CẤp cứu ngừng tuần hoàn hô HẤP



tải về 1.35 Mb.
trang12/29
Chuyển đổi dữ liệu01.05.2018
Kích1.35 Mb.
#37682
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   29

PHÚT 45-60


  • Đặt đường truyền thứ hai ở tay đối diện, truyền normal saline 0,9%, tốc độ 50cc/giờ.

  • Ghi nhận kết quả tiểu cầu, đường huyết, đông máu toàn bộ.

  • Kiểm tra CT sọ não không có xuất huyết não (XHN), kiểm tra lại chỉ định và chống chỉ định lần 2.

  • Hội chẩn Đội Đột Quị quyết định dùng thuốc (với nhất trí của các thành viên Đội Đột Quị).

  • Đo huyết áp lần 4.



  1. PHÚT 61


Dùng rt-PA (Actilyse, lọ 50 mg bột với dung dịch 50ml ) Liều : 0,6-0,9mg/kg, tối đa 90 mg

Cách dùng :

+ 10% bolus Tĩnh mạch trong vòng 1 phút.

+ 90% phần còn lại, Truyền tĩnh mạch với bơm kim điện trong vòng 60 phút. Sau khi dùng thuốc rt-PA, trong 24 giờ đầu (3)



  • Không cho kháng đông, kháng tiểu cầu.

    • Tránh đặt sonde dạ dày.

  • Không đặt sonde tiểu lưu quá 30 phút.

  • Không đặt tĩnh mạch trung tâm và tiêm chích động mạch không nén ép được

    • Giữ huyết áp tâm thu <185mmHg và huyết áp tâm trương <110mmHg



    • Chuyển BN vào đơn vị Đột Quị hoặc Đơn vị Chăm sóc Đặc biệt, theo dõi liên tục.

    • Trường hợp muốn đặt sond dạ dày hay sond tiểu lưu Foley phải đặt trước khi cho liều bolus.



VI. THUỐC BẢO VỆ TẾ BÀO NÃO


Hiện tại tất cả thuốc bảo vệ tế bào não đều chưa chứng minh được lợi ích và một số thuốc bảo vệ tế bào não đang trong giai đoạn nghiên cứu không kê cho BN dùng TSH

VII. ASPIRIN


Chống chỉ định các thuốc kháng đông hay kháng kết tập tiểu cầu như aspirin trong 24 giờ đầu sau dùng thuốc tiêu huyết khối. Các thuốc kháng kết tập tiểu cầu như aspirin 160 mg, Clopidogrel ( 75 mg) , Aggrenox ( Aspirin+ Dipiridamol) hay kháng đông được chỉ sử dụng phòng ngừa tái phát sau dùng thuốc 24 giờ.

  1. THUỐC STATIN


Thuốc Statin có hiệu quả trong phòng ngừa nguyên phát và thứ phát, ngoài tác dụng hạ mỡ máu, còn có tác dụng giảm viêm, có nghiên cứu khuyên cho sớm ngay khi có thể : Atorvastatin.

  1. THEO DÕI BỆNH NHÂN SAU KHI ĐIỀU TRỊ rt-PA


Tiếp tục thực hiện các y lệnh trước khi cho rt-PA

Duy trì truyền Normal saline 0,9% giữ mạch tốc độ 50cc/giờ



  • Thở O2 hai lít/phút qua cannula (nếu cần), giữ đầu bằng (HBO flat)

    • Dấu sinh tồn và kiểm tra thần kinh, theo thang điểm NIHSS mỗi 15 phút trong 2 giờ tính từ lúc bắt đầu dùng rt-PA, mỗi 30 phút trong 6 giờ tiếp theo, và mỗi 60 phút trong 16 sau đó, huyết áp tâm thu<180 mmHg và tâm trương<110 mmHg

    • Tiếp tục theo dõi tim liên tục 24 giờ

    • Theo dõi nước xuất nhập (I/O), kiểm tra đường huyết ngón tay 4 lần/ ngày nếu cần

    • Không ăn qua miệng (NPO) ngoại trừ thuốc trong 24 giờ, đánh giá chức năng nuốt tại giường.

    • Nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường trong 24 giờ ngoại trừ cần vật lý trị liệu.

    • Theo dõi đánh giá dấu XHN, dấu phù mạch, dấu thần kinh thay đổi.



  1. XỬ TRÍ XUẤT HUYẾT NÃO CÓ TRIỆU CHỨNG DO DÙNG THUỐC TIÊU SỢI HUYẾT


Theo dõi và xác định XHN có triệu chứng (5-6%) là tâm điểm ở BN đang truyền rt-PA và trong 24- 36 giờ sau khi dùng thuốc.

Điều chỉnh huyết áp theo khuyến cáo về kiểm soát huyết áp BN dùng rt-PA.

Theo dõi liên tục các dấu hiệu sinh tồn và các dấu hiệu thần kinh.

Sau 24 giờ chụp lại CT loại trừ XHN trước khi dùng kháng đông hay kháng kết tập tiểu cầu.



  1. Diễn tiến lâm sàng với dấu hiệu thần kinh xấu đi

  2. Xuất hiện dấu thần kinh mới

  3. Xuất hiện đau đầu hoặc buồn nôn hay nôn

Nếu CT loại trừ XHN có triệu chứng, có thể tiếp tục truyền rt-PA. Khi có XHN ngưng truyền rt-PA nếu còn đang truyền.

Giữ nồng độ fibrinogen >100 mg/dL với cryoprecipitate(4)



    • Lấy máu làm xét nghiệm: TQ, TCK, công thức máu, Hct, tiểu cầu, fibrinogen mỗi 6 giờ, nhóm máu và phản ứng chéo.

    • Chuẩn bị 6-8 đơn vị cryoprecipitate (1 đơn vị gia tăng 5-10 mg/dl) và 6-8 đơn vị tiểu cầu. Cho 10-20 đơn vị cryoprecipitate trước khi nồng độ trở về bình thường, có thể cho huyết tương đông lạnh (FFP) (1 túi FFP cho 1đơn vị cryorecipitate), có thể cho tiểu cầu đậm đặt nếu đếm tiểu cầu thấp.

    • Hội chẩn Phẫu thuật thần kinh khi fibrinogen và tiểu cầu trở về bình thường.

    • Xem xét chụp CT lần hai và lập lại xét nghiệm đông máu toàn bộ nếu cần.



  1. XỬ TRÍ PHÙ MẠCH (Angioedema)


  • Khoảng 1-2% BN điều trị rt-PA, thường gặp khi đang dùng thuốc hạ áp nhóm ức chế men chuyển.

  • Thường bắt đầu khi gần kết thúc truyền rt-PA, BN khó thở, cần khám lưỡi 20 phút trước khi kết thúc truyền rt-PA, và lập lại nhiều lần mỗi 20 phút sau đó.

Quan sát bất kỳ dấu hiệu nào lưỡi lớn một hoặc hai bên cần xử trí.

    • Nếu phù mạch, ngay lập tức thực hiện gọi người đặt nội khí quản nhiều kinh nghiêm, có thể tử vong do chảy máu đường hô hấp lúc đặt nội khí quản

    • Ngưng truyền rt-PA, chọn lựa các thuốc sau đây(4)

    1. Epinephrine 0,1% liều 0,5 ml qua khí dung hay 0,3 ml tiêm dưới da, lặp lại lần hai

    2. Diphenhydramine (Benadryl) 50mg TM tiếp theo 25 mg mỗi 6 giờ /4

liều.


    1. Methylprednisolone (Solu-Medrol) 100mg TM, có thể cho 20-80 mg TM mỗi ngày trong 3 đến 5 ngày theo độ phù mạch

  1. Famotidine 20mg TM tiếp theo 20 mg TM mỗi 12 giờ/2 liều

Nếu lưỡi vẫn còn phù và tổn thương hô hấp nên đặt nội khí quản (NKQ) qua đường miệng ngay lập tức.

Nếu lưỡi quá phù lớn nhưng có thể đặt NKQ bằng nội soi được thì thực hiện. Nếu thất bại đặt NKQ, cần mở khí quản.



TÀI LIỆU THAM KHẢO


    1. Phác đồ điều trị Bệnh viện Chợ Rẫy 2013.

    2. Phác đồ điều trị Bệnh viện Nhân dân 115 TP. Hồ Chí Minh.

XUẤT HUYẾT NÃO




      1. ĐẠI CƯƠNG


Xuất huyết não (XHN) là tình trạng chảy máu vào trong nhu mô não hoặc não thất do vỡ động mạch, tĩnh mạch hoặc cấu trúc mạch máu khác. Cần phân biệt XHN tiên phát (vỡ mạch máu) và nhồi máu não (NMN) chuyển dạng xuất huyết (bắt đầu từ tắt nghẽn mạch máu) vì nguyên nhân và điều trị khác nhau.

      1. CHẨN ĐOÁN


        • Bệnh cảnh lâm sàng hướng đến đột quị não.

        • Hình ảnh học (thường dùng CT scan) xác định XHN:

          • Khiếm khuyết thần kinh do xuất huyết não phản ánh vị trí chảy máu ban đầu và tình trạng phù nề phối hợp. ngoài ra co giật, nôn mửa, nhức đầu và giảm ý thức là triệu chứng phổ biến. Suy giảm ý thức gặp trong khoảng 50% bệnh nhân xuất huyết não. Chụp CT scan sọ não ghi nhận ổ tăng đậm độ xác định XHN, có thể ghi nhận não úng thuỷ sớm và máu trong não thất. Thể tích khối ,máu tụ có giá trị tiên lượng.

          • Chụp mạch não đồ có giá trị sang thương mạch máu; nên được thực hiện ở những bệnh nhân trẻ (<45 tuổi), không tăng huyết áp và những trường hợp xuất huyết não thuỳ, xuất huyết não thất.



      1. ĐIỀU TRỊ


  1. Nguyên tắc điều trị

    • Hạn chế lan rộng tổn thương

    • Bảo đảm tưới máu não.

    • Phòng ngừa biến chứng.

    • Phục hồi chức năng.

    • Phòng ngừa tái phát.
  2. Điều trị đặc hiệu


    • Ngăn chặn sự chảy máu tiếp diễn bằng cách điều chỉnh các rối loạn đông máu và tiểu cầu (nếu có): PTT và APTT kéo dài nên được điều chỉnh ngay bằng plasma tươi đông lạnh (2 – 6 đơn vị), vitamin k tiêm dưới da hoặc tĩnh mạch khi có INR kéo dài (mục tiêu INR < 1,3).

    • Kiểm soát sớm huyết áp: HA tâm thu < 160mmHg ở bệnh nhân không có TALNS/ lâm sàng và HA tâm thu < 180mmHg nếu nghi ngờ có TALNS/lâm sàng (Nicardipine 5 – 15mg/giờ).

    • Can thiệp ngoại khoa khi: xuất huyết tiểu não > 3 cm đè ép não thất tư

/hoặc não úng thuỷ kèm dấu thần kinh xấu; XHN thuỳ (<1 cm từ vỏ não) ở bệnh nhân trẻ (<45 tuổi) có GCS 9 – 12 hoặc XUẤT HUYẾT NÃO

thuỳ lớn có GCS giảm tiến triển; chọn lựa: BN TALNS kháng với điều trị nội khoa; Mở sọ giải ép sớm ở một số bệnh nhân chọn lựa.



    • Tìm nguyên nhân gây chảy máu và điều trị nguyên nhân.
  1. Điều trị hỗ trợ


    • Giữ áp lực tưới máu não (CPP) > 70 hoặc áp lực động mạch trung bình (MAP) > 70 ở BN không có TALNS. Cần giữ MAP > 80. theo dõi huyết áp liên tục.

    • Các biện pháp điều trị TALNS gồm:

      • Tăng thông khí có kiểm soát (mục đích PaCO2 28 – 32, chỉ sử dụng trong thời gian ngắn).

      • Mannitol và/hoặc dung dịch muối ưu trương (NaCl 3% truyền đường tĩnh mạch lớn). không nên dùng mannitol thường qui.

      • Giảm đau và an thần.

      • Dẫn lưu não thất có kiểm soát.

      • Gây mê, hạ thân nhiệt nhẹ (34 – 36 độ) trong các trường hợp không đáp ứng.

      • Nên sử dụng dung dịch đẳng trương để hồi sức với mục đích duy trì tình trạng bình thể tích. Nếu cần thiết, sử dụng thuốc vận mạch để đảm bảo huyết áp trung bình và áp lực tưới máu não mong muốn.

      • Theo dõi các cận lâm sàng như điện giải đồ, CTM, tình trạng đông máu và nồng độ thuốc.

      • Duy trì ĐH bằng insulin để đạt glucose 120 160mg%. Sử dụng

insulin truyền nếu glucose > 180mg% ở 2 lần kiểm tra liên tiếp.

      • Duy trì Natri máu bình thường trừ khi có chỉ định khác (nếu TALNS hoặc phù não gây hiệu ứng choáng chỗ làm nặng thêm tình trạng thần kinh: cân nhắc sử dụng natri ưu trương).

      • Duy trì thân nhiệt bình thường. điều trị sốt và các nguyên nhân gây sốt.




tải về 1.35 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   29




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương