CẤp cứu ngừng tuần hoàn hô HẤP



tải về 1.35 Mb.
trang9/29
Chuyển đổi dữ liệu01.05.2018
Kích1.35 Mb.
#37682
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   29

1.2 Thăm khám


Bệnh nhân thường trong trạng thái hoảng sợ, lo lắng. Nhịp nhanh đôi khi là dấu hiệu duy nhất ở bệnh nhân khoẻ mạnh và dự trữ huyết động tốt. Bệnh nhân có dự trữ huyết động kém có thể có khó thở nhanh và tụt huyết áp, ran phổi, tuyến tim T3 và tĩnh mạch cổ nổi.
  1. Xét nghiệm


- Điện tâm đồ: là xét nghiệm nên thực hiện ngay khi có thể. Đặc trưng nhịp nhanh trên thất trên ECG bao gồm:

+ Nhịp nhanh vào lại tại nút nhĩ thất: tần số 150-200/phút, sóng P lẫn vào trong QRS hay ngay sau QRS, khoảng RP ngắn trong nhịp nhanh vào lại tại nút nhĩ thất điển hình và RP dài trong nhịp nhanh vào lại tại nút nhĩ thất không điển hình.

+ Nhịp nhanh vào lại nhĩ thất: tần số 150-250/phút, QRS hẹp trong dạng nhịp nhanh xuôi dòng và rộng trong dạng nhịp nhanh ngược dòng.

+ Sau khi kết thúc cơn nhịp nhanh nên đo ECG trong nhịp xoang để sàng lọc hội chứng WPW.



  • Xét nghiệm khác: men tim, ion đồ máu, công thức máu, xét nghiệm hormon tuyến giáp, đo nồng độ digoxin máu.

  • Chụp X-quang ngực thẳng, siêu âm tim: Holter ECG.



  • Test adenosine và các thủ thuật kích thích phó giao cảm có thể hỗ trợ cho chẩn đoán và điều trị.



III. ĐIỀU TRỊ


  1. Mục tiêu

Kiểm soát loạn nhịp, ngăn ngừa biến chứng, phòng ngừa tái phát và giảm tỉ lệ tử vong.
  1. Điều trị


    1. Điều trị cắt cơn bằng các thao tác kích thích dây phó giao cảm, bằng thuốc khi cơn nhịp nhanh không thể kết thúc bằng thủ thuật kích thích dây phó giao cảm. Thuốc điều trị cắt cơn qua đường tĩnh mạch như adenosine hay ức chế kênh calci được chỉ định.

      • Nếu nhịp nhanh QRS rộng có huyết động không ổn định nên sốc điện chuyển nhịp ngay. Trường hợp bệnh nhân ổn định, procainamide propaferone hay flecaine đường tĩnh mạch có thể sử dụng để cắt cơn. Amiodarone nên cho ở bệnh nhân có suy giảm chức năng thất trái hay suy tim hay có bệnh tim thực thể.

      • Sốc điện chuyển nhịp: Hiệu quả nhất để phục hồi nhịp xoang. Sốc điện đồng bộ 50J thực hiện ngay nếu bệnh nhân tụt huyết áp, phù phổi, đau ngực hay có những biểu hiện không ổn định khác.

b. Điều trị lâu dài bằng thuốc ức chế kênh calci, digoxin và hoặc ức chế beta. Thuốc chống loạn nhịp nhóm IA, IB hay nhóm III ít sử dụng hơn do sự thành công của điều trị cắt đốt bằng sóng cao tần.

- Cắt đốt bằng điện sinh lý liên quan tới huỷ đi thành phần nền tảng trong cơ chế nhịp nhanh như huỷ đường chậm trong vòng vào lại cơn nhịp nhanh vào lại tại nút nhỉ thất hay đường phụ trong vòng vào nhĩ thất. hiệu quả kỹ thuật này trên 90% trong điều trị khỏi cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất. Biến chứng 1%- 3% bao gồm huyết khối tĩnh mạch sâu, thuyên tắc hệ thống nhiễm trùng, chèn ép tim và xuất huyết. Tỉ lệ tử vong khoảng 0,1%.



IV. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM


Bệnh nhân nên được điều trị và theo dõi định kỳ bởi 1 chuyên gia tim mạch nếu bệnh nhân có cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất thường xuyên, ngất, và hoặc hội chứng kích thích thất sớm hay điều trị nội khoa thất bại. Tư vấn chuyên gia điện sinh lý tim, nếu bệnh nhân có chỉ định điều trị bằng cắt đốt bằng sóng cao tần. Sau cắt đốt nên tái khám ít nhất một lần và khi có triệu chứng.


LƯU ĐỒ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CẮT CƠN NHỊP NHANH KỊCH PHÁT TRÊN THẤT




Sốc điện









tải về 1.35 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   29




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương