DƯƠng thị NỤ MỞ ĐẦU



tải về 2.34 Mb.
trang19/19
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích2.34 Mb.
#36770
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19

Khi áp dụng các bài tập được thiết kế bằng phần mềm này với sinh viên học TACN Công nghệ thông tin, chúng tôi thấy có một số thuận lợi như hầu hết các em đều có máy tính cá nhân và rất quen thuộc với các thao tác máy tính. Sinh viên rất hăng hái khi được làm những bài tập trên máy tính thay vì trên giấy như truyền thống. Tuy nhiên, để ứng dụng rộng rãi phần mềm này đòi hỏi một sự nâng cấp đầu tư cho lớp học tiếng Anh. Điều kiện lý tưởng để áp dụng phần mềm này là trong giờ học tiếng Anh sinh viên được sử dụng phòng học đa phương tiện và có máy tính riêng cho từng sinh viên. Hiện nay chúng tôi đang áp dụng như là các bài tập tương tác bằng máy tính xách tay của sinh viên tại lớp hoặc như là các bài tập tự học ở nhà trên máy tính cá nhân.


Đề xuất về phương hướng khai thác phần mềm Hot Potatoes cho hoạt động tự học

Qua thực tế sử dụng, tác giả nhận thấy việc thiết kế bài tập trên phần mềm này yêu cầu giáo viên phải đầu tư khá nhiều thời gian. Một cách giải quyết là hướng dẫn sinh viên sử dụng phần mềm và thiết kế các bài tập theo nhóm, giáo viên nhận xét, chỉnh sửa và lựa chọn những bài tập có thể đưa vào sử dụng. Sinh viên tự tìm bài khóa, tự thiết kế bài tập là một cách tự học thiết thực nhất.

Vấn đề về ý thức của sinh viên cũng cần được bàn đến. Một thực tế là nhiều sinh viên có ý thức tự học rất kém. Mặc dù giáo viên thiết kế bài tập sẵn và giao về nhà nhưng sinh viên vẫn không thực hiện. Một biện pháp nhằm tăng sự lôi cuốn đối với sinh viên là bên cạnh các bài tập, giáo viên nên thiết kế thêm các bài kiểm tra mẫu trên phần mềm với kiểu bài tương tự như bài kiểm tra tiến độ và kiểm tra giữa kì. Sinh viên chắc chắn rất muốn thử sức và tự đánh giá khả năng của bản thân qua những bài kiểm tra đó trước mỗi kì thi.

4.4. Thủ thuật ứng dụng CNTT trong dạy đọc TACN Điện tử viễn thông

Ngày nay việc ứng dụng CNTT đóng một vai trò hết sức quan trọng trong giảng dạy nói chung và trong giảng dạy TACN nói riêng. Theo các chuyên gia về giáo dục học, việc ứng dụng CNTT sẽ tạo động cơ học tập cho sinh viên và từ đó sẽ tăng kiến thức ngôn ngữ và các kỹ năng giao tiếp của sinh viên. Đặc biệt đối với việc giảng dạy TACN Điện tử viễn thông, việc ứng dụng CNTT là hết sức cần thiết. TACN Điện tử viễn thông là một môn học luôn đòi hỏi sự đổi mới về cả kiến thức lẫn phương pháp dạy học. Việc ứng dụng CNTT không những giúp sinh viên tiếp thu được khối kiến thức lớn hơn mà còn làm cho việc giảng dạy chuyên ngành này linh hoạt hơn, đa dạng hơn, và dễ tiếp thu kiến thức hơn.

Làm thế nào để có thể ứng dụng CNTT hiệu quả nhất trong việc giảng dạy TACN Điện tử viễn thông? Đây là một câu hỏi luôn được các giáo viên trong bộ môn trăn trở kiếm tìm và thử nghiệm. Sau đây là một số thủ thuật ứng dụng CNTT trong giảng dạy TACN Điện tử viễn thông mà các giáo viên đã rút ra được trong quá trình giảng dạy.



4.4.1. Thủ thuật trong việc lựa chọn tài liệu

4.4.1.1. Thủ thuật trong việc lựa chọn tài liệu giảng dạy

Trong việc lựa chọn tài liệu TACN Điện tử viễn thông, chúng ta nhận thấy rằng các tài liệu được lựa chọn để giảng dạy phải luôn sát thực. Chúng không phải lúc nào cũng được thiết kế để phục vụ mục đích giảng dạy ngôn ngữ. Tuy nhiên, theo Dumitrescu (2000), trong vô vàn các ấn phẩm trên thị trường, việc chọn lựa tài liệu giảng dạy sát thực là một công việc không dễ chút nào đối với các giáo viên ngôn ngữ. Chính vì những lý do trên, internet đã trở thành một công cụ hỗ trợ không thể thiếu đối với các giáo viên trong việc tìm kiếm và thu tập các tài liệu giảng dạy phù hợp cho chuyên ngành của sinh viên ĐTVT.

Trên internet có rất nhiều các trang web liên quan đên lĩnh vực ĐTVT, ví dụ: http://electronics.howstuffworks.com. Để tìm kiếm các bài khóa phục vụ cho mục đích giảng dạy, các giáo viên chỉ cần lên mạng và nhập “key word” tên tài liệu mình muốn tìm trong trang http://www.google.com. Ngay lập tức chúng ta có thể sở hữu rất nhiều tài liệu ĐTVT cập nhật nhất và hết sức sát thực.

4.4.1.2. Thủ thuật trong việc tìm kiếm thông tin bài học và chia sẻ trong lớp học

Giáo trình dạy cho sinh viên ngành ĐTVT gồm nhiều đơn vị bài học vớí các chủ đề khác nhau. Để giúp sinh viên học tập tốt hơn, các giáo viên giảng dạy yêu cầu sinh viên về nhà tìm đọc trước các tài liêu về chủ đề mà buổi sau sẽ học. Lúc này internet là một công cụ hết sức hữu ích. Sau khi lên mạng tìm được các tài liệu liên quan đến bài học tiếp theo, sinh viên phải đọc và tra từ, nắm được các ý chính của bài. Khi lên lớp giáo viên sẽ hỏi và kiểm tra việc chuẩn bị bài của sinh viên. Cách này sẽ giúp phát triển tính độc lập, khả năng tự tìm tòi của sinh viên.

Ngoài ra, CNTT còn được ứng dụng rất hữu hiệu trong việc tìm kiếm thông tin theo chủ đề để chia sẻ với cả lớp của sinh viên. Các đơn vị bài học trong giáo trình TACN Điện tử viễn thông đều được trình bày theo chủ đề rất cụ thể. Mỗi bài tập trung vào một chủ đề giúp sinh viên phát triển cả bốn kỹ năng. Để giúp sinh viên phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm và cũng để nghiên cứu sâu vào chủ đề, giáo viên có thể chia lớp học thành các nhóm nhỏ tùy thuộc vào số lượng sinh viên và số chủ đề trong giáo trình. Thông thường, việc phân nhóm và bắt thăm chủ đề phải được tiến hành từ ngay tuần học đầu tiên với những chỉ dẫn cụ thể của giáo viên. Mỗi nhóm phải sử dụng công cụ tìm kiếm như Google hay Altavista, Yahoo ... để tìm một bài viết có độ dài khoảng 1-2 trang A4 vì chỉ do mình chọn. Sau đó sinh viên phải đọc bài viết, tra cứu từ mới về đánh dấu các cụm từ, các cách diễn đạt hay do làm thành phần Glossary. Tiếp đến sinh viên phải tự thiết kế 3 dạng bài tập. Khi đến buổi học về chủ đề của nhóm nào thì nhóm đó phát cho cả lớp phần tài liệu bao gồm bài viết, glossary, bài tập. Các nhóm khác sẽ làm bài tập, nhóm chuẩn bị sẽ chữa bài cho cả lớp. Hoạt động này có thể tiến hành trong mỗt tiết học. Để đảm bảo chất lượng các bài tập, giáo viên yêu cầu các nhóm chuẩn bị và nộp lại để giáo viên kiểm tra nội dung trước và sửa chữa nhưng chỗ còn sai sót ít nhất là một tuần trước khi thực hiện. Thông qua việc tìm kiếm bài viết, đọc và xây dựng bài tập, sinh viên có thể nâng cao kĩ năng đọc rất nhanh. Đồng thời việc chia sẻ trên lớp học sẽ giúp tất cả các thành viên trong lớp có cơ hội phát triển kĩ năng tiếp cận với nguồn tài liệu phong phú.

4.4.2. Thủ thuật ứng dụng CNTT trong dạy từ vựng TACN Điện tử viễn thông

Khi giảng dạy TACN Điện tử viễn thông, các giáo viên sẽ phải chuẩn bị các hoạt động trong lớp học. Một trong các hoạt động đó là hoạt động giảng dạy các thuật ngữ chuyên ngành. Các thuật ngữ TACN Điện tử viễn thông phần lớn rất “khô khan” vì nó có liên quan đến các linh kiện, máy móc, thiết bị, các khái niệm kỹ thuật ... Vậy làm thế nào để sinh viên có thể nắm được các thuật ngữ hiệu quả nhất và lưu vào trong bộ nhớ lâu nhất?

Theo kinh nghiệm, một thủ thuật để giúp giáo viên dạy các thuật ngữ ĐTVT hiệu quả và giúp sinh viên nắm bắt chúng tốt nhất đó là giới thiệu các thuật ngữ trong ngữ cảnh. Theo Carrel (1988), việc nhớ máy móc từ mới sẽ làm cho sinh viên quên rất nhanh và đôi khi sẽ khiến cho sinh viên mơ hồ về nghĩa của từ. Do vậy khi giới thiệu một thuật ngữ chuyên ngành ĐTVT, các giáo viên có thể thể tìm định nghĩa vã ngữ cảnh nó xuất hiện ở trên internet. Có một website hết sức hữu dụng cho việc tra định nghĩa của các thuật ngữ chuyên ngành, đó là http://www.translatum.gr. Ví dụ, khi dạy về các thuật ngữ “capacitor”, “capacitance”, “capacity”, ta đánh các từ khóa này vào mục “search”. Ngay lập tức, ta sẽ có định nghĩa về từ một cách đầy đủ nhất cùng các ví dụ minh họa.

Ngoài việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy, giáo viên dạy TACN cũng nên khuyến khích sinh viên tự tra cứu từ ở nhà bằng cách sử dụng website này. Theo McGrath (1998), việc ứng dụng CNTT sẽ làm cho hoạt động dạy và học thú vị hơn, sát với đời sống thực hơn và từ đấy khuyến khích sinh viên học nhiều hơn.



4.4.3. Thủ thuật về ứng dụng Powerpoint trong giảng dạy TACN ĐTVT

Powerpoint là chuong trình ứng dụng để thiết kế và trình chiếu thông tin. Sản phẩm được tạo ra là các Presentation (trình chiếu). Trong mỗi Presentation gồm các slide như máy chiếu slide, chúng được sắp xếp theo một trình tự nhất định. Mỗi slide chứa nhiều loại thông tin khác nhau như chữ (text), hình ảnh (image), tranh vẽ (picture), âm thanh (sound), hình ảnh động (movie). Các slide xuất hiện tự động hoặc tuân theo điều khiển của người dựng. Với khả năng chứa đựng nhiều dạng thông tin trong một slide, với sự sinh động khi chuyển đổi giữa các slide, với các công cụ tinh xảo, các biểu mẫu, biểu đồ có sẵn được dựng để tạo ra các áp phích, tờ rơi, quảng cáo, các biểu mẫu mẫu đồ họa trang trí đắp mắt và các slide được kết nối tạo nên các trình phim biểu diễn các cơ chế, các quá trình, v.v...



Powerpoint thực sự là phần mềm mạnh trong việc thay đổi phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Việc thiết kế và sử dụng Powerpoint giảng dạy bằng máy tính thực sự đơn giản và tiện ích, không tốn kém nhưng khả năng phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học lại đạt kết quả cao. Các hình thức sử dụng hình ảnh động, biểu bảng, sơ đồ trong giảng dạy linh hoạt phong phú cho phép giáo viên dẫn dắt học sinh đi từ các chi tiết cụ thể đến khái quát hoặc ngược lại. Ngoài ra với những kiến thức quan trọng cần nhấn mạnh và giành nhiều thời gian hơn thì khi thiết kế có thể hoàn toàn chủ động điều chỉnh bằng cách đặt chế độ tự động về thời gian, hay điều khiển các slide bằng bàn phím hoặc con chuột, hoặc ghi toàn bộ phần mềm dạy học ra đĩa CD để sử dụng rộng rãi.

  • Một số chức năng cơ bản của Powerpoint trong giảng dạy

Powerpoint có rất nhiều chức năng. Powerpoint cho phép thiết kế ở diện rộng phù hợp với các môn học chuyên ngành điện tử. Giúp giáo viên trình bày nội dung một cách logic dẫn dắt học sinh đi sâu vào từng vấn đề cụ thể. Giáo viên có thể dùng tư liệu thu được như băng hình, hình vẽ, tranh ảnh cùng với chữ viết dưới dạng câu hỏi, bài tập ... cho xuất hiện lần lượt trên một phông nền có màu sắc đẹp, không gian ba chièu gây ấn tượng mạnh tới học sinh. Giáo viên có thể cho các hình ảnh, sơ đồ, nội dung của các câu hỏi, bài tập lần lượt xuất hiện trên màn hình theo tiến trình dạy học, cũng có thể sử dụng âm thanh, lời nói, nhạc nền phụ họa cho bài giảng. Giáo viên có thể kết nối các slide trong từng phần của nội dung dạy học để tạo thành một chương trình logic theo hình thức tự động hóa hoàn toàn, hoặc theo hình thức tự điều khiển thông qua bàn phím hay con chuột ... giúp giáo viên hoàn toàn chủ động trong một tiết học để đạt được hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên mỗi nguồn thông tin (hình ảnh, âm thanh, chữ viết ...), cách sắp xếp chúng, kịch bản, lời thuyết minh cho thông tin ấy lại hoàn toàn phụ thuộc vào giáo viên khi thiết kế.

  • Các bước thiết kế mô hình trên Powerpoint

Căn cứ khả năng của Powerpoint đã nêu trên, quy trình thiết kế trên Powerpoint được đề xuất sơ lược như sau:

Bước 1: Lựa chọn nội dung thông tin cần thể hiện trong Presentation.

Bước 2: Chia nhỏ nội dung thông tin thành các mô-đun. Mỗi mô-đun sẽ được hiện trong một slide. Trong bước này phải nghiên cứu xem nội dung cần truyền tải có thể chia nhỏ bao nhiêu, việc ngắt nội dung? đâu là hợp lý.

Bước 3: Lựa chọn tối đa đối tượng multimedia có sẵn (văn bản, hình ảnh tĩnh, động, mô hình, âm thanh ...) để minh họa cho nội dung thông tin trong mỗi slide. Đây là bước thể hiện “sức mạnh” của bài giảng điện tử so với bài giảng truyền thống (dùng bảng đen phấn trắng). Tất cả các hình ảnh, âm thanh ... đều có thể chèn vào các Slide.

Bước 4: Khai thác các tài nguyên (văn bản, hình ảnh tĩnh, động, mô hình mô phỏng, âm thanh) trong phần mềm công cụ mô phỏng chuyên dụng CircuitMakerPRO và các công cụ phần mềm khác. Trong bước này có thể sử dụng bất kì trình soạn thảo nào để tạo ra tài liệu văn bản, sau đó “chèn” vào các slide. Có thể sử dụng máy quét ảnh, máy ảnh số, camera để tạo các tài liệu multimedia cần thiết. Có thể tạo các mô hình động hiển thị trong mỗi slide một cách đơn giản bằng các ảnh động.

Bước 5: Sử dụng powerpoint tích hợp (liên kết) trong mỗi mô-đun các nội dung trên vào các slide.

Bước 6: Qui định hình thức chuyển đổi giữa các slide.

Bước 7: Viết các thông tin giải thích cho mỗi slide.

Bước 8: Thử nghiệm, kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh.

  • Một số thủ thuật thiết kế bài giảng với powerpoint

Việc ứng dụng powerpoint trong giảng dạy đã chứng minh sự thành công rất đáng kể. Công nghệ giảng dạy với powerpoint đã xuất hiện trong rất nhiều bài giảng của giáo viên. Việc thuyết trình bài giảng TACN Điện tử viễn thông có sử dụng powerpoint cũng không còn là điều xa lạ. Tuy nhiên làm thế nào để ứng dụng Powerpoint một cách hiệu quả nhất thì không phải giáo viên nào cũng làm đuợc. Sau đây là một số thủ thuật về ứng dụng powerpoint trong giảng dạy TACN Điện tử viễn thông.

Chọn màu sắc: Việc chọn màu sắc rất quan trọng. Màu sác lòe loẹt sẽ gây khó chịu cho người xem. Các giáo viên khi làm bài giảng để thuyết trình cho sinh viên nên chọn một màu đơn hơi tối, vừa không làm chói mắt vừa làm nổi bật màu chữ. Một gợi ý là chọn màu xanh dương đậm vì nó vừa phổ biến, quen thuộc, đơn giản mà vẫn làm nổi bật được điểm nhấn từ nội dung chữ.

Cách làm như sau:

- Mở chương trình powerpoint, nhấn chuột phải và chọn Background. Hộp thoại Background mở ra, nhấn vào mũi tên sổ xuống.

- Chọn Fill Effects. Hộp thoại Fill Effects mở ra, ở thẻ Gradient đánh dấu chọn One Color, rồi nhấn mũi tên sổ xuống bên cạnh, chọn More Color, hộp thoại Colors xuất hiện, chọn tiếp thẻ Custom và chỉnh các thông số sau, Color model: RGB, Red: 0, Blue: 0, Green: 155.

- Nhấn OK để trở về hộp thoại Fill Effects. Tại hộp thoại này, đánh dấu chọn vào mục From title ở dưới cùng, rồi chọn kiểu trung tâm sáng ngoại vi tối ở mục Variants bên cạnh, xong nhấn OK và Apply. Đó là màu cho Slide thứ nhất. Với các Slide thứ hai, ba, bốn ... nếu muốn cho màu giống dương bản một thì nhấn chuột phải vào slide một nằm ở cột dọc bên trái (thẻ slides), chọn New Slide hay vào menu Insert > Duplicate Slide.

Màu và kích cỡ cho Font chữ

Chúng ta nên chọn font chữ là một trong các font sau: Arial, Vni-Helve, Vni-Times, màu trắng, vàng, xanh lá cây, cam (nếu đã chọn màu như trên), kích cỡ trong giới hạn từ 20-44 pt. Không nên chọn kích cỡ dưới 20 pt vì chữ sẽ nhỏ khi nhìn từ xa (trừ khi trình bày bảng số liệu thì có thể chọn cỡ thấp nhất là 20 pt).

Tạo hiệu ứng

Nhiều người cho rằng việc tạo hiệu ứng sẽ làm tăng tính hấp dẫn lôi cuốn người xem. Nhưng phải nói thật rằng cách này chỉ nên áp dụng cho các buổi trình chiếu quảng cáo sản phẩm hay tiếp thị. Còn với buổi thuyết trình bài giảng thời gian thường chỉ có 20 phút, trong thời gian này chúng ta chỉ có thể sử dụng tối đa 30-40 Slide, mỗi slide trình bày khoảng 30-45 giây, vì vậy nếu tạo nhiều hiệu ứng thì sẽ làm mất thời gian vô ích. Do vậy chỉ nên sử dụng 2 đến 3 hiệu ứng, bao gồm 1 hiệu ứng chuyển trang và 2 hiệu ứng cho chữ.



  • Để tạo hiệu ứng cho chữ, nhấn chuột phải vào khung chứa chữ, chọn Custom Amination. Cửa sổ Add Effect xuất hiện ở bên phải, nhấp vào nút Add Effect để chọn hiệu ứng, ví dụ như Fly in (bay), Spin (quay tròn), Grow/Shrink (phóng to/thu nhỏ), Diamond (lấp lánh) ... Kinh nghiệm cho thấy hiệu ứng Random Bars thường được sử dụng. Nếu chúng ta muốn áp dụng một kiểu hiệu ứng cho toàn bộ nội dung trình chiếu thì vào menu Slide Show  Amination Schemes. Cửa sổ Apply to selected Slides xuất hiện bên phải, chỉ việc nhấn chọn hiệu ứng rồi vào Slide Show  View Show xem thử.

  • Để tạo hiệu ứng chuyển trang, vào Slide Show  Transition. Cửa sổ Slide Transition xuất hiện ở bên phải, nhấn chọn hiệu ứng rồi vào Slide Show  View Show xem thử. Hiệu ứng Strips Right-Down thường được dùng nhất.

Slide cảm ơn hay một lời kết hoàn chỉnh

Đây là slide cuối cùng nhưng, không kém phần quan trọng. Bên cạnh lời cảm ơn có thể chọn hình ảnh các bông hoa. Có thể tải hình bông hoa miễn phí tại địa chỉ http://www.animationfactory.com (trong trang web có các file zip tên loại hoa, ví dụ red_rose.zip).



Một số phím tắt cần nhớ trong khi trình chiếu

Đang trình bày một bài giảng, nếu giáo viên muốn quay lại một slide nào đó hay muốn chỉ cho sinh viên những điểm quan trọng cần ghi nhớ thì dùng phím tắt.

" Ctrl - P: Lấy cây bút màu ra, dùng chuột vẽ một đường gạch chân hay khoanh tròn những điểm quan trọng.

" Nhấn phím E: Xóa đường gạch dưới hay khoanh tròn.

" Nhấn phím Esc: Cất cây bút màu đi.

" Ctrl - H: Che dấu chuột và nút nhấn (nằm ở góc dưới trái màn hình)

" Nhấn phím = (dấu bằng): Hiển thị hay che dấu chuột.

" Nhấn phím B/W: Chuyển màu đen/trắng khi đến giờ giải lao, nhấn lại phím này để trở về bình thường.

" Page Up hay mũi tên lên: Đến slide trước.

" Page Down hay Enter hay mũi tên xuống: Đến slide sau.

" Nhấn số trang rồi nhấn Enter: Đến slide theo số trang.

4.4.4. Thủ thuật ứng dụng CNTT trong các bài tập của sinh viên


  • Bài tập dịch

Đối với sinh viên ngành ĐTVT, dịch tài liệu là một kỹ năng hết sức quan trọng. Thực tế cho thấy, sau khi sinh viên tốt nghiệp đại học, ngoài việc giao tiếp trong công việc bằng tiếng Anh, họ phải đọc và dịch rất nhiều tài liệu. Đặc biệt trong thời đại CNTT phát triển như vũ bão, để tiếp cận được với những công nghệ tiên tiến nhất, sinh viên luôn phải học hỏi tìm tòi, đọc các tài liệu trên internet. Chính vì điều này, các giáo viên dạy bộ môn tiếng Anh ĐTVT luôn đặt ra mục tiêu hướng dẫn và rèn luyện cho sinh viên kỹ năng đọc và dịch tài liệu hiệu quả nhất. Ngoài việc học tài liệu trong giáo trình, các giáo viên thường giao bài tập dịch về nhà cho sinh viên.

Có hai cách giao bài tập dịch về nhà:

Cách thứ nhất là làm bài dịch theo nhóm. Cứ mỗi tuần giáo viên download tài liệu trên internet có liên quan đến nội dung bài học buổi tới trong giáo trình. Sau đó chia nhỏ các tài liệu thành các phần và phân công cho từng nhóm sinh viên. Các nhóm sinh viên sẽ cùng nhau tra từ và dịch phần tài liệu của mình ra tiếng Việt. Sau một tuần làm việc cùng nhau, đến buổi học kế tiếp giáo viên sẽ yêu cầu các nhóm sinh viên dịch trước lớp và tạo thành một bài dịch hoàn chỉnh. Công việc này giúp cho sinh viên tìm hiểu rõ hơn về bài học và rèn lyện tinh thần làm việc hợp tác.

Cách thứ hai, giáo viên có thể giao bài tập dịch cá nhân theo kỳ. Tùy thuộc vào số nội dung trong giáo trình, giáo viên cho sinh viên bốc thăm chủ đề. Sinh viên nào bốc thăm vào chủ đề nào sẽ phải lên mạng tìm một bài đọc có độ dài khoảng 500-700 từ về nội dung đó. Sau đó sinh viên tra từ, tìm hiểu những cấu trúc mới và viết thành glossary. Sinh viên phải nộp bài dịch qua e-mail cho giáo viên vào tuần học quy định.



  • Bài tập đọc các ấn phẩm trực tuyến

Từ khi internet ra đời, chúng ta có một nguồn thông tin vô cùng phong phú. Internet giống như một thư viện khổng lồ nhưng ưu việt hơn tất cả các thư viện trên thế giới ở một điểm: bất cứ ai cũng có thể truy cập được và có thể truy cập từ bất cứ đâu và tại bất cứ thời điểm nào. Nguồn thông tin trên internet tổng hợp từ rất nhiều nguồn, thật đa dạng và luôn cập nhật. Chính vì thế giáo viên nên tận dụng thư viện điện tử này để khuyến khích sinh viên tự học, tự luyện tập nâng cao kĩ năng đọc TACN. Giáo viên nên tìm kiếm các trang web, các tạp chí trực tuyến, các trang tin newsletter ... và lập thành một danh sách cung cấp cho sinh viên. Ngoài việc tự sưu tầm các địa chỉ, giáo viên có thể làm phiếu điều tra tập hợp các địa chỉ hay của tất cả các sinh viên trong lớp. Sau đó giáo viên giới thiệu cho sinh viên, khuyến khích sinh viên đăng ký làm thành viên hoặc đơn giản chỉ truy cập và đọc thông tin. Trang tạp chí phổ biến nhất là http://pcworld.com, và trang dạy và học tiếng Anh ĐTVT rất bổ ích như http://electronics.com. Với các trang tạp chí giáo viên có thể giới thiệu để sinh viên tự đọc để phát triển kĩ năng ngôn ngữ, Cũng có thể yêu cầu sinh viên đọc và thực hiện các hoạt động dịch, biên soạn bài tập như đã trình bày ở trên. Còn với các trang dạy-học tiếng Anh ĐTVT, giáo viên giới thiệu để sinh viên tự học tại nhà hay cũng có thể chỉ định những phần nhất định yêu cầu sinh viên phải hoàn thành và báo cáo với giáo viên hàng tuần.

  • Sử dụng thư điện tử

Ngày nay, thư điện tử đã trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc trao đổi thông tin. Thư điện tử đã làm một cuộc cách mạng trong lĩnh vực viễn thông. Nhờ có thư điện tử, mà khoảng cách giữa người và người đã được rút ngắn. Việc trao đổi thông tin qua thư điện tử không những rất nhanh mà còn tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Có thể nói, nhờ có thư điện tử mà nhiều cầu nối đã được thực hiện.

Trong việc giảng dạy TACN Điện tử viễn thông, thư điện tử đã thật sự phát huy thế mạnh. Nó là kênh liên lạc, trao đổi giữa thầy và trò. Cả lớp có thể lập một hòm thư chung. Giáo viên có thể gửi lịch trình môn học, nội dung môn học, giao bài tập, cung cấp những chỉ dẫn môn học, nhận và chữa bài tập cho sinh viên. Ngược lại, qua thư điện tử, sinh viên có thể gửi các thắc mắc về môn học, gửi phần bài tập thầy cô giao, gửi bài tập thuyết trình ... Ngoài ra, các giáo viên giảng dạy nên khuyến khích sinh viên sử dụng thư điện tử để trao đổi môn học, gửi cho nhau những trang web học tiếng Anh hay và gửi cho nhau những thông tin về môn học bổ ích.



4.4.5. Một số trang web hữu ích cho quá trình giảng dạy ngoại ngữ chuyên ngành

  • MS Producer (miễn phí)

Website:http://www.microsoft.com/downloads/details.aspxfamilyid=1B3C76D5-FC75-4F99-94BC-784919468E73&displaylang=en

Công cụ bổ sung vào bộ MS Office và hoàn toàn miễn phí. Nó giúp đưa thêm multimedia (audio và video) vào các bài trình bày PowerPoint, giúp bài trình bày trở nên sống động gấp nhiều lần.



  • Authorware

Website: http://www.macromedia.com/

Công cụ tạo nội dung học tập của Macromedia. Đây là công cụ dễ dùng, tạo được nhiều dạng bài học khác nhau, và mạnh nhất hiện nay.



  • Toolbook

Website: http://www.click2learn.com/

ToolBook là công cụ soạn bài rất mạnh, gồm hai sản phẩm ToolBook Assistant, Toolbook Instructor. ToolBook Assistant giúp phát triển các khóa học nhanh chóng, không đòi hỏi phải luyện tập, đào tạo nhiều. Trong khi đó ToolBook Instructor là công cụ soạn bài toàn diện, dành cho nhiều nhà phát triển nội dung khác nhau. Với ToolBook, bạn có thể các khoá học có tính tương tác cao với sự tham gia của nhiều đối tượng thông minh, có hỗ trợ mô phỏng và đánh giá.



  • CourseGenie

Website: http://www.coursegenie.com/index.htm

Đây là công cụ giúp tạo khóa học có tính tương tác cao ngay trong MS Word, rất tiện lợi cho mọi người. Công cụ nổi bật với khả năng hỗ trợ chuẩn: chuẩn SCORM, IMS QTI, Section 508, SENDA. Ngoài ra công cụ cũng có tính tương tác cao với các hệ thống khác trên thế giới như BlackBoard, WebCT, LRN Toolkit. tương thích tốt với các LMS/LCMS.



  • eXe (Mã nguồn mở)

Website: http://exelearning.org/

Công cụ mã nguồn mở này được phát triển bởi Đại học New Auckland-New Zealand. Giáo viên không cần các kiến thức về HTML, XML có thể phát triển các bài giảng điện tử offline (không cần kết nối vào mạng internet) sau đó xuất ra dưới dạng các trang web hoặc một gói tuân theo chuẩn SCORM hoặc IMS Content Packaging. Hiện tại, phiên bản mới nhất là 0.15, có thể tải về tại: http://exelearning.org/hq=downloads.



  • TurboDemo

Website:

Phiên bản mới nhất là 7.0. TurboDemo ghi các sự kiện trên deskto của người sử dụng và sau đó có thể tạo các trình diễn và các hướng dẫn bằng FLASH, JAVA, EXE, Windows Media Player ... Rất dễ sử dụng, tương thích với SCORM và cùng với phiên bản 6.5 cung cấp khả năng đồng bộ hóa với audio và video. Chỉ trong vài phút có thể ghi các sự kiện diễn ra trền màn hình và tạo ra các bản trình diễn và giảng dạy sinh động. Việc bổ sung văn bản, các chú giải, và tương tác không đòi hỏi phải có các kiến thức về lập trình.



  • SoftSim

Website: http://www.outstart.com/products/softsim.asp

Phiên bản mới nhất là 5.0 gồm nhiều cải tiến trong phiên bản này: khả năng xem lại điểm và thời gian học tập, cải thiện giao diện và tính năng soạn nội dung. Các khách hàng SoftSim 5.0 có thể tận dụng để tạo ra các bài giảng dạy hấp dẫn, giúp học viên nhanh chóng nắm được bài.



  • RoboDemo

Website: http://www.macromedia.com

  • Macromedia Captivate (có tên trước đây là RoboDemo) tự động ghi các sự kiên trên màn hình và tạo các mô phỏng Flash tương tác. Chỉ và nhấn chuột để đưa thêm các văn bản minh họa, các chú thích, và các tương tác e-Learning không cần các kiến thức về lập trình.

  • RapidBuilder

Website: http://www.xstreamsoftware.com/

RapidBuilder™ là công cụ tạo mô phỏng mạnh, giúp xây dựng các bài trình diễn và mô phỏng giàu multimedia trên nền Windows. RapidBuilder™ là công cụ không đòi hỏi lập trình một chút nào.



  • QuestionMark

Website: http://www.questionmark.com/us/home.htm

QuestionMark là một trong các công ty hàng đầu chuyên cung cấp các giải pháp về việc kiểm tra và đánh giá dựa trên máy tính. Công ty có rất nhiều phần mềm hỗ trợ thi cử và đánh giá.



  • IMS Assesst Designer

Website: http://www.xdlsoft.com/ad/

Là công cụ giúp tạo các bài đánh giá, kiểm tra và nổi bật với tính thân thiện người dùng. Các soạn giả có thể tạo, chỉnh sửa, xóa, và sắp xếp lại các câu hỏi. Phần mềm này tuân theo các chuẩn thông dụng chẳng hạn như IMS Project Question and Test Interoperability (QTI).



Website: http://www.halfbakedsoftware.com/

Phần mềm này miễn phí, hỗ trợ rất nhiều định dạng câu hỏi: điền vào chỗ trống, đa lựa chọn, kéo/thả ... người dùng có thể đưa các bài kiểm tra đã tạo xong lên mạng rất dễ dàng.



  • Easy Test Maker

Website: http://www.easytestmaker.com/

Đây là phần mềm miễn phí giúp người dùng tạo các bài kiểm tra của riêng mình. Với Easy Test Maker người dùng có thể tạo các loại câu hỏi như điền vào chỗ trống, đa lựa chọn, ghép (matching), câu trả lời ngắn, đúng/sai trên cùng một bài thi. Người dùng có thể đưa thêm các chỉ dẫn và chia bài kiểm tra thành nhiều phần.



  • Castle Toolkit

Website: http://www.le.ac.uk/castle/

Bộ công cụ giúp giáo viên tạo các câu hỏi đa lựa chọn có tính tương tác cao nhanh chóng và dễ dàng không cần các kiến thức về lập trình. Điều quan trọng là phần mềm miễn phí.



4.5. Thủ thuật ứng dụng CNTT trong dạy đọc tiếng Anh chuyên ngành Kinh tế

Việc giảng dạy và học tập bộ môn ngoại ngữ của giáo viên và sinh viên chuyên ngành kinh tế trong thời gian vừa qua có nhiều cải tiến. Với sự hỗ trợ của CNTT, đã có những tác dụng nhất định trong việc truyền tải thông tin bài giảng đến với sinh viên và ngược lại những phản hồi của sinh viên tới giáo viên nhờ đó mà thuận tiện hơn nên chất lượng đào tạo có những chuyển biến tích cực. Hiện nay, những sự hỗ trợ phổ biến nhất là powerpoint, đây là công cụ được sử dụng nhiều trong giảng dạy thuyết trình đối với sinh viên năm thứ hai và ba. Trên thực tế đây có lẽ là công cụ duy nhất mà hiện đang được sử dụng tối đa nhất. Sự hạn chế trong khai thác các công cụ CNTT hỗ trợ cho giảng dạy và học tập ngoại ngữ, cũng là sự hạn chế trong chất lượng đào tạo.



Những ứng dụng công nghệ được sử dụng trong dạy đọc TACN Kinh tế

Phát huy vai trò của CNTT trong giảng dạy tiếng Anh, các giáo viên và sinh viên dạy và học TACN Kinh tế đã và đang sử dụng những ứng dụng phổ biến nhất trong điều kiện có thể để hỗ trợ cho việc dạy học TACN Kinh tế ở trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN. Những ứng dụng phổ biến của công nghệ trong dạy học ngoại ngữ hiện nay bao gồm: internet, trên đó có các website của BBC, CNN, VNexpress có các công cụ hỗ trợ nghe các tin tức kinh tế bằng tiếng Anh, công cụ chat, E-mail, công cụ WebQuests với các tiện ích đầu vào, chuyển giao và đầu ra rất thuận tiện cho công việc giao thiết kế, giao bài tập tự học cho sinh viên, chia sẻ thông tin và kiểm tra bài làm của sinh viên ngoài lớp học. Các sản phẩm như trong Cardboard Cognition, và một số các trò chơi băng thông rộng cũng có tính giáo dục rất cao. Newsgroups có thể được sử dụng như một công cụ đơn giản cho thảo luận và phân tích trong lớp. Sử dụng thông tin trên các trang web và gửi phản hồi, hình thức viết blog để giao tiếp hai chiều giữa giáo viên và sinh viên và giữa các sinh viên diễn ra không giới hạn và các cuộc thảo luận chứa rất nhiều thông tin. Công cụ tìm kiếm blog trên internet phổ biến là Technorati. Một thiết bị phục vụ dạy và học không thể thiếu được trên lớp học là máy chiếu. Sự kết hợp giữa máy chiếu và powerpoint giúp cho việc giảng bài và tiếp thu bài giảng trở nên hiệu quả hơn rất nhiều so với lối giảng bài và tiếp thu truyền thống. Ngoài ra, video clip và trích đoạn phim có liên quan đến chủ đề và nội dung môn học sẽ làm người học nhanh tiếp thu và ghi nhớ sâu bài giảng. Các ứng dụng của CNTT cũng được ứng dụng trong dạy học ngữ âm và luyện nói chuẩn mực.

Trong dạy học đọc TACN Kinh tế - một chuyên ngành có những đặc thù riêng về nội dung chủ đề và đặc điểm ngôn ngữ, nó có tính chất xã hội và ứng dụng. Với các chuyên ngành hẹp khác nhau, có những đòi hỏi nghiên cứu cụ thể. Khi áp dụng các ứng dụng CNTT vào trong giảng dạy và học tâp bộ môn tiếng Anh, có thể rút ra một số đặc điểm chung sau đây, dựa trên đó các giáo viên và sinh viên có thể vận dụng một cách có hiệu quả.


  • Ứng dụng CNTT nhằm khai thác các tình huống giao dịch thương mại, các công việc thực tế tại các công ty, nhà máy, các quy trình làm việc, quy trình sản xuất, các sản phẩm đã đang và sẽ được bán trên thị trường. Đây sẽ giúp ích nhiều cho sinh viên quản trị kinh doanh.

  • Có cái nhìn cụ thể và khái quát về các thị trường hiện đang rất sôi động, có những số liệu thực tế trong lịch sử và hiện tại để so sánh và vận dụng.

  • Khai thác để phát triển đồng đều các kĩ năng ngôn ngữ và hiểu biết về văn hóa, con người của các nước khác nhau. Điều này mang lại hiệu quả rất cao cho sinh viên Kinh tế đối ngoại.

  • Với những văn bản pháp luật, văn bản kinh tế, biểu mẫu cập nhật sẽ giúp cho sinh viên Kinh tế sớm làm quen với công việc thực tế sau khi ra trường.

Các ứng dụng CNTT vào giảng dạy và học tập là vô cùng đa dạng và phong phú. Với phương châm nhà giáo là những người hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm soát … và sinh viên là những người chủ động. Sinh viên sẽ có nhiều cơ hội hơn để phát huy hết tính sáng tạo, tích cực trong việc áp dụng các ứng dụng này và khai thác một cách có hiệu quả lượng thông tin khổng lồ nhằm phục vụ tốt cho việc học tập bộ môn ngoại ngữ nói chung và môn tiếng Anh nói riêng.

4.6. Thủ thuật ứng dụng CNTT trong dạy học tiếng Anh chuyên ngành Luật

Ở Việt Nam, việc dạy và học ngoại ngữ, đặc biệt là ở các trường không thuộc khối chuyên ngữ, vẫn chủ yếu được tiến hành theo phương pháp truyền thống, chủ yếu dựa vào sách giáo trình có sẵn và giáo viên. Tuy nhiên, trong xu thế yêu cầu đối với việc đổi mới phương pháp dạy học đang ngày càng trở nên cấp bách thì việc cải tiến phương pháp dạy và học ngoại ngữ cũng cần có thay đổi. Một trong các phương pháp mới là ứng dụng CNTT trong dạy và học ngoại ngữ.

Tuy khi triển khai nghiên cứu ứng dụng CNTT vào dạy-học TACN Luật, giáo viên và sinh viên dạy và học TACN Luật đã cố gắng sử dụng càng nhiều càng tốt các ứng dụng phổ biến của CNTT như đã nêu ở trên. Tuy nhiên, với những khó khăn trước mắt hiện nay, tổ bộ môn TACN Luật tập trung vào hai phần mềm quan trọng là MacReader và StoryBoard. Về vai trò của máy vi tính trong lớp học tiếng Anh, Hoffman [1996] có nhận xét:

Việc sử dụng máy vi tính trong lớp học tiếng Anh rất hữu ích với cả giáo viên và sinh viên. Máy vi tính có thể xử lý nhiều hoạt động khác nhau và chạy các chương trình với tốc độ cao. Máy tính có thể kiểm tra các bài tập sinh viên làm, có thể chuyển sinh viên từ các bài tập dễ lên khó tuỳ vào trình độ và khả năng của họ. Khi sinh viên không trả lời đúng các câu hỏi hay không thực hiện được các hoạt động, máy tính có thể giúp sinh viên luyện tập, hoặc giải thích các hiện tượng ngữ pháp theo một cách dễ hiểu cho người học.”

Có rất nhiều chương trình giúp học viên ESL trình độ Intermediate luyện tập kỹ năng đọc sử dụng máy tính, trong số đó có MacReader và StoryBoard. Các hoạt động trong hai chương trình này không nhất thiết phải sử dụng trong một buổi học, thay vào đó giáo viên có thể sử dụng các hoạt động này vào nhiều buổi học khác nhau tuỳ theo kỹ năng đọc mà họ muốn dạy.



4.6.1. Giới thiệu hai phần mềm trong dạy kỹ năng đọc

  • MacReader

MacReader do John McVicker viết năm 1992. Chương trình này tập trung vào cấu trúc câu và đoạn. Giáo viên nhập bài đọc và chương trình sẽ tự động xáo trộn đoạn văn đó, rồi sinh viên sẽ cấu trúc lại đoạn văn. Giáo viên sẽ quyết định dùng chương trình làm bài thi, bài tập về nhà, hay bài tập nhóm. Các kỹ năng được chú trọng thông qua chương trình là đọc, xây dựng từ vựng và viết.

Khi người học click vào “Exercises”, một cửa sổ mới sẽ mở ra với sáu lựa chọn: đọc, đọc tính thời gian, đọc theo tốc độ, điền từ, sắp xếp câu, và sắp xếp đoạn. Giáo viên cần có mật khẩu để có thể truy nhập phần điều khiển để nhập bài đọc hoặc thêm từ mới vào danh sách. Chương trình cũng lưu giữ kết quả của sinh viên.

Có một phần mềm tương tự nhưng mới hơn là New Reader của Hyperbole Software.

Một số ứng dụng của MacReader

1- Read:


Bài tập này đã được tạo trước. Giáo viên có thể lựa chọn trong số các chủ đề và mức độ khó của bài đọc hoặc nhập bài mới. Sau đó sẽ giao một bài tập cho sinh viên. Sinh viên sẽ đọc qua bài và khi kết thúc trang đầu tiên, có mũi tên để có thể đọc tiếp trang sau đến hết bài đọc. Hoặc sinh viên cũng có thể quay lại trang trước khi cần. Tiêu đề bài đọc sẽ được hiện ở đầu trang mới: “Current Text “Tên bài đọc ...”. Tiêu đề “Read” của phần này được hiện ở góc trên bên trái màn hình. Khi sinh viên đọc xong và nhấp vào nút phải, một màn hình mới xuất hiện hỏi xem họ có tiếp tục làm bài tập khác không. Trong khi đọc, sinh viên có thể tra cứu từ mới bằng cách nhấp vào từ đó.

2- Timed Reading:

Bài tập này luyện tập tốc độ đọc. Sinh viên có thể lựa chọn trong số các chủ đề cho sẵn một chủ đề mà họ ưa thích nhất.

3- Paced Reading:

Bài tập này cho phép sinh viên chọn tốc độ đọc phù hợp với khả năng của mình bằng cách lựa chọn số từ trong một phút trên thanh công cụ. Bên cạnh thanh công cụ có một nút để dừng bài đọc. Việc dừng này sẽ được ghi nhớ vào chương trình. Do đó, kết quả sẽ không được tính. Học viên có thể tiếp tục thử nghiệm tới khi tìm được một tốc độ phù hợp.

4- Cloze:

Đây là một bài tập đọc hiểu mà sinh viên phải điền từ thiếu vào đoạn văn. Khi lựa chọn CLOZE từ phím bài tập, sinh viên sẽ nhìn thấy hộp thoại sau:

Delete one word every HOW MANY?

Enter a number between 2 and 15

(OK) (Cancel)

Sinh viên gõ một số từ 2 đến 15 vào hộp thoại và nhấp “OK”. Các bài tập trong phần CLOZE thay từ trong bài đọc bằng các con số. Ví dụ nếu sinh viên chọn số 5 thì cứ 5 từ lại có một từ được thay thế bởi một con số. Do đó số càng to thì bài tập càng dễ. Để làm bài, sinh viên cần nhấp chuột vào một số trong bài đọc để chọn, rồi sẽ gõ từ cần điền vào. Để kiểm tra đáp án, nhấn vào “answer”. Để quay lại, nhấn “return”. Phím “Hint” sẽ đưa ra gợi ý bằng một trong ba cách sau:

+ số chữ cái trong từ

+ hiện chữ cái đầu tiên của từ

+ đưa ra định nghĩa từ

5- Sentence Jumble:

Đây cũng là một bài tập đọc hiểu. Chương trình sẽ tự động xáo trộn các câu trong một đoạn văn do sinh viên lựa chọn. Đoạn văn này có thể là có sẵn trong chương trình hoặc do giáo viên nhập vào.

6- Paragraph Jumble:

Bài tập này tương tự như Sentence Jumble, nhưng ở cấp độ đoạn văn.

7- Glossary:

Ngoài việc nhập các bài đọc, giáo viên còn có thể thêm từ mới cho chương trình bằng cách lựa chọn biểu tượng “Glossary”.


  • StoryBoard

Phần mềm này là sản phẩm của Wida Software. Phần mềm này chú trọng đến phát triển từ vựng và hoàn thành bài đọc. Thông qua bài tập này, sinh viên được luyện tập một loạt kỹ năng đọc và củng cố vốn từ vựng, cũng như luyện tập kỹ năng phán đoán. Phần mềm này có thể được sử dụng trên lớp, ở nhà, hoặc trong phòng lab.

Mỗi từ trong bài đọc được thay thế bằng nhiều ô vuông nhỏ, mỗi ô vuông là một chữ cái. Sinh viên sẽ làm việc một mình hoặc theo nhóm để tái tạo lại từng từ và rồi cả bài đọc. Nếu từ sinh viên đoán là đúng thì tất cả những từ này trong bài đọc sẽ hiện ra. Do đó không nhất thiết phải bắt đầu từ đầu bài đọc. Sinh viên có thể đoán trước những từ chức năng như “the”. Nội dung của bài đọc sẽ rõ dần lên khi có nhiều từ được đoán đúng. Giáo viên có thể lưu lại và tra cứu file học tập của sinh viên. Sinh viên sẽ không thể tự ý sửa kết quả điểm của mình.



Khái quát về phần mềm

Storyboard gồm hai chương trình. Chương trình thứ nhất được thiết kế cho sinh viên sử dụng. Chương trình thứ hai dành cho giáo viên để nhập các bài đọc và tất cả các chức năng liên quan khác như hướng dẫn, gợi ý, trợ giúp. Có thể tóm tắt hoạt động của hai chương trình này như sau:



  • Chương trình cho sinh viên

Khi sinh viên chạy chương trình, một danh sách các tiêu đề (do giáo viên chuẩn bị hoặc có sẵn) sẽ hiện ra trong một màn hình có tiêu đề “open file”. Khi một chủ đề được lựa chọn sẽ lại có một cửa sổ khác hiển thị hướng dẫn cho bài đọc đó. Và sinh viên sẽ lựa chọn một trong số các phương án sau:

+ Hide all Words - Ẩn tất cả từ

+ Show given words - Hiển thị các từ cho sẵn

+ Cancel


Trong phương án thứ nhất, tất cả các từ, trừ các dấu câu, sẽ bị ẩn đi. Chỉ các từ có gợi ý sẽ được thay bằng hình tròn, còn lại tất cả các từ được thay bằng ô vuông. Sẽ có một cửa sổ nhỏ bên lề của bài đọc với nội dung:

Last guess ....... Words found ........... Guess a word: .........

Phương án thứ hai sẽ chỉ hiện những từ giáo viên đã lựa chọn. Những từ còn lại sẽ bị ẩn đi như trên.

Menu chính:

File, See, Options, Window, và Configure sẽ xuất hiện trong menu chính. Trong mỗi mục này, sinh viên sẽ tìm thấy các chức năng khác nhau để vận hành bài tập và kiểm tra kết quả.

Tất cả các bước của sinh viên đều được tự động ghi lại và có thể được kiểm tra bất kỳ lúc nào. Để xem kết quả, sinh viên có thể lựa chọn “score” trong mục “see” ở menu chính.


  • Chương trình cho giáo viên

Chương trình này cho phép giáo viên thực hiện các công việc sau:

  1. Nhập bài đọc: Giáo viên có thể trích và nhập dữ liệu gốc từ nguồn khác hoặc trực tiếp gõ các tài liệu đó rồi lưu vào chương trình.

  2. Trợ giúp: Ba phương án trợ giúp được giáo viên soạn theo cách sẽ phù hợp với chủ đề và mục tiêu của bài học.

  3. Cho sẵn từ: Để làm cho bài học thêm linh hoạt, giáo viên có thể cho sẵn một số từ dựa vào giáo án.

  4. Gợi ý: Giáo viên có thể cung cấp các gợi ý giúp sinh viên hoàn thành bài tập.

Menu chính:

Menu chính gồm: files, edit, authoring, search, window, và configure. Menu này khác với menu trong chương trình dành cho sinh viên. Cái khác chủ yếu là mục “authoring”. Các file học tập của sinh viên được lưu và xem xét trong mục “File”.



4.6.2. Thủ thuật ứng dụng CNTT trong dạy đọc TACN Luật

* Tìm kiếm tài liệu trên internet, email, blog

- Giáo viên hoặc sinh viên lập một hộp mail chung cho cả lớp;

- Trước khi học một vấn đề mới khoảng 1 tuần, giáo viên viết mail ra bài tập cho sinh viên. Bài tập có thể là bài cá nhân hoặc bài tập nhóm. Giáo viên đưa ra một số câu hỏi để sinh viên lên mạng tìm tài liệu chuẩn bị cho buổi học. Giáo viên cũng cần đưa ra một hạn chót;

- Đến hạn, giáo viên yêu cầu sinh viên nộp bài tập qua email;

- Tiếp đó, giáo viên hoặc sinh viên gửi bài tập của 2 đến 3 nhóm cho một nhóm khác. Cứ như thế các nhóm sẽ đọc bài tập của nhau. Giáo viên hoặc sinh viên yêu cầu sinh viên so sánh bài tập của mình;

- Đến giờ học, giáo viên yêu cầu sinh viên thảo luận những đáp án đã đọc qua mail. Sau đó cả lớp sẽ đọc vào bài đọc và so sánh;

- Ngoài giờ học, giáo viên có thể đưa lên blog của lớp một số ý kiến xoay quanh chủ đề bài học cho sinh viên thảo luận. Giáo viên cũng có thể lần lượt đưa ra thêm một số câu hỏi và sinh viên sẽ cố gắng là người trả lời đầu tiên và đúng nhất.

* Tìm thuật ngữ: internet, email, powerpoint

- Với mỗi bài học, giáo viên chuẩn bị những thuật ngữ cơ bản của ngành Luật và giải thích các thuật ngữ này bằng tiếng Anh;

- Nếu dùng email, giáo viên sẽ gửi cho mỗi nhóm một số lượng định nghĩa, giải thích nhất định. Nhiệm vụ của nhóm là phải tìm thuật ngữ tiếng Anh gốc và thuật ngữ tiếng Việt tương đương;

- Sau khi nhận bài tập của các nhóm, giáo viên sẽ kiểm tra rồi trộn lẫn các thuật ngữ tiếng Anh và tiếng Việt. Sau đó giáo viên gửi cho tất cả các nhóm. Các nhóm sẽ phải gửi trả lại bảng thuật ngữ sau khi đã ghép đúng các thuật ngữ với nhau;

- Giáo viên đưa ra các thuật ngữ tiếng Việt để sinh viên tìm thuật ngữ tiếng Anh tương ứng;

- Trên lớp, giáo viên có thể dùng powerpoint để kiểm tra vốn thuật ngữ mới của sinh viên.



* Tìm giải thích: internet, email, blog, powerpoint

- Với mỗi bài học, giáo viên chuẩn bị danh sách những thuật ngữ cần học;

- Giáo viên email phần bài tập cho mỗi nhóm. Các nhóm sẽ phải lên mạng tìm giải thích hoặc ý nghĩa của các thuật ngữ đó;

- Giáo viên lại dùng email hoặc blog để các nhóm ghép thuật ngữ và giải thích (sau khi đã kiểm tra là đúng và xáo trộn);

- Trên lớp giáo viên có thể cho chơi trò chơi có dùng powerpoint để ôn tập.

* Xây dựng bảng từ: internet, email

- Giáo viên sẽ cho sinh viên dùng email xây dựng bảng từ cho mỗi chủ đề;

- Sinh viên lần lượt gửi email với phần từ và thuật ngữ mình tìm được. (Có thể giới hạn mỗi sinh viên sẽ phải tìm tối đa 5 từ để không bị trùng lặp);

- Sinh viên sau sẽ reply email của sinh viên trước đó đã gửi và thêm phần từ của mình vào, không được trùng lặp các từ đã có;

- Giáo viên có thể chỉ yêu cầu sinh viên tìm từ/thuật ngữ và tương đương hoặc tìm từ/thuật ngữ và giải thích.

* Rèn luyện tốc độ đọc: powerpoint

- Giáo viên chiếu lên một câu, sử dụng các hiệu ứng của power point làm cho câu chạy qua trong một thời gian hợp lý, phù hợp với tốc độ đọc của sinh viên;

- Trong khoảng thời gian đó, sinh viên cố gắng nắm bắt nội dung của câu;

- Giáo viên cho ẩn câu và hỏi sinh viên về nội dung câu. Ban đầu câu có thể ngắn, sau đó dài lên dần dần, khó nữa sẽ thành đoạn văn.



* Trao đổi trực tiếp

- Vào một thời gian nhất định giáo viên sẽ cùng sinh viên đăng nhập vào Yahoo Messenger;

- Giáo viên sẽ đưa ra các câu hỏi hay các vấn đề thảo luận;

- Sinh viên sẽ ngay lập tức trả lời hoặc thảo luận; hoặc đặt ra câu hỏi cho giáo viên hay các bạn khác trong lớp.

4.7. Phản hồi về việc ứng dụng CNTT vào dạy đọc tiếng Anh chuyên ngành tại trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

Sau khi đã soạn đề cương các bài giảng mẫu dạy cho 4 lớp sinh viên học TACN Công nghệ thông tin, Điện tử viễn thông, Kinh tế và Luật, hai bản câu hỏi về ý kiến phản hồi về việc ứng dụng CNTT trong dạy học kỹ năng đọc đã được gửi đến cho giáo viên và viên các lớp dạy thử. Trong phần này của đề tài là những phân tích về kết quả thu thập được từ đợt khảo sát ý kiến của giáo viên và sinh viên trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN sau khi họ thực hiện một bài học đọc tiếng Anh có ứng dụng CNTT. Qua đó chúng tôi cũng đưa ra những đề xuất và gợi ý để nâng cao hiệu quả của việc dạy học tiếng Anh với sự hỗ trợ của CNTT cho sinh viên không chuyên.



4.7.1. Phiếu điều tra

Hai bản phiếu điều tra được phát cho các giáo viên chịu trách nhiệm thực hiện bài dạy thử nghiệm có ứng dụng CNTT và 100 sinh viên của lớp tham gia vào bài học đó. Sau đó, các kết quả tổng hợp được sẽ đóng vai trò là cơ sở cho việc đưa ra những phân tích nhận xét về giờ học trên.



  • Câu hỏi điều tra cho giáo viên

Phiếu điều tra cho giáo viên bao gồm 6 câu hỏi.

Câu hỏi thứ nhất liên quan đến mức độ thường xuyên của việc áp dụng CNTT vào việc dạy tiếng Anh nói chung và kĩ năng đọc nói riêng.

Câu hỏi thứ hai đi sâu vào những hoạt động dạy có ứng dụng CNTT trong bài học đọc thử nghiệm trước đó của giáo viên.

Câu hỏi thứ ba hỏi về mức độ hiệu quả của giờ học đọc có ứng dụng CNTT theo đánh giá của giáo viên. Câu hỏi cũng yêu cầu giáo viên đưa ra những lý do giải thích cho nhận định của mình.

Câu hỏi thứ tư về mức độ hứng thú và tiếp thu cũng như vận dụng của sinh viên sau khi học xong bài đọc.

Câu hỏi thứ năm khảo sát về những khó khăn mà giáo viên gặp phải khi chuẩn bị cho bài giảng và thực hiện giảng dạy trên lớp.

Câu hỏi cuối cùng được thiết kế nhằm khơi gợi những đề xuất kiến nghị của giáo viên để bài dạy và học kĩ năng đọc thú vị hơn và có hiệu quả hơn.



  • Câu hỏi điều tra cho sinh viên

Phiếu điều tra bao gồm 9 câu hỏi.

Câu hỏi số một là câu hỏi về tính hiệu quả của những bài dạy học kỹ năng đọc có sử dụng CNTT mà các sinh viên từng tham gia. Đây là một câu hỏi mang tính chất tổng quát nhưng đóng vai trò định hướng cho những câu hỏi tiếp theo.

Câu thứ hai cụ thể hóa nội dung của câu hỏi đầu tiên: nếu có hiệu quả thì do những nguyên nhân nào. Bản điều tra đã đưa ra 4 lựa chọn đóng và một lựa chọn mở (ý kiến khác) để tìm hiểu về các nguyên nhân đem lại tính hiệu quả cho giờ học đọc có sử dụng CNTT.

Câu thứ ba đặt giả thiết là nếu chưa có hiệu quả thì các nguyên nhân gây ra sự kém hiệu quả đó là gì. Tương tự như câu thứ hai, câu hỏi này cũng đưa ra 4 lựa chọn đóng và 1 lựa chọn mở.

Câu hỏi thứ tư bao gồm hai phần: so sánh về mức độ hứng thú với bài học của sinh viên khi học đọc theo phương pháp truyền thống (sách giáo khoa) và học đọc có ứng dụng CNTT; nêu ra các lí do cho sự lựa chọn của sinh viên.

Câu hỏi thứ năm có liên quan đến mức độ tham gia của sinh viên khi học đọc có hỗ trợ của CNTT.



Câu hỏi thứ sáu tìm hiểu về những hoạt động CNTT được giáo viên ứng dụng trong quá trình dạy kĩ năng đọc bao gồm 7 lựa chọn đóng.

Câu hỏi thứ bảy bao gồm ba lựa chọn về tính phù hợp của những ứng dụng trên dựa vào điều kiện vật chất hiện có và nội dung bài học.

Câu hỏi thứ tám khảo sát về những khó khăn của sinh viên trong những giờ học có sử dụng CNTT với các lựa chọn đóng và mở để sinh viên có thể nêu ra đầy đủ những khó khăn xảy ra trong giờ học ứng dụng CNTT. Đó cũng là cơ sở để sinh viên có những đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao tính hiệu quả của những giờ học như vậy.

Câu hỏi cuối cùng hỏi về những nguyện vọng của sinh viên đối với giáo viên nhằm dạy học kĩ năng đọc tốt hơn. Câu hỏi này bao gồm 6 lựa chọn đóng và 1 lựa chọn mở để sinh viên có thể đóng góp thêm ý kiến xây dựng.



4.7.2. Kết quả điều tra

4.7.2.1. Kết quả điều tra về phản hồi của giáo viên

  • Về mức độ thường xuyên trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy đọc

Giáo viên được phỏng vấn bày tỏ rằng mức độ ứng dụng CNTT vào bài giảng của mình chưa cao. Lí do đưa ra là chưa có đủ các thiết bị hỗ trợ cho việc ứng dụng CNTT (không có máy tính cá nhân và việc mượn máy chiếu tại khoa Kinh tế cũng không thuận tiện). Thêm nữa, giáo viên cũng cho rằng việc chuẩn bị cho một bài học đọc ứng dụng CNTT đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức.

  • Về các ứng dụng công nghệ thông tin trong giờ giảng thử nghiệm

Giáo viên đưa ra các ứng dụng như sau:

- Dùng chương trình Microsoft Powerpoint trong việc trình chiếu nội dung bài giảng;

- Sử dụng các video clips để minh họa cho một số thông tin có trong bài đọc “What’s in a brand?’ (Giáo trình Business English);

- Nêu ra các danh sách những trang web trên mạng giúp học sinh tìm hiểu thêm về các nhãn hiệu, công ty nổi tiếng;

- Thông qua email để trao đổi thông tin, yêu cầu với sinh viên.


  • Về mức độ hiệu quả của việc dạy đọc có ứng dụng công nghệ thông tin

Giáo viên được hỏi cho rằng CNTT góp phần đem lại hiệu quả cao cho bài học. Lý do đưa ra là việc ứng dụng như vậy tương đối mới mẻ và hấp dẫn so với việc chỉ đọc bài khóa trong sách nên thu hút được sự chú ý của sinh viên. Mức độ tham gia vào bài học của sinh viên cũng vì thế mà tăng lên đáng kể. Sinh viên hứng thú hơn với nội dung bài giảng do những hiệu ứng mà CNTT mang lại. Giáo viên có thể tiết kiệm thời gian trên lớp, ví dụ như thay vì viết từ mới lên bảng, giáo viên có thể lưu danh mục những từ đó vào file để giới thiệu kèm với bài đọc, có thêm những tình huống sử dụng từ, ngữ đó hay đưa ra đáp án cho những bài đọc hiểu.

  • Về mức độ tiếp thu và vận dụng của sinh viên sau khi học xong

Theo ý kiến chủ quan của giáo viên, sinh viên tiếp thu tốt và có khả năng vận dụng những từ ngữ, cách diễn đạt trong bài khóa vào thực tế, tự mình tìm hiểu thêm về những thông tin có liên quan đến bài đọc.

  • Về khó khăn và hạn chế trong quá trình ứng dụng công nghệ thông tin

Các khó khăn đưa ra có liên quan đến công đoạn chuẩn bị cho giờ dạy. Việc chọn những tư liệu bổ trợ như các đoạn video clips, tranh ảnh minh họa hay các bài đọc liên quan phù hợp với trình độ của sinh viên không phải là một việc đơn giản. Thiết kế một bài giảng trên khung powerpoint cũng đòi hỏi nhiều thời gian, công sức nghiên cứu sao cho hợp lí, không quá rườm rà nhưng cũng không quá ngắn gọn đến mức khó hiểu. Khó khăn lớn thứ hai là điều kiện vật chất, trang thiết bị như máy chiếu hay máy tính cá nhân vẫn chưa đầy đủ.

  • Về kiến nghị và đề xuất

Giáo viên đưa ra một số kiến nghị về phía trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đối với khó khăn về trang thiết bị:

- Trang bị thêm máy chiếu cho mỗi lớp học;



- Lắp đặt hệ thống wifi internet không dây để giáo viên có thể tìm những trang web, nguồn tài liệu trực tuyến tin cậy để giới thiệu cho sinh viên ngay trên lớp, tăng thêm tính sinh động cho bài giảng, khiến sinh viên hứng thú với việc khai thác tài liệu trên mạng hơn.

4.7.2.2. Kết quả điều tra về phản hồi của sinh viên

  • Về mức độ hiệu quả trong những giờ học đọc có ứng dụng công nghệ thông tin




Mức độ hiệu quả

Số sinh viên (%)







a. Rất hiệu quả

11







b. Hiệu quả

22







c. Hiệu quả vừa phải

28







d. Không hiệu quả

39




Nhìn vào kết quả thu được chúng ta có thể nhận thấy rằng số lượng sinh viên nhận xét giờ học đọc ứng dụng CNTT hiệu quả chiếm 2/3 còn 1/3 còn lại thì cho rằng nó không hiệu quả. Có thể nói với những ứng dụng bước đầu, đánh giá của sinh viên đối với giờ học là khá khả quan.Tuy nhiên, chúng ta cũng phải có những điều chỉnh hơn nữa vì trong 2/3 số sinh viên có nhận xét tích cực thì chỉ có 1/3 coi giờ học có hiệu quả hoặc rất hiệu quả.

  • Về nguyên nhân gây ra tính hiệu quả của giờ học đọc có ứng dụng công nghệ thông tin (nếu có)

Có 50% sinh viên chọn đáp án ‘CNTT giúp sinh viên có nhiều hứng thú học tập hơn’, điều đó cũng phản ánh được sự hấp dẫn và yếu tố mới mẻ của CNTT đối với việc học tiếng Anh. Có 50% sinh viên chọn các lựa chọn còn lại (tức là ‘CNTT giúp việc học đọc bớt nặng nề hơn, giúp giáo viên và sinh viên tương tác tốt hơn, giúp sinh viên tham gia nhiều hơn vào bài học’. Điều này chứng tỏ CNTT có rất nhiều ảnh hưởng tích cực đến tính hiệu quả trong giờ học đọc.

  • Về nguyên nhân gây ra tính không hiệu quả của giờ học đọc có ứng dụng công nghệ thông tin (nếu có)

Rõ ràng CNTT có nhiều tác dụng tích cực đến giờ học đọc xong vẫn có những ý kiến cho rằng việc áp dụng theo một cách nào đó chưa đem lại hiệu quả cho giờ học. Trong phần khảo sát này, 66% sinh viên lựa chọn nguyên nhân thứ 3 ‘việc áp dụng mới chỉ mang tính thí điểm, chưa có tính đại trà - tất cả các kĩ năng và các lớp’, 34% sinh viên cho rằng việc áp dụng CNTT chưa toàn diện và thành thạo, 34% sinh viên khác đồng ý rằng sinh viên mới chỉ hứng thú vào mặt mới chứ chưa có hứng thú thực sự vào bài học, có một số rất ít (11 %) sinh viên bày tỏ ý kiến khác, đó là do sinh viên chuẩn bị chưa tốt.

  • Mức độ hứng thú đối với giờ học đọc có ứng dụng công nghệ thông tin so với giờ học đọc truyền thống




Mức độ hứng thú

Số sinh viên (%)







a. Hứng thú hơn nhiều

67







b. Hứng thú như vậy

33







c. Kém hứng thú hơn

0







d. Không hứng thú

0




Có đến 67% sinh viên cho rằng học đọc có ứng dụng CNTT gây hứng thú hơn nhiều so với phương pháp học truyền thống. Chỉ có 33% không thấy sự khác biệt gì về mức độ hứng thú so với trước đây. Hai lựa chọn c và d bị bỏ phiếu trắng.

  • Về mức độ tham gia của các thành viên trong lớp trong giờ học đọc có sử dụng công nghệ thông tin




Mức độ tham gia bài học

Số sinh viên (%)







a. Tất cả lớp

17







b. Phần lớn sinh viên

50







c. Chỉ một số ít sinh viên

22







d. Ý kiến khác

11




Như vậy 50% sinh viên cho rằng mức độ tham gia vào bài học của sinh viên là tương đối cao. Có hai ý kiến khác cũng rất đáng lưu tâm; một là sinh viên có tham gia song chưa có hiệu quả lắm và hai là nhiều sinh viên chưa quen với cách học mới nên vẫn chưa bắt kịp với lớp.

  • Về các hình thức ứng dụng CNTT được giáo viên sử dụng trong dạy kĩ năng đọc

Các ứng dụng

Số sinh viên (%)

Sử dụng bài đọc được lấy từ internet

20

Bài giảng có sử dụng powerpoint

100

Sử dụng các phần mềm ứng dụng văn phòng

95

Sử dụng các phần mềm hỗ trợ học tập khác (từ điển điện tử, phần mềm phát triển kĩ năng đọc …)

10

Nộp bài tập đọc và nhận phản hồi qua thư điện tử

100

Chia sẻ thông tin bài đọc và thảo luận về chủ đề của bài qua diễn đàn, bảng tin, tin nhắn

88

Tìm kiếm thông tin trên internet để chuẩn bị và làm phong phú thêm bài đọc

88

Như vậy những lựa chọn của sinh viên đều khá sát với những thông tin giao viên đã đưa ra trước đó. Các phương tiện chính là: trình chiếu powerpoint, các phần mềm ứng dụng văn phòng, trao đổi thông tin qua mạng, tìm thêm bài đọc trên các trang web.

  • Về mức độ phù hợp của những ứng dụng trên dựa vào nội dung bài học và điều kiện vật chất hiện có

Mức độ phù hợp

Số sinh viên (%)

a. Phù hợp

11

b. Phù hợp xong cần điều chỉnh thêm

89

c. Chưa phù hợp

0

Gần 90% sinh viên đều đồng tình rằng những ứng dụng như vậy là phù hợp với nội dung bài học và điều kiện vật chất hiện có nhưng cần có những điều chỉnh thêm.

  • Về các khó khăn gặp phải trong giờ học đọc có ứng dụng công nghệ thông tin

50% sinh viên cho rằng yếu tố máy móc, kỹ thuật là một trong những bất lợi của việc sử dụng công nghệ cao. Khi gặp sự cố, giáo viên sẽ rất khó xử lí bài học. 25% gặp khó khăn cho việc chuẩn bị những bài đọc như vậy (ví dụ sinh viên phải tìm các tài liệu tham khảo trên mạng). 25% khác lại cho rằng việc làm quen với các thiết bị CNTT cũng sẽ gây những cản trở nhất định ban đầu.

  • Về những điều chỉnh cần có về phía giáo viên để giờ học đọc tiếng Anh chuyên ngành Kinh tế có hiệu quả hơn

Kiến nghị

Số sinh viên (%)

Sử dụng nhiều hơn nữa bài đọc lấy từ internet

22

Hướng dẫn sinh viên cách tìm kiếm thông tin từ internet

28

Hướng dẫn sinh viên cách tự học kỹ năng đọc với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin

66

Giao cho sinh viên nhiều bài tập đọc hơn nữa tron đó có yêu cầu sử dụng các phần mềm và các ứng dụng công nghệ khác nhằm nâng cao kỹ năng đọc

50

Khuyến khích sinh viên tranh luận và thảo luận mở rộng chủ đề bài đọc qua diễn đàn, tin nhắn …

50

Giảm việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học kỹ năng đọc tiếng Anh chuyên ngành

0

Có thể nói việc dạy thí điểm một kĩ năng đọc tại một lớp cụ thể trong một bài học đọc cụ thể chưa khái quát hết được tình trạng ứng dụng CNTT vào giảng dạy tiếng Anh cho các đối tượng không chuyên ở trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN; chưa thể hình dung hết những mặt được và chưa được của việc ứng dụng đó song nó cũng đóng vai trò nhất định trong việc nghiên cứu và định hướng cho những chương trình áp dụng lâu dài hơn và có hệ thống hơn.

Sau khi thu thập ý kiến của giáo viên và sinh viên trường Đại học Kinh tế, chúng tôi rút ra được những kết luận chính như sau:



  • Việc ứng dụng CNTT vào dạy học còn tương đối hạn chế, chưa có tính chất thường xuyên và đại trà;

  • Giáo viên còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện bài giảng và chuẩn bị bài giảng;

  • Sinh viên đã có những hứng thú với việc ứng dụng CNTT vào bài học song còn chưa quen với cách học mới nên chưa phát huy hết khả năng của mình;

  • Cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra của việc ứng dụng CNTT.

Từ những kết luận trên, chúng tôi xin đưa ra những đề xuất như sau:

    • Về phía Nhà trường, Khoa

  • Cần tổ chức các khóa học, khóa đào tạo để nâng cao nhận thức cho cả giáo viên và sinh viên về lĩnh vực CNTT: CNTT gồm những tiện ích, ứng dụng gì; vai trò và lợi ích của CNTT trong dạy học; phương thức ứng dụng CNTT hiệu quả ...

  • Bổ sung và nâng cao chất lượng trang thiết bị phục vụ cho việc ứng dụng CNTT.

  • Tổ chức các buổi thảo luận, giảng mẫu để giáo viên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm về lĩnh vực này.

  • Thường xuyên tham khảo ý kiến giáo viên và sinh viên về các khó khăn, vướng mắc để có thể kịp thời khắc phục.

    • Về phía các giáo viên tổ tiếng Anh Kinh tế

  • Tự trang bị cho mình và không ngừng cập nhật các kiến thức về CNTT, đặc biệt là các ứng dụng trong lĩnh vực giảng dạy để ứng dụng chúng thật hiệu quả.

  • Đầu tư hơn nữa về thời gian, công sức để thay đổi cách giảng dạy cũ, ứng dụng CNTT vào cách giảng dạy mới.

  • Lưu ý đến việc công nghệ chỉ là phương tiện hỗ trợ, nội dung ngôn ngữ trong bài học mới là yếu tố hàng đầu để định hướng cho sinh viên, tránh tình trạng bình mới rượu cũ.

  • Hướng dẫn sinh viên cách học với sự hỗ trợ của CNTT: khi đưa ra yêu cầu cần kèm theo các hướng dẫn cụ thể, đảm bảo sinh viên không có vướng mắc gì trong việc thực hiện.

  • Chủ động phối hợp với bộ phận kỹ thuật để được hỗ trợ thêm về mặt công nghệ, kĩ thuật.

Những đề xuất trên đây hy vọng sẽ đóng góp vào việc đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao tính hiệu quả cho dạy TACN Kinh tế cho sinh viên trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.

Tiểu kết

Trong thời đại của CNTT, các ứng dụng vào việc dạy và học tiếng Anh ngày càng được phổ biến rộng rãi. Với khả năng về mặt cơ sở vật chất của nhà trường và hiểu biết về CNTT của giáo viên và sinh viên đang dạy và học TACN ở ĐHQGHN, một số ứng dụng của CNTT đã được sử dụng trong quá trình dạy-học TACN như đã đề cập đến trong chương 4 của đề tài nghiên cứu. Về mặt lý thuyết mà nói, việc áp dụng CNTT trong dạy-học ngoại ngữ không chỉ giới hạn trên lớp mà còn được tiến hành trong cả thời gian tự học của sinh viên nữa, nhưng trong thực tế, mới chỉ có một số ứng dụng của CNTT được sử dụng trong day-học, phổ biến nhất là sử dụng các dịch vụ của internet, các công dụng của máy tính, các phần mềm MS powerpoint, Hot Potatoes ... có xu hướng được sử dụng nhiều nhất.

Do chương trình dạy thử còn hạn chế về thời gian nên kết quả phản hồi mới dừng ở việc đánh giá sự thay đổi về mặt nhận thức, thái độ, ảnh hưởng đến động cơ, thái độ học tập của sinh viên. Lý do cơ bản là do chương trình thực gnhieemj mới được tiến hành trong phạm vi hẹp (4 lớp), ở một thời gian quá khiêm tốn (1 bài học), trong điều kiện dạy và học còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, vì thế mà sự thay đổi về kết quả học tập của sinh viên dưới sự ảnh hưởng của việc ứng dụng CNTT vào dạy học chưa được bộc lộ rõ và không được tổng kết trong báo cáo này.

Tuy vậy, nghiên cứu cho thấy hiện nay việc sử dụng CNTT trong việc giảng dạy TACN ở ĐHQGHN đã đạt được một số kết quả đáng kể, mặc dù không tránh khỏi một số vấn đề về hạn chế. Hy vọng trong tương lai gần, khi mà các khó khăn của sinh viên và giáo viên được giải quyết thì giáo viên có điều kiện áp dụng các thành tựu CNTT trong quá trình dạy của mình nhiều hơn, các thủ thuật giảng dạy TACN sẽ được cải thiện tốt hơn tạo ra những thay đổi đáng kể về phương pháp giảng dạy với sự hỗ trợ của CNTT, và khi đó sẽ đem lại nhiều hơn nữa hiệu quả dạy và học cho cả giáo viên và sinh viên.



KẾT LUẬN

Đề tài nghiên cứu được tiến hành như là một đề tài tập thể, thu hút sự tham gia của đông đảo giáo viên khoa Ngoại ngữ chuyên ngành và sinh viên của trường Đại học Công nghệ, Đại học Kinh tế và khoa Luật thuộc ĐHQGHN. Trên thực tế, kết quả nghiên cứu của đề tài đã được giới thiệu thông qua các hội thảo chuyên đề do các nhóm nghiên cứu tổ chức, được trình bày và thảo luận trong Hội nghị Nghiên cứu khoa học của khoa Ngoại ngữ chuyên ngành vào tháng 4/2008; một số nội dung của đề tài đã được giới thiệu và phổ biến thông qua các báo cáo trình bày tại tại Hội nghị Khoa học trường ĐHNN- ĐHQGHN tháng 5/2008, hội thảo khoa học quốc tế “Improving quality of teaching English for non-English major students” do tổ chức Phát triển giáo dục của Australia (ADS) tổ chức vào tháng 6/2008, và Hội thảo khoa học quốc tế “Rethinking English Language Education for Today’s Vietnam” tổ chức tại trường ĐHNN - ĐHQGHN tháng 11/ 2008.

Những kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được tóm tắt như sau:



  1. Đã đạt được 3 mục đích nghiên cứu mà đề tài đã đặt ra thông qua việc thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả 10 nhiệm vụ của đề tài.

  2. Kết quả đạt được của đề tài nghiên cứu chính là những nội dung đặt ra trong các mục đích nghiên cứu:

- Về khả năng ứng dụng của CNTT đối với việc dạy-học TACN là rất khả thi vì các ứng dụng của CNTT được phổ biến ngày càng nhiều, dễ tiếp cận và dễ sử dụng. Điều này được thể hiện trong phần trả lời các câu hỏi điều tra trong các bảng câu hỏi cho giáo viên và sinh viên.

- Đa số giáo viên và sinh viên thống nhất quan điểm về những hình thức mà ứng dụng CNTT phổ biến có thể sử dụng trọng dạy và học TACN bao gồm: học liệu lấy từ internet, các phần mềm ứng dụng văn phòng như MS Word, MS Excel, MS powerpoint ... các phần mềm khác như Hot Potatoes, Trigger ..., các trang web, diễn đàn, thư điện tử, tin nhắn, chat ... Tùy theo mục đích học tập trên lớp hay ngoài lớp, tuỳ theo yêu cầu của bài học mà các tiện ích của CNTT được khai thác sử dụng cho có hiệu quả nhất.

- Nghiên cứu cũng thu được đánh giá của giáo viên và sinh viên về những ảnh hưởng tích cực của việc ứng dụng CNTT tới việc dạy và học kỹ năng đọc TACN đối với sinh viên không chuyên tiếng Anh ở ĐHQGHN. Các vai trò, tầm quan trọng và ích lợi hay tác dụng của việc ứng dụng CNTT vào dạy và học TACN nói chung và kỹ năng đọc TACN nói riêng đã được giáo viên và sinh viên đánh giá cao và công bằng: bài học thú vị hơn, giáo viên chuyên nghiệp hơn, sinh viên hứng thú hơn, sinh viên khai thác bài học sâu sắc hơn thông qua các yêu cầu tự học, chuẩn bị bài trước khi lên lớp, nội dung bài học được mở rộng hơn nhờ các nguồn học liệu bổ sung từ internet. Phương pháp dạy và học được cải tiến, hiện đại hóa và công nghệ hóa nhiều. Trong điều kiện dạy và học còn gặp nhiều khó khăn về mặt cơ sở vật chất, giáo viên và sinh viên vẫn mong muốn được ứng dụng nhiều hơn nữa CNTT trong quá trình dạy và học TACN.

Có thể kết luận rằng sự phổ biến rộng rãi của các ứng dụng của CNTT là nguồn tài nguyên sẵn có và gần như là vô tận đối với giáo viên và sinh viên nên chúng cần được sử dụng càng nhiều càng tốt trong dạy và học, làm được như vậy chất lượng dạy và học TACN sẽ đạt được hiệu quả tốt hơn, phương pháp dạy và học ngoại ngữ sẽ được cải tiến và vươn tới tầm cao mới.

Qua thử nghiệm dạy bài đọc, cả giáo viên và sinh viên đều có thái độ tích cực đối với việc ứng dụng CNTT trong dạy học kỹ năng đọc TACN. Họ còn mong muốn được áp dụng thường xuyên hơn nữa các thành quả của CNTT vào quá trình dạy học TACN.

Một kết quả đáng được nhắc đến là trong suốt thời gian tiến hành nghiên cứu, đã có 03 giáo viên là học viên cao học của trường (do tác giả đề tài làm cán bộ hướng dẫn) đã áp dụng lý luận về sử dụng CNTT trong dạy học TACN, đã tiến thành công nghiên cứu của mình dưới hình thức luận văn tốt nghiệp. Các học viên này đã đưa ra được một số thủ thuật dạy TACN Kinh tế và Công nghệ thông tin thông qua việc ứng dụng tiện ích của internet để xây dựng các website của lớp và sử dụng webquets cũng như blogs trong dạy và học kỹ năng đọc, phát huy được tính chủ động, sáng tạo, và tính hợp tác trong học tập của sinh viên.

Qua nghiên cứu, cả sinh viên và giáo viên đề có mong muốn được các cấp quản lý giáo dục của trường ĐHQGHN, trường Đại học Công nghệ, Đại học Kinh tế và khoa Luật tạo nhiều điều kiện hơn nữa về cơ sở vật chất và hỗ trợ kỹ thuật để mong muốn ứng dụng CNTT vào dạy học được thực hiện với kết quả cao nhất.

Những khó khăn mà giáo viên và sinh viên gặp phải là thiếu thốn về cơ sở vật chất như phòng học đa phương tiện, phòng học có trang bị máy vi tính và các thiết bị kỹ thuật. Ngoài ra, sự hạn hẹp về tài chính mà phần lớn giáo viên và sinh viên phải tự chi phí cho những dịch vụ sử dụng công nghệ dẫn đến hạn chế về mức độ thường xuyên ứng dụng CNTT trong dạy học.

Nhiều khó khăn thách thức là thế, song với nhận thức đúng đắn về vai trò, lợi ích của các ứng dụng của CNTT trong việc dạy và học TACN, nhóm giáo viên khoa Ngoại ngữ chuyên ngành tham gia nghiên cứu đã thu được một số kết quả đáng kể. Tuy nhiên, để thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ giảng dạy thì việc cải tiến phương thức giảng dạy và học tập cần được tiến hành thường xuyên hơn.

Thời đại hiện nay là thời đại CNTT, nó đã bước vào mọi lĩnh vực của cuộc sống và tạo ra những thay đổi to lớn. Trong lĩnh vực giáo dục, CNTT cũng đã và đang tạo ra cuộc cách mạng về phương thức dạy-học. Người dạy không chỉ còn biết đến bảng đen, phấn trắng. Còn người học thì không chỉ trông vào vở ghi hay sách giáo khoa. Các trang web, diễn đàn, phần mềm phục vụ dạy và học đã dần trở nên quen thuộc. Làm nhiệm vụ giảng dạy trong thời đại như thế, các giáo viên của khoa Ngoại ngữ chuyên ngành không thể không nắm bắt những tiến bộ của CNTT, áp dụng chúng một cách hiệu quả vào việc giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Hơn nữa, kĩ năng đọc được xem là một trong những kĩ năng quan trọng nhất trong việc học TACN. Việc ứng dụng CNTT vào dạy và học kĩ năng đọc TACN ở ĐHQGHN là rất cần thiết vì nó tạo cơ sở và tiền đề cho việc đưa ra những đề xuất trong việc đổi mới phương pháp dạy học các kỹ năng khác nữa với sự ứng dụng, hỗ trợ của CNTT.



Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về khả năng ứng dụng CNTT trong dạy TACN, đề tài mới chỉ dừng ở một số ứng dụng phổ biến, dễ sử dụng mà sinh viên và giáo viên có thể tiếp cận được. Tác giả đề tài hy vọng trong tương lai nghiên cứu sẽ được phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các chuyên gia CNTT và mở rộng đến các lĩnh vực khác như việc sử dụng CNTT để hỗ trợ cho quá trình dạy học các kỹ năng nghe, nói, viết, ngữ pháp, ngữ âm và từ vựng, xây dựng bài giảng điện tử để dạy một số chương trình TACN cụ thể, lựa chọn một số ứng dụng CNTT như phần mềm máy tính và dịch vụ internet cụ thể để xây dựng đề cương bài giảng, bài kiểm tra điện tử, xây dựng tài liệu hướng dẫn sử dụng cho một đối tượng cụ thể. Chỉ bằng cách đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập với sự hỗ trợ của CNTT mới có thể đẩy nhanh chất lượng dạy và học ở đại học và làm cho quá trình dạy và học là một quá trình tự động hóa đồng hành với sự phát triển của CNTT.

Tài liệu tham khảo

Tiếng Việt

  1. Nguyễn Thu Hoài (2005) Giảng dạy Kinh tế chính trị trên phần mềm Microsoft PowerPoint nhằm phát huy tính tích cực, chủ động học tập của sinh viên. Đề tài NCKH cấp trường ĐHNN-ĐHQGHN. Mã số N.03.31

  2. Bùi Ngọc Óanh (2002) Những nguyên tắc soạn giáo án có hỗ trợ của công nghệ Multimedia. Đề tài NCKH cấp Đại học Quốc gia. Mã số QN.01.07

  3. Bùi Ngọc Óanh (2006) Xây dựng phần mềm công cụ và biên soạn bài luyện kỹ năng nghe hiểu và đọc hiểu tiếng Pháp trên mạng cho sinh viên năm thứ nhất, khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Pháp, ĐHNN-ĐHQGHN. Đề tài NCKH cấp ĐHQG.

  4. Luyện kỹ năng đọc hiểu với sự hỗ trợ của công nghệ Multimedia CD-ROM. (nhiều tác giả). Nội san ĐHNN, Đặc san số 1-1999.

  5. Chu Thị Thanh Tâm (2004) Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy môn Cơ sở văn hoá Việt Nam tại trường ĐHNN-ĐHQGHN. Đề tài NCKH cấp trường ĐHNN-ĐHQGHN. Mã số QN.02.02

  6. Ngô Thị Thảo (2003) Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy môn Tin học tại trường ĐHNN-ĐHQGHN. Đề tài NCKH cấp trường ĐHNN-ĐHQGHN. Mã số CB.02.14

  7. Nguyễn Lân Trung (2003) Bước đầu ứng dụng công nghệ Multimedia vào việc dạy học ngoại ngữ ở Việt Nam. Đề tài NCKH cấp ĐHQG. Mã số QG.01.21

Tiếng Anh

  1. Abbott, J. (1985) Experiments in Computer Aided Language learning, Guidelines, Semeo RELC.

  2. Alderson, J.C. and Bachman, L.F. (2000). Assessing Language for Specific purposes. Cambridge University Press.

  3. AlKahtani, S. & Abalhassan, K. (1999). MacReader and Storyboard Programs in ESL Reading Classrooms. CALL-EJ Online, 3(2).

  4. AlKahtani, S. (1999). Teaching ESL Reading Using Computers. Retrieved 22.07.2007 from <>

  5. Anderson, J. C. (2000) Assessing reading. United Kingdom: Cambridge University Press.

  6. Anderson, (2004) Communicative Language Teaching in Multimedia Language Lab.

  7. Anderson, J. C. (1984) Reading in a foreign language: A reading problem or a language problem? In Anderson, J. C. and Urquhart, A. H. (Eds.) Reading in a foreign language, pp.1-27. London: Longman.

  8. Arani, J.A. (2007) Teaching Writing and Reading English in ESP through a Web-Based Communicative Medium: Weblog. Retrieved 22.07.2007 from <>

  9. Benson, P. & Voller, P. (1997). Autonomy and Independence in Language Learning. London: Longman.

  10. Bernard, S. (1978). Approaches to Language Testing. Advances in Language Testing 2. Papers in Applied Linguistics. Arlington: Center for Applied Linguistics. Retrieved on February 14th, 2008 from:

  11. Bernhardt, E. (1999) If reading is reader-based, can there be a computer-adaptive test of reading? Studies in Language Testing 10: 1-10.

  12. Blain, R. (2005) The evolution of Technology - The History of Computers. Short stories for teachers. Retrieved July 25th, 2006, from http://www.eslteachersboard.com/cgi-bin/stories/index.plonoframes; read =53

  13. Board, D. (2006). Information and Communication Technology – Implications in the Classroom. Articles. Retrieved July 25th, 2006, from http://www.developingteachers.com/articles_tchtraining/ict1_ darron.htm

  14. Boud, D. (ed.) (1988) Developing Student Autonomy in Learning. New York: Kogan Press.

  15. Bowen, T. (2006) Computer Assisted Language Learning. Teaching Approaches. Retrieved July 25th, 2006, from http://www. onestopenglish.com/section.asp?docid=146490

  16. Brown, D.B. (1988) Understanding Research in Second Language Learning, Cambridge University Press, New York.

  17. Brumfit, C. J & Johnson, K. (1979) The Communicative Approach to Language Teaching, Oxford University Press, Hong Kong.

  18. Brumfit, C.J. (1989) Communicative Methodology of Language Teaching. Cambridge University Press, Hong Kong.

  19. Business English), Compiled by Division of English for Economics- Department of English for Specific Purposes- College of Foreign Languages - Vietnam National, Hanoi, 2004

  20. Campbell, A.P. (2003) Weblogs for the use witn ESL classes. The Internet Journal, Retrieved from http://itellj.org/Techniques/Campbell-weblogs.html

  21. Carbery, S. Practicalities of on-going assessment. Retrieved from http://www.jalt.org/test/car_1.htm on February 14th, 2008.

  22. Chalhoub-Deville, M. (1999) Studies in Language Testing 10 -Issues in computer-adaptive Testing of Reading Proficiency. Cambridge University Press

  23. Chapelle, C. (1998) Multimedia CALL: Lessons to be learned from research on instructed SLA. Language learning and Technology, 2 (1), 22-24

  24. Chun, D. M., & Plass, J. L. (1996). Facilitating reading comprehension with multimedia. 24(4), 503-519.

  25. Clandfield L. (2007) Debate two: are you a teacher of the future? Methodoloy Debates. Retrieved Dec 25th, 2007, from http://www.onestopenglish.com/section.asp?docid=144667

  26. Coady, J. (1979) A psycholinguistic model of the ESL reader. In Mackay, R., Barkman, B. and Jordan, R. R. (Eds.) Reading in a Second Language, pp.5-12. Rowley, MA: Newbury House.

  27. Continuous assessment: a practical guide for teachers. Retrieved on February 14th, 2008 from: http://www.equip123.net/equip1/mesa/docs/ CA_Practical_Guide_Teachers.pdf

  28. Cook, V.J. (1988) Designing CALL programs for communicative teaching. ELT Journal Vol. 42, No 4, 1988

  29. Culver, L. C. (1991). Improving reading speed and comprehension of ESL students with the computer. (Practicum Papers ): Nova University.

  30. Developing Reading Activities. Retrieved from: http://pdonline.ascd.org/pd_demo/lesson.cfm?SID=46

  31. Doff, A. (1988) Teach English, Cambridge University Press, Glasgow.

  32. Douglas, D. (2000) Assessing Language for Specific Purposes. Cambridge University Press, New York.

  33. Downes, T. & Fatouros, C. (1995) Learning in an Electronic World. P.E.T.A. NSW

  34. Dubin, F., and Bycina, D. (1991). Models of the process of reading. In Celce-Murcia (ed.), Teaching English as a Second or Foreign Language. Boston, Mass.: Heinle and Heinle.

  35. Dudley, Tony et al. (2000). English for Specific Purposes. Vol.19, Issue 2.

  36. Eastment, D. (2000). ELT and the New Technology: The Next Five Years. Retrieved July 25th, 2006, from http://www.eastment.com/articles.html

  37. Egbert, J. (2004). Two faces of Technology use. Essential Teacher. Spring 2004 Vol.2

  38. Eisenberg, A (1978). Reading Technical Books. Prentice Hall International Press.

  39. Ellis, R. (1997) Second Language Acquisition, Research and Language Teaching, Oxford University Press, Hong Kong.

  40. Ewer, J.C. (1976). Teaching English for Science and Technology: The Specialized Training of Teachers and Program Organizers. In RELC (ed). Teaching ESP. Singapore University Press.

  41. Fatouros, C. & Waters-Moore, C. (1997) Using software in English primary English Teaching Association, NSW

  42. Foppoli, J. (2006). Technology in the Second Language Classroom. Aritcles for Teachers. Retrieved July 25th, 2006, from http://www.eslteachersboard.com/cgi-bin/articles/index.pl?read=1716

  43. Friths, J. (2006). Webquests - an Experiment by James Frith. Retrieved from http://developingteachers.net/articles_tchtraining/ webquest1_james.htm

  44. Galavis, B. (1998). Computers and the EFL Class: Their Advantages and a Possible Outcome, The Autonomous Learner.

  45. Gonglewski, M., Meloni, C. and Brant, J. (2001). Using E-mail in Foreign Language Teaching: Rationale and Suggestions. The Internet TESL Journal, 7(3). Retrieved July 25th, 2006, from http://iteslj.org/Techniques/Meloni-Email.html

  46. Goodman, K. (Ed.) (1968) The Psycholinguistic Nature of the Reading Process. Detroit, MI: Wayne State University Press.

  47. Grellet, F. (1981). Developing reading skill. Cambridge: Cambridge University Press.

  48. Harmer, J. (2001) The Practice of English Language Teaching. Longman.

  49. Hội thảo ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ngoại ngữ. Trích từ trang web:

  50. Holec, H. (1981) Autonomy in Foreign Language Learning. Oxford: OUP.

  51. http://ezinearticles.com/?Developing-A-Brand&id=369852

  52. http://nadabs.tripod.com/acquisition/

  53. http://tolearn.net/marketing/plc.htm

  54. http://www.asian-esp-journal.com/index.php

  55. http://www.cim.co.uk/mediastore/10minguides/10minguide_USP.pdf

  56. http://www.cim.co.uk/mediastore/Brand_eGuides/eGuide5.pdf

  57. http://www.developingteachers.com/articles_tchtraining/ict1_darron.htm

  58. http://www.eastment.com/articles.html

  59. http://www.eric.ed.gov/ERICDocs/data/ericdocs2sql/content_storage_01/0000019b/80/39/75/2b.pdf

  60. http://www.eslteachersboard.com/cgi-bin/stories/index.pl?noframes;read=53

  61. http://www.esp-world.info/Articles_2/ESP%20Curriculum.html

  62. http://www.impactfactory.com/gate/new_job_interview_skills_hints_and_tips/fungate_174-1103-91240.html

  63. http://www.onestopenglish.com/section.asp?docid=144667

  64. http://www.onestopenglish.com/section.asp?docid=146490

  65. http://www.sc.mahidol.ac.th/sclg/sllt/index.html

  66. Hudson, T. (2007). Teaching second language reading. Oxford: Oxford University Press. 

  67. Hutchinson,T. and Waters, A. (1987). English for Specific Purposes: A Learning Centred Approach. Cambridge: Cambridge University Press.

  68. Kellerman, E. (1979) Transfer and non-transfer: Where are we now? Studies in Second Language Acquisition 2: 37-57.

  69. Kennedy, C. and Bolitho, R. (1984). English for Specific Purposes. London and Basingstoke: Macmillan Press Ltd.

  70. Kenning, M.J. & Kenning, M.M. (1985) An introduction to computer-aided Language Teaching. ELT Journal, Vol. 39, No 2, April 1985

  71. Kintsch, W. (1998). Comprehension: A paradigm for cognition. Cambridge, UK: Cambridge University Press.

  72. LaBerge, D. and Samuels, S. J. (1974) Toward a theory of automatic information processing in reading. Cognitive Psychology: 293-323.

  73. Lee, K. (2000). English Teachers' Barriers to the Use of Computer-assisted Language Learning. The Internet TESL Journal, 6(12). Retrieved July 25th, 2006, from http://iteslj.org/Articles/Lee-CALLbarriers.html

  74. Lightbrown, P.M. & Spada, N. (1999) How Languages Are Learnt. Oxford University Press, Hong Kong.

  75. Lin, A. (2003). An Initial Study on EFL Learners’ Attitude towards Multimedia Appplication in Language Learning. Teaching English with Technology Journal, 3(2). Retrieved July 25th, 2006, from http://www.iatefl.org.pl/call/j_article13.htm

  76. Maley, A. (2006). Interview with Alen Maley. ELT News. Retrieved July 25th, 2006, from

http://www.eltnews.com/features/interviews/007_alan_maley2.shtml

  1. Mathews, A. Spratt, M. Les Dangerfield. (1985) At the Chalk Face. Edward Arnold, London.

  2. McDonough, J. & McDonough, H. (1997) Research Methods for English Language Teachers, Arnold, London.

  3. McNamara, T. (2000) Language testing. Hong Kong: Oxford University Press.

  4. Meloni, C. (1998). The Internet in the Classroom A Valuable Tool and Resource for ESL/EFL Teachers. ESL Magazine. Retrieved July 25th, 2006, from

http://www.eslmag.com/modules.php?name=News&file=article&sid=10

  1. Microsoft Ofice Online (2008). Microsoft Office Powerpoint – Use triggers to create an interactive slide show in Powerpoint. Retrieved April 2nd, 2008, from

http://office.microsoft.com/en-us/powerpoint/HA010873001033.aspx

  1. Nist, S.L. & Mealey, D.L. (1991). Teacher-directed comprehension strategies. In R. Flippo & D. Caverly (Eds.). Teaching reading and study strategies at the college level. Newark, DE: International Reading Association.

  2. Nunan, D. (1991) Language Teaching Methodology, Prentice Hall International (UK) Ltd, Hertfordshire.

  3. Nunan, D. (1992) Research Methods in Language Learning, Cambridge University Press: New York.

  4. Nyns, R. (1988) Using the computer research to teach reading comprehension skills. ELT Journal Vol. 42 No. 4, 1988

  5. Ongoing assessment. Retrieved on February 14th, 2008 from:

http://learnweb.harvard.edu/ALPS/modules/help.cfm?help_id=help504

  1. On-going assessment: Fun, not fear! Retrieved on February 14th, 2008 from: http://www.teachingenglish.org.uk/think/methodology/assessment.shtml

  2. Pascoex, M. E. B. (1997). Technology and Second Language Learner. American Language Review. 1(3). Retrieved July 25th, 2006, from http://www.languagemagazine.com/internetedition/mj97/eets20.html

  3. Powerpoint in the classroom. Retrieved from: http://www.teach-nology.com/tutorials/powerpoint/

  4. Reinking, D., & Bowles, L. B. (Eds.) (1996). Computers in reading and writing. (Vol. 2). Mahwah: Lawrence Erlbaum Associates Publishers.

  5. Robertson, C. (2006). Using the Internet 1. Retrieved July 25th, 2006, from http://www.teachingenglish.org.uk/think/resources/knowledge_net1.shtml

  6. Robinson, P. (1980). English for Specific Purposes. Oxford: PergamonPress.

  7. Rumelhart, D. E. (1977). Toward an interactive model of reading. In S. Dornic (ed.), Attention and Performance IV. New York, NY: Academic Press.

  8. Salaberry, R. (2004). Why the Electronic Class will not Replace the Face-to-Face Classroom. Essential Teacher. Spring 2004 Issue. Page 22.

  9. Scabrough, D. (1988) Software for English Language Teaching. ELT Journal, Vol. 42 No 4, 1988

  10. Schoepp, K. and Erogul, M. (2001). Turkish EFL Students’ Utilization of Information Technology outside of the Classroom. TEFL Web Journal. Retrieved July 25th, 2006, from http://www.teflweb-j.org/v1n1/schoepp_erogul.html

  11. Seliger, H. W. & Shohamy, E. (1989) Second Language Research Methods, Oxford University Press: Hong Kong.

  12. Significance of IT (2006). Trends in IT. Retrieved July 25th, 2006, from http://www.nsf.gov/statistics/seind02/c8/c8h.htm

  13. Singhal, M. (1997). The Internet and Foreign Language Education: Benefits and Challenges. The Internet TESL Journal, 3(6). Retrieved July 25th, 2006, from http://iteslj.org/Articles/Singhal-Internet.html

  14. Smith, F. (1982). Understanding reading. (3rd ed.). New York: Holt, Rinehart & Winston.

  15. Spolsky and Bernard (Ed.) Approaches to language testing. Advances in Language testing 2. Retrieved on Thursday, February 28th 2008 from: Teaching for understanding: ongoing assessment. Retrieved on February 14th, 2008 from: http://www.learner.org/channel/workshops/socialstudies/pdf/ session7/7.OngoingAssessment.pdf

  16. Strategies for developing reading skills. Retrieved from: http://www.nclrc.org/essentials/reading/developread.htm

  17. Strevens, P. (1988). ESP after twenty years: a re-appraisal. In M. Tickoo (Ed). ESP: State of Art. Singapore: Seameo Regional Language Centre.

  18. Teeler, D. & Gray, P. (2000) How to use Internet in ELT. Longman

  19. Tickoo, M.L. (1988). ESP. State of the Art. Seameo RELC.

  20. Underwood, M. (1987) Effective Class Management, Longman, New York.

  21. Ur, P. (1996) A Course in Language Teaching. Cambridge University Press, Cambridge, 1996.

  22. Using Hot Potatoes for e-learning. Retrieved from: http://www.halfbakedsoftware.com/hot_pot.php

  23. Warschauer, M. (1996) "Computer Assisted Language Learning: an Introduction". In Fotos S. (ed.) Multimedia language teaching, Tokyo: Logos International: 3-20.

  24. Why assess? Retrieved on February 14th, 2008 from: http://www.carla.umn.edu/assessment/VAC/WhyAssess/e_1.html

  25. www.collegegrad.com/interview/samplejobinterviewquestionanswer.shtml

  26. www.en.wikipedia.org

  27. www.houston-job-search.com/job_interview_questions.htm

  28. www.impactfactory.com/gate/new_job_interview_skills_hints_and_tips/fungate_174-1103-91240.html

  29. www.job-interview.net

  30. www.job-interview.net/Bank/JobInterviewQuestions.htm

  31. www.jobsearch.about.com/od/interviewquestionsanswers/a/interviewquest

  32. www.jobsearchtech.about.com/od/gettingthejob/a/Interviewing_3.htm

  33. www.quintcareers.com/.../interview_questions_1.html

  34. Wyatt, D. (1985) Computer-assisted Language Instruction. ELT Journal, Vol. 39 No 2, April 1985

  35. Xenodohidis, T.H. An ESP Curriculum for Greek EFL Students of Computing: a new approach. Retrieved 08.11.2007 from


NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

  1. Dương Thị Nụ (2005) Đổi mới phương pháp dạy đọc hiểu tiếng Anh chuyên ngành công nghệ thông tin. Hợp đồng đổi mới phương pháp giảng dạy trường ĐHNN - ĐHQGHN.

  2. Dương Thị Nụ (2008) Giới thiệu Nghiên cứu ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học kỹ năng đọc tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên không chuyên ngoại ngữ ở Đại học Quốc gia Hà Nội. Kỷ yếu Hội nghị khoa học khoa trường ĐHNN - ĐHQGHN.

  3. Dương Thị Nụ (2008) Utilizing Information Technology in teaching reading English for Specific Purposes. Báo cáo tại Hội thảo Quốc tế “RETHINKING ENGLISH LANGUAGE EDUCATION FOR TODAY’S VIETNAM” tổ chức tại trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN, 11/ 2008

  4. Dương Thị Nụ (2002) The role of teaching ESP in the National Development and Participation in Global Processes. Hội thảo khoa học quốc tế: Giáo dục ngoại ngữ - Hội nhập và Phát triển, Hà Nội, Việt Nam.

  5. Dương Thị Nụ (2003) An Introduction to ESP. Báo cáo tại Hội thảo quốc gia – Dự án Bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh và Bộ Giáo dục & Đào tạo đồng tổ chức tại Hà Nội, Việt Nam.

  6. Dương Thị Nụ (2003) Định hướng giảng dạy môn Ngoại ngữ chuyên ngành cho sinh viên các khoa Luật, Kinh tế, Công nghệ thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Kỷ yếu Hội nghị khoa học Trường ĐHNN - ĐHQGHN.

  7. Dương Thị Nụ (2004) Một vài suy nghĩ về việc dạy từ vựng tiếng Anh chuyên ngành. Kỷ yếu Hội nghị khoa học lần thứ 25 trường ĐHNN - ĐHQGHN, tháng 10/ 2004. Tr. 158-164.

  8. Dương Thị Nụ (2005) Phân tích nhu cầu đào tạo ngoại ngữ chuyên ngành. Kỷ yếu Hội nghị khoa học khoa Ngoại ngữ chuyên ngành, trường ĐHNN - ĐHQGHN.

  9. Dương Thị Nụ (2007) A positive attitude towards teaching English for Specific Purposes in Vietnam National University, Hanoi. Báo cáo tai Hội thảo Teaching English to Speakers of Other Languages (TESOL) in the Internationalization ò Higher Education in Vietnam do ADS Support – Australian Government tổ chức ngày 12 tháng 5 năm 2007 tại Hà Nội.

  10. Dương Thị Nụ (2008) Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng bài tập bổ trợ kỹ năng đọc hiểu trong giáo trình tiếng Anh Luật. Thông tin khoa học số 8/ 2008 ĐHNN - ĐHQGHN.

*Phó Trưởng Khoa Ngôn ngữ chuyên ngành, Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội.




tải về 2.34 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương