CẤp cứu ngừng tuần hoàn hô HẤP


THUẬN LỢI VÀ BẤT LỢI CỦA NIV so với thở máy qua nội khí quản



tải về 1.35 Mb.
trang15/29
Chuyển đổi dữ liệu01.05.2018
Kích1.35 Mb.
#37682
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   29

THUẬN LỢI VÀ BẤT LỢI CỦA NIV so với thở máy qua nội khí quản:


  1. Thuận lợi: Tránh nguy cơ đặt NKQ. Thở máy bắt đầu sớm hơn thở máy qua NKQ. Bệnh nhân có thể nói chuyện. Bệnh nhân có thể ăn được. ít cơ may nhiễm trùng. Ngưng và bắt đầu lại dễ dàng. Có thể giảm liều an thần.

  2. Bất lợi: hút đàm khó. Không đánh giá áp lực đường thở. Có nguy cơ hít sặc. gia đình, bệnh nhân, nhân viên y tế nghĩ rằng bệnh nhân không bệnh

nghiêm trọng. mặt nạ không thoải mái. Biến chứng của thông khí qua mặt nạ như trầy vùng sống mũi.



  1. XEM XÉT KHẢ NĂNG ÁP DỤNG NIV


  1. NIV có thể áp dụng tại các khoa phòng thông thạo NIV như săn sóc đặc biệt. nội hô hấp và một số khoa có phòng săn sóc bệnh nặng. nếu không → đặt NKQ hay chuyển bệnh nhân.

  2. Xem xét điều kiện chung NIV. Nếu điều kiện BN không cho phép NIV → đặt

NKQ.

  1. Xem xét chỉ định và chống chỉ định NIV. Nếu BN có chống chỉ định tương đối ( lơ do tăng CO2 ) , bạn xem xét liệu BN có thể dung nạp 30 – 60 phút thử. Nếu bạn cho là có thể → thực hiện NIV và theo dõi sát BN.

  2. Trong mọi trường hợp, kiểm tra KMĐM 30 – 60 phút sau NIV để xem có nên tiếp tục hay đặt NKQ.



  1. SỬ DỤNG MÁY NHƯ THẾ NÀO?


  1. Bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên hô hấp phải biết cách sử dụng máy.

  2. Bộ lọc không khí cần kiểm tra 2-3 tháng.

  3. Nên dùng bộ làm ẩm cho BN suy hô hấp cấp đặc biệt khi sử dụng FiO2 cao

  4. Không để có nước trong ống áp lực

  5. Phải có ít nhất một lỗ thoát (leak) không được bít.

  6. Đội ngũ phải hiểu ý nghĩa của lỗ thoát (leak)

  7. Sử dụng mặt nạ và dây băng đầu đúng.



VI.ĐIỀU KIỆN CHUNG CỦA BỆNH NHÂN THỞ BIPAP


Bệnh nhân cần hiểu về thở máy qua mặt nạ, phải tỉnh táo, có thể ho, không cần áp lực đường thở cao, có phản xạ nôn bình thường, không bị sốc bay tình trạng không ổn định, không có xuất huyết tiêu hóa đang hoạt động hay tắc ruột, có thể khớp với mặt nạ.

  1. CHỈ ĐỊNH THỞ BIPAP


Bệnh nhân đợt cấp COPD có suy hô hấp cấp cần hổ trợ thông khí mà không cần đặt NKQ ngay, ít nhất 2 trong các tiêu chuẩn sau:

    1. Khó thở nặng

    2. Nhịp thở > 30 lần / phút

    3. Co kéo cơ hô hấp phụ

    4. PaO2 < 60 mmHg hay SpO2 < 90 % , với thở oxy qua mặt nạ và /hoặc

    5. PaCO2 > 50mmHg và pH < 7,35.



  1. CHỐNG CHỈ ĐỊNH BIPAP


    1. Khi bệnh nhân ngưng thở, thở nghịch đảo ngực bụng

    2. Bất ổn về tim mạch : huyết áp tâm thu < 90 mmHg , hoặc có loạn nhịp khó kiểm soát, nhồi máu cơ tim.



    1. Bệnh nhân không phải tỉnh táo hoàn toàn, bệnh nhân không hợp tác.

    2. Nhiều đàm đặc khó khạc.

    3. Mới phẩu thuật vùng mặt hay hệ tiêu hóa

    4. Chấn thương đầu – mặt

    5. Bỏng

    6. Có tắc nghẽn đường thở do nguyên nhân cơ học như: dị vật, u…



  1. CHỌN MẶT NẠ ĐÚNG


    1. Là điều sống còn. Vì vây ,chuẩn bị nhiều loại và kích thước mặt nạ trước khi thở, quyết định dùng loại mặt nạ nào ( mặt mũi, mặt mũi).

    2. Đặt mặt nạ trên mặt BN bằng bàn tay của bạn và kiểm tra kích thước phù hợp chưa.

    3. Chỉ dẫn cho BN thở qua mặt nạ . nếu chọn mặt nạ mũi bạn bảo BN đừng thở qua miệng

    4. Không để bệnh nhân một mình nên ở bên BN ít nhất 10 – 20 phút

xem không khí có dò không và chính vị trí mặt nạ.

    1. Không cần triệt tiêu dò vì nếu cố định dây mặt nạ quá chặt sẽ làm BN kém dung nạp



  1. BẮT ĐẦU BIPAP


    1. TKALDKXL hoạt động tốt nhất khi bệnh nhân thư giãn, không hiệu quả khi bệnh nhân lo lắng và sợ. do đó, giải thích đầy đủ tại sao bệnh nhân cần thở không xâm lấn. việc chuẩn bị tâm lý bệnh nhân rất quan trọng. trong tình huống không khẩn cấp thì nên chụp mặt nạ cho bệnh nhân quen với máy trước.

    2. Chọn mặt nạ đúng. Giữ mặt nạ bằng tay bạn ( không phải tay bệnh nhân hay bằng dây đầu). tìm tư thế tốt nhất để dò khí quanh mặt nạ tối thiểu.

    3. Ở cạnh bên nhân và điều chỉnh vị trí mặt nạ để bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn và dung nạp mặt nạ lâu hơn. Trả lời tất cả những câu hỏi của bệnh nhân.

    4. Kiểm tra KMĐM 30 – 60 phút sau.



  1. CÀI ĐẶT CÁC THÔNG SỐ MÁY THỞ


    1. Mode: S/T ( spontaneous/time)

2. Cài đặt ban đầu:

  1. IPAP: Thường cài đặt ban đầu từ thấp, sau đó tăng dần, cài đặt ban đầu từ

8- 10 cmH2O ( lúc này thể tích khí lưu thông khoảng 6-7ml/kg).

  1. EPAP: 4-5cmH2O . tần số thở 12-16 lần /phút.FiO2 : oxy qua mặt nạ 2-8 lít/ phút.

    1. Kiểu mặt nạ: mũi hay mũi miệng.
    2. Điều chỉnh


    3. Trường hợp bệnh nhân còn tăng CO2 máu:IPAP tăng mỗi lần 2

cmH2O dần cho đến khi nhịp thở chậm lại < 25 lần/phút. Không thở co kéo

và bệnh nhân cảm thấy dễ chịu, hiếm khi cần IPAP > 20cmH2O vì nguy cơ căng chướng dạ dày cao.



    1. Trường hợp bệnh nhân còn giảm oxy máu: tăng EPAP mỗi lần 2

cmH2O hoặc tăng lưu lượng oxy qua mặt nạ.

  1. .THEO DÕI


    1. Các dữ liệu ghi nhận trước và trong khi thở BiPAP: lâm sàng: mạch, huyết áp, tần số thở, tri giác, thở co kéo, thở nghịch đảo, tím tái, SpO2 . cận lâm sàng:KMĐM: ngày đầu lấy ở thời điểm ngay trước thở máy (giờ0), giờ2, giờ6,giờ24 ; sau đó 1-2 lần/ngày. Xquang phổi: trước và trong khi thở máy, xét nghiệm cơ bản, xét nghiệm chuyên biệt khi cần.

    2. Bệnh nhân thở máy liên tục đến khi tình trạng lâm sàng và KMĐM cải thiện ở mức chấp nhận, sẽ thở oxy mà không thông khí hỗ trợ 15 phút. Đánh giá: tần số thở: < 25 lần/phút. PaO2> 60mmHg, SpO2> 90% với oxy

< 3 lít/ phút, pH> 7,35 và PaCO2 < 45mmHg( ở BN có tăng CO2 mạn; PaCO2 hiện tại < PaCO2 cơ bản + 10mmHg) thì BiPAP có thể giảm dần và ngưng.

  1. TIÊU CHUẨN THÀNH CÔNG: Khi có đủ 3 tiêu chuẩn sau:

    1. Bệnh nhân dung nạp mặt nạ

    2. Lâm sàng ( mạch ,HA, nhịp thở, tri giác) và KMĐM cải thiện ở mức chấp nhận được.

    3. Không phải chuyển sang thở máy xâm lấn (đặt NKQ).



  1. TIÊU CHUẨN THẤT BẠI PHẢI ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN Ở BỆNH NHÂN ĐANG THỞ BIPAP


    1. Thở ngáp hoặc ngưng thở.

    2. Rối loạn tri giác

    3. Tụt huyết áp không đáp ứng với thuốc vận mạch

    4. Tình trạng suy hô hấp đánh giá trên lâm sàng và khí máu động mạch diễn tiến xấu đi trong vòng 2 giờ hoặc từ lúc thở BiPAP

    5. Bệnh nhân không dung nạp được mặt nạ



  1. BIẾN CHỨNG BIPAP VÀ PHÒNG NGỪA


Biến chứng thường nhẹ:

    1. Biến chứng thường nhất là loét do áp lực quanh mũi. Có thể dùng vật liệu mềm để bảo vệ da.

    2. Khô mắt hay khô miệng. thay đổi nhẹ vị trí mặt nạ

    3. Dãn dạ dày và hít là những biến chứng nguy hiểm nhưng rất hiếm nếu giữ

IPAP < 20 cmH2O.

    1. So với thở máy xâm lấn. NIV ít biến chứng hơn nhiều. ví dụ hiếm tràn khí màng phổi. viêm phổi thở máy.


TÀI LIỆU THAM KHẢO





  1. Phác đồ điều trị Bệnh viện Chợ Rẫy 2013.

  2. Trần Văn Ngọc, điều trị đợt cấp COPD trong bệnh viện, đào tạo y khoa liên tục 2012.

3. GOLD 2011.


HƯỚNG DẪN TIẾN HÀNH THÔNG KHÍ CƠ HỌC




  1. ĐÁNH GIÁ BỆNH NHÂN


    1. Tổng trạng:

  • APACHE II.

  • Tiền sử bệnh.
    1. Cơ quan hô hấp:


  • Có hay không có tổn thương tại phổi?

  • Ngưng thở hoàn toàn hay còn tự thở? Tự thở đạt mức nhạy của máy thở

(sensitivity level)?


    1. tải về 1.35 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   29




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương