Description of the course: philosophy and principles


TEACHING TECHNIQUES AND PROCEDURES (Kỹ thuật và thủ pháp giảng dạy)



tải về 0.69 Mb.
trang2/11
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.69 Mb.
#29624
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

TEACHING TECHNIQUES AND PROCEDURES (Kỹ thuật và thủ pháp giảng dạy)


PRONUNCIATION (Phát âm)

Nếu muốn người khác hiểu mình nói gì trong khi giao tiếp, học sinh cần phải phát âm từ và câu một cách rõ ràng. Tuy nhiên, không nên gọi một số học sinh, từng người một đứng dậy đọc (phát âm) một từ hoặc một nhóm từ nhiều lần trước lớp. Nếu một học sinh gặp khó khăn khi phát âm một yếu tố nào đó thì không nên bắt học sinh đó đứng dậy đọc đi đọc lại nhiều lần, mà nên yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh mẫu đó vài lần. Sau đó, học sinh sẽ tiếp tục luyện theo đôi, và khi ấy, giáo viên có thể tiếp tục giúp đỡ những học sinh vẫn còn gặp khó khăn.

Xin lưu ý một điều quan trọng là ngay cả học sinh nhỏ người bản xứ cũng gặp khó khăn khi phát âm một số âm tiếng Anh như r, l, sh,th. Phải đến khi trưởng thành thì chúng mới phát âm được hoàn thiện, vì thế, giáo viên cần kiên trì và dành thời gian cho học sinh luyện tập phát âm.

Trong sách bài học Let's Go, những bài luyện âm không đóng vai trò quan trọng lắm. Ý đồ của tác giả bộ sách này là trẻ em bắt đầu học tiếng không cần phải quan tâm quá mức đến luyện trọng âm và cách phát âm thật chính xác từng từ, từng nhóm từ một. Quan tâm quá mức đến điều này có thể dẫn đến sự thất vọng, sự thiếu lòng tin và thiếu hứng thú của trẻ học ngôn ngữ. Điều quan trọng nhất ở giai đoạn đầu là phát triển khả năng giao tiếp dễ dàng bằng ngôn ngữ mới, và không tạo tâm lý lo lắng phát âm sai. Điều này ảnh hưởng nhiều đến động cơ học tập của học sinh, một yếu tố tác động cơ bản đến quy trình học ngôn ngữ: không có động cơ, trẻ sẽ không học.

Trong sách giáo viên có hướng dẫn một số bài luyện phát âm cho từng giai đoạn. Đây là những bài luyện đồng thanh cả lớp (choral repetition), luyện theo nhóm (group work) và luyện theo đôi (pair work). Vào lúc này, người thầy có thể đi vòng quanh lớp, lắng nghe học sinh phát âm và giúp đỡ những học sinh gặp khó khăn. Sách giáo viên cũng giúp cho giáo viên một số thủ thuật, gợi ý (tips) trong việc nhận diện và xử lý những khó khăn về phát âm của học sinh.

Let’s Go nhấn mạnh ngôn ngữ nói thông qua cách dùng các dạng rút gọn. Ở trình độ 1, động từ đặt ở trong khung là dạng rút gọn, ngoài ra còn thêm một số ví dụ minh họa ở ngoài khung. Ở trình độ 2-6, các dạng rút gọn được đưa vào trong khung ngữ pháp (trừ những yếu tố ngữ pháp như thì quá khứ thì lại dùng như trong trình độ thấp hơn). Học sinh được tạo điều kiện luyện cả dạng đầy đủ lẫn dạng rút gọn của từ, như vậy tăng cường được khả năng nói trôi chảy và nói tự nhiên của học sinh.

GROUPING THE STUDENTS FOR LANGUAGE PRACTICE (Luyện tập theo nhóm)

Đa dạng hoá loại hình luyện tập là một phương thức gây hứng thú cho học sinh. Sau khi đưa ra mẫu mới, cả lớp đọc đồng thanh. Nếu ngữ liệu khó quá, hoặc cần phải giới thiệu hai, ba yếu tố cùng một lúc thì dùng một bài luyện riêng (drill). Luyện liên tục để giữ được sự tập trung của học sinh. Muốn như vậy, sau khi cả lớp đọc đồng thanh mẫu câu mới, cần phải xếp học sinh theo từng nhóm để luyện lại, mỗi nhóm đọc một phần của bài luyện hoặc một vai của bài hội thoại. Phương thức luyện hai nhóm một tạo cho học sinh một tâm lý đang giao tiếp thực, và như vậy dễ dàng ghi nhớ mẫu câu mới.

Giáo viên có thể xếp học sinh theo từng nhóm nhỏ (small group), thậm chí theo đôi (pair), vì mục đích của nó là luyện tiếp tục theo phương thức một đổi một (one-to-one exchange). Luyện đôi hoặc theo nhóm nhỏ (practicing in pairs or small groups) là phương pháp lý tưởng, giúp cho học sinh học tập lẫn nhau, vì đó là cơ hội để chia sẻ thông tin, và hỏi những điều mình chưa rõ. Let’s go sử dụng trò chơi, phỏng vấn, các câu hỏi về tranh và hội thoại. Đó là những loại hình dễ tiếp cận trong luyện đôi và luyện nhóm nhỏ. Đồng thời, giáo viên cũng dễ dàng kiểm soát học sinh bằng cách đi đi lại lại quanh lớp, lắng nghe và trợ giúp khi cần thiết. Chỉ sau khi đã luyện đồng thanh cả lớp, và luyện theo đôi hoặc nhóm nhỏ, giáo viên mới nên gọi từng học sinh đứng lên nói trước lớp. (Sau này có thể dùng biện pháp kiểm tra dưới dạng trò chơi hoặc đóng vai giao tiếp, thay cho việc gọi học sinh đứng lên nói trước lớp.)

TEAM TEACHING (Đồng giảng)

Đồng giảng (tức là một nhóm giáo viên cùng lên lớp một lúc) là một kỹ thuật rất hữu dụng. Hai giáo viên có thể làm sống lại một đoạn hội thoại như trong thực tế giao tiếp. Ngoài ra, bài luyện cũng có thể do hai giáo viên tiến hành. Hai giáo viên có thể dẫn dắt hai nửa lớp để tiến hành một trò chơi hoặc một bài luyện. Hai giáo viên có thể giúp đỡ nhiều học sinh hơn trong những giờ luyện đôi và luyện nhóm.



MODELING (Làm mẫu)

Làm mẫu một cách rõ ràng và đầy đủ là một yếu tố quan trọng giúp học sinh hiểu được mình phải làm gì trong một số hoạt động trên lớp. Bài luyện càng phức tạp bao nhiêu, việc làm mẫu càng phải cẩn thận, chu đáo và rõ ràng bấy nhiêu, trước khi đưa học sinh vào luyện. Làm mẫu tốt sẽ tiết kiệm được thời gian khi học sinh luyện và nắm bắt ngữ liệu, vì tránh được cho học sinh rơi vào tình trạng lúng túng không hiểu rõ mình phải làm gì, dẫn đến chỗ vừa luyện vừa dò dẫm tìm hiểu. Cuối cùng, điều quan trọng nhất là làm mẫu giúp người thầy dùng toàn tiếng Anh để giảng giải một cấu trúc, một hoạt động, và chỉ dẫn cách luyện tập cho học sinh.



Modeling Sentence Patterns (Làm mẫu mẫu câu)

Có nhiều cách để giới thiệu mẫu câu hỏi-trả lời mới. Hoặc là giáo viên cùng học sinh làm mẫu, hoặc giáo viên cùng con rối (puppets) làm mẫu. Khi làm mẫu chúng ta sử dụng bất cứ công cụ nào có trong tay, cộng với cử chỉ, động tác thích hợp.

Giáo viên: (đưa một quyển sách lên) What's this?

Giáo viên/Học sinh: It's a book.



Modeling Practice Activities (Hoạt động luyện theo mẫu)

Để làm mẫu một hoạt động luyện tiếng, người thầy nhiều khi phải di chuyển vị trí của học sinh, đưa học sinh vào vị trí cần thiết cho bài luyện, và hướng dẫn học sinh phải nói gì. Ví dụ, nếu bài tập đòi hỏi học sinh phải đứng lộn xộn để tạo ra một tình huống giao tiếp tự nhiên, giáo viên phải đẩy một số học sinh đi quanh phòng, nhiều khi phải dùng vai hích nhẹ ra hiệu cho học sinh chuyển từ chỗ nọ sang chỗ kia. Làm như vậy, học sinh có thể tiến hành được cả những bài tập phức tạp.



VOCABULARY (Từ vựng)

Dùng học cụ hoặc Phiếu Giáo viên để giới thiệu những từ quan trọng. Một cách làm đơn giản nhất là giơ một đồ vật hoặc một phiếu tranh và đọc to từ chỉ vật đó. Yêu cầu học sinh đọc theo vài lần. Sau đó đưa từ đó vào bài tập luyện kỹ năng, sử dụng ngữ liệu quen thuộc.

Sách Giáo viên có miêu tả một số bài luyện và hoạt động nhằm củng cố và phát triển vốn từ vựng đã có.

Có hai loại từ vựng hoặc ngữ liệu mà tất cả những người học ngôn ngữ đều cần phát triển - đó là ngữ liệu thụ động (receptive language) và ngữ liệu sản sinh (productive language). Ngữ liệu thụ động là những yếu tố ngôn ngữ người học có thể nhận biết khi bắt gặp, nhưng không thể sản sinh ra được. Ngữ liệu sản sinh là những yếu tố ngôn ngữ người học tự mình có thể dùng để nói và/hoặc viết. Khi người thầy nói với học sinh bằng tiếng Anh, một điều không tránh khỏi là người thầy có thể dùng một số yếu tố ngôn ngữ học sinh chưa học đến. Đây không phải là vấn đề cần quan tâm, vì đôi khi người thầy cũng cần cố tình làm như vậy để học sinh có cơ hội tiếp xúc thêm với ngữ liệu mới. Học sinh sẽ dần dần quen với việc nhận biết yếu tố mới bằng văn cảnh, nếu những yếu tố mới ấy được lặp đi lặp lại nhiều lần. Ví dụ, nếu người thầy viết số 1 lên bảng và bảo học sinh mở sách, nhìn vào trang 1, thì lúc đó ngôn ngữ thụ động của học sinh phát triển, vì có thể học sinh chưa học số 1 hoặc chưa học mệnh lệnh mà thầy dùng, nhưng vẫn có thể hiểu được nghĩa câu nói thông qua động tác của thầy.

Để luyện sử dụng ngôn ngữ thụ động, học sinh phải được luyện cách phản xạ tự nhiên với từ mới. Ví dụ, đặt Phiếu Giáo viên có hình quyển sách và chiếc bút chì vào rãnh phấn trên bảng (chalk rail). Giáo viên nói book, sau đó gọi một hoặc hai học sinh chỉ vào phiếu có từ "book", hoặc đặt vài Phiếu Giáo viên vào rãnh phấn trên bảng, gọi hai học sinh lên bảng. Học sinh đua nhau chạy nhanh đến chạm vào tranh có vẽ đồ vật đó. Học sinh nào nhanh thì thắng cuộc.

Ngôn ngữ sản sinh đòi hỏi học sinh phải vừa nhận diện đồ vật, vừa nói từ tương ứng (tên đồ vật đó). Cũng dùng trò chơi như trên để luyện, nhưng học sinh phải vừa chạy đến chạm tay vào phiếu, vừa phải nói ra được từ tương ứng.

Sau khi đã thực hiện việc làm mẫu như vậy, tất cả các trò chơi học ngữ liệu thụ động và sản sinh đều được luyện tiếp tục trong nhóm ba hoặc bốn học sinh. Luyện theo nhóm nhỏ là hình thức rất quan trọng đối với những lớp có sĩ số cao. Khi học sinh học từ mới lần đầu tiên, hãy phát cho mỗi nhóm một bộ Phiếu Học sinh: giáo viên đọc to một từ. Mỗi lần một học sinh chạm tay vào tranh hình tương ứng với từ đó. Nếu học sinh nào chỉ sai, các học sinh khác trong nhóm có thể hỗ trợ.

TOTAL PHYSICAL REPONSE : TPR (Phương pháp phản xạ tự nhiên)

Phương pháp phản xạ tự nhiên, viết tắt là TPR, được phát triển bởi James Asher. Dù cấp độ này không những bài trực tiếp dùng phương pháp TPR nhưng nhiều hoạt động trong sách bài học vẫn dựa vào phương pháp này để giúp học sinh tiếp thu và nhớ bài học lâu hơn. Học sinh cũng cần thường xuyên ôn lại những câu lệnh đã học trong Bài 1.

Những thủ pháp sau đây có thể dùng để giới thiệu mẫu mệnh lệnh. Trước hết ra một mệnh lệnh, ví dụ Open your books., làm mẫu bằng cách mở quyển sách ra. Sau đó giáo viên ra lệnh, cả lớp mở sách. Ra lệnh lại một lần nữa. Học sinh vừa nói to mệnh lệnh vừa mở sách. Phương pháp này giúp học sinh hiểu được mệnh lệnh trước khi làm (tức là phát triển receptive language). Sau đó học sinh sẽ cảm thấy tự tin khi ra lệnh (tức là phát triển productive language).

Sau khi đã giới thiệu mệnh lệnh thì luyện ra lệnh; đầu tiên luyện cả lớp, rồi sau đó luyện hai nhóm một. Khi luyện cả lớp, cho một nửa lớp ra lệnh, nửa lớp kia thực hiện mệnh lệnh; sau đó đổi ngược lại. Khi luyện hai nhóm cũng làm như vậy: luân phiên ra lệnh và làm theo lệnh. Cố gắng tạo không khí sôi nổi. Cuối cùng đưa học sinh vào từng nhóm nhỏ, hoặc từng đôi, tập ra lệnh và làm theo lệnh.

TPR cũng có thể coi là thủ pháp thay đổi tốc độ luyện mẫu câu. Nếu muốn đa dạng hóa bài tập, tăng cường bài tập TPR khi thấy học sinh bắt đầu lãng đãng. Lúc đó có thể lấy lại được không khí sôi nổi và thú vị. Đôi khi cũng nên cho học sinh đóng vai thầy/cô giáo, ra lệnh cho toàn lớp. Làm như vậy chúng ta đã thể hiện được xu hướng lấy học sinh làm trung tâm.

READING (Đọc hiểu)

Trình độ 2 của Let’s Go là trình độ bắt đầu học đọc. Phần bài đọc được trình bày chính thức cho học sinh trong phần Let’s Read. Ở phần này, học sinh học cách giải những bài tập về từ gia đình. Những từ được chọn sẽ được sử dụng trong các câu nhằm củng cố kỹ năng giải mã từ và giúp học sinh luyện đọc những từ được nhận diện thông qua hình ảnh. Những câu này được soạn có chủ đích đưa vào các cấu trúc ngữ pháp trong phần Let’s Learn và Let’s Learn More nhằm tái hiện lại những gì đã học. Học sinh sẽ tiến bộ từ việc đọc những từ có minh họa trong Sách Bài học đến việc thực hành các hoạt động (đã được gợi ý trong Sách Giáo viên) mà yêu cầu các em phải đọc những từ đó một mình.

Mỗi học sinh làm một bộ phiếu từ cho một phần bài tập trong phần Let’s Read của mỗi bài. Trong cả bài này lẫn những bài tiếp theo, các phiếu được sử dụng trong những trò chơi luyện đọc nhằm giúp học sinh ngày càng quen thuộc với từ vựng hơn. Bạn cũng làm một bộ phiếu giống như thế để dùng cho phần luyện và những hoạt động khác trong mỗi bài.

Khi học sinh đã kết thúc trình độ 2, đa số các em phải có thể đọc được những đoạn văn chính (tức là những đoạn hội thoại và những mẫu ngữ pháp) ở một mức độ nào đó, đặc biệt là khi kỹ năng đọc của các em đã được nâng cao với việc sử dụng Let’s Go Readers.

Chi tiết xin xem những phần sau đây:

“Description of the Levels” (trang 4): miêu tả cách phát âm kỹ năng đọc trong Sách Học sinh.

“Supplemental Components” (trang 6): miêu tả khái quát về phần Readers (truyện đọc)

“Using the Readers” (xem dưới đây): gợi ý chi tiết cách phối hợp Reader vào bài học.



WRITING (Viết)

Bài tập viết dùng cho Trình độ 2 có trong sách Workbook. Học sinh tập nhận diện chữ cái thông qua nhiều loại hình bài tập. Học sinh cũng được luyện viết chữ thông qua những bài tập tô chữ (tracing exercises), những bài tập sẽ dẫn học sinh đến chỗ có thể tự viết chữ được. Bài tập có thể được làm ở lớp hoặc ở nhà. Tuy nhiên, nếu làm bài tập ở nhà thì cũng nên dành một số thời gian trên lớp để hướng dẫn học sinh cách làm.



USING THE READERS (Sử dụng sách tập đọc)

Mỗi Let's Go Reader có hai truyện. Khi học xong đã học xong Unit 4 của Sách Học sinh là đã có đủ ngữ liệu để đọc và hiểu câu chuyện thứ nhất trong Reader. Học sinh có thể đọc hiểu được câu chuyện thứ hai khi đã học xong Unit 8.

Dưới đây là hướng dẫn cách giới thiệu truyện cho học sinh. Mặc dù giáo viên nên tuân thủ các bước dạy này nhưng tốc độ thì tùy theo từng lớp, do giáo viên quyết định. Có thể giáo viên này muốn tạm dừng dùng Sách Học sinh để cho cả lớp học một câu chuyện. Có thể các giáo viên khác lại muốn dành 10 phút cuối cùng của buổi học để đọc truyện. Nhưng có vẻ như không có giáo viên nào muốn phối hợp việc đọc truyện vào trong bài dạy. Dẫu làm theo cách nào, người thầy cũng nên chủ động về thời gian, quan tâm đến lứa tuổi của học sinh, để có thể xác định được thời gian và phương thức tiến hành đọc truyện

Step 1: Review the story (Bước 1: Tóm tắt câu chuyện)

a. Cùng học sinh xem minh họa ngoài bìa (cover illustrator). Đọc to tiêu đề câu chuyện cho học sinh nghe. Giúp học sinh miêu tả tranh bìa, dùng ngữ liệu phù hợp với trình độ của học sinh.

b. Picture Walk (Xem lướt nhanh tranh minh họa). Cho học sinh giở lướt qua các trang của câu chuyện, nhưng chỉ xem tranh thôi. Nếu thấy cần thiết, lấy giấy che phần chữ đi để học sinh khỏi bị mất tập trung. Khích lệ học sinh nói về những gì đã thấy trong tranh, sử dụng ngữ liệu đã học (hoặc có thể dùng tiếng mẹ đẻ, nếu thấy cần, và dễ dàng cho học sinh). Giáo viên gợi ý bằng một số câu hỏi giúp học sinh miêu tả tranh: Who’s in it? Where is it set? What’s happening? Trong khi lướt qua các trang có tranh như vậy, thỉnh thoảng nên dừng lại ở một trang nào đấy và yêu cầu học sinh phán đoán xem chuyện gì sẽ xảy ra sau đó, hoặc câu chuyện nói về cái gì. Luyện tập kiểu này sẽ càng ngày càng dễ dàng hơn vì trình độ học sinh ngày càng cao lên. Vì thế nếu lúc đầu học sinh có gặp nhiều khó khăn, chúng ta cũng không nên băn khoăn quá nhiều.

Step 2: Read aloud (Bước 2: Đọc to)

Yêu cầu học sinh mở sách. Giáo viên đọc to câu chuyện cho cả lớp nghe. Học sinh vừa nghe vừa nhìn sách.



Step 3: Forcus on vocabulary (Bước 3: Tập trung vào từ vựng)

Đọc to lại câu chuyện, từng trang một. Đối với mỗi trang:



a. Nhìn vào từ mới, ở cuối trang, giảng cho học sinh hiểu nghĩa từ mới. Sử dụng bảng tổng kết từ bằng tranh (glossary pictures), và những cảnh chính (main scenes) để giảng từ.

b. Trong khi đọc lại truyện, yêu cầu học sinh lắng nghe, cứ khi nào nghe thấy một từ mới thì đưa tay lên.

Step 4: Repeated Readings (Bước 4: Học sinh đọc truyện)

Sau khi học sinh đã hiểu từ mới và đã cơ bản hiểu câu chuyện, yêu cầu học sinh tự đọc truyện vài lần. Bước này có thể làm trong một vài ngày, hoặc trong cả tuần, tùy theo chu kỳ của buổi học.

Bất cứ khi nào học sinh tự đọc truyện hoặc nghe người khác đọc, giáo viên cần nhắc học sinh phải tập trung nghe (listen actively), tránh lối nghe thụ động (listen passively). Một số biện pháp để đạt được yêu cầu này:


  • Khi giáo viên đang đọc, dừng lại bất ngờ đồng thời yêu cầu học sinh đoán xem chuyện gì sẽ xảy ra sau đó.

  • Yêu cầu học sinh, hoặc cá nhân, hoặc nhóm, đọc từng đoạn của câu chuyện.

  • Đọc truyện đồng thanh cả lớp. Vì đọc đồng thanh thường làm lời nói chậm lại, làm mất tính tự nhiên của ngôn ngữ nói, cho nên giáo viên nên đọc cho học sinh đọc theo, từng dòng. Yêu cầu học sinh phải đọc theo đúng tốc độ và bắt chước đúng trọng âm và ngữ điệu.

  • Yêu cầu học sinh đọc theo đôi (read in pairs): mỗi bạn đọc một vài câu. Hai bạn giúp đỡ nhau vượt khó khăn về phát âm và từ vựng. Giáo viên đi quanh lớp giúp đỡ những trường hợp cần thiết.

  • Yêu cầu học sinh mang truyện về nhà: hoặc đọc thầm, hoặc đọc to cho bố mẹ nghe, hoặc đọc to cùng bố mẹ (nếu bố mẹ cũng biết tiếng Anh).

Step 5: Comprehension exercises (Bước 5: Bài tập đọc hiểu)

Bài tập đọc hiểu có ở cuối sách. Những bài tập này dùng để kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh và giúp họ củng cố, hệ thống lại những gì đã đọc được. Bài tập này có thể làm tại lớp (classwork) hoặc làm ở nhà (homework) (nếu học sinh đã biết viết).



Step 6: Extension/Follow-up activities (Bước 6: Mở rộng/ những hoạt động tiếp theo)

Thủ pháp luyện "That's not right!" (Không đúng!)

Trong khi đọc truyện cho học sinh nghe, giáo viên cố tình thay đổi một số từ. Ví dụ (đọc trang 4 của “Birthday Magic”), đọc “What’s the matter?” asks Scott. “My dad’s a teacher!” says Andy. (thay vì “My dad’s not a magician!”). Khi học sinh nghe một lỗi sẽ hô, That’s not right! Sau đó yêu cầu các em sửa lại cho đúng.



Readers Theater (Biểu diễn đọc truyện)

Chia câu chuyện thành một số đoạn ngắn. Phân cho một số học sinh luyện đọc: trọng âm, ngữ điệu, diễn cảm. Coi lớp học là sân khấu có khán giả. Học sinh đi quanh lớp đọc phần truyện của mình, như đang biểu diễn trên sân khấu.



Role play (Đóng vai giao tiếp)

Hoạt động này khác với hoạt động biểu diễn (theater) vì nó tập trung vào nội dung của câu chuyện hơn là vào ngôn ngữ trong câu chuyện. Với hoạt động này, chúng ta có thể đánh giá được học sinh có hiểu bài đọc hay không.

Giúp học sinh đóng kịch theo nội dung câu chuyện. Giao cho học sinh những vai có trong truyện. Học sinh sẽ diễn kịch theo nội dung ấy bằng tiếng mẹ đẻ. Mục đích của hoạt động này là để học sinh có thể “kể chuyện” (retell the story) chứ không phải “đọc truyện thuộc lòng” (recite).

Student-Generated Story (Language Experience Approach) (Truyện do học sinh sáng tác)

Đây là bài luyện cả lớp. Cho học sinh tự sáng tác ra một câu chuyện theo ý riêng của mình, sử dụng các câu chuyện trong Reader để làm mẫu. Yêu cầu học sinh dùng những từ và mẫu câu trong Reader để sáng tác truyện. Nếu cần cũng có thể cung cấp thêm một số từ cho học sinh. Gọi học sinh đứng lên đọc từng câu chuyện sáng tác của mình. Giáo viên chép lên bảng. Nếu câu nào sai ngữ pháp, giáo viên nên sửa ngay. (Trước hết hãy yêu cầu học sinh sửa lỗi lẫn cho nhau). Khi hoàn thành câu chuyện, giáo viên đọc to cho cả lớp nghe. Nếu có thể được, giáo viên đánh máy câu chuyện đó, photo cho mỗi học sinh một bản (nếu học sinh đã biết đọc). Có thể yêu cầu học sinh vẽ minh họa một số nhân vật trong truyện.



DRILLS AND GAMES (Bài luyện kỹ năng và trò chơi)

DRILLS (Bài luyện kỹ năng)

Bài luyện là cách sử dụng thời gian có hiệu quả (time-efficient), một cách ôn tập thoải mái và là cách giới thiệu ngữ liệu có tổ chức chặt chẽ. Trong khi sử dụng bài luyện cần luôn luôn thay đổi, luân phiên giữa luyện phản xạ cá nhân (individual response) và phản xạ tập thể (chorus response). Khi luyện phản xạ cá nhân, giáo viên cần chú ý gọi học sinh không theo một quy luật nào (random order), và giữ tốc độ luyện khá nhanh để duy trì sự tập trung chú ý của học sinh.

Có nhiều loại hình luyện kỹ năng. Sau đây là phần miêu tả một vài loại hình và phương thức thực hiện.

Repetition Drill (Luyện nhắc lại)

Loại hình này là: đọc mẫu từ mới hoặc ngữ liệu mới cho học sinh đọc theo.

Giáo viên: a dog, a dog.

Học sinh: a dog.

Giáo viên: a rabbit, a rabbit.

Học sinh: a rabbit.

Hoặc:

Giáo viên: This is a red book.



Học sinh: This is a red book.

Giáo viên: This is a yellow pencil.

Học sinh: This is a yellow pencil.

Substitution Drill (Luyện thay thế)

Có thể dùng phiếu tranh hoặc học cụ để gợi ý khi luyện thay thế.

Giáo viên: Where are the books? (chỉ vào bức tranh sách trên bàn). They're on the table.

Học sinh: They're on the table.

Giáo viên: (chỉ bức tranh sách dưới gầm bàn)

Học sinh: They're under the table.

Hoặc:

Giáo viên: (chỉ bức tranh con chim) There's a bird. I like birds.



Học sinh: There's a bird. I like birds.

Giáo viên: (chỉ bức tranh con ếch)

Học sinh: There's a frog. I like frogs.

Chain Drill (Luyện chuỗi)

Trong bài tập luyện chuỗi, chúng ta dùng vật thể hoặc phiếu tranh để làm yếu tố gợi ý. Đưa tranh hoặc một đồ vật cho học sinh thứ nhất xem và đặt câu hỏi có liên quan. Học sinh trả lời.

Quay sang học sinh thứ hai hỏi lại câu hỏi đó nhưng có yếu tố đã thay thế. Cứ như thế tiếp tục cho đến khi mọi học sinh đếu được hỏi và trả lời. Chia lớp thành nhóm nhỏ hoặc 3 hoặc 4 học sinh. Thực hiện bài luyện này trong từng nhóm.

Giáo viên: (đưa ra bức tranh một rô bốt cho học sinh 1 xem) What's this?

Học sinh 1: It's a robot. (đưa bức tranh cuộn dây nhảy- jump rope cho học sinh 2): What's this?

Học sinh 2: It's a jump rope.



Transformation Drill (Luyện cải biên)

Giáo viên nói một động từ chia ở một thì (tense) nào đó. Gọi một học sinh chuyển từ đó sang một thì khác.

Giáo viên: eat

Học sinh: ate

Với bài tập này chúng ta có thể sử dụng cả câu.

Giáo viên: The girl is at the zoo.

Học sinh: The girl was at the zoo.

GAMES

Trò chơi không phải lúc nào cũng là một loại hình giải trí không quan trọng. Thực ra nó có thể sử dụng để củng cố ngữ liệu đã giới thiệu trong bài học theo một phương thức hấp dẫn học sinh. Trong hầu hết các loại hình, trò chơi thực hiện được những chức năng của các loại bài luyện kỹ năng kể trên, vì sử dụng trò chơi, chúng ta có thể ôn tập và giới thiệu ngữ liệu một cách có tổ chức và vui vẻ. Bài luyện kỹ năng thường theo phương thức nhắc lại và trung tâm là giáo viên (teacher-centered). Phương thức này có hiệu quả khi học từ và cấu trúc câu mới. Trong khi đó, trò chơi thường có kết thúc mở (open-ended) và lấy học sinh làm trung tâm hoạt động (student-centered).

Có nhiều loại hình trò chơi. Một số tập trung vào từ vựng, một số quan tâm đến cấu trúc câu, và còn có những loại phát huy cả hai: từ vựng và cấu trúc câu. Sau đây là một số trò chơi dùng cho Trình độ 2.

Games for Drilling Vocabulary (Trò chơi tăng cường vốn từ vựng)



tải về 0.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương