CẤp cứu ngừng tuần hoàn hô HẤP



tải về 1.35 Mb.
trang18/29
Chuyển đổi dữ liệu01.05.2018
Kích1.35 Mb.
#37682
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   29

TÀI LIỆU THAM KHẢO


  1. Phác đồ điều trị Bệnh viện Chợ Rẫy 2013.

VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN




    1. ĐẠI CƯƠNG


      • Viêm phổi bệnh viện (VPBV): là viêm phổi xảy ra ≥ 48 giờ sau khi nhập viện và không đặt nội khí quản ở thời điểm nhập viện.

      • Viêm phổi liên quan thở máy (VPTM): là viêm phổi xuất hiện 48-72 giờ sau khi đặt nội khí quản.

      • viêm phổi liên quan đến chăm sóc y tế (VPCSYT): là viêm phổi ở những bệnh nhân không nằm viện nhưng được chăm sóc y tế bao gồm một hay nhiều đặc điểm sau: được điều trị bằng kháng sinh đường tĩnh mạch, hóa trị liệu hoặc chăm sóc vết thương, trong vòng 30 ngày trước đó, sống trong viện dưỡng lão hoặc những viện chăm sóc tập trung, đã nằm viện ≥ 2 ngày trong vòng 90 ngày trước đó, vào một bệnh viện hay trung tâm lọc máu trong vòng 30 ngày trước đó.



    1. CHẨN ĐOÁN


  1. Lâm sàng: Tổn thương nhu phổi mới hay tiến triển trên X quang ngực kèm theo 2 trong các triệu chứng lâm sàng sau: sốt > 38 độ, ho đàm mủ, ran ở phổi, BC máu tăng > 10000/mm3 hay < 3000/mm3.

BN cần được đánh giá tỉ mỉ để xác định độ nặng của viêm phổi VPBV được

chia thành 3 nhóm:



      • Nhóm I: VPBV nhẹ tới vừa khởi phát bất kỳ thời điểm nào và BN không có yếu tố nguy cơ hay VPBV nặng khởi phát sớm.

      • Nhóm II: BN có yếu tố nguy cơ đặc biệt và VPBV nhẹ - vừa xảy ra bất kỳ thời điểm nào.

      • Nhóm III: VPBV nặng có kèm yếu tố nguy cơ và khởi phát sớm hay VPBV nặng khởi phát trễ. Nhóm III được phân thành hai nhóm có hay không có điều trị KS trứơc trong vòng 1 tháng.

+ VPBV nặng là VPBV có 1 trong những tiêu chuẩn sau:


+ HA max < 90 mmHg hay Hamin < 60mmHg.

+ Suy hấp ( thở máy hay cần FiO2 > 35% để duy trì SpO2 >

90mmHg.

+ Cần điều trị vận mạch > 4 giờ.



+ Nước tiểu < 20 ml/giờ hay < 80ml/giờ trong hơn 4 giờ.

+ Suy thân cấp cần lọc thận.

+ Tiến triển nhan trên X quang , viêm phổi nhiều thùy tạo áp xe

  1. Cận lâm sàng:


      • Cần làm KMĐM để xác định nhu cầu điều trị O2, procalcitonin giúp theo dõi điều trị kháng sinh

      • Mọi BN cần chụp X quang ngực và 2 lần lấy máu, xét nghiệm chức năng gan, thận, điện giải.



      • Khí có TDMP cần chọc tháo để chẩn đoán

      • Ở BN đặt NKQ cần láy mẫu dịch KQ để nhuộm Gram và cấy định lượng.

      • Cần tiến hành những kỹ thuật lấy mẫu xâm lấn qua nội soi phế quản để đánh giá tốt hơn VPBV trong những trường hợp sau:

+ BN suy giảm miễn dịch với hàng loạt các tác nhân gây bệnh có thể như BN ghép tim phổi.

+ BN VPBV nặng

+Những BN không cải thiện kháng sinh theo kinh nghiệm

- Cần xem xét những nguyên nhân gây sốt và thâm nhiễm phổi khác ở BN nằm viện lâu bao gồm: xẹp phổi, viêm phổi do tia xạ, hít dịch vị, xuất huyết phổi, ARDS, thuyên tắc phổi…



  1. ĐIỀU TRỊ


    1. Kháng sinh

  • Cần điều trị KS hướng đến VK đa kháng thuốc trong VPBV khởi phát muộn

  • Cần điều trị KS sớm , thích hợp, phổ rộng, đủ liều để tối ưu hóa hiệu quả

kháng sinh.

  • KS điều trị theo kinh nghiệm nên là những KS khác với KS BN mới sử dụng.

  • Sử dụng Colistin cefoperazone/sulbâctm cho BN VPBV, VPTM do

Acinetobacter species kháng carbapenem.

  • Xem xét điều trị xuống thang khi có KQ cấy và đáp ứng lâm sàng của BN.

  • Chọn kháng sinh theo thời gian khởi phát bệnh:

+ VPBV sớm ( ≤ 4 ngày đầu NV): H.influenzae, S.pneumoniae, MSSA): cephalosporin thế hệ 3-4, betalactam/ ức chế betalactamase, carbapenem ( ertapenem) đơn độc hay kết hợp quinolone hô hấp

( levofloxacin,moxifloxacin).

+ VPBV trễ (≥5 ngày nhập viện) thường do VK đa kháng như trực trùng Gram âm sinh ESBL, VK không lên men ( PH.aerugionasa, Acinetobacter), carbapenem (imipenem, meropenem,doripenem) phối hợp quinolones(levofloxacin,ciprofloxacin) và/ hay betalactam/ ức chế betalactamase ( cefoperazone/sulbactam, piperacillin/vancomycin hay teicoplanin, linezolid.


  1. Lưu ý dinh dưỡng năng lượng đầy đủ.

  2. Chăm sóc vệ sinh răng miệng, thân thở xoay trở, vật lý trị liệu bệnh nhân thường xuyên.

  3. Liều kháng sinh sử dụng trong VPBV – VPTM

  • Carbapenem: ertapenem 1g/ngày: imipenem 0.5g × 4 / ngày hay 1 g × 3

/ngày, doripenem 0.5g × 3 /ngày.

  • Betalactam/ức chế betalactamase: ampicilline/sulbactam 375 – 750mg × 4/ngày,piperacillin/tazobactam 4.5 g × 4 /ngày,cefoperazone/sulbactam 2- 4g × 2/ngày/



  • Cephalosporin thế hệ 3: ceftriaxone 2g/ngày,ceftazidim 1g × 4/ngày hay

2g × 2/ngày.

  • Quinolones: ciprofloxacin 400mg × 3/ngày,moxifloxacin 400mg/ngày,levofloxacin 750mg -1000mg/ngày.

  • Glycopeptid: vancomycin 1g × 2/ngày,teicoplanin 400mg × 2/ngày đầu

→ 400mg/ngày tiếp theo,linezolide 600mg/ngày

  • Colistin: 2-3 triệu đv × 3 /ngày TTM, có thể kết hợp phun khí dung.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phác đồ điều trị Bệnh viện Chợ Rẫy 2013.

2. Guidlines for the Management of Adults with Hospital _ acquired ventilator- associated and Healthcare- associated Pneumonia. ATS 2005.


VIÊM PHỔI LIÊN QUAN ĐẾN THỞ MÁY



  1. ĐẠI CƯƠNG


    • Viêm phổi thở máy: viêm phổi xảy ra ≥ 48 giờ sau khi đặt nội khí quản và thở máy.

    • Viêm phổi thở máy khởi phát sớm: viêm phổi xảy ra trong vòng 4 ngày đầu tiên sau khi đặt nội khí quản thở máy, thường do các vi khuẩn còn nhạy cảm kháng sinh, tiên lựơng tốt.

    • Viêm phổi thở máy khởi phát muộn : viêm phổi xảy ra từ ngày thứ 5 sau đặt nội khí quản thở máy trở đi, thường do các tác nhân đa kháng thuốc, và liên quan đến những bệnh nhân có nguy cơ cao về bệnh tật và tử vong.



  1. CHẨN ĐOÁN


    1. Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm phổi bệnh viện theo johanson (1972) và đựơc hội lồng ngực Hoa Kỳ khuyến cáo sử dụng năm 2005.

  • Xuất hiện thâm nhiễm mới hoặc thâm nhiễm cũ tiến triển trên X quang phổi.

  • Cộng ít nhất 2 trong 3 dấu hiệu sau: sốt > 38 , tăng hoặc giảm bạch cầu

,dịch tiết phế quản có mủ.
    1. Tiêu chuẩn CDC Hoa kỳ 1988:


  • Có ít nhất một trong ba dấu hiêu sau: sốt > 38, bạch cầu < 4000 hay 1200/mm3, rối loạn tri giác.

  • Cộng ít nhất hai trong sau dấu hiệu sau: thay đổi tính chất đàm, tăng tiết đàm, ho, khó thở, thở nhanh, ran ở phổi, khí máu động mạch thay đổi xấu đi, giảm oxy máu.

X quang ngực: có ít nhất một trong ba dấu hiệu sau: thân nhiễm phế nang mới hoặc tiến triển, đông đặc phổi, tạo hang ở phổi.

Vi sinh: có ít nhất 1 trong 5 tiêu chuẩn sau: cấy máu (+) , cấy dịch màng phổi (+), cấy đàm định lượng (+) ( dịch hút khí quản mọc >105 khúm vi khuẩn / ul dịch cấy ). ≥ 5% tế bào có vi khuẩn trong nội bào khi nhuộm gram đàm. Có bằng chứng viêm phổi trên học.



  1. TÁC NHÂN GÂY BỆNH


  • Tác nhân gây viêm phổi thở máy sớm : S.pneumoniae, H.influenza,

MSSA.

  • Tác nhân gây viêm phổi thở máy muộn: P.aeruginosa, Klebsiella sp, E.coli, Enterobacter spp, Acinetobacter,MRSA.

Những bệnh nhân có nguy cơ nhiễm vi khuẩn vi khuẩn đa kháng bao gồm:

+Viêm phổi thở máy muộn

+Viêm phổi liên quan đến chăm sóc y tế

+Bệnh nhân đã điều trị tại bệnh viện ≥ 5 ngày

+Dùng kháng sinh trong vòng 90 ngày trước đó.

+Thuốc cộng đồng mà vi khuẩn có tỉ lệ kháng thuốc cao

+Điều trị tại khoa có tỉ lệ kháng thuốc cao

  1. HƯỚNG DẪN VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN


  • Bệnh nhân viêm phổi thở máy cần điều trị kháng sinh hướng đến vi khuẩn đa kháng thuốc.

  • Cần điều trị kháng sinh sớm, thích hợp, phổ rộng, đủ liều để tối ưu hóa hiệu quả kháng sinh.

  • Cấy vi khuẩn trước khi dùng kháng sinh nhưng không được làm trì hoãn điều trị những bệnh nhân nặng.

  • Nên cấy định lượng trong viêm phổi thở máy.

  • Cấy dịch tiết đừơng hô hấp dưới (-) được dùng để ngưng kháng sinh nếu không thay đổi điều trị kháng sinh trong 72 giờ qua.

  • Kháng sinh điều trị theo kinh nghiệm nên là những kháng sinh khác với kháng sinh bệnh nhân mới sử dụng/

  • Sử dụng Colistin cho viêm phổi thở máy do chủng Acinetobacter kháng

carbapenem.

  • Kháng sinh khí dung có thể là điều trị bổ sung trên bệnh nhân viêm phổi thở máy do một số tác nhân đa kháng thuốc.

  • Xem xét điều trị xuống thang khi có kết quả cấy và đáp ứng lâm sàng của bệnh nhân.

Nguyên tắc:

  • Chọn kháng sinh phụ thuộc sự nhạy cảm kháng sinh từng nơi

  • Lưu ý kháng chéo của kháng sinh

  • Điều trị phối hơp hợp lý đối với chủng đa kháng thuốc (P.aeruginosa..)



tải về 1.35 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   29




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương