Danh mục bảng biểU


CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG



tải về 1.7 Mb.
trang10/13
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích1.7 Mb.
#15401
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG.

5.1. Hiện trạng môi trường sinh thái vùng dự án.

5.5.1. Môi trường tài nguyên vật lý.


  1. Đất đai.

Vùng dự án có địa hình thấp trũng nằm xen kẽ các núi đá vôi, thường xuyên ngập úng. Cao trình thấp nhất là +1,12 m, cao nhất là +5,74 m.

Do bị ngập nước nhiều tháng trong năm nên đất ở đây sình lầy, grây hoá và tính chất đất hơi chua. Dưới lớp bùn hiện tại là các lớp đất sét, thịt pha sét chống thấm tốt phù hợp với lớp địa chất đáy ao. Hiện nay vùng dự án người dân chỉ cấy được một vụ lúa trong năm và nuôi thủy sản theo hình thức quảng canh.



  1. Khoáng sản.

Theo tài liệu khảo sát trong khu vực không có tài nguyên khoáng sản.

  1. Nguồn nước.

Vùng dự án nằm gần sông Thanh Hà và sông Mỹ Hà, lấy nước từ các hệ thống sông để cấp cho khu vực dự án, các số liệu điều tra nguồn nước đạt yêu cầu đối với kỹ thuật nước nuôi cá.

Chỉ số cơ bản môi trường nước cấp cho vùng dự án:



Đề mục

Đơn vị tính

Sông Thanh Hà

Sông Mỹ Hà

TCVN 5943 – 95

PH




7,05

6,81

6,5 – 8,5

BOD5 (200C)

mg/l

1,35

2,03

< 15

DO (Oxy hoà tan)

mg/l

4,28

3,92

> 3

Độ muối

%o

12,31

17,84

< 30

SS (chất rắn lơ lửng)

mg/l

75

121,3

<500

NH4+

mg/l

0,15

0,21

<0,51

H2S

mg/l

0,007

0,009

<0,03

Colilom

mg/l

151

165

<1.000

5.1.2. Tài nguyên sinh học.


  1. Thực vật.

Vùng dự án nằm xen kẽ các núi đá nên thực vật không phát triển mạnh mẽ, chủ yếu là cây lâu năm do nhân dân trong vùng trồng ở dưới chân núi như: tre, bạch đàn, vải, nhãn, bưởi… và các cây trồng ngắn ngày như: lúa, ngô, khoai, sắn, rau đậu các loại…

  1. Động vật.

Động vật hoang dã hiện nay còn rất ít, chủ yếu là một số loại chim, các loài bò sát.

Tuy nhiên thủy sản trong khu vực cũng rất phong phú, nằm trong các ao hồ tự nhiên và trong các ao nuôi của nhân dân trong vùng dự án.



5.2. Đánh giá tác động môi trường vùng dự án và biện pháp giảm thiểu.

5.2.1. Tác động tích cực.


  1. Tác động tích cực đến kinh tế xã hội.

Dự án thủy sản nếu được xây dựng sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế trong khu vực, tăng thu nhập và nâng cao đời sống vật chất của nhân dân trong vùng dự án, từ đó tác động tốt tới sức khỏe của người dân.

Tạo điều kiện khai thác triệt để tiềm năng về đất đai và điều kiện tự nhiên trong vùng. Đồng thời tạo điều kiện cho người dân thích ứng với kỹ thuật nuôi trồng thủy sản theo hình thức thâm canh năng suất cao.

Dự án thủy sản sẽ tạo ra nhiều việc làm cho cho người dân lao động:


  • Trong thời gian thực hiện dự án yêu cầu một lực lượng lao động lớn làm việc từ 2 đến 3 năm.

  • Sau khi dự án hoàn thành: Bình quân lao động trên 1 ha ao nuôi cần 2 nhân công. Tổng diện tích mặt nước ao nuôi là 259,6708 ha, chia thành 345 ao. Vậy tổng lao động trực tiếp nuôi cá trong dự án là 690 người, lao động cho các dịch vụ khác trong dự án (khoảng 10%) là 70 người làm các công việc như: dịch vụ kỹ thuật, cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm.

  1. Tác động tích cực đến môi trường sinh thái.

Dự án tạo diện tích mặt thoáng lớn, cải tạo vi khí hậu cho khu vực.

5.2.2. Tác động tiêu cực.

  1. Môi trường không khí.

Trong quá trình chuẩn bị xây dựng và thi công, việc đào đắp đất đá để xây dựng các hạng mục công trình, việc vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị với khối lượng lớn, các hoạt động thi công sẽ gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn.

  • Việc vận chuyển nguyên vật liệu và máy móc, công tác đào đắp đất sẽ gây ra một lượng bụi đáng kể, đặc biệt là vào mùa khô.

  • Trong quá trình thi công, việc sử dụng máy móc và phương tiện vận chuyển sẽ gây ra tiếng ồn và lượng khí thải vào không khí.

  1. Môi trường nước.

Trong giai đoạn đầu xây dựng các hạng mục chuẩn bị cho dự án như: Khu công trình, khu phụ trợ, khu lán trại, bãi thải, khai thác vật liệu…nếu đất chưa được đầm nén khi mưa xuống sẽ kéo theo một lượng lớn bùn đất bề mặt ra các sông suối làm tăng độ đục gây ô nhiễm nguồn nước mặt.

Khi các phương tiện cơ giới phục thi công, vận chuyển vật liệu và các thiết bị có trọng lượng, kích thước lớn hoạt động: Dầu rò rỉ và dầu cặn được thải ra từ các phương tiện cơ giới, máy móc sẽ làm tăng nguy cơ ô nhiễm nước mặt, nhất là mùa mưa. Nước mưa chảy tràn qua các bãi để xe, xưởng sửa chữa xe máy, kho xăng dầu… có thể gây ô nhiễm dầu cho các nguồn nước mặt, nước ngầm.

Xây dựng các hạng mục công trình của dự án: Tại các khu vực xây dựng, thi công, đào đắp, đổ bê tông… nước mưa thường cuốn theo đất, đá, chất thải xây dựng vào khu vực sông suối lân cận, làm tăng độ đục, ô nhiễm nguồn nước do chất kiềm từ bê tông, tăng khả năng xói lở, và ảnh hưởng đến hệ sinh thái thuỷ sinh.

Trong giai đoạn thi công: Tập trung đông lực lượng lao động lớn, rác thải và nước thải sinh hoạt của một lượng đông (cán bộ, công nhân xây dựng) lao động trên công trường nếu không được thu gom và thải đúng quy định không những làm mất đi mỹ quan của khu vực còn là nguy cơ ô nhiễm môi trường nước (nước rò rỉ từ các bãi rác mang mầm bệnh cao và khó xử lý).

Trong quá trình nuôi trồng thủy sản một lượng lớn thức ăn được cung cấp cho cá, đây là một nguồn gây ô nhiễm môi trường nước trong ao nuôi. Mặt khác trong quá trình nuôi có thay nước và xả nước, nếu không được xử lý thích hợp thì đây sẽ là nguồn gây ô nhiễm nước chủ yếu cho khu vực dự án.


  1. Môi trường đất.

Trong thời gian xây dựng các hạng mục công trình và hoạt động vận hành của dự án: Dầu rò rỉ và dầu cặn từ máy móc nếu không được thu gom và thải đúng quy định sẽ gây ô nhiễm đến chất lượng môi trường đất.

Tập trung đông lực lượng lao động phục vụ thi công: Rác thải sinh hoạt của một lượng đông (cán bộ, công nhân xây dựng) lao động trên công trường nếu không được thu gom và thải đúng quy định không những làm mất đi mỹ quan của khu vực còn là nguy cơ ô nhiễm môi trường đất.

Sau khi dự án hoàn thành môi trường đất bị thay đổi hoàn toàn do quá trình đào đắp, nếu dự án không đạt được chỉ tiêu và hiệu quả đã đề ra thì rất khó khôi phục lại môi trường đất. Mặt khác trong thời gian nuôi thủy sản quá trình ngập nước lâu dài dễ gây biến đổi tính chất lý hóa đất.


  1. Môi trường kinh tế xã hội.

Hoạt động khai thác và vận chuyển vật liệu phục vụ xây dựng công trình: là nguy cơ của tai nạn lao động, tai nạn giao thông cho công nhân trên công trường cũng như dân cư địa phương.

Trong giai đoạn thi công tập trung lượng lao động lớn, có thể là lao động từ nơi khác đến nếu không quản lý tốt sẽ ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, tai nạn giao thông và các tệ nạn xã hội khác.

Sau khi dự án đi vào hoạt động vấn đề tai nạn giao thông có thể ít đi nhưng các tệ nạn xã hội có thể vẫn còn tồn tại.

5.2.3 Các biện pháp giảm thiểu.


  1. Trong quá trình thi công dự án.

Các phương tiện vận chuyển vật liệu cần phải có vải bạt che phủ, sử dụng các biện pháp như: tưới nước rửa đường, lựa chọn thời điểm thi công để giảm thiểu bụi ảnh hưởng đến môi trường không khí.

Lựa chọn loại máy móc ít khí thải, bố trí hiện trường thi công xa khu dân cư từ 200 mét trở lên để giảm thiểu tiếng ồn và bụi bẩn.

Điều chỉnh mật độ xe cộ vận chuyển và thời điểm vận chuyển để giảm thiểu tai nạn giao thông.

Quản lý tốt sinh hoạt của công nhân xây dựng, tránh gây ồn ào, làm mất trật tự trong thời gian nghỉ ngơi của cộng đồng địa phương.

Không được thải các chất thải rắn (chất thải xây dựng như đất, cát, đá…) và dầu cặn thải vào các nguồn nước. Các chất thải rắn này phải được thu gom theo đúng quy cách. Chất thải như: đất, đá, cát, sỏi có thể dùng để đổ vào các vùng đất thấp hoặc để tôn nền khu vực bãi tập kết nguyên liệu. Tuyệt đối không được xả rác thải, nước thải sinh hoạt và nước thải vệ sinh công nghiệp từ khu vực công trường bao gồm nước thải sau khi rửa thiết bị, nhà xưởng... vào các nguồn nước mặt trong khu vực, mà phải thu gom và xử lý đúng quy định.

Hạn chế tối đa nước mưa chảy tràn qua khu vực có máy móc, dầu mỡ cũng như những nơi có công tác đào đắp dang dở.

Bố trí các kho chứa nguyên vật liệu tại vị trí an toàn, tránh hiện tượng tràn, đổ dầu. Phải có biện pháp ứng cứu kịp thời khi xảy ra rủi ro trong quá trình thi công để hạn chế tối đa khả năng ô nhiễm nguồn nước mặt.

Không để tạo ra các vũng nước đọng ô nhiễm trong khu vực công trường, nhằm hạn chế phát triển ruồi, muỗi, chuột... để bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân và công nhân.



  1. Sau khi dự án được hoàn thành.

Cần phải bố trí hệ thống khu xử lý nước thải trong quá trình nuôi và thay nước, lựa chọn các phương pháp xử lý như: phương pháp hồ sinh học, phương pháp hóa học hoặc kết hợp hai phương pháp trên, tùy vào điều kiện cụ thể từng khu vực. Trong dự án này sử dụng phương pháp kết hợp giữa hồ sinh học và hóa học. Cụ thể như sau:

  • Phương pháp hồ sinh học: Nước trong ao nuôi được xả từ các cống tiêu nước riêng cho từng ao. Nước thải được dẫn vào mương tiêu, sau đó tập trung vào khu xử lý, sau xử lý nước được thoát ra kênh tiêu. Chu kỳ tháo nước thải trong ao xử lý là 15 ngày, cụ thể như sau: Chỉ tháo nước trong 10 ngày đầu, 5 ngày sau ngừng lại, không được tháo tiếp để cho các quá trình lý – sinh – hoá học thực hiện tốt việc khử các chất cặn, bẩn cũng như VSV trong khu xử lý. Quá trình xử lý nước trong hồ sẽ tạo nên lớp bùn trên bề mặt đáy ao xử lý, do đó sau thời gian khoảng 3 – 4 năm cần làm sạch lớp bùn này. Để bổ sung khả năng tạo ôxy trong nước cũng như khử chất rắn lơ lửng, hệ thống xử lý có thể trồng thêm rong.

  • Phương pháp hồ sinh học kết hợp hóa học: Phương pháp này sẽ được áp dụng trong trường hợp thu hoạch cuối vụ. Do sức chứa của hệ thống xử lý nước thải không thể chứa hết được lượng nước thải ra trong một lần, vậy cần phải có kế hoạch cụ thể cho từng đợt thu hoạch. Việc thu hoạch cần chia thành nhiều đợt, mỗi đợt nước thải cần xử lý bằng dung tích cho phép của hồ. Cùng với việc xử lý hỗ trợ bằng hoá phẩm kết tụ thông dụng như: Al2(SO4)3. Fe2(SO4)3 nồng độ 1 – 5 g/m3 nước thải.

Mỗi ao đều có cống thoát nước riêng để tháo nước vào mương thoát nước, nước tiêu được chảy vào ao xử lý nước thải, sau khi nước được xử lý rồi mới tháo qua cống tiêu ra môi trường.

Sơ đồ mạng lưới cấp thoát nước và xử lý nước






Kênh cấp nước











Ao xử lý nước thải




Ghi chú: Ao nuôi

Kênh thoát nước

Kênh cấp nước.




Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id50526 114188
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa Dầu Khí Lời mở đầu
UploadDocument server07 id50526 114188 -> MỤc lục mở ĐẦU 10 Xuất xứ của dự án 10
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Thiết kế MÔn học nhà MÁY ĐIỆn lời nóI ĐẦU
UploadDocument server07 id50526 114188 -> ĐỀ TÀi ngân hàng trung ưƠng trưỜng trung cấp kt-cn đÔng nam
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Seminar staphylococcus aureus và những đIỀu cần biếT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Bài thảo luận Đánh giá chất lượng sản phẩm dầu thực vật Môn Phân Tích Thực Phẩm Nhóm 2 : Hoàng – Hùng Hiếu Hồng
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Luận văn tốt nghiệp gvhd: pgs. Ts nguyền Ngọc Huyền MỤc lục danh mục các chữ viết tắT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Aïi Hoïc Quoác Gia Tp
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Mục lục Tổng quan về thịt
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Gvhd: Nguyễn Minh Hùng Đề tài: Tìm Hiểu & Nghiên Cứu cpu

tải về 1.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương