệu quả nói chung của các tiết học có ứng dụng CNTT. Câu hỏi thứ bảy hỏi về những lợi ích, chủ yếu là của sinh viên, do ứng dụng CNTT mang lại. Câu hỏi thứ tám đi sâu vào khả năng giúp sinh viên nâng cao kỹ năng đọc của việc ứng dụng CNTT. Câu hỏi số chín và mười hỏi về những khó khăn của quá trình ứng dụng CNTT trong dạy học và những kiến nghị để quá trình đó được thực hiện hiệu quả hơn. Câu hỏi cuối cùng là nơi sinh viên thể hiện các ý kiến khác liên quan đến vấn đề đưa ra trong điều tra.

2.2.3. Kết quả khảo sát

Kết quả khảo sát được phân tích theo nội dung các câu hỏi trong

bảng câu hỏi.

(1) Thông tin cá nhân

Về thời gian dạy tiếng Anh chuyên ngành






Kinh nghiệm dạy học kĩ năng đọc TACN

Giáo viên trả lời (%)

CNTT

ĐTVT

Kinh tế

Luật

A

Dưới một năm

10

22.2

0

0

B

1 năm đến dưới 2 năm

10

0

20

0

C

2 năm đến dưới 3 năm

10

22.2

40

32

D

3 năm đến dưới 4 năm

10

22.2

40

32

E

4 năm đến dưới 5 năm

20

0

0

0

F

5 năm trở lên

40

33.4

0

16

Bảng 1a. Kinh nghiệm dạy tiếng Anh chuyên ngành

Trong toàn bộ 38 giáo viên tham gia dạy TACN có 20 giáo viên dạy chuyên ngành CNTT và ĐTVT, 10 giáo viên dạy chuyên ngành Kinh tế và 8 giáo viên dạy tiếng Anh chuyên ngành Luật. Với lịch sử 6 năm khoa Ngoại ngữ chuyên ngành và đa số các giáo viên còn trẻ nên kinh nghiệm dạy TACN chưa nhiều. Kết quả điều tra được thể hiện trong bảng 1a.

Về thời gian học tiếng Anh chuyên ngành




Số kỳ học sinh viên đã học TACN

Số sinh viên trả lời (%)

CNTT

ĐTVT

Kinh tế

Luật

A

Kỳ 1

37

75

0

0

B

Kỳ 2

0

0

38

100

C

Kỳ 3

55

25

57

0

D

>= Kỳ 4

08

0

05

0

Bảng 1b. Kinh nghiệm học tiếng Anh chuyên ngành

Trong số 400 sinh viên được hỏi thuộc 3 đơn vị: trường Đại học Công nghệ, Đại học Kinh tế và khoa Luật thuộc ĐHQGHN, có số sinh viên đã học TACN theo các thời điểm khác nhau, đa số mới chỉ được học 2 kỳ (theo quy định của chương trình môn học), một số sinh viên học lại được học thêm kỳ thứ 4. Kết quả điều tra được thể hiện trong bảng 2b.

Đối với bộ môn tiếng Anh chuyên ngành CNTT, bản câu hỏi khảo sát được tiến hành đối với cả giáo viên và sinh viên những người đang trực tiếp giảng dạy và học tập tiếng Anh chuyên ngành CNTT. Phần lớn giáo viên tham gia trả lời là những người có kinh nghiệm giảng dạy kĩ năng đọc tiếng Anh chuyên ngành CNTT, cụ thể là có đến 80% giáo viên đã giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành CNTT từ 2 năm trở lên, trong đó có đến 40% giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành CNTT từ 5 năm trở lên. Chỉ có 10% giáo viên tham gia khảo sát là có thâm niên dạy kĩ năng đọc tiếng Anh chuyên ngành CNTT dưới 1 năm đó hay nói một cách chính xác là hơn một học kì. (bảng 1a)

Về phía sinh viên, có 55% số SV tham gia khảo sát là sinh viên đang học học kì 3 tiếng Anh chuyên ngành CNTT - đó thực ra là học kì cuối cùng của môn học tiếng Anh tại đại học của sinh viên. Ngoài ra, 37% sinh viên khác đang học tiếng Anh chuyên ngành CNTT học kì đầu tiên. Tuy nhiên, trên thực tế những sinh viên này cũng đã có hai học kì trước làm quen với tiếng Anh chuyên ngành CNTT thông qua các giáo trình bổ trợ (Giáo trình bổ trợ tiếng Anh chuyên ngành CNTT 1&2 - Tác giả: Đỗ Hà Lan & Phùng Thùy Linh) và trong khoảng thời gian này các em cũng đẫ được trang bị khá nhiều kiến thức liên quan đến kĩ năng đọc tài liệu chuyên ngành đặc biệt là vốn từ tiếng Anh chuyên ngành CNTT (bảng 1b).

Đối với bộ môn tiếng Anh chuyên ngành ĐTVT, bản câu hỏi khảo sát được tiến hành đối với cả giáo viên và sinh viên những người đang trực tiếp giảng dạy và học tập tiếng Anh chuyên ngành ĐTVT. Phần lớn giáo viên tham gia trả lời là những người có kinh nghiệm giảng dạy kĩ năng đọc tiếng Anh chuyên ngành ĐTVT, cụ thể là có đến 77.8% giáo viên đã giảng dạy tiếng Annh chuyên ngành ĐTVT từ 2 năm trở lên, trong đó có đến 33.4% giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành từ 5 năm trở lên. Chỉ có 10% giáo viên tham gia khảo sát là có thâm niên dạy kĩ năng đọc tiếng Anh chuyên ngành dưới 1 năm đó hay nói một cách chính xác là hơn một học kì (bảng 1a).

Về phía sinh viên, 25% sinh viên tham gia khảo sát đang học tiếng Anh chuyên ngành ĐTVT học kì thứ 3 - học kỳ cuối cùng của môn học tiếng Anh tại đại học. 75% số sinh viên còn lại sinh viên đang học học kì 1 tiếng Anh chuyên ngành ĐTVT - đó thực ra là học kì thứ 3 của môn học tiếng Anh tại đại học của sinh viên (sau hai học kỳ đầu học tiếng Anh cơ sở). Tuy nhiên, trên thực tế trong hai học kì trước nhóm sinh viên này cũng đã được làm quen với tiếng Anh chuyên ngành ĐTVT thông qua các giáo trình bổ trợ (Giáo trình bổ trợ tiếng Anh chuyên ngành ĐTVT 1&2 - Tác giả: Nguyễn Thị Quỳnh Yến) và trong khoảng thời gian này sinh viên cũng đã được trang bị khá nhiều kiến thức liên quan đến kĩ năng đọc tài liệu chuyên ngành đặc biệt là vốn từ tiếng Anh chuyên ngành ĐTVT (bảng 1b).

Đối với bộ môn tiếng Anh chuyên ngành Kinh tế, Phiếu điều tra đã được phát cho 10 giáo viên đang giảng dạy cho tổ bộ môn tiếng Anh kinh tế và 100 sinh viên được lựa chọn ngẫu nhiên từ các lớp tiếng Anh năm thứ hai và ba. Các phiếu điều tra sau khi thu lại đã được tổng hợp, phân tích kỹ và đưa ra những kết quả sau.

Về kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên

Phiếu điều tra cho thấy giáo viên của tổ bộ môn có tuổi nghề tương đối trẻ. Trong số mười giáo viên được hỏi có tới bốn giáo viên mới dạy được từ 1-2 năm, bằng số giáo viên dạy từ 3-4 năm. Còn lại, hai giáo viên tham gia giảng dạy được 2-3 năm.

Giáo viên trẻ có điểm mạnh là nhiệt tình, sôi nổi trong công việc song lại còn thiếu kinh nghiệm giảng dạy. Ngoài ra, như đã chỉ ra, việc giảng dạy TACN bên cạnh kiến thức về ngôn ngữ còn cần kiến thức chuyên ngành - điều này không chỉ là yêu cầu với sinh viên mà cả giáo viên nữa. Để giảng dạy có hiệu quả và thuyết phục TACN, giáo viên cần có kinh nghiệm thực tế hoặc có thời gian nhất định nghiên cứu, học thêm kiến thức chuyên ngành. Đối với các giáo viên trẻ, yêu cầu này là chưa thể đáp ứng nên việc giảng dạy cũng có những trở ngại nhất định.



Về kinh nghiệm học tập của sinh viên

Trong số 100 sinh viên học TACN Kinh tế được hỏi, có 38 sinh viên đã được được học hai kỳ, 57 sinh viên đã học 3 học kỳ, chỉ có năm sinh viên học lại là tham gia 4 kỳ học.

Đối với bộ môn TACN Luật, đối tượng tham gia khảo sát là các giáo viên (8 giáo viên) dạy TACN Luật có thâm niên giảng dạy TACN Luật từ một năm trở lên. Về phía sinh viên, 100 sinh viên được điều tra đều đã học TACN Luật được 2 học kỳ.

(2) Các hình thức ứng dụng CNTT trong dạy đọc TACN


  • Quan niệm về các hình thức ứng dụng CNTT trong dạy đọc TACN

Câu hỏi 2 của bản câu hỏi khảo sát là nhằm tìm hiểu quan điểm và cách hiểu đúng đắn của cả giáo viên và sinh viên về vấn đề dạy học kĩ năng đọc với sự hỗ trợ của CNTT. Thật đáng mừng là không những giáo viên mà cả sinh viên đều hiểu đúng quan niệm về các hình thức dạy học kĩ năng đọc TACN với sự hỗ trợ của CNTT. Qua đó, phản ánh được nhận thức đầy đủ về sự đa dạng của việc ứng dụng và sử dụng CNTT trong việc nâng cao hiệu quả dạy và kĩ năng đọc TACN Công nghệ thông tin. Kết quả khảo sát giáo viên và sinh viên dạy-học TACN Điện tử viễn thông được thể hiện trong bảng 2.

Ứng dụng

Trả lời (%)

Giáo viên

Sinh viên

a. Sử dụng bài giảng có nguồn học liệu lấy từ internet

100

100

b. Sử dụng phần mềm ứng dụng văn phòng (MS Word, MS Excel, MS PowerPoint …)

100

100

c. Sử dụng phần mềm khác

100

100

d. Sử dụng web

100

100

e. Sử dụng diễn đàn

100

100

f. Sử dụng thư điện tử

100

100

g. Sử dụng tin nhắn, chat (Y!M, Google Talk ...)

66.7

100

h. Ý kiến khác (nêu rõ)

0

0

Bảng 2. Quan niệm về các hình thức ứng dụng CNTT

trong dạy đọc TACN

Tuy nhiên, có một lựa chọn chúng tôi đưa ra là “Sử dụng tin nhắn, chat (Yahoo Messenger, Google Talk ...) có được coi là ứng dụng CNTT trong dạy học kĩ năng đọc TACN Điện tử viễn thông không thì 100% sinh viên trả lời là có trong khi chỉ 66.7% giáo viên cho là đúng. Trên thực tế, hình thức sử dụng tin nhắn, chat qua Yahoo Mesenger, Google Talk (và các phần mềm tương tự) được sử dụng khá phổ biến trong việc phát triển và hỗ trợ phát triển các kĩ năng nói, thuyết trình và dịch là nhiều hơn so với kĩ năng đọc. Điều đó cho thấy, sinh viên vẫn chưa có sự phân biệt rõ ràng trong việc phân biệt kĩ năng đọc giữa các kĩ năng khác. Thực tế cho thấy việc phân biệt rõ ràng này có thể bắt nguồn do việc dạy kết hợp kĩ năng đọc TACN Điện tử viễn thông với các kĩ năng khác trong cùng một giờ học.

Kết quả điều tra quan niệm về các hình thức ứng dụng CNTT trong giảng dạy kĩ năng đọc TACN của giáo viên và sinh viên học TACN Công nghệ thông tin như sau:

Ứng dụng

Trả lời (%)

Giáo viên

Sinh viên

a. Sử dụng bài giảng có nguồn học liệu lấy từ internet

100

100

b. Sử dụng phần mềm ứng dụng văn phòng (MS Word, MS Excel, MS PowerPoint ...)

100

100

c. Sử dụng phần mềm khác

100

100

d. Sử dụng web

100

100

e. Sử dụng diễn đàn

100

100

f. Sử dụng thư điện tử

100

100

g. Sử dụng tin nhắn, chat (Y!M, Google Talk ...)

10

100

h. Ý kiến khác (nêu rõ)

0

0

Bảng 3. Quan niệm về các hình thức ứng dụng CNTT

trong dạy đọc TACN CNTT

Thật đáng mừng là không những giáo viên mà cả sinh viên đều hiểu đúng quan niệm về các hình thức dạy học kĩ năng đọc TACN Công nghệ thông tin với sự hỗ trợ của CNTT. Qua đó, phản ánh được nhận thức đầy đủ về sự đa dạng của việc ứng dụng và sử dụng CNTT trong việc nâng cao hiệu quả dạy và kĩ năng đọc TACN Công nghệ thông tin.

Tuy nhiên, có một lựa chọn chúng tôi đưa ra là “Sử dụng tin nhắn, chat (Y!M, Google Talk, ...) có được coi là ứng dụng CNTT trong dạy học kĩ năng đọc TACN Công nghệ thông tin không thì 100% sinh viên trả lời là có trong khi chỉ 10% giáo viên cho là đúng. Trên thực tế, hình thức sử dụng tin nhắn, chat qua Yahoo Mesenger, Google Talk (và các phần mềm tương tự) được sử dụng khá phổ biến trong việc phát triển và hỗ trợ phát triển các kĩ năng nói, thuyết trình và dịch là nhiều hơn so với kĩ năng đọc. Điều đó cho thấy, sinh viên vẫn chưa có sự phân biệt rõ ràng trong việc phân biệt kĩ năng đọc giữa các kĩ năng khác. Thực tế cho thấy việc phân biệt rõ ràng này có thể bắt nguồn do việc dạy kết hợp kĩ năng đọc TACN Công nghệ thông tin với các kĩ năng khác trong cùng một giờ học.

Trong khi đó, các giáo viên dạy TACN Kinh tế có quan niệm không giống nhau về khái niệm “công nghệ thông tin”. Việc lựa chọn đâu là hoạt động ứng dụng CNTT tương đối khác nhau dù có tập trung nhiều vào ba hoạt động là sử dụng bài giảng có nguồn học liệu lấy từ internet, sử dụng các phần mềm ứng dụng văn phòng, và sử dụng web rrồi mới đến các phần mềm hỗ trợ dạy-học. Các quan điểm của giáo viên dạy TACN Kinh tế được thể hiện trong biểu đồ sau:



B
iểu đồ 1.
Quan niệm của giáo viên về ứng dụng CNTT

trong dạy đọc TACN Kinh tế

Cũng như các giáo viên, sinh viên có quan niệm không giống nhau về khái niệm “công nghệ thông tin.” Đối với sinh viên, hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học được nhìn nhận theo nhiều cách. Biểu đồ dưới đây sẽ cho thấy sự khác biệt về quan niệm ấy.

B
iểu đồ 2.
Quan niệm của sinh viên về ứng dụng CNTT

trong dạy đọc TACN Kinh tế

Quan niệm về CNTT của các giáo viên dạy TACN Luật chưa có sự thống nhất, đặc biệt là trong quan niệm về khái niệm “công nghệ thông tin”.

Tuy vậy, việc lựa chọn đâu là hoạt động ứng dụng CNTT có tập trung nhiều vào ba hoạt động là sử dụng bài giảng có nguồn học liệu lấy từ internet, sử dụng các phần mềm ứng dụng văn phòng, và sử dụng web.



Trái lại, sinh viên học TACN Luật có sự đồng thuận cao trong quan niệm về ứng dụng của CNTT trong dạy-học kỹ năng đọc TACN Luật.

Quan niệm

Số sinh viên

Tỷ lệ(%)

A. Sử dụng bài giảng có nguồn học liệu lấy từ Internet.

100

100

B. Sử dụng các phần mềm ứng dụng văn phòng (MS Word, MS Excel, MS PowerPoint, …)

100

100

C. Sử dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học đọc khác

100

100

D. Sử dụng web

100

100

E. Sử dụng diễn đàn

100

100

F. Sử dụng thư điện tử

100

100


tải về 2.34 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương