CẤp cứu ngừng tuần hoàn hô HẤP



tải về 1.35 Mb.
trang28/29
Chuyển đổi dữ liệu01.05.2018
Kích1.35 Mb.
#37682
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   29

TÀI LIỆU THAM KHẢO




  1. Phác đồ điều trị Bệnh viện Chợ Rẫy 2013.

  2. Phác đồ điều trị Bộ Y Tế 2015.

ONG ĐỐT




    1. ĐẠI CƯƠNG


Ong vò vẽ của Việt Nam được định danh là Vespa affinis, có mặt ở nhiều tỉnh thành phía nam của nước ta. Độc tố của ong được tiêm trực tiếp bằng kim ở đuôi ong vào cơ thể. Ong tiêm mỗi lần khoảng 50g độc tố, và để lại kim trong da của nạn nhân, nhưng ong vò vẽ và ong bắp cày có thể rút kim ra và đốt nhiều lần liên tiếp.

II. LÂM SÀNG


Biểu hiện lâm sàng của ong đốt trước hết tuỳ thuộc vào loại ong và số lượng độc tố đưa vào qua nốt đốt. Kế đến phải kể đến cơ địa của nạn nhân có là cơ địa dị ứng hoặc không, với cơ địa dị ứng nhiều khi chỉ vài nốt đốt, nhưng nạn nhân có thể bị nguy hiểm đến tính mạng vì phản ứng phản vệ xảy ra.

Chẩn đoán: dựa vào bệnh sử kết hợp với các triệu chứng lâm sàng tại chỗ hay

toàn thân:



  • Các phản ứng tại chỗ: sưng, phù nề tại vết đốt.

  • Các triệu chứng toàn thân: Có thể nhẹ như nổi mề đai, đỏ bừng mặt hay nặng như biểu hiện của phản vệ với đau bụng, ói mữa, khò khè, thở rít, tắc nghẽn đường thở, khó thở thanh quản, choáng váng, tím tái và tụt huyết áp. Tử vong thường xảy ra do truỵ tim mạch và suy hô hấp. Cần chú ý đối với nhóm côn trùng cánh màng Hymenoptera như ong đốt choáng phản vệ có thể xảy ra muộn từ 38-72 giờ sau khi nạn nhân bị đốt.

  • Các triệu chứng khác do độc tố của ong gây ra:

+ Ly giải cơ vân: xuất hiện rất sớm có thể chỉ vài giờ sau khi bị đốt, được phát hiện qua sự hiện diện của myoglobin trong nước tiểu, sự gia tăng các men CPK, LDH và và CK-MB trong huyết thanh (trên bệnh nhân có điện tâm đồ bình thường)

+ Tán huyết: có sự hiện diện hemoglobine trong nước tiểu và Hct giảm nhanh (mà không có bằng chứng xuất huyết ở nơi khác).

+ Suy thận cấp : bệnh nhân bị thiểu niệu hay vô niệu, BUN và creatinin huyết thanh tăng thường gặp trên bệnh nhân có trên 50 nốt đốt.

+ Suy gan: men gan AST, ALT tăng do hoại tử tế bào gan.



+ Rối loạn đông máu.

III. ĐIỀU TRỊ


  1. Kháng histamine như diphenylhydramine 50mg hoặc chlorpheniramin 10mg tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch đối với các triệu chứng tại chỗ như mề đay và sưng phù các vết đốt. Kháng histamine nên tiếp tục cho trong 24-48 giờ kế tiếp để kháng lại hậu quả của histamine được phóng thích trong quá trình phản ứng.



  1. Theo dõi sát các dấu hiệu sinh tồn, trường hợp có triệu chứng của phản ứng phản vệ:

    • Tiêm ngay dưới da Epinephrine 1:1000 (0,5-1ml) (ở trẻ con dùng liều 0,01mg/kg) và có thể lặp lại sau 30 phút nếu cần.

    • Thở Oxy, truyền dịch, bảo đảm đường thở.

    • Nếu choáng tiếp tục: Epinephrine TTM (chỉ dùng loại pha loãng 1:10000) với tốc độ 1ml/phút cho đến huyết áp bệnh nhân ổn định.

    • Hydrocortisone 100mg TM (hoặc Methylprednisolone 60mg TM) có thể giúp làm giảm phù nhanh chóng.

    • Salbutamol có thể chỉ định trong trường hợp có co thắt phế quản.

  1. Điều trị ly giải cơ vân: Cho dung dịch muối đẳng trương duy trì lượng nước tiểu >200ml/giờ và kiềm hoá nước tiểu ( giữ pH nước tiểu >6,5) bằng sodium bicarbonate natri hay furosemide để phòng ngừa biến chứng suy thận cấp.

  2. Điều trị rối loạn đông máu bằng truyền plasma tươi.
  3. Điều trị suy thận cấp


Điều chỉnh các nguyên nhân gây suy thận cấp như choáng kéo dài, ly giải cơ vân, tán huyết. nếu điều trị nội khoa thất bại nên chỉ định chạy thận nhân tạo kịp thời tuỳ theo diễn tiến lâm sàng.

  1. Điều trị suy gan: Không có biện pháp điều trị đặc hiệu, có thể điều trị triệu chứng nâng đỡ.

Tóm lại các trường hợp ong đốt nếu được đưa đến bệnh viện sớm, phát hiện và xử trí kịp thời đúng cách đặc biệt là phản ứng phản vệ, các biến chứng sớm hoặc muộn đe doạ tính mạng bệnh nhân. Bệnh nhân có thể được cứu sống mà không để lại di chứng nghiêm trọng nào.

TÀI LIỆU THAM KHẢO





  1. Phác đồ điều trị Bệnh viện Chợ Rẫy 2013.

  2. Phác đồ điều trị Bệnh viện Nhân dân 115 TP. Hồ Chí Minh.


RẮN ĐỘC CẮN



    1. ĐẠI CƯƠNG


Rắn độc cắn thường xảy ra ở các nước vùng nhiệt đới như Việt Nam. Ở nước ta, có trên 140 loài rắn được ghi nhận, trong đó có khoảng 31 loài rắn độc gây nguy hiểm cho con người bao gồm 18 loài rắn trên cạn và 13 loài rắn biển.

    1. CHẨN ĐOÁN


      1. Tiêu chuẩn chẩn đoán

        1. Hỏi bệnh sử bệnh nhân bị rắn cắn và dựa trên con rắn đã cắn được mang đến bệnh viện.
        2. Các hội chứng lâm sàng


  1. Nhiễm độc thần kinh: họ rắn hổ, rắn biển (Elapidae, Hydrophiidae).

    1. Hổ đất, hổ chúa, hổ mang bành, hổ mèo: Vết cắn sưng nề, hoại

tử.


    1. Cạp nia, cạp nong, rắn biển: vết cắn không sưng, không đau.

  1. Rối loạn đông máu: họ rắn lục (Viperidae , phân họ Crotalidae), họ rắn

nước ( Colubridae).
        1. Xét nghiệm


  1. Đông máu toàn bộ: xác định tình trạng đông máu để xác định rắn thuộc họ rắn hổ, rắn biển, hay họ rắn lục hoặc họ rắn nước:PT, aPTT, tiểu cầu, fibrinogen/máu, định lượng D-dimer.

  2. Thử nghiệm đông máu 20 phút: Lấy ống thuỷ tinh sạch cho vào 3ml máu để yên trong 20 phút. Nếu máu không đông chứng tỏ có tình trạng rối loạn đông máu.
  1. Chẩn đoán xác định


Xét nghiệm ELISA xác định loài rắn và đo nồng độ nọc rắn trong máu: dựa trên bộ xét nghiệm định loài rắn cho 4 loại rắn thường gặp ở miền Nam (hổ đất, hổ chúa, lục và chàm quạp). Kết quả có được trong vòng 45 phút.
  1. Chẩn đoán phân biệt


Phân biệt được các loài rắn độc khác nhau để chọn đúng huyết thanh kháng nọc đơn đặc hiệu.

III ĐIỀU TRỊ


  1. Nguyên tắc điều trị

1.1 Sơ cứu

    1. Trấn an bệnh nhân. Đặt bệnh nhân trên mặt bằng phẳng và hạn chế di chuyển. Có thể đặt chi bị cắn thấp hơn ở vị trí tim.

    2. Rửa sạch vết cắn và băng ép bằng băng thun từ vị trí bị cắn đến gốc chi( có thể băng ép toàn bộ chi).

    3. Nẹp chi bị cắn tránh bị uốn cong và di chuyển/.



    1. Không tháo nẹp và băng cho đến khi bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện có huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu để điều trị.

    2. Không được cắt hoặc rạch vết cắn.

    3. Không được đắp đá hay chườm lạnh; không đắp bất kỳ thuốc hay hoá chất khác lên vết thương.

    4. Nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất đảm bảo hô hấp và sinh tồn trên đường di chuyển ( hồi sức được hô hấp, tim mạch).

    5. Nếu tình trạng nặng không đảm bảo tính mạng bệnh nhân khi di chuyển có thể nhờ sự giúp đỡ từ tuyến trên bằng các chuyên gia có kinh nghiệm: Điện thoại, hội chẩn telemedicine…
    1. Tại bệnh viện


      1. Nhận bệnh nhân vào cấp cứu và thông báo cho chuyên gia về rắn.

      2. Lập đường truyền tĩnh mạch bằng kim luồng để truyền dịch.

      3. Lấy máu và nước tiểu làm xét nghiệm: công thức máu, đông máu toàn bộ: (PT, aPTT, tiểu cầu, fibrinogen, D-dimer, co cục máu), BUN, Creatinin, AST, ALT, ion đồ, LDH, CPK, tổng phân tích nước tiểu (Đạm niệu, hemoglobine, myoglobine), ECG, khí máu động mạch.

      4. Theo dõi bệnh nhân sát: Các dấu hiệu triệu chứng nhiễm độc diễn

tiến:

        1. Nếu không có triệu chứng nhiễm độc: Tiếp tục ghi nhận sự tiến

triển các triệu chứng trong vòng 12 giờ. Nếu không có, có thể bệnh nhân bị vết cắn không đọc (dry bite).

        1. Chậm rãi tháo dần các nẹp và băng ép. Quan sát bệnh nhân xem có sự thay đổi bất thường: Nếu có thay đổi, lập tức điều trị huyết thanh kháng nọc đặc hiệu.

        2. Nếu không có triệu chứng nhiễm độc, tiếp tục theo dõi sát thêm

24 giờ.

        1. Nếu có dấu hiệu nhiễm độc, huyết thanh kháng nọc rắn được chỉ

định ngay lập tức.

        1. Nếu tình trạng bệnh nhân cần hồi sức hô hấp hay tuần hoàn cần được ưu tiên trước sau đó mới sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn càng sớm càng tốt.

        2. Trong trường hợp có rối loạn đông máu, hạn chế tiêm bắp và tiêm chích tĩnh mạch, đặc biệt các mạch máu lớn.
  1. Điều trị đặc hiệu


2.1 Chỉ định

    1. Điều trị huyết thanh kháng nọc rắn được khuyến cáo ở những bệnh nhân có bằng chứng hoặc hướng tới rắn độc cắn khi xuất hiện 1 hoặc nhiều dấu hiệu sau đây:

  1. Nhiễm độc toàn thân: Rối loạn đông cầm máu trên lâm sàng và (hoặc) rối loạn các xét nghiệm về chỉ số đông máu; có triệu chứng của nhiễm độc thần kinh; các rối loạn về tim mạch; tình trạng suy thận cấp, tiểu hemoglobin hay myoglobin.



  1. Dấu hiệu tiên lượng nặng: rắn cắn ở trẻ em được chỉ định huyết thanh sớm hơn người lớn; các triệu chứng nhiễm độc toàn thân diễn tiến nhanh; vị trí vết cắn ở các khu vực nguy hiểm như cổ, tim, hoặc mặt ( gần thần kinh trung ương).

    1. Huyết thanh kháng nọc rắn được chi định càng sớm càng tốt.

    2. Huyết thanh kháng nọc rắn vẫn có hiệu lực sau vài ngày hoặc 1 tuần bị rắn độc cắn. Tuy nhiên huyết thanh sẽ phát huy tối đa hiệu quả nếu được cho sớm trong vài giò đầu sau khi bị cắn và cho đủ liều.


    1. tải về 1.35 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   29




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương