CẤp cứu ngừng tuần hoàn hô HẤP



tải về 1.35 Mb.
trang21/29
Chuyển đổi dữ liệu01.05.2018
Kích1.35 Mb.
#37682
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   29

Rút nội khí quản


  • Thông thường nên rút nội khí quản vào buổi sáng khi nhân lực đầy đủ nhất. Bệnh nhân cần được giải thích về việc rút nội khí quản, biết ho khạc đàm và sẵn sàng nếu cần phải đặt lại nội khí quản.

  • Nâng đầu giường cao 30-45o để vận dụng chức năng cơ hoành.

  • Dụng cụ để đặt lại nội khí quản, bộ làm ẩm không khí, bình oxy phải sẵn sàng.

  • Trước khi rút nội khí quản cần hút sạch đàm nhớt trong nội khí quản, miệng và hút phía trên bóng bóng chèn.

  • Ho và thở sâu cần được hướng dẫn và khuyến khích.


TÀI LIỆU THAM KHẢO




  1. Phác đồ điều trị Bệnh viện Chợ Rẫy 2013.

  2. Alexander-Brett J., Micek S.T., Kollef M.H. (2001), Critical care, The Washington Manual of Medical Therapeutics, 33rd ed, 255-265.

  3. Witt C.A. (2008), Weaning of mechanical ventilation, The Washington Manual of Critical Care, Lippincott Williams and Wilkins, 101-104.



TĂNG KALI MÁU





  1. Định nghĩa : Tăng Kali máu là khi Kali > 5,5mEq/L
  2. Nguyên nhân :


    • Suy thận cấp

    • Suy thận mạn

    • Do thuốc : ức chế men chuyển, kháng viêm non- steroid, đặc biệt ở bệnh nhân suy thận

    • Dùng nhiều Kali ở bệnh nhân suy thận

    • Suy tim, xơ gan tiến triển

    • Nhiễm ceton acid tiểu đường

    • Ly giải cơ vân.
  3. Triệu chứng trên ECG :


    • K+ = 5- 6,5 mEq/L : T nhọn , PQ kéo dài

    • K+ = 6,5 - 8mEq/L : mất sóng P, QRS rộng, ST chênh lên, ngoại

tâm thu

    • K+ >8 mEq/L : QRS rộng, rung thất, ngưng tim.
  1. Điều trị :


* Điều trị tăng Kali máu nặng:

Định nghĩa tăng Kali máu nặng : Khi K+ > 6,5 mEq/L hoặc bất kỳ nồng độ Kali máu nào >5,5 mEq/L có biến đổi ECG.



Mục tiêu

Điều trị

Ổn định màng tế bào

-Gluconate 10% 10ml IV trong 3 phút, nếu cần nạp lại sau 5 phút

-Hiệu quả kéo dài 30 – 60 phút

-Không sử dụng bệnh nhân ngộ độc digoxin


Chuyển Kali vào nội bào

-Insulin regular 10 UI (bolus) + Glucose 30% 100ml (bolus) Ở bệnh nhân đái tháo đường có đường huyết > 250 mg/dl thì không truyền Gucose 30%.

Truyền Glucose 10% 50 ml/giờ để ngừa hạ đường huyết. Thời gian tác dụng kéo dài 4-6 giờ.

-Albuterol khí dung (Salbutamol) 20 µg phun khí dung trong 10 phút

Tác dụng kéo dài 2 giờ

Tránh dùng bệnh nhân nhịp tim nhanh hay bệnh mạch vành.


Thải trừ Kali ra khỏi cơ thể

  • Kayexalate uống 15-30 gram trong 50 ml Sorbitol

  • Furosemide 40-80 mg IV

Tác dụng kéo dài 2-3 giờ

  • NaHCO3 50 mEq IV, xem xét dùng khi có toan chuyển hóa nặng.


  • Điều trị tăng Kali máu nhẹ :


Tăng kali máu nhẹ khi < 6,5 mEq/L và không có biến đổi ECG Điều trị : Furosemide, Kayexalate, điều trị nguyên nhân

TÀI LIỆU THAM KHẢO




  1. Phác đồ điều trị Bệnh viện Chợ Rẫy 2013.

  2. Phác đồ điều trị Bộ Y Tế 2015.


HẠ KALI MÁU





  1. Định nghĩa: Hạ Kali máu là khi Kali < 3,5 mEq/ L
  2. Nguyên nhân thường gặp trong ICU:


    • Dùng lợi tiểu

    • Hút dịch dạ dày

    • Kiềm máu

    • Giảm Magie

    • Tiêu chảy

    • Thuốc chuyển Kali vào tế bào.
  3. Triệu chứng:


K+ < 2,5 mEq/L thì gặp yếu cơ, biến đởi ECG : nhịp chậm hoặc rối loạn nhịp khác, T dẹt, có song U, ST chênh xuống.

Nhưng trong đa số trường hợp hạ Kali không có triệu chứng.


  1. Điều trị:


  • Bù bằng đường uống : ( được ưa thích hơn đường tĩnh mạch ) K+ < 3 mEq/L : KCL 20mEq mỗi 2 giờ * 4 lần

K+ = 3 – 3,5 mEq/L : KCL 20mEq mỗi 2 giờ * 2 lần

  • Bù bằng đường tĩnh mạch : chỉ bù khi không thể bù bằng đường uống, hoặc hạ Kali máu nặng

Chuẩn bị : KCL 10 mEq/L + vừa đủ 50 ml NaCl 0,9% BTĐ 25 ml/giờ.

K+ = 3 – 3,5 mEq/L : KCL 10mEq IV/ 1 giờ * 3lần. K+ < 3 mEq/L : KCL 10mEq IV / 1 giờ * 5lần.



  • Trong những trường hợp đặc biệt (rối loạn nhịp, nhiễm toan tiểu đường) có thể dùng đến 40 mEq/1 giờ.

  • Có thể vừa kết hợp đường uống và đường tĩnh mạch.


TÀI LIỆU THAM KHẢO




  1. Phác đồ điều trị Bệnh viện Chợ Rẫy 2013.

  2. Phác đồ điều trị Bộ Y Tế 2015.


TĂNG NATRI MÁU




    1. Định nghĩa : Natri máu > 145 mEq/L

    2. Triệu chứng : lơ mơ, bứt rứt, co giật
    3. Tiếp cận chẩn đoán nguyên nhân và điều trị




(Bù từ từ là không làm tăng nồng độ Natri máu quá 0.5 mEq/L / giờ)



      1. Bù thể tích thiếu bằng Nacl 0.9% giảm thể tích máu làm giảm cung lượng tim và giảm tưới máu mô, biểu hiện bằng đầu chi lạnh, giảm huyết ap, nước tiểu ít, khi có các dấu hiệu này lập tức bù dịch bằng Nacl 0.9%

      2. Bù nước tự do thiếu một cách từ từ.

Khi giảm thể tích máu đã được sửa chửa bằng Nacl 0.9% thì bước kế tiếp là bù nước tự do bị thiếu bằng các dung dịch nhược trương. Tốc độ giảm Natri không quá 10-12 mEq/L / ngày





tải về 1.35 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   29




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương