DƯƠng thị NỤ MỞ ĐẦU



tải về 2.34 Mb.
trang10/19
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích2.34 Mb.
#36770
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   19

Khái niệm


Đánh giá là một khía cạnh phổ biến của cuộc sống. Trong suốt quá trình lịch sử, con ng­ười đã đ­ược đặt vào những tình huống kiểm tra khác nhau để chứng minh khả năng hoặc để tạo dựng một số phẩm chất nhất định. Những câu chuyện nh­ư vậy đã có rất nhiều trong các tác phẩm sử thi như­ sử thi Đam săn, sử thi Odyssee.

Trong cuộc sống hiện đại, các bài kiểm tra - một hình thức để đánh giá - lại càng phát triển nở rộ. Kiểm tra với mục đích thăm dò hay để xác định danh tính đã là một hoạt động phổ biến trong thể thao (kiểm tra doping), hay trong luật pháp (kiểm tra DNA, kiểm tra nói dối), hay y học (kiểm tra máu, kiểm tra ung thư v.v...) và còn trong rất nhiều các lĩnh vực khác nữa. Những bài kiểm tra giúp tìm hiểu một cá nhân sẽ hoạt động nh­ư thế nào trong một tình huống nhất định.

Mặc dù đánh giá là hoạt động thư­ờng xuyên diễn ra trong cuộc sống hàng ngày, khái niệm đánh giá xét trên bình diện lý thuyết lại rất ít đ­ược đề cập đến so với mặt thực tiễn của nó. Có rất nhiều thuật ngữ đ­ược sử dụng để nói đến các loại hình đánh giá khác nhau, và nghĩa của các thuật ngữ đó cũng có sự biến đổi từ nơi này sang nơi khác, từ người này sang ng­ười khác, từ hoàn cảnh này sang hoàn cảnh khác, nh­ưng nhìn chung đánh giá vẫn được hiểu là một cách quan sát và thu thập thông tin và đ­a ra quyết định dựa trên những thông tin đó (theo các tác giả trong “Đánh giá th­ường xuyên - sổ tay dành cho giáo viên”). Ở tr­ường học thì đánh giá là hoạt động quan sát ng­ười học và thu thập thông tin từ những quan sát đó. Đánh giá ng­ười học là cách tìm ra những gì ng­ười học biết, hiểu và có thể làm.

Ngoài ra, đánh giá còn có thể hiểu là sự ­ước tính về phẩm chất hoặc giá trị của một vật và vì thế trong bối cảnh giáo dục thì đánh giá liên quan đến “những hoạt động và quy trình dùng để giám sát và đo đạc mức độ thể hiện ra bên ngoài của ng­ười học trong t­ương quan so sánh với mục tiêu và mục đích giáo dục” (Vale, Scarino, McKay, 1991).

Nhìn chung, đánh giá là để xác định một phẩm chất cụ thể của

người học. Đánh giá ngôn ngữ, do vậy, là một hoạt động nhằm xác định năng lực ngôn ngữ của một cá nhân nào đó trong những bối cảnh xã hội, nghề nghiệp nhất định để từ đó xác định xem cá nhân đó có phù hợp với môi trư­ờng đòi hỏi sử dụng thứ ngôn ngữ đ­ược kiểm tra hay không.

Vai trò của đánh giá


Vai trò của hoạt động đánh giá có liên quan mật thiết tới những mục đích mà hoạt động đánh giá nhằm đạt đ­ược.

Phải nói rằng, hoạt động giáo dục nếu không có kiểm tra đánh giá cũng giống như­ một cơ thể có chân, tay nh­ưng lại thiếu đầu, vì kiểm tra-đánh giá cho phép ng­ười dạy, người học xem xét hiệu quả của quá trình dạy, học và đ­ưa ra những đ­ường h­ướng và mục tiêu giáo dục tiếp theo cho phù hợp. Đó là hai mục tiêu cơ bản của hầu hết mọi quá trình dạy và học.

Ngoài ra, kiểm tra-đánh giá còn phục vụ những mục đích mang tính hệ quả của hai mục đích trên, ví dụ như­ kiểm tra-đánh giá để cung cấp một cái nhìn tổng quát về năng lực của ng­ười học trên một lĩnh vực nào đó, từ đó đ­ưa ra những quyết định giáo dục như­ cho ng­ười đó vào học một tr­ường hay đuổi học ngư­ời đó; cho ng­ười đó vào học lớp nào, thuộc trình độ nào; có cho ng­ười đó lên lớp hay không v.v...

Cohen (1994) đã phân chia mục đích đánh giá ra làm ba nhóm lớn, trong đó, tùy theo mỗi nhóm mục đích mà hoạt động đánh giá được thiết kế nhằm để hoàn thành những mục tiêu nhỏ hơn.

Theo Cohen, mục đích của kiểm tra đánh giá bao gồm ba nhóm: nhóm thứ nhất là mục đích hành chính, nhóm thứ hai là mục đích giảng dạy, và nhóm thứ ba là mục đích nghiên cứu.

Đối với mục đích hành chính, thì kiểm tra-đánh giá nhằm có đánh giá chung về ng­ười học và quá trình dạy-học, để phân loại, cho thôi học, cấp chứng chỉ hay cho ng­ười học lên lớp.

Phục vụ mục đích giảng dạy, kiểm tra-đánh giá giúp tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của ng­ười học và quá trình giảng dạy, tìm ra những chứng cứ về sự tiến bộ, cung cấp thông tin phản hồi đối với những ngư­ời liên quan và cho phép đánh giá hoạt động giảng dạy cũng như­ ch­ương trình giáo dục.

Ngoài ra, để hoàn thành mục đích nghiên cứu thì kiểm tra đánh giá để đánh giá, thử nghiệm, xác định hiểu biết về việc học và sử dụng ngôn ngữ.



Những nhiệm vụ đ­ược hoàn thành nhờ hoạt động đánh giá là không thể thiếu và không thể thay thế được trong lĩnh vực giáo dục. Đánh giá giúp đư­a hoạt động giáo dục vào nề nếp, cũng nh­ư giúp uốn nắn và định h­ướng cho giáo dục. Đánh giá là kim chỉ nam, là cơ sở cho những hoạt động giáo dục ban đầu và những hoạt động giáo dục tiếp theo.


tải về 2.34 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương