Description of the course: philosophy and principles



tải về 0.69 Mb.
trang3/11
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.69 Mb.
#29624
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11
Bingo

Trò chơi này tăng cường năng lực ghi nhớ và nghe hiểu. Phát cho mỗi học sinh một bảng gồm 9 ô vuông, ba hàng, mỗi hàng ba ô. Học sinh chọn 9 từ hoặc 9 phiếu tranh (dựa trên số lượng từ vựng trong bài học), sau đó xếp 9 từ đó vào 9 ô của mình. Người gọi (the caller) (giáo viên hoặc học sinh) rút một phiếu trong số một loạt phiếu giống nhau, và đọc to từ hoặc nhóm từ ghi trên phiếu. Học sinh nào có phiếu có từ ấy thì lật úp chiếc phiếu của mình xuống (hoặc lấy giấy phủ lên để che đi). Học sinh nào che được ba ô vuông hoặc theo hàng ngang, hoặc từ trên xuống, hoặc theo đường chéo thì thắng cuộc. Biến thể: Có thể không dùng bảng ô vuông. Học sinh chỉ cần xếp từ theo cột dọc và cột ngang. Có thể không dùng phiếu tranh, mà học sinh tự viết từ vào các ô của mình.

Board Race (Chạy đua lên bảng)

Có nhiều cách chơi, và tất cả các cách chơi đều khích lệ học sinh gợi nhớ lại được từ đã học. Một trong những cách chơi là chia đều học sinh trong lớp thành nhiều đội. Đặt một loạt phiếu từ hoặc phiếu tranh đọc theo rãnh phấn trên bảng. Giáo viên đọc to một từ trong số đó. Mỗi đội một học sinh chạy đua lên bảng, chạm tay vào phiếu từ đó. Hoặc có cách khác là không đặt tranh hình vào rãnh phấn, mà giáo viên đọc to lên một từ (chỉ đồ vật, con vật). Mỗi đội một học sinh chạy lên bảng vẽ tranh minh họa cho từ đó. Ai vẽ đúng thì được điểm. Đội nào có điểm cao nhất thì thắng.

Có một cách chơi khác nữa thường dùng cho lớp ít học sinh là cho học sinh xếp thành từng hàng trước bảng. Hai học sinh đứng đầu hàng bước sát bảng. Cho hai học sinh đó một thước kẻ. Giáo viên đọc to một từ lên. Hai học sinh đó đua nhau chạy lên vừa chỉ vào phiếu có từ đó vừa đọc to từ đó lên. Học sinh làm đúng hơn (nhanh hơn) được đứng lại ở đó, chờ bạn tiếp sau lên chơi tiếp. Học sinh bị thua trao lại thước kẻ cho bạn đứng sau. Cứ như vậy chơi cho đến người cuối cùng.

Charades (Thể hiện nghĩa từ bằng điệu bộ)

Hoạt động này bao gồm nhiều dạng thức, nhưng tựu chung đều dùng cử chỉ để diễn tả nghĩa. Cách chơi đơn giản nhất là: đặt phiếu từ hoặc phiếu tranh úp mặt xuống, thành từng chồng. Một học sinh nhặt một phiếu trên cùng, nhưng không thông báo cho cả lớp biết đó là từ gì. Học sinh đó phải dùng cử chỉ để diễn tả nghĩa của từ ấy. Cả lớp đoán từ. Cũng có cách đơn giản hơn là không dùng phiếu từ hoặc tranh hình mà giáo viên ghé tai nói thầm cho một học sinh một từ nào đó. Học sinh ấy làm như trên.



Concentration (Tập trung tư tưởng)

Hoạt động này giúp học sinh xây dựng năng lực ghi nhớ. Chia học sinh thành từng đôi hoặc nhóm 3-4 người. Phát cho mỗi đội hai bộ tranh hình, đặt úp xuống bàn không theo một trật tự nào. Mỗi lần một học sinh lật hai phiếu lên và tìm hai phiếu giống nhau như thế: khi nhìn vào phiếu thì đọc to từ hoặc nhóm từ có ghi trên phiếu đó lên. Nếu hai phiếu khớp nhau thì học sinh đó được một điểm và được giữ lại hai phiếu đó.



File Grids (Bảng thư mục)

Vẽ một bảng chín ô vuông (đánh số các ô). Chia lớp thành từng đôi. Học sinh 1 vẽ tranh về đồ vật/ con vật đã học trong bài trước vào các ô của mình. Học sinh 2 có nhiệm vụ tái dựng lại bảng của học sinh 1 bằng cách hỏi học sinh 1, rồi vẽ vào bảng của mình. Học sinh hai: One. What is it? Học sinh 1: It's a (bat). Sau khi hỏi và vẽ lại được đủ chín vật cụ thể, hai bạn luyện (partners) so sánh hai bảng với nhau. Chơi một vài lần thì đổi vai.



Find the Match (Tìm từ tương đương)

Giáo viên giơ một Phiếu Giáo viên (Teacher Card). Yêu cầu học sinh nhận diện phiếu đó, tức là giơ Phiếu Học sinh tương đương của mình (tức là Phiếu Học sinh cũng có từ giống như trong Phiếu Giáo viên), đồng thời đọc to từ đó lên.

Giáo viên: What are these?

Học sinh: (Giơ Phiếu Học sinh) They’re (crayons).

Học sinh xung phong đặt câu hỏi.
Guess the Word (Đoán từ)

Hoạt động này dùng để ôn tập từ đã học và xây dựng khả năng phán đoán của học sinh. Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm từ 3 đến 5 học sinh. Học sinh 1 nghĩ một từ, rồi viết một chữ cái của từ đó vào giấy. Các thành viên khác trong nhóm đoán xem từ đó là từ gì. Nếu sau một vòng, không ai đoán đúng từ đó thì học sinh 1 cho thêm một chữ cái nữa. Cứ như vậy cho đến khi có người đoán đúng. Nếu ai đoán đúng sẽ được đưa ra từ kế tiếp.



Hidden Words (Từ ẩn)

Trò chơi này sử dụng phiếu từ hoặc phiếu tranh, và phiếu số. Phiếu số phải có cỡ đủ to để có thể phủ lên phiếu từ và phiếu tranh. Xếp phiếu tranh hoặc phiếu từ theo rãnh phấn trên bảng (chalk rail). Che mỗi phiếu đó bằng một phiếu số. Chia lớp thành nhiều đội. Học sinh của đội A gọi to một số, lật phiếu số đó ra để lộ phiếu tranh. Đếm 1…2…3, học sinh phải gọi tên được đồ vật/con vật trong tranh. Đội nào nói đúng, đội đó được một điểm. Nếu không ai nghĩ ra, che lại phiếu tranh đó và cho Học sinh 1 của đội B gọi to một con số. Cứ như vậy tiến hành trò chơi cho đến khi tất cả các từ đều được nhận diện.

Thay thế cho phiếu tranh, giáo viên có thể viết một số từ lên bảng. Cắt một số mẩu giấy đủ to để che những từ đó đi. Viết con số lên trên những mẩu giấy đó. Tiến hành trò chơi như trên.

Pairs Race (Chạy đua theo đôi)

Xếp học sinh thành hai hàng. Cài Phiếu Giáo viên vào rãnh phấn trên bảng. Giáo viên đọc to một từ. Hai học sinh đứng đầu hai hàng chạy đua lên bảng chạm tay vào phiếu có từ vừa gọi. Học sinh nào chạm tay vào trước và nói đúng từ đó thì dành được một điểm cho đội của mình.



Pass the Card (Chuyển phiếu)

Học sinh đứng thành nhiều hàng. Đưa cho học sinh đứng đầu mỗi hàng một phiếu tranh hoặc một đồ vật. Học sinh đó phải gọi tên đồ vật, rồi chuyển phiếu hoặc đồ vật đó cho người đứng ngay sau mình.



Picture Game (Trò chơi vẽ tranh)

Hoạt động này chủ yếu là vẽ tranh minh họa nghĩa của từ nhằm khích lệ học sinh phán đoán và gợi nhớ lại vốn từ đã học. Chia lớp thành từng nhóm 3-4 học sinh. Mỗi nhóm được phát một tờ giấy và một bút chì. Mỗi nhóm cử một người đứng lên trước lớp làm đại diện của nhóm. Giáo viên nói thầm vào tai những đại diện đó một từ. Nghe xong, các đại diện trở về nhóm của mình và vẽ tranh. Không được nói, không được dùng cử chỉ, chỉ được vẽ. Đội nào vẽ xong trước và miêu tả đúng từ thì được một điểm.

Có thể chơi cách khác là chuẩn bị một danh sách 10 từ. Không nói thầm một từ nào vào tai đại diện nhóm nữa, mà chỉ cho đại diện đó từ đứng ở đầu danh sách. Người đại diện trở về nhóm, vẽ tranh minh họa từ ấy. Các thành viên trong nhóm theo dõi bạn đại diện vẽ tranh. Thành viên nào đoán được từ đó là từ gì trước thì chạy lên nói thầm vào tai giáo viên từ đó. Học sinh này được làm đại diện mới cho nhóm. Trò chơi tiếp tục. Giáo viên chỉ cho đại diện mới này từ đứng thứ hai trong danh sách. Mọi bước tiếp theo như trên. Trò chơi kết thúc khi giải quyết xong danh sách 10 từ nói trên. Đội nào đoán ra 10 từ đó sớm nhất thì đội đó thắng cuộc.

Rhythm (Nhịp điệu)

Học sinh đứng thành vòng tròn. Tạo ra một bài đọc theo nhịp một-hai: hai đập (đập vào đùi hai cái), hai vỗ (vỗ tay hai cái); búng tay phải (tức là dùng ngón tay cái và ngón tay cạnh ngón tay trỏ của tay phải búng thành tiếng kêu "tách" một cái); búng tay trái một cái. Làm đi làm lại nhiều lần để mọi học sinh đều làm đúng theo nhịp. Búng tay phải, gọi tên mình. Búng tay trái, gọi tên một người khác. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi tất cả học sinh đều làm được. Ví dụ:

Cả lớp: (hai đập, hai vỗ)

Giáo viên: Ms Lee (búng tay phải), Ken (búng tay trái)

Cả lớp: (hai đập, hai vỗ)

Học sinh 1(Ken): Ken (búng tay phải), Mari (búng tay trái)

Cả lớp: (hai đập, hai vỗ)

Học sinh 2 (Mari): Mari (búng tay phải), Jenny (búng tay trái)



Scramble (Trò chơi đổi chỗ)

Loại hình này khích lệ khả năng nhớ từ và tăng cường năng lực nghe hiểu. Trò chơi phát huy tính năng động của học sinh. Học sinh ngồi theo vòng tròn. Nếu lớp đông có thể ngồi theo nhiều vòng. Có hai cách chơi. Một là gán cho mỗi học sinh một từ. Gọi ngẫu nhiên hai từ. Hai học sinh mang từ tương ứng sẽ đứng dậy để đổi chỗ. Hiệu lệnh đổi chỗ là Scramble! Lần đầu tiên bạn hô Scramble!, cất bớt một chiếc ghế ra khỏi vòng. Như vậy bấy giờ có một học sinh phải đứng giữa vòng tròn. Khi hai học sinh kế tiếp đứng dậy đổi chỗ, hai em này phải chạy đua với em đứng giữa vòng để giành ghế ngồi. Cách hai là gán cho nhiều em cùng một từ. Sau đó chỉ gọi một từ thay vì hai từ. Tất cả những học sinh mang từ đó phải đứng dậy đổi chỗ cho nhau.

Có thể biến đổi trò chơi một chút là cho mỗi học sinh một phiếu từ hoặc tranh hình. Cho một học sinh đứng ở giữa vòng tròn. Học sinh này không được phát phiếu. Sau đó học sinh nào phải thay chỗ đứng giữa vòng tròn thì đưa phiếu của mình cho người mình thay thế.

Slap (Đoạt phiếu)

Học sinh phải thật nhanh tay nhanh mắt trong trò chơi này. Chia học sinh thành từng nhóm nhỏ. Giao cho mỗi nhóm một bộ phiếu từ hoặc tranh hình. Đặt ngửa phiếu lên bàn trong tầm với của toàn nhóm. Người hô (the caller: giáo viên hoặc một học sinh) cũng có một bộ phiếu như thế (a duplicate set of cards), nhưng xếp trật tự lộn xộn (random order). Người hô đọc to một từ hoặc nhóm từ ghi ở trên đầu phiếu. Mọi người trong nhóm phải đoạt thật nhanh phiếu. Ai đoạt được phiếu thì đọc to từ ghi trong phiếu và người ấy được một điểm. Tiếp tục chơi như vậy. Cuối cùng học sinh nào đọc được nhiều phiếu nhất thì thắng. Mỗi nhóm sẽ có một người thắng cuộc. Đây là cách chơi một người hô cho tất cả các nhóm. Có thể chơi riêng từng nhóm, và mỗi nhóm có một người hô riêng. Tuy nhiên, nếu chơi theo nhóm thì mỗi nhóm phải có hai bộ phiếu: một bộ cho người hô và một bộ đặt lên bàn cho nhóm.



Games for Drilling Structures (Trò chơi luyện cấu trúc câu)

Beanbag Circle (Vòng tròn túi đậu)

Học sinh đứng thành vòng tròn. Ném một quả bóng hoặc một túi đậu cho Hs1 và hỏi tên. Hs1 trả lời, ném quả bóng cho Hs2, và hỏi tên S2. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi mọi học sinh trong lớp đều có cơ hội tham gia. Đối với những lớp có sĩ số đông, chia lớp ra thành vài nhóm và chơi riêng từng nhóm, nhưng cùng một lúc.



Find your Partner (Tìm bạn luyện)

Hoạt động này tạo cho học sinh cơ hội sử dụng ngôn ngữ trong văn cảnh. Sử dụng hai bộ phiếu từ giống nhau, với số lượng phiếu bằng số lượng học sinh. Mỗi học sinh nhận một phiếu. Người nọ không được đưa cho người kia xem phiếu của mình. Học sinh đi quanh lớp tìm kiếm người có phiếu từ giống mình. Phương thức tìm là đặt câu hỏi có liên quan đến phiếu từ mình đang cầm trong tay. Chẳng hạn một học sinh trong tay đang cầm phiếu có in từ "tape" có thể hỏi người khác "Do you want tape?" Khi người kia trả lời "Yes, I do" có nghĩa là người ấy có phiếu giống như vậy. Cứ đi quanh hỏi như vậy cho đến khi tìm được bạn thì thôi.



Living Sentence or Dialogue (Tái dựng câu hoặc đoạn hội thoại)

Hoạt động này khích lệ học sinh nghĩ ra cấu trúc câu và sắp xếp từ theo đúng trật tự. Chọn một số câu trong bài vừa học hoặc bài trước đó. Chia lớp thành từng nhóm và cung cấp cho mỗi nhóm một câu. Mỗi học sinh trong nhóm được cấp một từ trong câu đó. Học sinh chỉ được đọc to từ của mình lên, không được phép nói thêm gì khác. Cứ như vậy cả nhóm khớp dần các từ lại với nhau thành câu theo đúng trật tự của câu gốc. Nếu trò chơi là dựng hội thoại thì mỗi học sinh được cấp một câu, chứ không phải một từ.



Games for Drilling Vocabulary and Structures (Trò chơi luyện từ vựng và cấu trúc câu)

Back-to-Back Activity (Tựa lưng vào nhau làm bài tập)

Hoạt động này tạo ra một tình huống mà học sinh phải dựa vào nhau mới hoàn thành bài tập được, và như thế tạo ra được nhu cầu giao tiếp. Chia học sinh thành từng đôi. Các đôi ngồi tựa lưng vào nhau, hoặc chắn giữ hai người bằng một tấm màn che. Mục đích của cách bố trí này là không cho hai người nhìn thấy giấy của nhau.

Cho mỗi học sinh một bảng biểu trống (a blank grid), hoặc một bảng biểu đã điền một số thông tin rồi (partially filled-in grids). Học sinh 1 điền tất cả các thông tin vào bảng theo chỉ dẫn của giáo viên. Học sinh 2 cố tìm cách tái tạo lại thông tin của học sinh 1 bằng cách đặt câu hỏi cho học sinh 1; hoặc lắng nghe học sinh 1 miêu tả thông tin của mình, thỉnh thoảng có thể hỏi thêm câu hỏi để khẳng định, khi cần thiết. Sau khi hoàn thành bài tập, hai học sinh so bài với nhau để đánh giá mức độ chính xác. Đổi vai, luyện tiếp.

Có một cách chơi nữa là vẽ hình. Cung cấp cho mỗi học sinh một tờ giấy trắng (hoặc giấy có vẽ một phần của một vật thể nào đó). Học sinh 1 vẽ theo sự chỉ dẫn của giáo viên. Học sinh 1 hướng dẫn lại học sinh 2 vẽ theo đúng hình như của mình. Sau khi hoàn thành bài tập, hai học sinh so bài với nhau để đánh giá mức độ chính xác. Đổi vai, luyện tiếp.



Baseball (Bóng chày)

Đây là loại trò chơi mang tính tổng hợp. Chia lớp thành hai đội. Xếp bàn trong lớp lại, lấy chỗ thiết kế ba “bases” và “home plate”. Đặt câu hỏi, dùng những từ và cấu trúc học sinh đang học hoặc đã học trong các bài trước. Cầu thủ của một đội trả lời câu hỏi. Câu trả lời đúng sẽ đưa cầu thủ đến một “base”. Trả lời sai bị loại ra. Đội nào có ba học sinh mắc lỗi, đội đó bị loại, đội khác lên chơi thay chỗ.



Guessing Games (Trò chơi phán đoán)

Chia lớp thành hai đội. Cho một số đồ dùng học tập nhỏ (bút chì, tẩy, bút mực, thước kẻ, sách nhỏ) vào trong một chiếc túi hoặc đặt trên bàn rồi lấy vải che kín. Gọi một học sinh của đội A lên, thò tay vào túi, nắm lấy một đồ vật (tay vẫn ở trong túi), và hỏi: "Is this an (eraser)?" Một học sinh của đội B sờ đồ vật đó, không được nhìn, và trả lời hoặc là Yes, it is; hoặc No, it isn't. It's a (pen). Câu hỏi và câu trả lời đúng mỗi câu được một điểm. Cứ tiến hành trò chơi như vậy cho đến khi mọi học sinh đều được tham gia.



I See Something (Tôi có trông thấy một cái gì đó)

Dạy học sinh nói câu “I see something”. Gài Phiếu Giáo viên có hình các con vật và các loại đồ ăn và đồ chơi vào rãnh phấn trên bảng, và đặt ở các chỗ khác nhau xung quanh lớp. Chia học sinh thành từng nhóm nhỏ. Một học sinh trong mỗi nhóm bí mật nhặt một Phiếu Giáo viên và nói “I see something.”

Các học sinh khác trong nhóm phải phán đoán xem phiếu đó là phiếu gì, bằng cách đặt câu hỏi, ví dụ: Is it red? Is it big? Can it run?, ect.

Relay Race (Chạy tiếp sức)

Có nhiều cách chơi. Chia lớp thành nhiều đội, mỗi đội ngồi theo một hàng ngang. Cho học sinh ngồi đầu mỗi hàng một từ, nhóm từ, hoặc câu (Hs1). Hs1 nói lại từ đó cho người ngồi cạnh mình (Hs2) nghe. Cứ như thế cho đến khi từ đó đến với học sinh ngồi cuối hàng. Khi nhận được từ đó, học sinh cuối cùng này đứng dậy đọc to từ đó lên, rồi chạy nhanh lên bảng viết từ đó. Đội nào hoàn thành trước sẽ thắng.



Team Games (Thi đua theo đội)

Các bài luyện nhận diện từ và câu hỏi-trả lời có thể tiến hành theo từng đội. Nhiều học sinh rất thích thi đua giữa các đội với nhau, và có nhiều cơ hội hoạt động. Ví dụ: chia lớp thành hai đội hoặc nhiều đội (nếu lớp đông). Gọi mỗi đội một học sinh lên bảng. Đặt câu hỏi. Học sinh nào trả lời đúng trước thì mang lại cho đội mình một điểm. Một cách chơi khác là cho hai học sinh đứng/ngồi đối diện nhau. Một bạn hỏi, bạn kia trả lời. Nếu câu hỏi đúng và câu trả lời cũng đúng thì mỗi học sinh mang lại cho đội mình một điểm.



Tic-Tac-Toe

Hoạt động này thu hút học sinh tham gia bài tập. Chia lớp thành từng đội. Vẽ một bảng chín ô vuông (nine-square grid) lên bảng. Đánh số các ô vuông. Hỏi một học sinh của đội A một câu hỏi. Nếu trả lời đúng, học sinh đó được quyền đánh dấu "X" hoặc "O" vào ô bất kỳ trong bảng bằng cách hô to số ô ấy lên. Cũng có thể giáo viên đặt câu hỏi cho cả hai đội. Đội nào đạt ba hàng ngang có "X" hoặc "O" trước thì đội ấy thắng.



Walk and Talk (Vừa đi vừa nói)

Đặt quanh lớp mỗi chỗ hai phiếu: một Phiếu Giáo viên và một Phiếu Học sinh (không giống nhau). Học sinh đi bộ quanh lớp học theo đôi. Khi nghe tín hiệu "Stop!", mỗi đôi phải dừng lại trước một cặp phiếu, tiến hành hỏi-trả lời, sử dụng phiếu như một yếu tố gợi ý.

Hs1 (chỉ vào phiếu đầu tiên): What's this?

Hs2: It's a (pencil).

Sau đó, đổi vai.

Hs2 (chỉ vào phiếu thứ hai) What's this?

Hs1: It's a (pen).

Games for Drilling Conversations (Trò chơi luyện hội thoại)

Back-to-Back Telephones (Tựa lưng vào nhau gọi điện thoại)

Nếu có thể được, dùng điện thoại đồ chơi hoặc điện thoại cũ (hỏng). Chia lớp thành từng đôi. Mỗi học sinh được phát một điện thoại. Các đôi ngồi tựa lưng vào nhau giả vờ như đang gọi điện thoại cho nhau. Ngồi quay mặt đi như thế này, học sinh phải lắng nghe người kia nói gì, và khi mình nói phải nói rõ ràng. Mỗi đoạn hội thoại tập hai lần, tạo điều kiện cho mỗi học sinh được đóng cả hai vai. Giáo viên đi quanh lớp hỗ trợ học sinh khi cần.



Conversation Lines (Hội thoại theo hàng)

Học sinh đứng thành hai hàng đối diện với nhau theo từng đôi. Từng đôi hỏi và trả lời:

Hs1: What's your name?

Hs2: My name is (Kate). What's your name?

Hs1: My name is (John).

Sau đó cho học sinh bước một bước sang trái hoặc sang phải. Như vậy sẽ thừa ra một học sinh ở cuối hàng. Nhưng nhờ vậy mỗi học sinh lại có một bạn đối thoại mới. Luyện lại bài hội thoại vừa luyện theo đôi mới. Giáo viên đi quanh lớp để hỗ trợ khi cần thiết.



Dialogue Musical Chairs (Nghe nhạc chiếm ghế ngồi hội thoại)

Xếp ghế tựa lưng vào nhau theo hàng ngang xung quanh lớp học. Số ghế ít hơn số học sinh một ghế. Mở băng ghi âm một bài hát hoặc một bản nhạc. Vừa nghe nhạc học sinh vừa đi quanh lớp vừa chào hỏi và hội thoại với nhau. Khi nhạc ngừng lại, mỗi học sinh phải nhanh chóng chiếm một ghế, ngồi xuống. Như vậy, sẽ có một học sinh chậm chân không có ghế ngồi. Học sinh này bị loại ra. Tiếp tục chơi cho đến khi chỉ còn một học sinh cuối cùng. Có thể thay đổi cách chơi bằng cách mỗi lần rút đi hai ghế. Hai học sinh chậm chân không có ghế ngồi phải đứng trước lớp hội thoại với nhau, hoặc đặt câu hỏi và trả lời.



Step Away Lines (Lùi khỏi hàng để hội thoại)

Hoạt động này khích lệ học sinh nói to. Học sinh đứng thành hai hàng đối diện nhau theo từng đôi. Mỗi đôi luyện một đoạn hội thoại. Đôi nào thực hiện xong bài hội thoại đó thì mỗi bên lùi lại một bước và luyện lần thứ hai. Luyện xong lại lùi thêm một bước nữa và luyện lại lần thứ ba. Theo cách này, hai người trong một đôi sẽ càng ngày càng đứng cách xa nhau và càng phải nói to lên để có thể nghe thấy nhau.



Who Said It? (Ai nói đấy?)

Viết một đoạn hội thoại mẫu lên bảng. Bịt mắt một học sinh (S1). Một học sinh khác (S2) giới thiệu S1 với một người thứ ba (S3). S1 phải đoán xem S3 là ai.

S1: Hi, (Ken). This is my friend.

S2: Hi, (Ken).

S1: Hi. How are you, (Anna)?

S4: No, I’m not (Anna)!

Nếu S1 không đoán được S3 là ai thì S3 nói thêm một vài câu nào đó, ví dụ: How are you? Let’s play! Có thể chơi khó hơn một chút: S1 phải đoán tên của cả S2 lẫn S3. Nếu lớp có sĩ số cao, chia lớp thành từng nhóm để chơi.

Games for Drilling Commands (Trò chơi luyện sử dụng mệnh lệnh)

Command Chain (Một chuỗi lệnh)

Học sinh đứng thành vòng tròn từ 8-10 người. Bắt đầu ra lệnh và làm theo lệnh. GV: Touch the ruler. Một học sinh đứng trong vòng nhắc lại mệnh lệnh, làm theo lệnh rồi ra thêm một lệnh nữa: Hs1: Touch the ruler. Point to the chair. Cứ tiếp tục như vậy. Giáo viên ra lệnh. Một học sinh nhắc lại mệnh lệnh, làm theo lệnh đó và ra một lệnh mới.



Command Lines (Xếp hàng ra lệnh)

Xếp học sinh thành hai hàng đối diện với nhau. Viết một lệnh lên bảng làm mẫu. S1 ra một lệnh cho bạn đứng trước mặt mình thực hiện. Đổi vai. Học sinh lần lượt luyện ra một số lệnh và làm theo lệnh.



Do As I Say (Làm như tôi nói)

Giáo viên vừa ra lệnh vừa làm mẫu. Thỉnh thoảng lại giả ra lệnh một đằng, làm một nẻo. Đổi giọng khi ra lệnh để thu hút sự chú ý của học sinh.




UNIT 1

LET’S TALK


Mẫu câu: Hello, I am (Andy). Hi! My name is (Kate). What’s your name? My name is (John).

Từ vựng: Hello, Hi, teacher’s and student’s names.

Vật liệu: con rối, biển tên (đeo ngực) hoặc phiếu tên, quả bóng hoặc túi đậu, tranh tường, máy và băng/CD



WARM UP (Khởi động)

  1. Chào học sinh bằng tiếng Anh.

  2. Điểm danh để nhớ tên học sinh.

PRESENTATION (Giới thiệu)

  1. Introduce the greetings (Giới thiệu các câu chào hỏi)

  1. Tự giới thiệu mình với lớp bằng tiếng Anh. Vẫy tay hoặc bắt tay con rối hoặc học sinh khi nói Hello. Chỉ vào ngực mình khi nói tên mình. T: Hello! I am (Ms. Lee).


Cutural Tip:

Khi xưng hô với phụ nữ bằng tiếng Anh, ngày nay người ta thường dùng Ms thay cho Miss hoặc Mrs. Tuy nhiên cả ba dạng này đều được chấp nhận.





  1. Cho học sinh đeo phiếu tên hoặc đặt phiếu tên trên bàn trước mặt. Đối với lớp sĩ số lớn, chào một số học sinh. Thay đổi cách chào Hello và Hi, giúp cho học sinh nhận thức được hai cách chào này có thể thay thế được cho nhau.

T: Hello (Mari). Hi (Ken).

  1. Gọi tên một học sinh. Học sinh đó đứng dậy. Cả lớp quay sang học sinh đó, vẫy tay và nói Hi, (Mari) hoặc Hello, (Ken). Đối với lớp có sĩ số lớn, gọi một số học sinh luyện như trên. Nếu lớp chỉ có dưới 15 học sinh thì cho tất cả học sinh tham gia luyện, từng em một.

  1. Present the first part of the dialogue (Giới thiệu phần đầu của đoạn hội thoại)




  1. Dùng con rối để làm mẫu phần đầu đoạn hội thoại. Cho con rối vẫy tay và chỉ vào ngực mình khi làm mẫu. Nên dùng giọng nói khác nhau cho các con rối (vai A và B).

Rối A: Hello. I am (Andy).

Rối B: Hi! My name is (Kate).



  1. Nhắc lại câu hội thoại của rối A. Đưa rối B lên, gợi ý để học sinh nói vai B. Nhắc đi nhắc lại đoạn hội thoại vài lần. Sau đó gợi ý vai A để học sinh nói thêm ba lần nữa.

  1. Practice (Luyện tập)

  1. Chia lớp thành hai nhóm. Cho mỗi nhóm một con rối và xác định con rối đó nói câu nào trong đoạn hội thoại. Các nhóm cho các con rối hội thoại với nhau. Thay đổi vai giữa các nhóm.

Nhóm A (Rối A): Hello, I am (Andy).

Nhóm B (Rối B): Hi, my name is (Kate).



  1. Làm mẫu các cách chào hỏi khác nhau, chủ yếu cho học sinh thấy Hello/Hi có thể thay thế cho nhau được. Cho các nhóm luyện.

Nhóm B (Rối B): Hello, my name is (Andy).

Nhóm A (Rối A): Hi! I am (Kate).



  1. Chain Drill (xem trang 13). Học sinh chào nhau, dùng tên thật của mình. Tốc độ luyện nhanh. Hạn chế thời gian cho hoạt động này là 1-2 phút. Đối với lớp có sĩ số cao, chia học sinh thành từng nhóm 8-10 em để luyện cùng một lúc.

T nói với S1: Hello, I am (Ms Lee).

S1 nói với S2: Hi! My name is (Mari).

S2 nói với S3: Hello, I am (Ken).


  1. Present the second part of the dialogue. (Giới thiệu đoạn thứ hai của hội thoại).

  1. Dùng rối để làm mẫu phần thứ hai của đoạn hội thoại.

Rối A: What's your name?

Rối B (chỉ vào ngực mình: My name is (John).



  1. Giáo viên nhắc lại vai Rối A. Gợi ý cho học sinh nói vai của Rối B. Luyện nhắc lại đoạn này vài lần. Sau đó gợi ý cho học sinh đóng vai B. Luyện tiếp tục ba lần nữa.



Ss (Rối A): What's your name?

T (Rối B): My name is (John).





tải về 0.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương