DƯƠng thị NỤ MỞ ĐẦU



tải về 2.34 Mb.
trang6/19
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích2.34 Mb.
#36770
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19

Bảng 9. Xếp loại các hoạt động dạy đọc TACN ĐTVTT

có ứng dụng CNTT

Sự đa dạng và linh hoạt của giáo viên trong việc ứng dụng CNTT trong dạy và học kĩ năng đọc TACN Điện tử viễn thông cũng thể hiện ở việc hưởng ứng của sinh viên khi chúng tôi điều tra mức độ yêu thích của các em đối với các hoạt động học kĩ năng đọc TACN Điện tử viễn thông. Theo kết quả thu được, tất cả các hình thức dạy học kĩ năng đọc có sự hỗ trợ của CNTT mà giáo viên thường áp dụng như “Sử dụng bài đọc được lấy từ internet”, “Nộp bài tập đọc và nhận phản hồi qua thư điện tử”, “Chia sẻ thông tin bài đọc và thảo luận về chủ đề của bài qua diễn đàn, bảng tin, tin nhắn”, “Tìm kiếm thông tin trên internet để chuẩn bị và làm phong phú thêm bài đọc”, … đều nhận được ít nhất là 80% ý kiến từ thích đến rất thích. Tuy nhiên, có một điểm đáng lưu ý là trong số các ý kiến xếp loại hoạt động thích một chút hoặc không thích thì hình thức “Nộp bài tập đọc và nhận phản hồi qua thư điện tử”, “Chia sẻ thông tin bài đọc và thảo luận về chủ đề của bài qua diễn đàn, bảng tin, tin nhắn” có vẻ được ít sinh viên hưởng ứng hơn cũng có lẽ vì một thực tế là số sinh viên ĐTVT sở hữu máy tính nối mạng vẫn chưa nhiều lắm nên họ nhận thấy hình thức này cũng hơi phức tạp một chút. Hình thức “tìm kiếm thông tin trên internet để chuẩn bị và làm phong phú thêm bài đọc” mà trên thực tế cũng là hình thức được áp dụng nhiều nhất trong các giờ học TACN là hình thức có nhiều sinh viên hưởng ứng nhất (49% sinh viên rất thích). Điều này cho thấy khát khao tìm hiểu thông tin chuyên ngành bằng tiếng Anh trên mạng của sinh viên và rất cần được các giáo viên chú trọng để phát huy.



    • Đối với các lớp học TACN CNTT:

Mức độ yêu thích của sinh viên đối với các hoạt động dạy và học kĩ năng đọc TACN công nghệ thông tin có ứng dụng CNTT được thể hiện trong bảng dưới đây.

Xếp loại

Hoạt động học

Rất thích

Thích

Thích một chút

Không thích lắm

Không thích chút nào

a. Sử dụng bài đọc được lấy từ internet

9

89

1

0

0

b. Bài giảng có sử dụng Powerpoint

10

81

0

9

0

c. Sử dụng các phần mềm ứng dụng văn phòng khác (MS Word, MS Excel, ...) để hỗ trợ việc dạy và học kĩ năng đọc

7

78

14

1

0

d. Sử dụng các PM hỗ trợ học tập khác như từ điển điện tử, phần mềm phát triển KNĐ, ...

9

82

7

1

1

e. Nộp bài tập đọc và nhận phản hồi qua e-mail

39

56

2

3

0

f. Chia sẻ thông tin bài đọc và thảo luận về chủ đề của bài qua diễn đàn, bảng tin, tin nhắn

15

34

47

2

2

g. Tìm kiếm thông tin trên Internet để chuẩn bị và làm phong phú thêm bài đọc

54

41

5

0

0

h. Ý kiến khác (nêu rõ) __________

0

0

0

0

0

Bảng 10. Xếp loại các hoạt động dạy đọc TACN

CNTT có ứng dụng CNTT

Cũng giống như các sinh viên học TACN Điện tử viễn thông, các sinh viên học TACN Công nghệ thông tin bày tỏ mức độ yêu thích ứng dụng CNTT vào bài học đọc chủ yếu trong cột 1 và cột 2 (thích và rất thích). Theo kết quả thu được, tất cả các hình thức dạy học kĩ năng đọc có sự hỗ trợ của CNTT mà giáo viên thường áp dụng như “Sử dụng bài đọc được lấy từ Internet”, “Nộp bài tập đọc và nhận phản hồi qua thư điện tử”, “Chia sẻ thông tin bài đọc và thảo luận về chủ đề của bài qua diễn đàn, bảng tin, tin nhắn”, “Tìm kiếm thông tin trên internet để chuẩn bị và làm phong phú thêm bài đọc”, ... đều nhận được ít nhất là 90% ý kiến từ thích đến rất thích. Tuy nhiên, có một điểm đáng lưu ý là trong số các ý kiến xếp loại hoạt động thích một chút hoặc không thích thì hình thức “sử dụng bài giảng được thiết kế bằng PowerPoint” có số ý kiến cao nhất là 9% không thích trong khi đó lại là hình thức mà nhiều giáo viên thường áp dụng. Kết quả điều tra này rất hữu ích đối với giáo viên vì thực tế cho thấy việc thành công của một bài giảng bằng PowerPoint có sự đóng góp khá nhiều của yếu tố kĩ thuật thiết kế. Sinh viên thuộc Đại học Công nghệ là đối tượng khá quen thuộc với kĩ thuật này nên chúng tôi thấy giáo viên cần phải chú ý hơn nữa mỗi khi có ý định sử dụng PowerPoint trong bài giảng của mình. Vì trên thực tế có nhiều giáo viên chỉ chú ý đến nội dung giảng dạy mà chưa chú ý đến các hiệu ứng thiết kế trong khi đó dù muốn hay không thì xuất phát từ nền tảng kiến thức chuyên về công nghệ nên sinh viên vẫn thích những bài giảng sử dụng Powerpoint có thiết kế mang tính công nghệ. Theo phỏng vấn của chúng tôi sau khảo sát thì một số sinh viên nói rằng, mặc dù họ ý thức được rằng nội dung truyền tải trên mỗi slide của bài giảng mới là quan trọng nhưng nếu được học với những slide được thiết kế đẹp thì vẫn thích hơn.



    • Đối với các lớp học TACN Luật:

Bảng 10 cho thấy đa số các sinh viên mong muốn và rất thích được chia sẻ thông tin bài đọc và thảo luận về chủ đề của bài qua các diễn đàn, bảng tin, tin nhắn. Ngoài ra sinh viên cũng muốn được hướng dẫn, gợi ý tìm thêm thông tin trên mạng để chuẩn bị và làm phong phú thêm bài đọc.

Xếp loại

Hoạt động học

Rất thích

Thích

Thích một chút

Không thích lắm

Không thích chút nào

A. Sử dụng bài đọc được lấy từ internet

60

27

19

12

7

B. Bài giảng có sử dụng Powerpoint

65

28

0

10

12

C. Sử dụng các phần mềm ứng dụng văn phòng khác (MS Word, MS Excel ...) để hỗ trợ việc dạy và học kĩ năng đọc

3

35

1

14

0

D. Sử dụng các phần mềm hỗ trợ học tập khác như từ điển điện tử, phần mềm phát triển kĩ năng đọc, ...

53

25

3

0

0

E. Nộp bài tập đọc và nhận phản hồi qua thư điện tử

5

23

5

13

0

F. Chia sẻ thông tin bài đọc và thảo luận về chủ đề của bài qua diễn đàn, bảng tin, tin nhắn

80

6

0

0

0

G. Tìm kiếm thông tin trên internet để chuẩn bị và làm phong phú thêm bài đọc

43

17

0

0

0

Bảng 11. Xếp loại các hoạt động dạy đọc TACN Luật

có ứng dụng CNTT

Còn với các bài giảng sử dụng Powerpoint, họ đều cho rằng khó có thể áp dụng cho kỹ năng đọc TACN Luật vì đa số các bài đọc khá dài và nếu giáo viên có thể sử dụng thì chỉ là phần giới thiệu từ mới, hay vào bài mà thôi. Đây là một yếu tố hết sức quan trọng với giáo viên, nhằm gợi ý, và giao việc để nâng cao sự tự chủ của sinh viên khi tự tìm cách sử dụng CNTT nhằm nâng cao các kỹ năng học của mình.



    • Đối với các lớp học TACN Kinh tế:

Nhìn chung, sinh viên tỏ ra hứng thú với các hoạt động có ứng dụng CNTT đặc biệt là việc sử dụng các bài đọc lấy từ internet và các phần mềm hỗ trợ học tập. Hoạt động nộp bài tập và nhận phản hồi qua thư điện tử ít gây hứng thú cho sinh viên nhất.

Xếp loại

Hoạt động học

Rất thích

Thích

Thích một chút

Không thích lắm

Không thích chút nào

Sử dụng bài đọc được lấy từ internet

16

46

25

12

1

Bài giảng có sử dụng Powerpoint

18

43

20

18

1

Sử dụng các phần mềm ứng dụng văn phòng

21

35

35

8

1

Sử dụng các phần mềm hỗ trợ học tập khác (từ điển điện tử, phần mềm phát triển kĩ năng đọc, …)

38

47

10

5

0

Nộp bài tập đọc và nhận phản hồi qua thư điện tử

14

40

29

15

2

Chia sẻ thông tin bài đọc và thảo luận về chủ đề của bài qua diễn đàn, bảng tin, tin nhắn

13

43

42

20

2

Tìm kiếm thông tin trên Internet để chuẩn bị và làm phong phú thêm bài đọc

26

38

29

5

2

Bảng 12. Xếp loại các hoạt động dạy đọc TACN Kinh tế

có ứng dụng CNTT

(5) Tầm quan trọng và lợi ích của CNTT trong việc dạy và học kĩ năng đọc TACN

  • Tầm quan trọng của CNTT trong việc dạy và học kĩ năng đọc TACN

Bản câu hỏi khảo sát còn cho thấy cả giáo viên và sinh viên đều đánh giá cao vai trò của ứng dụng CNTT trong dạy và học TACN. Theo đó, 100% giáo viên và 93% sinh viên dạy và học TACN Điện tử viễn thông cho rằng việc ứng dụng CNTT trong dạy học kĩ năng đọc TACN Điện tử viễn thông là quan trọng và rất quan trọng. Chỉ có 7% sinh viên cho rằng CNTT không quan trọng (2%) hoặc không có vai trò quan trọng lắm trong việc dạy và học kĩ năng đọc TACN Điện tử viễn thông. Khi được phỏng vấn tại sao em lại thấy không quan trọng lắm thì những sinh viên này trả lời là không có ứng dụng CNTT trong dạy và học TACN Điện tử viễn thông thì họ vẫn học được.




Tầm quan trọng

Trả lời (%)







Giáo viên

Sinh viên







a. Rất quan trọng

11.1

14







b. Quan trọng

88.9

79







c. Không quan trọng lắm

0

5







d. Không quan trọng

0

2







e. Ý kiến khác (nêu rõ)

0

0




Bảng 13: Tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT

trong dạy đọc TACN ĐTVT

Tương tự như vậy, giáo viên và sinh viên chuyên ngành CNTT cũng có cùng quan điểm. Bản câu hỏi khảo sát còn cho thấy cả giáo viên và sinh viên đều đánh giá cao vai trò của ứng dụng CNTT trong dạy và học TACN Công nghệ thông tin. Theo đó, 100% giáo viên và 96% sinh viên cho rằng việc ứng dụng CNTT trong dạy học kĩ năng đọc TACN Công nghệ thông tin là quan trọng và rất quan trọng. Chỉ có 4% sinh viên cho rằng CNTT không quan trọng (1%) hoặc không có vai trò quan trọng lắm trong việc dạy và học kĩ năng đọc TACN Công nghệ thông tin. Khi được phỏng vấn tại sao em lại thấy không quan trọng lắm thì những sinh viên này trả lời là không có ứng dụng CNTT trong dạy và học TACN Công nghệ thông tin thì họ vẫn học tốt.




Tầm quan trọng

Trả lời (%)







Giáo viên

Sinh viên







a. Rất quan trọng

20

12







b. Quan trọng

80

84







c. Không quan trọng lắm

0

3







d. Không quan trọng

0

1







e. Ý kiến khác (nêu rõ)

0

0




Bảng 14. Tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong dạy đọc TACN CNTT

Đối với các giáo viên dạy TACN Luật, 100% (8/8) giáo viên cho rằng việc ứng dụng CNTT trong dạy kỹ năng đọc TACN Luật là rất quan trọng. Mặc dù chưa có thống nhất về khái niệm “công nghệ thông tin”, và đâu là những ứng dụng CNTT, các giáo viên dạy TACN Luật lại có quan điểm tương đối thống nhất về vai trò của CNTT trong hoạt động dạy học. ý kiến của sinh viên về tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong học kỹ năng đọc tiếng Anh Luật được thể hiện trong biểu đồ 5.



B


Biểu đồ 5. Tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong dạy đọc TACN Luật
iểu đồ 5 cho thấy thái độ của sinh viên khi nhận thức về tầm quan trọng của CNTT trong dạy học kỹ năng đọc. Thực tế cho thấy không phải tuyệt đại đa số (39%) sinh viên đánh giá cao tầm quan trọng của CNTT trong học kỹ năng đọc là “rất quan trọng”, và tỷ lệ đánh giá là “quan trọng” lại vượt trên cả tỷ lệ này (47%). Hơn nữa, vẫn còn một số không ít sinh viên (14%) cho rằng CNTT không quan trọng lắm trong học kỹ năng đọc. Trên cơ sở phỏng vấn sinh viên chi tiết hơn về một số lý do, họ cho rằng với kỹ năng đọc, đặc biệt là chuyên ngành tiếng Anh Luật thì họ thấy ứng dụng CNTT vẫn không cải thiện nhiều, thậm chí có ý kiến cho rằng nếu sinh viên nào có khả năng đọc tốt thì không cần CNTT họ vẫn học tốt. Phải chăng sinh viên vẫn chưa hiểu hết được và tận dụng đúng vai trò của CNTT trong việc học của mình.

Đối với sinh viên Kinh tế, vai trò của CNTT trong hoạt động dạy học được nhìn nhận khác nhau, tuy nhiên phần lớn thừa nhận tầm quan trọng của CNTT.






Tầm quan trọng

Số sinh viên (%)







Rất quan trọng

38







Quan trọng

53







Không quan trọng lắm

6







Không quan trọng

3




Bảng 15. Tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT

trong dạy đọc TACN Kinh tế

  • Lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong việc dạy và học kĩ năng đọc TACN

Khi đề cập đến tác dụng cụ thể của việc ứng dụng CNTT đối với việc dạy-học đọc TACN, các giáo viên dạy bộ môn TACN Kinh tế cho rằng khi CNTT được ứng dụng, nó chủ yếu giúp sinh viên có cơ hội tiếp cận với một khối lượng lớn nguồn học liệu tin cậy (6/10 giáo viên) và giúp việc dạy kỹ năng đọc TACN Kinh tế có hiệu quả hơn (6/10 giáo viên). Các lợi ích khác như kiến thức của sinh viên được cập nhật (4/10 giáo viên), sinh viên có động lực học cao hơn (3/10 giáo viên) cũng được nhắc đến. Trong khi không giáo viên cho rằng việc ứng dụng CNTT giúp sinh viên có tính tự chủ cao hơn, một lợi ích khác được nêu ra đấy là giúp giờ học trở nên hứng thú hơn.

Về tác động của CNTT lên vai trò của người giáo viên, không ai cho rằng vai trò của người dạy là không có gì khác biệt. Hầu hết giáo viên cho rằng khi đó người dạy sẽ chuyển sang vai trò người hướng dẫn (8/10 giáo viên), đồng thời trở nên năng động và chủ động hơn (7/10 giáo viên). Chỉ có 3/10 giáo viên có ý kiến rằng việc ứng dụng CNTT sẽ làm cho công việc giảng dạy vất vả hơn. Các ý kiến này có lẽ chủ yếu tập trung vào hoạt động chuẩn bị của người giáo viên như tìm tài liệu, soạn bài giảng điện tử ... Đối với giáo viên và sinh viên day-học TACN Công nghệ thông tin, lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong việc dạy-học kĩ năng đọc TACN Công nghệ thông tin được thể hiện trong bảng sau:



Lợi ích

Trả lời (%)

Giáo viên

Sinh viên

a. Sinh viên có tính tự chủ cao hơn

90

86

b. Sinh viên có động lực học cao hơn

80

79

c. Sinh viên có cơ hội tiếp cận với một khối lượng lớn nguồn học liệu tin cậy

83

92

d. Kiến thức của sinh viên luôn được cập nhật

100

100

e. Việc dạy học kĩ năng đọc TA chuyên ngành CNTT có hiệu quả hơn

90

88

f. Ý kiến khác (nêu rõ) _______________

0

0

Bảng 16. Lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong dạy đọc TACN CNTT

Theo kết quả khảo sát thu được, cả giáo viên và sinh viên đều khẳng định những lợi ích mà việc ứng dụng CNTT trong dạy và học kĩ năng đọc TACN Công nghệ thông tin mang lại như: tạo cho sinh viên động cơ trong học tập, giúp cho sinh viên tự chủ cao hơn trong học tập trong khi đó kiến thức cung cấp cho sinh viên luôn luôn mới và được cập nhật liên tục. Chính những điều đó đã góp phần nâng cao chất lượng dạy và học kĩ năng đọc TACN Công nghệ thông tin. Tuy nhiên, dù phần lớn giáo viên và sinh viên đều cho rằng việc ứng dụng CNTT trong dạy và học kĩ năng đọc TACN Công nghệ thông tin giúp sinh viên “có có hội tiếp cận với một khối lượng lớn nguồn học liệu tin cậy” (83% đối với giáo viên và 92% đối với sinh viên). Theo quan điểm về phía giáo viên thì đúng là với ứng dụng CNTT thì sinh viên có thể tiếp cận được với một khối lượng lớn nguồn học liệu thậm chí là rất lớn nhưng không phải tất cả những học liệu ấy đều đáng tin cậy. Nên chăng nhà trường nên chú trọng đến việc phát triển thư viện điện tử, theo đó mỗi sinh viên được cấp một tài khoản và mật mã truy cập riêng để tra cứu thông tin trong thư viện. Còn nguồn tài liệu do thư viện cung cấp thì đã được kiểm định bởi đội ngũ các thầy cô giáo, các giáo sư, những người có chuyên môn nên sinh vên có thể yên tâm sử dụng những tài liệu đó như một nguồn học liệu có độ tin cậy cao.



T


Biểu đồ 6. Lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong dạy đọc TACN Luật
ìm hiểu thêm về ý kiến của sinh viên về lợi ích cụ thể của CNTT trong dạy-học đọc TACN Luật, kết quả điều tra được thống kê trong biểu đồ bên.




Biểu đồ 7. Mức độ hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong dạy đọc TACN Kinh tế
Kiến thức luôn được cập nhật” là lợi ích mà đa số các sinh viên cho rằng sẽ có được nếu được áp dụng CNTT trong việc cải thiện kỹ năng đọc của mình. Ngoài ra các em cũng cho rằng mình sẽ phát huy được tính tự chủ cao hơn. Tuy nhiên một số ý kiến cho rằng những học liệu có ứng dụng CNTT, đặc biệt là việc khai thác internet chưa phải là nguồn đáng tin cậy hoàn toàn, thậm chí các nguồn học liệu có lúc mâu thuẫn nhau nên sinh viên dễ rơi vào tình trạng “ngập trong các nguồn tài liệu”. Vì vậy, sự cung cấp các nguồn hay các website đọc TACN Luật với những thông tin đáng tin cậy đã được thống nhất từ phía các thầy cô giáo, những người có chuyên môn là vô cùng quan trọng để sinh viên có thể tận dụng triệt để nhưng hiệu quả nhất các nguồn của CNTT.

Về lợi ích cụ thể mà CNTT mang lại, sinh viên Kinh tế đưa ra các ý kiến khá đồng đều nhưng tương đối e dè. Điều này chứng tỏ họ chưa có nhiều cơ hội ứng dụng CNTT vào quá trình học tập của mình.



Lợi ích của ứng dụng công nghệ thông tin

Số sinh viên (%)

Sinh viên có tính tự chủ cao hơn

43

Sinh viên có động lực học cao hơn

29

Sinh viên có cơ hội tiếp cận với một khối lượng lớn nguồn học liệu tin cậy

43

Kiến thức của sinh viên luôn được cập nhật

47

Việc dạy học kỹ năng đọc tiếng Anh chuyên ngành có hiệu quả hơn

43

Bảng 17. Tác dụng của việc ứng dụng CNTT

trong dạy đọc TACN Kinh tế

(6) Mức độ hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong dạy và học kĩ năng đọc TACN

Do có sự khác nhau về khả năng và điều kiện cho phép ứng dụng CNTT vào dạy-học kỹ năng đọc TACN giữa các lớp học tiếng Anh các chuyên ngành khác nhau mà kết quả điều tra cho thấy các kết quả khác nhau.



  • Đối với các lớp tiếng Anh chuyên ngành CNTT:

Mức độ hiệu quả

Trả lời (%)

Giáo viên

Sinh viên

a. Rất hiệu quả

20

9

b. Hiệu quả

60

82

c. Hiệu quả trong chừng mực nào đó

20

8

d. Không hiệu quả

0

1

e. Ý kiến khác (nêu rõ) _______________

0

0

Bảng 18. Mức độ hiệu quả của việc ứng dụng CNTT

trong dạy đọc TACN CNTT

Kết quả khảo sát tại bảng trên cho thấy cả giáo viên (80%) và sinh viên (91%) đều khẳng định rằng việc ứng dụng CNTT trong dạy và học kĩ năng đọc có hiệu quả rất lớn đối với việc nâng cao chất lượng giờ học cũng như kĩ năng đọc của sinh viên. Tuy nhiên trong khi chỉ có 8% sinh viên cho rằng việc ứng dụng CNTT trong việc dạy và học kĩ năng đọc TACN Công nghệ thông tin chỉ có hiệu quả trong chứng mực nào đó thì có tới 20% giáo viên cho rằng hoạt động dạy và học kĩ năng đọc TACN Công nghệ thông tin với sự hỗ trợ của CNTT mà họ từng sử dụng chỉ hiệu quả trong chừng mực nào đó. Đó cũng là một tín hiệu đáng mừng vì nó cho thấy các giáo viên đã rất nghiêm túc trong việc đánh giá công việc giảng dạy của mình và luôn có ý thức củng cố, nâng cao chất lượng của mỗi giờ dạy sao cho có hiệu quả hơn.

  • Đối với các lớp tiếng Anh chuyên ngành ĐTVT:

Mức độ hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong dạy kỹ năng đọc TACN Điện tử viễn thông được thể hiện trong bảng sau:

Mức độ hiệu quả

Trả lời (%)

Giáo viên

Sinh viên

a. Rất hiệu quả

22.2

8

b. Hiệu quả

66.7

75

c. Hiệu quả trong chừng mực nào đó

11.1

15

d. Không hiệu quả

0

2

e. Ý kiến khác (nêu rõ) _______________

0

0

Bảng 19. Mức độ hiệu quả của việc ứng dụng CNTT

trong dạy đọc TACN ĐTVT

Kết quả khảo sát tại bảng 20 cho thấy cả giáo viên (88.9%) và sinh viên (89%) đều khẳng định rằng việc ứng dụng CNTT trong dạy và học kĩ năng đọc có hiệu quả rất lớn đối với việc nâng cao chất lượng giờ học cũng như kĩ năng đọc của sinh viên. Tuy nhiên cũng có 11.1% giáo viên và 17% sinh viên cho rằng việc ứng dụng CNTT trong việc dạy và học kĩ năng đọc TACN Điện tử viễn thông chỉ có hiệu quả trong chứng mực nào đó. Điều đó cho thấy để CNTT thực sự hỗ trợ cho việc dạy và học TACN thì cả giáo viên và sinh viên đều cần nỗ lực hơn nữa trong việc ứng dụng những tiện ích mà công nghệ mang lại.

  • Đ


    Biểu đồ 7. Mức độ hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong dạy đọc TACN Kinh tế
    ối với các lớp tiếng Anh chuyên ngành Kinh tế:


Theo ý kiến của các giáo viên được điều tra, việc ứng dụng CNTT có mang lại hiệu quả; song về mức độ hiệu quả thì có khác nhau. Chỉ có 1/10 giáo viên cho rằng việc ứng dụng CNTT làm cho giờ học rất hiệu quả, 4/10 giáo viên cho rằng việc đó là hiệu quả, số còn lại cho rằng ứng dụng CNTT chỉ mang lại hiệu quả nhất định. Đi sâu vào hiệu quả của CNTT đối với việc phát triển kỹ năng đọc, một nửa số sinh viên nhận thấy việc ứng dụng CNTT có hiệu quả tốt với quá trình phát triển kỹ năng đọc. Song một số lượng không nhỏ cho rằng việc ứng dụng không có hiệu quả không tốt lắm, gấp đôi số sinh viên cho rằng việc ứng dụng có hiệu quả rất tốt. Ý kiến của sinh viên về hiệu quả của việc ứng dụng CNTT vào day-học TACN Kinh tế được thể hiện trong biểu đồ 6.

  • Đối với các lớp tiếng Anh chuyên ngành Luật:

Mức độ hiệu quả của các giờ học đọc TACN Luật có ứng dụng CNTT được sinh viên Luật đánh giá rất chính xác.

T




Biểu đồ 8. Mức độ hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong dạy đọc TACN Luật
rên cơ sở khảo sát về mức độ hiệu quả mà sinh viên tự đánh giá với các giờ dạy TACN Luật có ứng dụng CNTT tác giả của đề tài nghiên cứu nhận được những ý kiến khá nghiêm túc. Sinh viên đều cho rằng các hoạt động dạy kỹ năng đọc TACN có ứng dụng CNTT tại khoa Luật - ĐHQG Hà Nội chỉ dừng lại ở mức độ rất khiêm tốn, nếu thực sự là các bài giảng trên lớp gần như không có. Chính vì vậy, như được thể hiện trong biểu đồ 8, 92% số sinh viên cho rằng các bài giảng sử dung CNTT “có hiệu quả ở chừng mực nào đó”, trong khi đó vẫn có một số sinh viên (9%) cho rằng “không hiệu quả”, và con số “rất hiệu quả” và “hiệu quả” không được tỉ lệ sinh viên nào đưa ra.

(7) Vai trò của giáo viên trong việc ứng dụng CNTT trong dạy-học đọc TACN

Câu hỏi này được dành để khảo sát ý kiến của giáo viên về việc nhìn nhận vai trò của mình trong việc ứng dụng công nghệ mới trong giảng dạy kĩ năng đọc TACN Công nghệ thông tin. Kết quả khảo sát cho thấy sự năng động và chủ động trong học tập của sinh viên liên quan rất mật thiết đối với sự thay đổi trong vai trò của người giáo viên trong việc chủ động nắm vững công nghệ và tri thức. 100% giáo viên cho rằng vai trò của người thầy đã thay đổi rất nhiều so với vai trò của người giáo viên truyền thống. Khi ứng dụng CNTT, giáo viên vất vả hơn, mất nhiều thời gian hơn nhưng họ cũng năng động và chủ động hơn rất nhiều, và quan trọng hơn nữa là họ sẵn sàng thực hiện việc đó nếu nó đem lại những lợi ích trong học tập cho sinh viên.



Vai trò

Trả lời (%)

a. Giáo viên trở thành người hướng dẫn, không còn là người thầy chỉ dạy thụ động như trước kia

100

b. Giáo viên năng động, chủ động hơn

100

c. Giáo viên vất vả hơn

100

d. Không có gì khác biệt

0

f. Ý kiến khác (nêu rõ) _______________

22.2

Bảng 20. Vai trò của giáo viên trong việc ứng dụng CNTT

vào việc dạy đọc TACN

Tuy vậy, có một số giáo viên khi được phỏng vấn cũng trả lời rằng giáo viên muốn ứng dụng được CNTT một cách hiệu quả trong quá trình dạy học thì phải không ngừng học hỏi và sáng tạo trong mỗi bài giảng và đặc biệt là cần phải liên tục cập nhật những tiện ích mới mà CNTT có thể đem lại cho quá trong giảng dạy. Và việc ứng dụng CNTT cũng phải đi đôi với việc cái tiến phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá cho phù hợp.



(8) Sinh viên tự đánh giá kết quả nâng cao kĩ năng đọc TACN

Câu hỏi này được thiết kế dành riêng cho sinh viên và thật đáng mừng là kết quả thu được đã không ngược với những nỗ lực cũng như vất vả mà các thầy cô giáo sẵn sàng bỏ ra. Bảng 21 tổng kết ý kiến của sinh viên chuyên ngành ĐTVT.






Mức độ hiệu quả

Trả lời (%)







a. Rất tốt

19







b. Tốt

65







c. Không tốt lắm

16







d. Không tốt

0







e. Ý kiến khác (nêu rõ) ____

0




Bảng 21: Mức độ nâng cao kĩ năng đọc của sinh viên ĐTVT

Có đến 84% sinh viên cho rằng việc ứng dụng CNTT trong dạy và học kĩ năng đọc TACN Điện tử viễn thông đã góp phần tốt hoặc rất tốt vào việc nâng cao, cải thiện kĩ năng đọc cho sinh viên. Đó quả là một kết quả đáng khích lệ đối với những nỗ lực của giáo viên. Chắc chắn nó sẽ là động lực giúp giáo viên cố gắng hơn nữa trong việc áp dụng CNTT trong giảng dạy kĩ năng đọc TACN Điện tử viễn thông nói riêng cũng như các kĩ năng khác của TACN Công nghệ thông tin. Tuy nhiên cùng còn 16% sinh viên chưa nhận thấy được những tiện ích mà CNTT có thể mang lại trong việc phát triển kỹ năng đọc. Điều này cũng có thể lý giải được vì có thể có một số lượng sinh viên nhất định có nền tảng tiếng Anh cơ bản chưa thực sự vững vàng nên họ gặp khá nhiều khó khăn khi chuyển sang học TACN và thực sự họ chưa thể khai thác được những tiện ích mà CNTT có thể mang lại.

Kết quả điều tra cho thấy có đến 98% sinh viên cho rằng việc ứng dụng CNTT trong dạy và học kĩ năng đọc TACN Công nghệ thông tin đã góp phần tốt hoặc rất tốt vào việc nâng cao, cải thiện kĩ năng đọc cho sinh viên. Đó quả là một kết quả đáng khích lệ đối với những nỗ lực của giáo viên. Chắc chắn nó sẽ là động lực giúp giáo viên cố gắng hơn nữa trong việc áp dụng CNTT trong giảng dạy kĩ năng đọc TACN Công nghệ thông tin nói riêng cũng như các kĩ năng khác của TACN Công nghệ thông tin. Mức độ nâng cao kĩ năng đọc của sinh viên CNTT được thể hiện trong bảng sau.




Mức độ hiệu quả

Trả lời (%)







a. Rất tốt

29







b. Tốt

69







c. Không tốt lắm

2







d. Không tốt

0







e. Ý kiến khác (nêu rõ) ____

0




Bảng 22: Mức độ nâng cao kĩ năng đọc của sinh viên CNTT

(9) Những khó khăn trong việc ứng dụng CNTT

Trong quá trình điều tra khảo sát chúng tôi cũng tiến hành tìm hiểu đánh giá của cả giáo viên và sinh viên về những khó khăn mà họ gặp phải trong quá trình giảng dạy và học tập kĩ năng đọc TACN.

Đối với giáo viên và sinh viên TACN Điện tử viễn thông (xem bảng 24), có 100% giáo viên và sinh viên cho rằng họ thiếu các phương tiện hỗ trợ kĩ thuật, cụ thể là máy chiếu chất lượng chưa tốt, số lượng có hạn, giáo viên hoặc sinh viên phải mang máy tính cá nhân đến trường mỗi khi cần sử dụng. Ngoài ra, có đến 66.7% giáo viên và 63% sinh viên cho rằng một trong những khó khăn là do việc sử dụng các phương tiện kĩ thuật rất phức tạp. Trên thực tế, giáo viên không được tập huấn về quy trình sử dụng các thiết bị kĩ thuật còn sinh viên thì để sử dụng được các thiết bị kĩ thuật đều phải qua quá trình tự mày mò tìm hiểu. Bên cạnh đó, gần 2/3 số giáo viên (77.8%) và sinh viên (82%) đều cho rằng việc ứng dụng CNTT trong việc dạy và học kĩ năng đọc TACN Điện tử viễn thông có chi phí cao. Hiện tại cả giáo viên và sinh viên đều phải tự thanh toán tất cả các chi phí liên quan đến việc ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy và học TACN Điện tử viễn thông. Họ phải tự trả tiền internet, tiền khấu hao máy tính, tiền mua các thiết bị kĩ thuật (trừ máy chiếu) v.v... Bên cạnh đó, mặc dù không được tập huấn về quy trình sử dụng các thiết bị kĩ thuật nhưng giáo viên và sinh viên sẽ phải chịu trách nhiệm về việc sai hỏng xảy ra đối với các thiết bị kĩ thuật họ đăng kí sử dụng trong giờ dạy và học của mình.

Khó khăn

Trả lời (%)

Giáo viên

Sinh viên

a. Thiếu các phương tiện hỗ trợ kĩ thuật

100

100

b. Việc sử dụng các phương tiện kĩ thuật rất phức tạp

66.7

63

c. Mất thời gian

77.8

64

d. Chi phí cao

77.8

82

e. GV chưa chuẩn bị tốt

33.3

18

f. SV chưa quen với cách học này

22.2

16

g. Ý kiến khác (nêu rõ)

11.1

2

Bảng 23. Những khó khăn trong việc ứng dụng CNTT

vào dạy đọc TACN ĐTVT

Quan điểm của giáo viên và sinh viên có đôi chút khác nhau ở chỗ có đến 77.8% giáo viên cho rằng việc ứng dụng CNTT chiếm khá nhiều thời gian trong khi chỉ có 64% sinh viên đồng ý với quan điểm đó. Kinh nghiệm từ bản thân các giáo viên cho thấy còn có những giáo viên gặp khó khăn trong việc ứng dụng và sử dụng CNTT theo đúng ý tưởng dạy học của mình trong khi đó những sinh viên chuyên ngành ĐTVT lại cho rằng những công việc đó mất không nhiều thời gian. Điều này còn phản ảnh qua ý kiến của 18% sinh viên cho rằng giáo viên chuẩn bị chưa tốt khi các em thấy giáo viên lúng túng trong sử dụng các thiết bị công nghệ. Thực ra đó là sự lúng túng của giáo viên đối với việc sử dụng công nghệ chứ không phải việc triển khai các ý

tưởng và nội dung bài giảng.

Có một số ít giáo viên (22.2%) và sinh viên (16%) cho rằng khó khăn trong việc ứng dụng CNTT trong dạy và đọc kĩ năng đọc TACN là do sinh viên chưa quen với cách học này. Để việc dạy học có ứng dụng của CNTT được triển khai rộng rãi và để đảm bảo cho những giờ dạy và học theo phương pháp mới này đạt hiệu quả cao thì trách nhiệm không chỉ thuộc về giáo viên và sinh viên mà còn thuộc về cả các cấp, các ngành có liên quan.

Đối với giáo viên và sinh viên TACN Công nghệ thông tin (bảng 25), toàn bộ 100% giáo viên và sinh viên cho rằng họ thiếu các phương tiện hỗ trợ kĩ thuật, cụ thể là máy chiếu chất lượng chưa tốt, số lượng có hạn, giáo viên hoặc sinh viên phải mang máy tính cá nhân đến trường mỗi khi cần sử dụng.

Khó khăn

Trả lời (%)

Giáo viên

Sinh viên

a. Thiếu các phương tiện hỗ trợ kĩ thuật

100

100

b. Việc sử dụng các phương tiện kĩ thuật rất phức tạp

70

65

c. Mất thời gian

80

59

d. Chi phí cao

70

72

e. GV chưa chuẩn bị tốt

0

3

f. SV chưa quen với cách học này

10

12

g. Ý kiến khác (nêu rõ)

0

0

Bảng 24. Những khó khăn trong ứng dụng CNTT

vào dạy đọc TACN CNTT

Ngoài ra, có đến 70% giáo viên và 65% sinh viên cho rằng một trong những khó khăn là do việc sử dụng các phương tiện kĩ thuật rất phức tạp. Trên thực tế, giáo viên không được tập huấn về quy trình sử dụng các thiết bị kĩ thuật còn sinh viên thì để sử dụng được các thiết bị kĩ thuật đều phải qua quá trình tự mày mò tìm hiểu. Bên cạnh đó, gần 2/3 số giáo viên (70%) và sinh viên (72%) đều cho rằng việc ứng dụng CNTT trong việc dạy và học kĩ năng đọc TACN Công nghệ thông tin có chi phí cao. Hiện tại cả giáo viên và sinh viên đều phải tự thanh toán tất cả các chi phí liên quan đến việc ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy và học TACN Công nghệ thông tin, cụ thể họ phải tự trả tiền internet, tiền khấu hao máy tính, tiền mua các thiết bị kĩ thuật (trừ máy chiếu) v.v... Bên cạnh đó, mặc dù không được tập huấn về quy trình sử dụng các thiết bị kĩ thuật nhưng giáo viên và sinh viên sẽ phải chịu trách nhiệm về việc sai hỏng xảy ra đối với các thiết bị kĩ thuật họ đăng kí sử dụng trong giờ dạy và học của mình.

Trong khi có đến 80% giáo viên cho rằng việc ứng dụng CNTT chiếm khá nhiều thời gian trong thì chỉ có 59% sinh viên đồng ý với quan điểm đó. Kinh nghiệm cho thấy còn có những giáo viên gặp khó khăn trong việc ứng dụng và sử dụng CNTT theo đúng ý tưởng dạy học của mình trong khi đó những sinh viên chuyên ngành công nghệ lại cho rằng những công việc đó mất không nhiều thời gian. Điều này còn phản ảnh qua ý kiến của 3% sinh viên cho rằng giáo viên chuẩn bị chưa tốt do các em thấy giáo viên lúng túng trong sử dụng các thiết bị công nghệ. Đó là sự lúng túng của giáo viên khi việc sử dụng công nghệ chứ không phải sự lúng túng trong việc triển khai các ý tưởng và nội dung bài giảng.

Chỉ có rất ít giáo viên (10%) và sinh viên (12%) cho rằng khó khăn trong việc ứng dụng CNTT trong dạy và đọc kĩ năng đọc TACN Công nghệ thông tin là do sinh viên chưa quen với cách học này. Trách nhiệm để triển khai ứng dụng CNTT vào dạy học TACN thuộc về giáo viên và sinh viên mà còn thuộc về cả các cấp, các ngành có liên quan.

Đối với giáo viên và sinh viên TACN Kinh tế, khi được hỏi về các khó khăn gặp phải khi ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy kỹ năng đọc TACN, khó khăn được nêu ra chủ yếu là thiếu các phương tiện hỗ trợ kỹ thuật (7/10 giáo viên). 4/10 giáo viên cho rằng có khó khăn về thời gian và do sinh viên chưa quen với cách học này. Chỉ có 2/10 giáo viên nêu ý kiến là có trở ngại do chi phí cao.

Các giáo viên và sinh viên TACN Luật có những khó khăn riêng. Toàn bộ (100%) giáo viên khẳng định khó khăn duy nhất mà họ đang gặp phải là việc thiếu các phương tiên hỗ trợ kỹ thuật. Với các khó khăn khác được gợi ý không giáo viên nào cho rằng đây là những vấn đề nổi cộm bởi họ cho rằng các phương tiện dù phức tạp nhưng nếu được sử dụng thường xuyên sẽ không còn là vấn đề, với “mất thời gian” và “chi phí cao”, các giáo viên đều cho rằng chính ứng dụng CNTT có thể giúp họ truyền tải được khối lượng lớn hơn các nguồn kiến thức trong khoảng thời gian hoàn toàn ngắn hơn. Những khó khăn mà giáo viên và sinh viên đang gặp phải được thể hiện trong bảng sau:



Khó khăn

Trả lời (%)

Giáo viên

Sinh viên

a. Thiếu các phương tiện hỗ trợ kĩ thuật

100

100

b. Việc sử dụng các phương tiện kĩ thuật rất phức tạp

0

0

c. Mất thời gian

0

0

d. Chi phí cao

0

0

e. GV chưa chuẩn bị tốt

0

0

f. SV chưa quen với cách học này

0

0

Bảng 25. Những khó khăn trong việc ứng dụng CNTT

vào dạy đọc TACN Luật

Có 5 khó khăn được gợi ý đưa ra, tuy nhiên toàn bộ (100%) số sinh viên được hỏi cho rằng “thiếu các phương tiện hỗ trợ kỹ thuật” là khó khăn sâu xa và duy nhất mà sinh viên có thể thấy được. Nhiều ý kiến cho rằng chỉ cần có điều kiện kỹ thuật, dù cho việc sử dụng có phức tạp, các giáo viên và sinh viên có thể học hỏi để tìm ra cách thức sử dụng và có thể khắc phục được các khó khăn khác. Vì vậy theo họ đây là vấn đề nổi cộm và bức thiết nhất.

Về khó khăn khi ứng dụng CNTT, sinh viên có cùng quan điểm với các giáo viên. Rất đông sinh viên có ý kiến rằng khó khăn chủ yếu đến từ việc thiếu phương tiện hỗ trợ kỹ thuật (64%). Khó khăn phổ biến thứ hai đến từ phía bản thân sinh viên, các sinh viên cũng nhận thấy mình chưa quen với cách học có ứng dụng CNTT (33%). 15% sinh viên nêu ra khó khăn liên quan đến chi phí, nhiều hơn chỉ 1% so với các sinh viên xem trở ngại là do việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật phức tạp. Khó khăn do mất thời gian được 10% số sinh viên lựa chọn. Đáng chú ý là có 8% số sinh viên được hỏi có ý kiến cho rằng giáo viên chuẩn bị chưa tốt khi ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Có một sinh viên ở mục ý kiến khác viết rằng tuy sinh viên chưa thật quen thuộc với cách học mới này, song đây là cách học rất thú vị và nên được áp dụng. Đó là một ý kiến mang tính khích lệ rất cao với những giáo viên bỏ công sức và thời gian để ứng dụng CMTT vào giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.

(10) Mong muốn của sinh viên

Rõ ràng là việc ứng dụng CNTT trong việc dạy và học kĩ năng đọc TACN đã mang lại những hiệu quả tốt nên không có sinh viên nào mong muốn giáo viên giảm việc ứng dụng CNTT trong dạy học kĩ năng đọc TACN. Toàn bộ 100% sinh viên CNTT và ĐTVT mong muốn giáo viên sử dụng nhiều hơn nữa các bài đọc lấy từ internet. Bên cạnh đó, 85% sinh viên ĐTVT và 84% sinh viên CNTT mong muốn được hướng dẫn cách tự học kĩ năng đọc với sự hỗ trợ của CNTT. Tuy nhiên có 58% sinh viên ĐTVT và 91% sinh viên CNTT mong muốn giáo viên khuyến khích các em tranh luận và thảo luận mở rộng chủ đề của bài đọc qua diễn đàn, tin nhắn, ... Có lẽ kết quả này phản ánh một thực tế là một số sinh viên vẫn chưa thực sự tự tin với vốn kiến thức TACN của mình và với họ việc tham gia tranh luận hay thảo luận trực tiếp vẫn còn là một thách thức đáng kể.



Mong muốn

Trả lời (%)

a. Sử dụng nhiều hơn nữa các bài đọc lấy từ internet

100

b. Hướng dẫn sinh viên cách tìm kiếm thông tin từ internet

87

c. Hướng dẫn sinh viên cách tự học kĩ năng đọc với sự hỗ trợ của CNTT

85

d. Giao cho sinh viên nhiều bài tập đọc hơn nữa trong đó yêu cầu họ sử dụng các phần mềm và các ứng dụng công nghệ khác nhằm nâng cao kĩ năng đọc

29

e. Khuyến khích sinh viên tranh luận và thảo luận mở rộng chủ đề của bài đọc qua diễn đàn, tin nhắn ...

58

g. Giảm việc ứng dụng CNTT trong dạy học kĩ năng đọc TACN CNTT

0

h. Ý kiến khác (nêu rõ)

8

Bảng 26. Mong muốn của sinh viên ĐTVT

Kết quả điều tra khảo sát cũng cho thấy 87% sinh viên ĐTVT và 73% sinh viên CNTT mong muốn được giáo viên cung cấp những địa chỉ website chuyên ngành đáng tin cậy cũng như các phần mềm hữu ích để họ có thể tự học và tự nghiên cứu. Nhất là đối với nhóm sinh viên mới bước vào học ký đầu tiên của TACN thì họ rất cần một sự tư vấn nhất định về nguồn tài liệu mà họ nên và có khả năng khai thác được. Bên cạnh đó sinh viên cũng tỏ ra bối rối với kỹ năng hỗ trợ cho quá trình đọc tài liệu ví dụ như kỹ năng tra cứu từ điển, kỹ năng lựa chọn nghĩa hợp lý của từ, hay kỹ năng dịch tài liệu chuyên ngành.



Mong muốn

Trả lời (%)

a. Sử dụng nhiều hơn nữa các bài đọc lấy từ internet

100

b. Hướng dẫn sinh viên cách tìm kiếm thông tin từ internet

73

c. Hướng dẫn sinh viên cách tự học kĩ năng đọc với sự hỗ trợ của CNTT

84

d. Giao cho sinh viên nhiều bài tập đọc hơn nữa trong đó yêu cầu họ sử dụng các phần mềm và các ứng dụng công nghệ khác nhằm nâng cao kĩ năng đọc

27

e. Khuyến khích sinh viên tranh luận và thảo luận mở rộng chủ đề của bài đọc qua diễn đàn, tin nhắn ...

91

g. Giảm việc ứng dụng CNTT trong dạy học kĩ năng đọc TACN CNTT

0

h. Ý kiến khác (nêu rõ)

0

Bảng 27. Mong muốn của sinh viên CNTT

Đối với sinh viên học TACN Luật, do nhận thức được tầm quan trọng của CNTT trong dạy học kỹ năng đọc TACN nên không sinh viên nào muốn giảm việc ứng dụng, hơn nữa cũng dựa trên thực tế các em chưa được truyền đạt nhiều các bài giảng nên giảm là không thể.



Mong muốn

Số sinh viên (%)

A. Sử dụng nhiều hơn nữa các bài đọc lấy từ internet

89

B. Hướng dẫn sinh viên cách tìm kiếm thông tin từ internet

95

C. Hướng dẫn sinh viên các tự học kĩ năng đọc với sự hỗ trợ của CNTT

90

D. Giao cho sinh viên nhiều bài tập đọc hơn nữa trong đó yêu cầu họ sử dụng các phần mềm và các ứng dụng công nghệ khác nhằm nâng cao kĩ năng đọc

15

E. Khuyến khích sinh viên tranh luận và thảo luận mở rộng chủ đề của bài đọc qua diễn đàn, tin nhắn ...

90

F. Học cách sử dụng CNTT trong dạy học kĩ năng đọc một cách hiệu quả hơn

100

G. Giảm việc ứng dụng CNTT trong dạy học kĩ năng đọc TACN Luật

0

Bảng 28. Mong muốn của sinh viên TACN Luật

Theo số liệu trong bảng thống kê, sinh viên học TACN Luật đều thể hiện mong muốn giáo viên của mình tận dụng phần đang có sẵn nhất, tức là sử dụng nhiều hơn nữa các bài đọc lấy từ internet, đồng thời hướng dẫn họ cách tìm kiếm thông tin trên mạng bằng cách dùng các từ khóa, từ quan trọng cũng như cung cấp một số địa chỉ các website phổ biến tin cậy liên quan đến TACN Luật để họ có thể tự học với sự hỗ trợ của mạng.

Để khắc phục những khó khăn kể trên, sinh viên đưa ra một số kiến nghị, chủ yếu tập trung vào việc mong muốn nhận được nhiều sự hướng dẫn hữu ích từ phía giáo viên, đồng thời đòi hỏi giáo viên nâng cao hơn nữa trình độ về CNTT của bản thân.


Kiến nghị

Số sinh viên (%)

Sử dụng nhiều hơn nữa bài đọc lấy từ internet

18

Hướng dẫn sinh viên cách tìm kiếm thông tin từ internet

43

Hướng dẫn sinh viên cách tự học kỹ năng đọc với sự hỗ trợ của CNTT

76

Giao cho sinh viên nhiều bài tập đọc hơn nữa trong đó có yêu cầu sử dụng các phần mềm và các ứng dụng CNTT khác nhằm nâng cao kỹ năng đọc

20

Khuyến khích sinh viên tranh luận và thảo luận mở rộng chủ đề bài đọc qua diễn đàn, tin nhắn …

26

Học cách sử dụng CNTT trong dạy học kỹ năng đọc một cách hiệu quả hơn

31

Giảm việc ứng dụng CNTT trong dạy học kỹ năng đọc TACN

0

Bảng 29. Kiến nghị của sinh viên TACN Luật

Ngoài những mong muốn và kiến nghị, sinh viên còn đưa ra một số gợi ý cho việc ứng dụng CNTT vào dạy học kỹ năng đọc, đó là sử dụng các hình ảnh minh họa làm cho bài giảng sinh động và dễ tiếp thu hơn. Khá nhiều sinh viên muốn giáo viên đưa các trò chơi có liên quan đến nội dung bài vào giờ học để giúp sinh viên cảm thấy bớt căng thẳng. Có một số ý kiến không thật sát vào nội dung điều tra song cũng là gợi ý hay cho các nghiên cứu khác như cho sinh viên xem và nghe các chương trình, phim, bài hát tiếng Anh có phụ đề bằng tiếng Anh với mục đích phục vụ học tập.



(11) Mong muốn của giáo viên

Kết quả thu được từ bản câu hỏi khảo sát cho thấy giáo viên rất sẵn sàng và chủ động trong việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy kĩ năng đọc TACN nhưng để việc ứng dụng đó đạt được hiệu quả cao nhất thì 100% giáo viên được hỏi đều cho rằng họ mong muốn được hỗ trợ tốt hơn về mặt kĩ thuật như tổ chức cho giáo viên các khóa đào tạo ứng dụng CNTT trong giảng dạy, thành lập một phòng hỗ trợ kĩ thuật cho giáo viên, hiện đại hóa máy móc và các phương tiện hỗ trợ giảng dạy. Bên cạnh đó giáo viên cũng cần được hỗ trợ truy cập internet và các phương tiện giảng dạy khác như máy tính, băng, đĩa v.v... (bảng 32).



Kiến nghị

Trả lời (%)

a. Tổ chức cho giáo viên các khóa đào tạo ứng dụng CNTT trong giảng dạy

100

b. Thành lập một phòng hỗ trợ kĩ thuật cho giáo viên

100

c. Máy móc và các phương tiện hỗ trợ giảng dạy cần hiện đại hơn và có chất lượng tốt hơn

100

d. Giáo viên cần được hỗ trợ truy cập internet và các phương tiện giảng dạy

100

e. Ý kiến khác (nêu rõ)

11.1

Bảng 30. Kiến nghị của giáo viên đối với cơ quan chủ quản

Những sự chuẩn bị và hỗ trợ đầy đủ cho giáo viên về mặt cơ sở vật chất sẽ giúp giáo viên có động lực cao hơn, tự tin hơn trong việc ứng dụng CNTT và đổi mới phương pháp giảng dạy không chỉ trong kĩ năng đọc TACN nói riêng mà cả các kĩ năng khác của TACN, từ đó xây dựng được các bài giảng kỹ năng đọc TACN Luật thú vị hơn, hiệu quả hơn. Có ý kiến giáo viên góp ý rằng nên có những buổi thảo luận trao đổi chuyên môn giữa các giáo viên trong suốt quá trình dạy học để các giáo viên có thể chia sẻ và rút kinh nghiệm về việc ứng dụng công nghệ trong giảng dạy. Và nếu có thể, giáo viên cần được cử đi học các nước có hạ tầng CNTT tiên tiến để học hỏi những bài học thiết thực nhằm đẩy mạnh hơn nữa phong trào này ở Việt Nam.

Ngoài ra, với câu hỏi mở cuối cùng, có giáo viên nêu ra ý kiến là cần có một giáo trình phù hợp cho việc ứng dụng CNTT. Đây là một kiến nghị xác đáng, cũng là lời nhắc nhở với những người làm công tác biên soạn giáo trình. Rõ ràng, muốn cải tiến phương pháp giảng dạy theo hướng ứng dụng CNTT thì việc có một giáo trình phù hợp là rất quan trọng.

Tiểu kết

Trên đây đã đề cập tới một cuộc khảo sát tương đối rộng về mặt đối tượng điều tra 38 giáo viên và 400 sinh viên đang dạy và học tiếng Anh các chuyên ngành CNTT, ĐTVT, Kinh tế và Luật. Các vấn đề điều tra được chia ra làm 3 mảng chính: khái niệm về các ứng dụng của CNTT và thực tế sử dụng chúng để hỗ trợ cho việc dạy và học kỹ năng đọc TACN, tầm quan trọng hay vai trò và ích lợi của CNTT đối với việc dạy và học đọc TACN, và những khó khăn và mong muốn giải quyết khó khăn của cả giáo viên và sinh viên đang dạy và học TACN ở ĐHQGHN.

Kết quả khảo sát thể hiện được những mặt mạnh và những khó khăn cũng như các mong muốn của giáo viên và sinh viên về việc ứng dụng CNTT vào quá trình dạy đọc TACN. Hầu hết giáo viên và sinh viên có thái độ và cách nhìn nhận tích cực đối với việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy TACN. Họ đều có ý thức và hiểu rằng ở Việt Nam, ứng dụng CNTT trong đổi mới giáo dục là sự nghiên cứu và ứng dụng trong hơn 40 năm qua của các nhà khoa học giáo dục. Tại các trường đại học, việc áp dụng nhuần nhuyễn và có hiệu quả CNTT trong dạy học, đặc biệt là dạy học ngoại ngữ là vô cùng quan trọng do xu thế phát triển nền kinh tế tri thức trên toàn thế giới đòi hỏi cả giáo viên và sinh viên phải luôn nâng cao kiến thức. Tất cả các giáo viên và sinh viên được điều tra đều khẳng định việc ứng dụng CNTT vào dạy học kỹ năng đọc TACN là quan trọng và sớm hay muộn đây cũng là việc cần được áp dụng thường xuyên bởi những lợi ích của ứng dụng CNTT mang lại với tất cả các ngành giảng dạy khác nói chung, và kỹ năng đọc TACN nói riêng vì sinh viên phải tiếp xúc rất nhiều với kỹ năng này trong học tập cũng như việc phát triển sự nghiệp sau này của mình. Nhưng lợi ích ý nghĩa nhất là giáo viên có thể hình thành được kỹ năng tự tìm hiểu, tự trau dồi bồi dưỡng của sinh viên cũng như bản thân sinh viên có thể nâng cao tính tự chủ của mình trong học tập, tự tin hơn trong việc áp dụng các tiến bộ CNTT để tự khai thác, tự học.

Kết quả khảo sát còn cho thấy thực tế việc ứng dụng CNTT không hoàn toàn giống nhau ở các tổ bộ môn. Khả năng ứng dụng CNTT khả thi hơn đối với các nhóm sinh viên các chuyên ngành khoa học tự nhiên (CNTT và ĐTVT) hơn là đối với nhóm sinh viên các chuyên ngành Kinh tế và Luật, “các giờ học đọc TACN Luật vẫn không có bóng dáng, dù là thỉnh thoảng của CNTT”. Việc ứng dụng CNTT vào dạy học còn tương đối hạn chế: Sinh viên chưa quen với cách học mới nên chưa thật chủ động; Các giáo viên vẫn chưa đầu tư đúng mức để ứng dụng hiệu quả CNTT vào giảng dạy; Cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra của việc ứng dụng CNTT; Những khó khăn, tồn tại đó cần được khắc phục kịp thời và triệt để thông qua sự phối hợp, nỗ lực của cả giáo viên, sinh viên và các nhà quản lí giáo dục.



Chương 3


tải về 2.34 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương